Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đây với việc người lao động được áp dụng chính sách ngày nghỉ hoán đổi làm tăng nhu cầu đi lại của người dân rất nhiều bằng các phương tiện như máy bay, xe khách,... Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không. Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4 - 1/5 Theo Báo Pháp Luật đưa tin, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây. Theo đó, biện pháp an ninh thắt chặt được áp dụng tại cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5. Còn tại cảng hàng không Điện Biên và cơ sở không lưu tại sân bay này áp dụng từ ngày 27/4 đến hết ngày 12/5. Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan công an địa phương để kịp thời nắm tình hình, sẵn sàng xử lý tình huống phát sinh; đảm bảo liên lạc thông suốt với các cơ quan. Các đơn vị được yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đã được phê duyệt; bảo đảm hoạt động bình thường của trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ bảo đảm an ninh hàng không rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó khẩn nguy cần thiết. Kiểm soát an ninh hàng không có mấy cấp độ? Theo Điều 20 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về kiểm soát an ninh hàng không tăng cường như sau: - Khi có nguy cơ cao đối với an ninh hàng không, các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được thực hiện theo 3 cấp độ, bao gồm: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. - Cấp độ 1 được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Có sự kiện chính trị, xã hội trọng đại của đất nước; + Có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức tạp. - Cấp độ 2 được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Có thông tin tình báo về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nhưng + Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội nghiêm trọng tại địa phương. - Cấp độ 3 được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Có thông tin xác thực về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng có địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể; + Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội đặc biệt nghiêm trọng tại địa phương. - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an. - Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong các Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Theo đó, kiểm soát an ninh hàng không tăng cường sẽ có 3 cấp độ từ 1 đến 3 và khi xét thấy có các nguy cơ thì Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam sẽ quyết định áp dụng các cấp độ kiểm soát phù hợp, đồng thời phải báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 30 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không như sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Đối mặt với nhu cầu di chuyển bằng máy bay dịp lễ tăng cao, đảm bảo an ninh không chỉ là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng mà với mỗi người đều cần nâng cao cảnh giác và chấp hành các quy định pháp luật để có một dịp lễ an toàn và trọn vẹn nhất.
Lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. 1. Lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.8 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Sát hạch lý thuyết: + Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đồng/lần. + Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đồng/lần. - Sát hạch thực hành: 250.000 đồng/lần. 2. Trình tự cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, trình tự cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: * Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trên môi trường điện tử đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin ghi trong hồ sơ. * Giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, nếu Hồ sơ không đầy đủ hoặc cơ quan đề nghị chưa nộp phí theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam trả lời bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trên môi trường điện tử những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo việc từ chối cấp và nêu rõ lý do. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc đối với cấp giấy phép lần đầu, cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định; tối đa 07 ngày làm việc đối với cấp lại giấy phép bị mất, hỏng kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định; giấy phép, năng định cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi được gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến doanh nghiệp có nhân viên được cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi giấy phép, năng định; trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi giấy phép, năng định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định; + Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; + 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử) kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). - Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hỏng bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định; + 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử), kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). - Hồ sơ đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu; + Bản sao hoặc bản sao điện tử kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp với năng định đề nghị gia hạn, phục hồi; + Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp (trường hợp bổ sung năng định). TẢI VỀ Văn bản đề nghị Tóm lại, lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Sát hạch lý thuyết: + Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đồng/lần. + Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đồng/lần. - Sát hạch thực hành: 250.000 đồng/lần.
