Cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?
Cho tôi hỏi: Việc cá nhân lập tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee,...có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Và khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử thì cần phải nộp những loại thuế gì?
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định hiện hành
Cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi được gọi chung là cảng biển. Theo quy định pháp luật việc kinh doanh khai thác cảng biển là ngành nghề có điều kiện, do đó khi tiến hành khai thác, kinh doanh cảng bieẻn phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển, khi tiến hành kinh doanh khai thác phải đáp ứng được các quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2017/NĐ-CP, cụ thể: - Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này. - Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố. - Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển. Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển + Về điều kiện của doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. - Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. + Về điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực được quy định tại Điều 6 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định. - Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code). + Về điều kiện cơ sử vật chất, trang thiết bị được quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.” - Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật. + Về điều kiện bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Như vậy, các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định đề cập trên và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản?
Có thể thấy tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp môi giới kinh doanh trong lĩnh vực này thì liệu căn cứ vào mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản? Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023 quy định về Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phải có quy chế hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản; - Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của Chính phủ; - Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản; d) Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của Luật này. 2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; - Phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Do đó, đối chiếu quy định trên thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và phải Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản không phân biệt là mức vốn điều lệ bao nhiêu. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản hiện hành? Căn cứ Điều 65 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản như sau: 1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây: - Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản cho nhân viên môi giới bất động sản làm việc trong doanh nghiệp hằng năm; - Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. 2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 65 Luật kinh doanh bất động sản 2023 - Thực hiện quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản nơi cá nhân làm việc; - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản hằng năm. Trên đây là quy định về Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản hiện hành
Có kiêng có lành, có dành có lúa - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh
Câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" được hiểu như thế nào? Pháp luật có quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh hay không? Có kiêng có lành, có dành có lúa là gì? Câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" là một câu nói giàu ý nghĩa, thể hiện sự kết hợp giữa hai ý tưởng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người Việt. Trong đó: Có kiêng có lành chỉ rằng nếu chúng ta biết kiêng khem, tránh những điều xấu hay tai hại, thì cuộc sống sẽ được an lành, bình yên. Đây là lời khuyên về việc nên giữ gìn bản thân, tránh xa những điều có thể gây hại, cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Có dành có lúa mang ý nghĩa nếu biết dành dụm, tiết kiệm thì sẽ có của cải, tài sản để dùng khi cần thiết. "Lúa" ở đây tượng trưng cho của cải vật chất, trong khi "dành" là hành động tích lũy, để dành. Theo đó, câu tục ngữ này khuyên răn con người về hai khía cạnh quan trọng của cuộc sống: một là sự cẩn thận, kiêng khem để giữ sự an lành; hai là sự tiết kiệm, biết lo xa để đảm bảo cho tương lai. Cả hai đều là những đức tính tốt mà ông bà xưa muốn truyền dạy cho con cháu, nhằm giúp họ có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc. Theo pháp luật hiện hành có quy định về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh. "Có kiêng có lành, có dành có lúa" (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) Tiết kiệm là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng để lại lời căn dặn: "Tiết kiệm là không xa hoa, không lãng phí, không bừa bãi. Tiết kiệm không phải là keo kiệt, mà là vì đồng bào, tổ quốc. Dù bỏ ra bao nhiêu công sức, dù bỏ ra bao nhiêu tiền của, bạn vẫn hạnh phúc." Trong cuộc sống, tiết kiệm có thể được hiểu là hành động sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch các nguồn lực, như tiền bạc, thời gian, năng lượng, hay tài nguyên, nhằm giảm thiểu sự lãng phí và tích lũy cho những nhu cầu trong tương lai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ Điều 63 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân được quy định như sau: (i) Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. (ii) Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không gây ô nhiễm môi trường. (iii) Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh Căn cứ Điều 64 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 23 Luật số 35/2018/QH14), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân được thực hiện như sau: (i) Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. (ii) Việc sử dụng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. (iii) Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tư khác mà pháp luật không cấm. Tóm lại, câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" không chỉ là lời nhắc nhở về sự cẩn thận và tiết kiệm trong cuộc sống mà còn đề cập đến ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh hiện đại, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, đặc biệt trong sản xuất và kinh doanh, không chỉ là cách bảo vệ lợi ích cá nhân mà còn là trách nhiệm chung để đảm bảo sự duy trì ổn định và phát triển của đất nước.
Các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thực phẩm bao gói sẳn thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định khi có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định; có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thì lại không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Điều kiện cụ thể phải tuân thủ đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm; - Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; - Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất; - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra còn phải tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định, cụ thể: - Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng phải đáp ứng được các quy định nêu trên.
Quy định mới nhất về đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Trong đó, quy định chi tiết về các trường hợp đình chỉ cũng như thời gian bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. 1. Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Giá, cụ thể: - Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục; - Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá; - Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự. 2. Thời gian đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, trường hợp đình chỉ do không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục thì thực hiện như sau: - Ngày doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ là ngày hết thời hạn 03 tháng liên tục kể từ ngày doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá. Thời gian đình chỉ là 60 ngày. - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ, doanh nghiệp có trách nhiệm khắc phục để bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, đồng thời có báo cáo bằng văn bản về việc đã khắc phục kèm theo tài liệu chứng minh gửi đến Bộ Tài chính. Căn cứ báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. - Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục mà chưa bị đình chỉ do không thực hiện báo cáo với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Giá thì khi bị phát hiện được xử lý như sau: + Trường hợp tại thời điểm phát hiện, doanh nghiệp bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 180 ngày kể từ ngày bị phát hiện. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. + Trường hợp tại thời điểm phát hiện, doanh nghiệp không bảo đảm một trong những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá thi sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 180 ngày kể từ ngày bị phát hiện. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ, doanh nghiệp có trách nhiệm khắc phục để bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, đồng thời có báo cáo bằng văn bản về việc đã khắc phục kèm theo tài liệu chứng minh gửi đến Bộ Tài chính; trường hợp không thực hiện sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, trường hợp đình chỉ do phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá: doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 270 ngày kể từ ngày hành vi được phát hiện. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. Bên cạnh đó, trong thời gian bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng thẩm định giá đã ký với khách hàng, hợp đồng lao động đã ký với thẩm định viên, nhân viên và các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường hợp đình chỉ và thời gian đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu kinh doanh có cần xin giấy phép không?