Kiểm soát an ninh hàng không gồm lực lượng nào? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không gồm - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không. (Điều 93 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT) Nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp lễ 30/4 - 1/5 sắp tới đây với việc người lao động được áp dụng chính sách ngày nghỉ hoán đổi làm tăng nhu cầu đi lại của người dân rất nhiều bằng các phương tiện như máy bay, xe khách,... Theo đó, Cục Hàng không Việt Nam áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không. Tăng cường kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp lễ 30/4 - 1/5 Theo Báo Pháp Luật đưa tin, Cục Hàng không Việt Nam vừa quyết định áp dụng biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường cấp độ 1 tại các cảng hàng không, sân bay, các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 tới đây. Theo đó, biện pháp an ninh thắt chặt được áp dụng tại cảng hàng không: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Liên Khương từ ngày 27/4 đến hết ngày 1/5. Còn tại cảng hàng không Điện Biên và cơ sở không lưu tại sân bay này áp dụng từ ngày 27/4 đến hết ngày 12/5. Cục Hàng không Việt Nam cũng yêu cầu Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Công ty TNHH MTV kỹ thuật máy bay chủ động phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan công an địa phương để kịp thời nắm tình hình, sẵn sàng xử lý tình huống phát sinh; đảm bảo liên lạc thông suốt với các cơ quan. Các đơn vị được yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không đã được phê duyệt; bảo đảm hoạt động bình thường của trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ bảo đảm an ninh hàng không rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó khẩn nguy cần thiết. Kiểm soát an ninh hàng không có mấy cấp độ? Theo Điều 20 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về kiểm soát an ninh hàng không tăng cường như sau: - Khi có nguy cơ cao đối với an ninh hàng không, các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được thực hiện theo 3 cấp độ, bao gồm: cấp độ 1, cấp độ 2 và cấp độ 3. - Cấp độ 1 được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Có sự kiện chính trị, xã hội trọng đại của đất nước; + Có tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội phức tạp. - Cấp độ 2 được áp dụng trong trường hợp sau đây: + Có thông tin tình báo về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng nhưng + Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội nghiêm trọng tại địa phương. - Cấp độ 3 được áp dụng trong các trường hợp sau đây: + Có thông tin xác thực về một âm mưu can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng có địa điểm, mục tiêu, thời gian cụ thể; + Có tình hình mất an ninh chính trị, trật tự xã hội đặc biệt nghiêm trọng tại địa phương. - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam quyết định áp dụng, hủy bỏ cấp độ kiểm soát an ninh hàng không tăng cường, đồng thời báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an. - Biện pháp kiểm soát an ninh hàng không tăng cường được áp dụng cho từng cấp độ phải được quy định cụ thể trong các Chương trình, Quy chế an ninh hàng không. Theo đó, kiểm soát an ninh hàng không tăng cường sẽ có 3 cấp độ từ 1 đến 3 và khi xét thấy có các nguy cơ thì Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam sẽ quyết định áp dụng các cấp độ kiểm soát phù hợp, đồng thời phải báo cáo ngay Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Công an. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 30 Nghị định 92/2015/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không như sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Đối mặt với nhu cầu di chuyển bằng máy bay dịp lễ tăng cao, đảm bảo an ninh không chỉ là nhiệm vụ của các lực lượng chức năng mà với mỗi người đều cần nâng cao cảnh giác và chấp hành các quy định pháp luật để có một dịp lễ an toàn và trọn vẹn nhất.
Lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không
Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải. 1. Lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.8 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Sát hạch lý thuyết: + Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đồng/lần. + Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đồng/lần. - Sát hạch thực hành: 250.000 đồng/lần. 2. Trình tự cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, trình tự cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: * Nộp hồ sơ thủ tục hành chính: Hồ sơ đề nghị cấp lần đầu, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trên môi trường điện tử đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của các thông tin ghi trong hồ sơ. * Giải quyết thủ tục hành chính: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ, nếu Hồ sơ không đầy đủ hoặc cơ quan đề nghị chưa nộp phí theo quy định, Cục Hàng không Việt Nam trả lời bằng văn bản trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trên môi trường điện tử những nội dung chưa đầy đủ, yêu cầu bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ hoặc thông báo việc từ chối cấp và nêu rõ lý do. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, tổ chức kiểm tra và cấp, cấp lại giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định cho nhân viên kiểm soát an ninh hàng không trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc đối với cấp giấy phép lần đầu, cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định; tối đa 07 ngày làm việc đối với cấp lại giấy phép bị mất, hỏng kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định; giấy phép, năng định cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi được gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính đến doanh nghiệp có nhân viên được cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi giấy phép, năng định; trường hợp không cấp, cấp lại, gia hạn, bổ sung, phục hồi giấy phép, năng định phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Phần II Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực hàng không thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 76/QĐ-BGTVT năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lần đầu, bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định; + Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp; + 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử) kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). - Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép đã hết thời hạn hiệu lực, mất, hỏng bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu quy định; + 01 ảnh màu chân dung (đối với trường hợp gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) hoặc ảnh màu chân dung được số hóa (đối với trường hợp gửi trên môi trường điện tử), kích thước 03 cen-ti-mét x 04 cen-ti-mét (chụp trên phông nền màu trắng, đầu và vai thẳng để khuôn mặt chiếm từ 70% đến 80% ảnh, không quá 06 tháng kể từ ngày chụp tính đến ngày nộp hồ sơ). - Hồ sơ đề nghị gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định bao gồm: + Bản chính hoặc bản điện tử văn bản đề nghị theo mẫu; + Bản sao hoặc bản sao điện tử kết quả huấn luyện định kỳ phù hợp với năng định đề nghị gia hạn, phục hồi; + Bản sao xuất trình bản chính văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp để đối chiếu hoặc nộp bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp hoặc nộp bản sao điện tử có chứng thực (đối với trường hợp nộp trên môi trường điện tử) văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp (trường hợp bổ sung năng định). TẢI VỀ Văn bản đề nghị Tóm lại, lệ phí cấp giấy phép, gia hạn, bổ sung, phục hồi năng định nhân viên kiểm soát an ninh hàng không được quy định như sau: - Sát hạch lý thuyết: + Sát hạch cấp giấy phép lần đầu: 600.000 đồng/lần. + Sát hạch cấp lại giấy phép theo thời hạn, gia hạn, bổ sung năng định: 400.000 đồng/lần. - Sát hạch thực hành: 250.000 đồng/lần.
Kiểm soát an ninh hàng không gồm lực lượng nào? Nhiệm vụ và quyền hạn được quy định như thế nào?
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không là lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh hàng không có chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không và cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không theo quy định của pháp luật. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ tham mưu, quản lý, giám sát và trực tiếp thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không, phòng ngừa, đối phó với các hành vi can thiệp bất hợp pháp và vụ việc vi phạm an ninh hàng không theo quy định Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không gồm - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay, thiết bị tàu bay; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của hãng hàng không Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung; - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xăng dầu hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không. (Điều 93 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT) Nhiệm vụ và quyền hạn của Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 92/2015/NĐ-CP, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau: - Tổ chức thực hiện Chương trình, Quy chế an ninh hàng không liên quan; thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát an ninh hàng không theo thẩm quyền. - Đối phó ban đầu với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng tại cơ sở liên quan. Bảo vệ hiện trường khi xảy ra các vụ việc uy hiếp an ninh hàng không, can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. - Đề nghị Giám đốc Cảng vụ hàng không, Thanh tra hàng không đình chỉ thực hiện chuyến bay nhằm ngăn chặn khả năng uy hiếp an ninh, an toàn đối với chuyến bay. - Phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng để rà, phá, xử lý bom, mìn, vũ khí sinh học, hóa học, chất phóng xạ; ngăn chặn dịch bệnh tại cảng hàng không, sân bay, trên tàu bay; xử lý hành lý, hàng hóa, bưu gửi và các đồ vật khác chứa vật phẩm nguy hiểm. - Khi thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền được phép tạm giữ người, kiểm tra, tạm giữ giấy tờ tùy thân đối với người có hành vi uy hiếp an ninh, an toàn hàng không; thu giữ vũ khí, chất nổ, chất cháy và những vật phẩm nguy hiểm khác đưa trái phép vào khu vực hạn chế; cưỡng chế đối với người cản trở hoặc cố tình chống đối. - Lập biên bản vụ việc đối với người có hành vi uy hiếp an ninh hàng không, hành khách gây rối; thông báo cho Cảng vụ hàng không liên quan để xử lý hoặc chuyển giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định pháp luật; yêu cầu hãng hàng không từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh theo quy định. - Được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, thiết bị, phương tiện để thực hiện nhiệm vụ. - Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không phải được đào tạo huấn luyện nghiệp vụ phù hợp với chức danh, nhiệm vụ công việc được giao theo quy định về đào tạo, huấn luyện an ninh hàng không của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.