Theo quy định hiện nay thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu bia rượu về để thực hiện hoạt động kinh doanh thì có cần xin giấy phép kinh doanh không? Cụ thể qua bài viết sau. Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu kinh doanh có cần xin giấy phép không? Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định: Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau: - Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. - Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn - Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí - Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; - Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; - Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; - Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; - Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; - Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh là đang thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá, vì vậy cũng sẽ cần phải xin giấy phép kinh doanh. Nơi nào có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty vốn nước ngoài? Theo Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm: - Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh. - Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. - Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau: + Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; + Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; + Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của công ty vốn nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định trên. Đối với trường hợp công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh thì sẽ do Sở Công Thương nơi công ty đó đặt trụ sở chính cấp giấy phép. Công ty vốn nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu những loại hàng hoá nào? Theo Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa như sau: - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau: + Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu: Hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau: + Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu. - Về thực hiện quyền phân phối: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. - Về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu đã được cấp quyền xuất khẩu, nhập khẩu thì công ty vốn nước ngoài sẽ được xuất khẩu, nhập khẩu những loại hàng hoá theo quy định như trên.
Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế TNCN không?
Căn hộ nghỉ dưỡng là một loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và khách sạn đang được nhiều du khách ưa chuộng hiện nay. Vậy khi kinh doanh căn hộ có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế TNCN không? (1) Căn hộ nghỉ dưỡng là gì? Căn hộ nghỉ dưỡng là những căn hộ được xây dựng tại các khu du lịch, resort, hoặc những vị trí đắc địa, sở hữu đầy đủ tiện nghi như một căn hộ thông thường (phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh...) kết hợp với các dịch vụ tiện ích cao cấp như hồ bơi, nhà hàng, spa, khu vui chơi giải trí... Giống như khách sạn, du khách có thể thuê ngắn hạn hoặc dài hạn để nghỉ dưỡng, du lịch. Một số tên gọi về loại hình căn hộ nghỉ dưỡng này mà bạn có thể đã bắt gặp như: căn hộ Condotel, căn hộ du lịch. (2) Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải đăng ký kinh doanh không? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007NĐ-CP quy định, các cá nhân hoạt động kinh doanh hàng ngày nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật bao gồm: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác Dựa vào các ngành nghề được liệt kê ở trên, có thể thấy việc cá nhân kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng không thuộc nhóm được miễn đăng ký kinh doanh. Do đó, cá nhân kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng phải đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Như vậy, ngoài việc đăng ký kinh doanh, cá nhân khi kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. (3) Không đăng ký kinh doanh, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị xử phạt thế nào? Về việc không đăng ký kinh doanh, theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi không đăng ký kinh doanh được quy định như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với các hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định - Biện pháp khắc phục: Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định Về việc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, mức phạt cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/201/NĐ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Như vậy, cá nhân khi kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng mà không đăng ký kinh doanh và không xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sẽ bị xử phạt theo mức phạt như trên, và bị buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nếu tiếp tục kinh doanh. (4) Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải nộp thuế TNCN không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau: - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Như vậy, nếu việc kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có doanh thu dưới 100 triệu trong năm dương lịch thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Việc khai thuế do hộ kinh doanh, cá nhân tự thực hiện và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
Có được kinh doanh camera siêu nhỏ dùng để quay lén không?
Mới đây, các sàn thương mại điện tử đồng loạt gỡ các sản phẩm camera siêu nhỏ được ngụy trang thành đồng hồ sau vụ việc người mẫu Châu Bùi phát hiện bị quay lén trong khi thay đồ (1) Có được kinh doanh camera siêu nhỏ dùng để quay lén không? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định, kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là các hành vi gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Theo đó, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định, chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị: - Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự Như vậy, ngoài các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì cơ sở kinh doanh thông thường (của người dân tự mở) được phép kinh doanh camera siêu nhỏ khi và chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. (2) Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh camera siêu nhỏ Các thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình nói chung và camera siêu nhỏ dùng để quay lén nói riêng là các sản phẩm, hàng hóa rất nhạy cảm. Do đó, cơ sở kinh doanh các thiết bị này bị ràng buộc lên đến 16 khoản trách nhiệm khi thực hiện việc kinh doanh. Cụ thể, căn cứ theo 16 khoản trách nhiệm được quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh các thiết bị ngụy trang có trách nhiệm như sau: 1- Đảm bảo an ninh, trật tự: - Tuân thủ quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định và pháp luật liên quan. - Thông báo Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho Công an địa phương. - Duy trì an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động. - Không sử dụng cơ sở kinh doanh cho mục đích trái pháp luật. 2- Bán thiết bị, phần mềm ngụy trang: - Chỉ bán cho đối tượng được pháp luật cho phép (Cơ quan an ninh, cơ quan điều tra). - Tuân thủ quy định về nhập khẩu, xuất khẩu. - Ghi nhận, lưu giữ thông tin khách hàng. - Báo cáo cho Công an về các biểu hiện nghi vấn. 3- Quản lý hoạt động kinh doanh: - Thông báo mất Giấy chứng nhận cho cơ quan chức năng trong 3 ngày làm việc. - Báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự. - Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra. 4- Tuyển dụng nhân viên: - Nhân viên đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự, không nghiện ma túy. - Không tuyển dụng người đang bị điều tra, truy tố, xét xử, tạm hoãn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, cải tạo không giam giữ. 5- Cung cấp hồ sơ cho cơ quan chức năng: Trong vòng 20 ngày sau khi hoạt động, cung cấp hồ sơ gồm: - Danh sách nhân viên. - Lý lịch, nhân sự của người chịu trách nhiệm an ninh, trật tự, quản lý, kỹ thuật. - Tài liệu chứng minh đủ điều kiện kinh doanh. - Thống kê phương tiện bảo vệ (nếu có). - Yêu cầu đổi/cấp lại Giấy chứng nhận khi bị mất, hư, hết hạn hoặc thay đổi thông tin. - Thông báo tạm ngừng hoạt động trước 10 ngày cho cơ quan chức năng và Công an địa phương. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định. - Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận. 6- Kinh doanh thiết bị, phần mềm hợp pháp: - Chỉ kinh doanh thiết bị, phần mềm có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp. - Bố trí kho bảo quản an toàn. - Báo cáo danh sách cơ quan đã mua thiết bị, phần mềm theo quý. - Tiêu hủy thiết bị, phần mềm hư hỏng. Lưu ý, các nội dung trên chỉ là phần tóm tắt các điểm chính của quy định, để biết chi tiết hơn có thể tham khảo tại Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP.
Hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2
Hóa chất Bảng là gì? Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 bao gồm những gì? Trình tự được thực hiện ra sao? 1. Hóa chất Bảng là gì? Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 33/2024/NĐ-CP có quy định về hóa chất Bảng như sau: Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục. 2. Hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 Tại Mục 7 Phần I Quyết định 977/QĐ-BCT năm 2024 có hướng dẫn về hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 như sau: - Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị bao gồm: + Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP; + Bản kê khai các điểm kinh doanh; + Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; + Bản thuyết minh về điều kiện kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP; bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất; + Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn của từng điểm kinh doanh hóa chất; + Bản sao Bằng trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất; + Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 82/2022/NĐ-CP; + Bản cam kết kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2024/NĐ-CP. - Trình tự thực hiện: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP; + Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định 33/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; + Trường hợp sản xuất hóa chất, kinh doanh Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích chuyên ngành (y tế, dược phẩm, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng), khi cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép. Thời gian lấy ý kiến tối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân. + Sau khi cấp phép, Bộ Công Thương gửi 01 bản Giấy phép về Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính để phối hợp theo dõi, quản lý. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương. Như vậy, hồ sơ và trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 được thực hiện theo quy định nêu trên.
Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào?
Thức ăn đường phố là gì? Hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? 1. Thức ăn đường phố là gì? Căn cứ khoản 26 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Theo đó, có thể hiểu thức ăn đường phố là những loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hoặc sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào? Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. Mức phạt này cũng áp dụng với các hành vi vi phạm khác của cá nhân buôn bán thức ăn đường phố như: - Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn. - Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Trường hợp tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố mà không sử dụng găng tay khi bán thức ăn sẽ gấp 02 lần số tiền nêu trên. Như vậy, hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. 3. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo các điều kiện sau: (i) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố, bao gồm: - Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm. - Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố. (ii) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm: - Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. - Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh. - Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm. - Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. - Có đủ nước đạt quy chuẩn về mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Như vậy, cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 3 nêu trên. Hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mở dịch vụ rửa xe có diện tích hơn 100m2 có cần phải đăng lý kinh doanh?
Mở dịch vụ rửa xe có diện tích hơn 100m2 có cần phải đăng lý kinh doanh? Đối với cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh như bán vé số, buôn chuyên hay bán những vật dụng nhỏ lẻ mà không có địa điểm cố định. Tuy nhiên, nếu mở dịch vụ rửa xe hơn 100m2 diện tích thì có cần đăng ký kinh doanh hay không? Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau: 1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc nguời bán lẻ; - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. 2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. Do đó, một trong những trường hợp không cần đăng ký kinh doanh là thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. Quay lại thông tin của anh cung cấp vì dịch vụ của mình là rửa xe nên sẽ không cần phải đăng ký, kể cả diện tích 100m2 như thông tin anh cung cấp. Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại? Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại 1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: - Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; - Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; - Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; - Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; - Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; - Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; - Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thuơng mại; - Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; - Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại. 2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung. 3. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó. 4. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật. Trên đây, phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại.
Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế
Chiều ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá. Một trong những chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp là đến ngày 15/6, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép. Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế Trong chỉ đạo về thị trường vàng, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, trong đó có giải pháp truyền thông phù hợp, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm; các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này; kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trước đó, tại Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có kết luận về việc xuất hoá đơn điện tử của cơ sở mua bán vàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng, nhất là việc cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Như vậy, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, các giao dịch mua bán vàng sẽ bắt buộc phải có hóa đơn điện tử nhằm nâng cao tính minh bạch, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đến 15/6 mua bán vàng không có hóa đơn điện tử thì các cơ sở sẽ bị rút giấy phép. Xem toàn văn Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/160-tb.pdf Trách nhiệm của cơ sở hoạt động kinh doanh mua, bán vàng 1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ Theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ như sau: - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2) Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng Theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm: - Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP. - Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, việc chấp hành các quy định về sử dụng hoá đơn chứng từ là trách nhiệm của các cơ sở mua bán vàng bao gồm doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng. Những hành vi nào là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng? Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. - Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Theo đó, những hành vi trên là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Các cơ sở mua bán vàng cần tuân theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh vàng một cách hợp pháp.
Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử
Hiện nay Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác. Đề xuất ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá thông tin với báo chi về các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Theo đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là các sản phẩm mới xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây nhưng hệ lụy của nó gây ra đang đe dọa những thành quả của công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỉ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023. Ở nữ giới tuổi 11-18, cũng theo kết quả sơ bộ của điều tra 11 tỉnh thì tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023. Theo báo cáo tổng hợp từ gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện, chỉ tính riêng năm 2023 có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong đó, số người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 65 tuổi trở lên với 580 ca nhập viện, lứa tuổi từ 45 - 64 có 377 ca nhập viện, lứa tuổi từ 25 - 44 có 138 ca nhập viện, lứa tuổi từ 19 - 24 có 58 ca nhập viện, lứa tuổi từ 16 - 18 có 44 ca nhập viện và lứa tuổi dưới 16 tuổi có 27 ca nhập viện. Trước thực trạng đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết trước mắt, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để bổ sung quy định này vào Luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện. Theo Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam Thuốc lá điện tử là gì? Có được bán thuốc lá điện tử cho trẻ em không? Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems – ENDS), còn được gọi tên khác như E-cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho người dùng hít vào. Thuốc lá điện tử bao gồm 2 phần chính là phần đầu lọc chứa nicotine và hỗn hợp chất tạo mùi thơm, phần thân thay vì chứa thuốc lá là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc hòa tan nicotine và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít hơi, hơi nicotine và mùi thơm sẽ vào hệ hô hấp. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định như sau: - “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá. - “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi. Theo đó, có thể xác định thuốc lá điện tử là một dạng sản phẩm thuốc lá. Có được bán thuốc lá điện tử cho trẻ em không? Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. - Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. - Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012. - Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. - Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. - Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. - Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. - Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. - Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá. Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi bán hay cung cấp thuốc lá điện tử cho trẻ em.
Chơi game bắn cá ăn xu có bị phạt không? Có được kinh doanh trò chơi này không?
Chơi game là nhu cầu giải trí chính đáng của con người, tuy nhiên cần phải nắm được bản chất của trò chơi để không vi phạm pháp luật. Bắn cá ăn xu là trò chơi khá phổ biến hiện nay, vậy chơi game bắn cá ăn xu có phạm pháp không? Sẽ bị xử lý thế nào? Chơi game bắn cá ăn xu có bị phạt không? Game bắn cá ăn xu là loại game thế giới đại dương với đa dạng các loại sinh vật được mô phỏng qua màn hình các máy chơi. Nhiệm vụ của người chơi là tiêu diệt càng nhiều sinh vật càng tốt. Người chơi chỉ cần bỏ tiền ra mua xèng (xu) hoặc điểm từ các địa điểm kinh doanh rồi nạp vào máy bắn cá. Sau đó điều chỉnh súng và ấn nút bắn, đạn sẽ bay để tiêu diệt các sinh vật đang di chuyển trong màn hình. Mỗi sinh vật sẽ tương ứng với một số xu nhất định, tiêu diệt được sinh vật nào thì sẽ có được số xu đó, ngược lại nếu không tiêu diệt được thì người chơi sẽ bị mất số xu đã đặt cược. Với số xu thắng, người chơi có thể tiếp tục dùng để chơi bắn cá ăn xu hoặc dùng để chơi các trò chơi khác. Ở một số địa điểm kinh doanh còn cho phép người chơi đổi xu thành nước ngọt, thẻ cào điện thoại, tiền hay các hiện vật có giá trị khác. Theo quy định pháp luật hiện nay pháp luật không cấm chơi game bắn cá nhưng nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc, người có hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Như vậy, nếu chơi game bắn cá ăn xu mà có tính chất như đánh bạc (được, mất bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị) thì sẽ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Chơi game bắn cá ăn xu sẽ bị xử lý như thế nào? 1) Xử lý hành chính Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Như vậy, người chơi game bắn cá ăn tiền có thể bị phạt hành chính từ 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/N-CP, mức phạt tiền nêu trên là đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì sẽ chịu mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 2) Xử lý hình sự Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội đánh bạc như sau: - Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, chơi game bắn cá ăn tiền là một hình thức đánh bạc trái pháp luật, theo đó, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên tới 7 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Có được kinh doanh game máy bắn cá không? Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: - Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh mại dâm; - Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; - Kinh doanh pháo nổ; - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo quy định trên, có thể thấy việc kinh doanh trò chơi bắn cá không phải là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Như vậy, tổ chức, cá nhân vẫn có thể kinh doanh trò chơi bắn cá khi đáp ứng được điều kiện quy định. Tuy nhiên cũng cần phải đáp ứng trò chơi không được thắng, thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị để không phạm vào tội tổ chức đánh bạc.
Giấy phép con là gì? Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không?
Giấy phép con là gì? Tại sao lại cần giấy phép con? Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Giấy phép con là gì? Theo pháp luật hiện hành, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa “Giấy phép con”. Đây là cách gọi của người dân để nói về một loại giấy phép trong thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Có thể hiểu căn bản giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Giấy phép con là một loại giấy tờ pháp lý chứng nhận cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không? Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 như sau: STT NGÀNH, NGHỀ 1 Sản xuất con dấu 2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) 3 Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ 4 Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị 5 Kinh doanh súng bắn sơn 6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng 7 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ … 46 Kinh doanh rượu …. Xem thêm đầy đủ danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/15/Phu-luc-IV.docx Như vậy, chỉ có buôn bán rượu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên cần giấy phép con, buôn bán bia không nằm trong danh mục này nên không cần phải có giấy phép con. Điều kiện xin giấy phép con là gì? Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định: - Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. - Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. - Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây: + Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh; + Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh; + Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh; + Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có); + Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh; + Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có). - Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, điều kiện cấp giấy phép con sẽ được quy định tùy theo lĩnh vực kinh doanh, khi quy định điều kiện phải đảm bảo tuân thủ các nội dung trên và phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không?
Hiện nay có nhiều người thuê chung cư không chỉ để ở mà còn làm cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc thuê căn hộ chung cư để kinh doanh như vậy có hợp pháp không, và nếu trái luật thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Căn hộ chung cư là gì? Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy, căn hộ chung cư là một căn trong nhà chung cư. Một người có thể sở hữu một hoặc nhiều căn hộ trong nhà chung cư. Nhà chung cư có thể được xây dựng với hai mục đích: chỉ để ở và để ở kết hợp với kinh doanh. Đồng thời, cũng tại Điều 4 Luật Nhà ở 2014 có các quy định về nhà chung cư như sau: - Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư. - Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2014. - Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không? Theo Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng nhà chung cư như sau: - Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. - Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Như vậy, đối với nhà chung cư được xây với mục đích để ở thì nghiêm cấm thuê căn hộ chung cư để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không phải để ở. Đối với nhà chung cư hỗn hợp được xây để ở kết hợp với kinh doanh thì được phép thuê để kinh doanh nhưng phải đúng mục đích, nội dung của dự án và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Thực hiện kinh doanh tại căn hộ chung cư không được kinh doanh bị xử lý thế nào? Theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; + Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; + Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; + Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; + Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; + Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; + Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; + Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; + Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư. + Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định. + Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. + Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung. + Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp Như vậy, đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư không phải mục đích để ở sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng và buộc sử dụng căn hộ vào mục đích để ở, tức dừng lại hoạt động kinh doanh. Đối với hành vi sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp khác đi so với mục đích ban đầu (kinh doanh lĩnh vực khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng và buộc sử dụng đúng mục đích ban đầu, tức dừng lại các hoạt động kinh doanh sai mục đích.
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất có điều kiện
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp là thủ tục hành chính được Bộ Công thương công bố tại Quyết định 2544/QĐ-BCT năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Công Thương. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP; - Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; - Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định 82/2022/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Qua Bưu điện. - Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính - Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; c) Bản kê khai từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất; d) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất; đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất; g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; h) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất; i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP; k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định. - Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính. - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính. Phí, Lệ phí thực hiện thủ tục: Quy định tại Thông tư 08/2018/TT-BTC. Trên đây là thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như thế nào?
Trong nhiều trường hợp mà doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc vi phạm quy định về kinh doanh, thuế thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử, sau đây là thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn. 1. Trường hợp nào phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử? Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế; - Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; - Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; - Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện ra sao? Doanh nghiệp thực hiện theo trình tự ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau: - Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử. - Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản. - Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể: + Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử. + Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. - Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định. 3. Trường hợp vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc khi có thông báo của cơ quan chức năng. Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu
Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá do Bộ Tài chính ban hành thì tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước. Như vậy, có quy định sau thời hạn bao lâu kể từ khi có Giấy phép sản xuất rượu, tổ chức, cá nhân phải đi đăng ký sử dụng tem điện tử không? Đơn vị thực hiện dán tem điện tử theo quy định pháp luật Đơn vị thực hiện dán tem điện tử quy định tại Thông tư 23/2021/TT-BTC gồm: - Đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu: Doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm thuốc lá đảm bảo việc dán tem đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. - Đối với sản phẩm rượu đóng chai và rượu thành phẩm dạng thùng, téc nhập khẩu về sang, chiết ra chai: Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm rượu đóng chai có nhu cầu dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì phải đảm bảo việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu đúng quy định trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. - Đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước: doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại địa điểm sản xuất sau khi sản phẩm thuốc lá được đóng thành bao thuốc lá và trước khi đưa sản phẩm đi tiêu thụ trong nước. - Đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tem điện tử Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC: - Tổng cục Hải quan thực hiện in, phát hành tem điện tử thuốc lá nhập khẩu, tem điện tử rượu nhập khẩu và thực hiện bán tem điện tử thuốc lá nhập khẩu, tem điện tử rượu nhập khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, sản phẩm rượu hoặc được mua hàng tịch thu, bán đấu giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Tổng cục Thuế thực hiện in, phát hành tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước, tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và thực hiện bán tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước, tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá hoàn toàn chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng, truyền các dữ liệu thông tin tem điện tử về cơ quan quản lý theo quy định. - Nguyên tắc sử dụng tem điện tử của tổ chức, cá nhân + Sử dụng tem điện tử đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định tại Thông tư này. + Không tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mượn tem điện tử. + Không cố ý làm mất hoặc cố ý làm hư hỏng tem điện tử được bán. Thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước là phải căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá, kế hoạch sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước hàng năm, chậm nhất là ngày 15 tháng 5 của năm liền trước năm kế hoạch, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước sử dụng tài khoản giao dịch điện tử còn hiệu lực đã được cơ quan thuế cấp, truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký kế hoạch mua tem điện tử theo Mẫu số 02/TEM, Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư này, gồm các nội dung: Loại tem, ký hiệu mẫu tem, số lượng tem cần mua và phải đảm bảo số lượng tem đề nghị mua không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất theo Giấy phép sản xuất còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp, trường hợp vượt cần phải ghi rõ lý do. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước, không đăng ký kế hoạch sử dụng tem điện tử thuốc lá hoặc tem điện tử rượu coi như không có nhu cầu mua tem. Như vậy, quy định không nêu thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu. Trong năm doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất thì đăng ký kế hoạch mua tem điện tử để sử dụng, không đăng ký trong khi có thực hiện hoạt động sản xuất trên thực tế thì có rủi ro bị phạt. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch mua tem điện tử theo Mẫu số 02/TEM là ngày 15 tháng 5 của năm liền trước năm có kế hoạch sản xuất.
Cá nhân bán hàng trên sàn thương mại điện tử có cần phải đăng ký kinh doanh hay không?
Cho tôi hỏi: Việc cá nhân lập tài khoản bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee,...có cần phải đăng ký kinh doanh hay không? Và khi bán hàng trên sàn thương mại điện tử thì cần phải nộp những loại thuế gì?
Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định hiện hành
Cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi được gọi chung là cảng biển. Theo quy định pháp luật việc kinh doanh khai thác cảng biển là ngành nghề có điều kiện, do đó khi tiến hành khai thác, kinh doanh cảng bieẻn phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật quy định. Nguyên tắc kinh doanh khai thác cảng biển Kinh doanh khai thác cảng biển là hoạt động trực tiếp khai thác cảng biển, khi tiến hành kinh doanh khai thác phải đáp ứng được các quy định tại Điều 4 Nghị định 37/2017/NĐ-CP, cụ thể: - Doanh nghiệp cảng chỉ được kinh doanh khai thác cảng biển khi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển theo quy định tại Nghị định này. - Doanh nghiệp cảng phải kinh doanh khai thác cảng biển theo đúng mục đích và công năng của cảng biển đã được công bố. - Doanh nghiệp cảng phải duy trì đầy đủ các điều kiện quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong thời gian kinh doanh khai thác cảng biển. Điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển + Về điều kiện của doanh nghiệp được quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật. - Trường hợp doanh nghiệp cảng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn theo quy định của pháp luật, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp. + Về điều kiện tổ chức bộ máy và nhân lực được quy định tại Điều 6 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Điều kiện về tổ chức bộ máy: Có bộ phận quản lý an ninh hàng hải theo quy định. - Điều kiện về nhân lực: Cán bộ an ninh cảng biển được đào tạo, huấn luyện và cấp chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phù hợp với Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng (ISPS Code). + Về điều kiện cơ sử vật chất, trang thiết bị được quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: - Có đủ cơ sở vật chất, kho, bãi, trang thiết bị cần thiết phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với cảng biển; trường hợp cảng biển không có đủ kho, bãi, doanh nghiệp cảng phải có hợp đồng thuê kho, bãi, trừ trường hợp chỉ kinh doanh khai thác bến phao, khu neo đậu, khu chuyển tải, cảng dầu khí ngoài khơi.” - Đáp ứng các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động, phòng, chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật. + Về điều kiện bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 9 Nghị định 37/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 5 Nghị định 147/2018/NĐ-CP) có nêu: Đảm bảo có đủ các phương tiện tiếp nhận, thu hồi các chất thải từ tàu thuyền khi hoạt động tại cảng biển để xử lý theo quy định của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL) và các điều kiện khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Như vậy, các doanh nghiệp cảng có trách nhiệm thực hiện các quy định về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển quy định đề cập trên và các quy định khác có liên quan của pháp luật; duy trì các điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động.
Mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản?
Có thể thấy tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp môi giới kinh doanh trong lĩnh vực này thì liệu căn cứ vào mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ bao nhiêu mới phải bố trí cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản? Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 61 Luật kinh doanh bất động sản 2023 quy định về Điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Phải có quy chế hoạt động dịch vụ môi giới bất động sản; - Phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định của Chính phủ; - Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản; d) Trước khi hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản gửi thông tin về doanh nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản cấp tỉnh nơi thành lập doanh nghiệp để được đăng tải trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo quy định của Luật này. 2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; - Phải hành nghề trong một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch bất động sản hoặc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản. Do đó, đối chiếu quy định trên thì Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bất động sản và phải Có tối thiểu 01 cá nhân có chứng chỉ môi giới bất động sản không phân biệt là mức vốn điều lệ bao nhiêu. Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản hiện hành? Căn cứ Điều 65 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định về Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản như sau: 1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây: - Cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về bất động sản do mình môi giới và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp; - Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản cho nhân viên môi giới bất động sản làm việc trong doanh nghiệp hằng năm; - Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước; - Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; - Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Nghĩa vụ khác theo hợp đồng. 2. Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 65 Luật kinh doanh bất động sản 2023 - Thực hiện quy chế hoạt động của sàn giao dịch bất động sản hoặc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản nơi cá nhân làm việc; - Tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức hành nghề môi giới bất động sản hằng năm. Trên đây là quy định về Nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản hiện hành
Có kiêng có lành, có dành có lúa - Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh
Câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" được hiểu như thế nào? Pháp luật có quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh hay không? Có kiêng có lành, có dành có lúa là gì? Câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" là một câu nói giàu ý nghĩa, thể hiện sự kết hợp giữa hai ý tưởng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của người Việt. Trong đó: Có kiêng có lành chỉ rằng nếu chúng ta biết kiêng khem, tránh những điều xấu hay tai hại, thì cuộc sống sẽ được an lành, bình yên. Đây là lời khuyên về việc nên giữ gìn bản thân, tránh xa những điều có thể gây hại, cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Có dành có lúa mang ý nghĩa nếu biết dành dụm, tiết kiệm thì sẽ có của cải, tài sản để dùng khi cần thiết. "Lúa" ở đây tượng trưng cho của cải vật chất, trong khi "dành" là hành động tích lũy, để dành. Theo đó, câu tục ngữ này khuyên răn con người về hai khía cạnh quan trọng của cuộc sống: một là sự cẩn thận, kiêng khem để giữ sự an lành; hai là sự tiết kiệm, biết lo xa để đảm bảo cho tương lai. Cả hai đều là những đức tính tốt mà ông bà xưa muốn truyền dạy cho con cháu, nhằm giúp họ có một cuộc sống ổn định và hạnh phúc. Theo pháp luật hiện hành có quy định về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất kinh doanh. "Có kiêng có lành, có dành có lúa" (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) Tiết kiệm là gì? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng để lại lời căn dặn: "Tiết kiệm là không xa hoa, không lãng phí, không bừa bãi. Tiết kiệm không phải là keo kiệt, mà là vì đồng bào, tổ quốc. Dù bỏ ra bao nhiêu công sức, dù bỏ ra bao nhiêu tiền của, bạn vẫn hạnh phúc." Trong cuộc sống, tiết kiệm có thể được hiểu là hành động sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch các nguồn lực, như tiền bạc, thời gian, năng lượng, hay tài nguyên, nhằm giảm thiểu sự lãng phí và tích lũy cho những nhu cầu trong tương lai. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh Căn cứ Điều 63 Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013, nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân được quy định như sau: (i) Bảo đảm quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. (ii) Không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng; không gây mất trật tự, an ninh xã hội; không gây ô nhiễm môi trường. (iii) Giữ gìn thuần phong, mỹ tục, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, lành mạnh; tránh lãng phí làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cộng đồng. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh Căn cứ Điều 64 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 23 Luật số 35/2018/QH14), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân được thực hiện như sau: (i) Các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh phải thực hiện đúng quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy định về bảo vệ cảnh quan môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. (ii) Việc sử dụng vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực khác trong đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh phải trên cơ sở tiết kiệm và hiệu quả. (iii) Nhà nước khuyến khích tổ chức và cá nhân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng để dành vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và các hình thức đầu tư khác mà pháp luật không cấm. Tóm lại, câu tục ngữ "Có kiêng có lành, có dành có lúa" không chỉ là lời nhắc nhở về sự cẩn thận và tiết kiệm trong cuộc sống mà còn đề cập đến ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng và xã hội. Trong bối cảnh hiện đại, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, đặc biệt trong sản xuất và kinh doanh, không chỉ là cách bảo vệ lợi ích cá nhân mà còn là trách nhiệm chung để đảm bảo sự duy trì ổn định và phát triển của đất nước.
Các điều kiện về an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
Thực phẩm bao gói sẵn là thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay. Khi tiến hành các hoạt động kinh doanh thực phẩm bao gói sẳn thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định khi có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định; có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn thì lại không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nhưng phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng. Điều kiện cụ thể phải tuân thủ đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải bảo đảm các điều kiện sau đây: - Tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm; - Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; - Bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất; - Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác; - Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại; - Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; - Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra còn phải tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định, cụ thể: - Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải được sản xuất từ nguyên vật liệu an toàn, bảo đảm không thôi nhiễm các chất độc hại, mùi vị lạ vào thực phẩm, bảo đảm chất lượng thực phẩm trong thời hạn sử dụng, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nhưng phải đáp ứng được các quy định nêu trên.
Quy định mới nhất về đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Trong đó, quy định chi tiết về các trường hợp đình chỉ cũng như thời gian bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. 1. Các trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Giá, cụ thể: - Không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục; - Phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá; - Các trường hợp đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, xử lý vi phạm hành chính và hình sự. 2. Thời gian đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, trường hợp đình chỉ do không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục thì thực hiện như sau: - Ngày doanh nghiệp thẩm định giá bị đình chỉ là ngày hết thời hạn 03 tháng liên tục kể từ ngày doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá. Thời gian đình chỉ là 60 ngày. - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ, doanh nghiệp có trách nhiệm khắc phục để bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, đồng thời có báo cáo bằng văn bản về việc đã khắc phục kèm theo tài liệu chứng minh gửi đến Bộ Tài chính. Căn cứ báo cáo của doanh nghiệp, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. - Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá trong 03 tháng liên tục mà chưa bị đình chỉ do không thực hiện báo cáo với Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Giá thì khi bị phát hiện được xử lý như sau: + Trường hợp tại thời điểm phát hiện, doanh nghiệp bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá thì bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 180 ngày kể từ ngày bị phát hiện. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. + Trường hợp tại thời điểm phát hiện, doanh nghiệp không bảo đảm một trong những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá thi sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 180 ngày kể từ ngày bị phát hiện. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bị đình chỉ, doanh nghiệp có trách nhiệm khắc phục để bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, đồng thời có báo cáo bằng văn bản về việc đã khắc phục kèm theo tài liệu chứng minh gửi đến Bộ Tài chính; trường hợp không thực hiện sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. Theo Khoản 4 Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, trường hợp đình chỉ do phát hành chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá do người không phải là thẩm định viên về giá ký với vai trò thẩm định viên về giá: doanh nghiệp bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong thời gian 270 ngày kể từ ngày hành vi được phát hiện. Hết thời gian đình chỉ, trường hợp doanh nghiệp chưa bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, đồng thời bảo đảm tất cả các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 49 của Luật Giá, Bộ Tài chính xem xét có thông báo bằng văn bản cho phép doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá đã được cấp. Bên cạnh đó, trong thời gian bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá phải chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các hợp đồng thẩm định giá đã ký với khách hàng, hợp đồng lao động đã ký với thẩm định viên, nhân viên và các nghĩa vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, các trường hợp đình chỉ và thời gian đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định tại Điều 7 Nghị định 78/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu kinh doanh có cần xin giấy phép không?
Theo quy định hiện nay thì công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi nhập khẩu bia rượu về để thực hiện hoạt động kinh doanh thì có cần xin giấy phép kinh doanh không? Cụ thể qua bài viết sau. Công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu kinh doanh có cần xin giấy phép không? Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định: Giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động sau: - Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí. - Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn - Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí - Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; - Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành; - Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo; - Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại; - Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; - Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh là đang thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hoá, vì vậy cũng sẽ cần phải xin giấy phép kinh doanh. Nơi nào có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh cho công ty vốn nước ngoài? Theo Điều 8 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm: - Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở chính thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép kinh doanh. - Sở Công Thương nơi tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đặt cơ sở bán lẻ thực hiện việc cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. - Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trong các trường hợp sau: + Lấy ý kiến Bộ Công Thương, bộ quản lý ngành trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; + Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép kinh doanh các hoạt động quy định tại các điểm b, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 5 Nghị định 09/2018/NĐ-CP; + Lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, điều chỉnh Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ của công ty vốn nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định trên. Đối với trường hợp công ty vốn nước ngoài nhập khẩu bia rượu về để kinh doanh thì sẽ do Sở Công Thương nơi công ty đó đặt trụ sở chính cấp giấy phép. Công ty vốn nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu những loại hàng hoá nào? Theo Điều 7 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa như sau: - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu: Hàng hóa mua tại Việt Nam; hàng hóa do tổ chức kinh tế đó đặt gia công tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau: + Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền nhập khẩu, được nhập khẩu: Hàng hóa từ nước ngoài và khu vực hải quan riêng vào Việt Nam, theo các điều kiện sau: + Hàng hóa nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng nhập khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; + Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. - Về thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa để thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý xuất nhập khẩu. - Về thực hiện quyền phân phối: Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối bán buôn, quyền phân phối bán lẻ, được bán buôn, bán lẻ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và hàng hóa nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. - Về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: Đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện hoạt động kinh doanh khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu đã được cấp quyền xuất khẩu, nhập khẩu thì công ty vốn nước ngoài sẽ được xuất khẩu, nhập khẩu những loại hàng hoá theo quy định như trên.
Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế TNCN không?
Căn hộ nghỉ dưỡng là một loại hình bất động sản kết hợp giữa nhà ở và khách sạn đang được nhiều du khách ưa chuộng hiện nay. Vậy khi kinh doanh căn hộ có phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế TNCN không? (1) Căn hộ nghỉ dưỡng là gì? Căn hộ nghỉ dưỡng là những căn hộ được xây dựng tại các khu du lịch, resort, hoặc những vị trí đắc địa, sở hữu đầy đủ tiện nghi như một căn hộ thông thường (phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà vệ sinh...) kết hợp với các dịch vụ tiện ích cao cấp như hồ bơi, nhà hàng, spa, khu vui chơi giải trí... Giống như khách sạn, du khách có thể thuê ngắn hạn hoặc dài hạn để nghỉ dưỡng, du lịch. Một số tên gọi về loại hình căn hộ nghỉ dưỡng này mà bạn có thể đã bắt gặp như: căn hộ Condotel, căn hộ du lịch. (2) Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải đăng ký kinh doanh không? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007NĐ-CP quy định, các cá nhân hoạt động kinh doanh hàng ngày nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật bao gồm: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác Dựa vào các ngành nghề được liệt kê ở trên, có thể thấy việc cá nhân kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng không thuộc nhóm được miễn đăng ký kinh doanh. Do đó, cá nhân kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng phải đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, việc kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Như vậy, ngoài việc đăng ký kinh doanh, cá nhân khi kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. (3) Không đăng ký kinh doanh, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự bị xử phạt thế nào? Về việc không đăng ký kinh doanh, theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức xử phạt và biện pháp khắc phục đối với hành vi không đăng ký kinh doanh được quy định như sau: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với các hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định - Biện pháp khắc phục: Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định Về việc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, mức phạt cụ thể theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Nghị định 144/201/NĐ như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Như vậy, cá nhân khi kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng mà không đăng ký kinh doanh và không xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự sẽ bị xử phạt theo mức phạt như trên, và bị buộc phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật nếu tiếp tục kinh doanh. (4) Kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có phải nộp thuế TNCN không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc tính thuế TNCN, thuế GTGT đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh như sau: - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. - Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định. Như vậy, nếu việc kinh doanh căn hộ nghỉ dưỡng có doanh thu dưới 100 triệu trong năm dương lịch thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN. Việc khai thuế do hộ kinh doanh, cá nhân tự thực hiện và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
Có được kinh doanh camera siêu nhỏ dùng để quay lén không?
Mới đây, các sàn thương mại điện tử đồng loạt gỡ các sản phẩm camera siêu nhỏ được ngụy trang thành đồng hồ sau vụ việc người mẫu Châu Bùi phát hiện bị quay lén trong khi thay đồ (1) Có được kinh doanh camera siêu nhỏ dùng để quay lén không? Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định, kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là các hành vi gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Theo đó, tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 66/2017/NĐ-CP quy định, chỉ các cơ sở kinh doanh sau đây mới được kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị: - Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự - Cơ sở kinh doanh không thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự Như vậy, ngoài các cơ sở kinh doanh thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì cơ sở kinh doanh thông thường (của người dân tự mở) được phép kinh doanh camera siêu nhỏ khi và chỉ khi được cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. (2) Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh camera siêu nhỏ Các thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình nói chung và camera siêu nhỏ dùng để quay lén nói riêng là các sản phẩm, hàng hóa rất nhạy cảm. Do đó, cơ sở kinh doanh các thiết bị này bị ràng buộc lên đến 16 khoản trách nhiệm khi thực hiện việc kinh doanh. Cụ thể, căn cứ theo 16 khoản trách nhiệm được quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh các thiết bị ngụy trang có trách nhiệm như sau: 1- Đảm bảo an ninh, trật tự: - Tuân thủ quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định và pháp luật liên quan. - Thông báo Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho Công an địa phương. - Duy trì an ninh, trật tự trong suốt quá trình hoạt động. - Không sử dụng cơ sở kinh doanh cho mục đích trái pháp luật. 2- Bán thiết bị, phần mềm ngụy trang: - Chỉ bán cho đối tượng được pháp luật cho phép (Cơ quan an ninh, cơ quan điều tra). - Tuân thủ quy định về nhập khẩu, xuất khẩu. - Ghi nhận, lưu giữ thông tin khách hàng. - Báo cáo cho Công an về các biểu hiện nghi vấn. 3- Quản lý hoạt động kinh doanh: - Thông báo mất Giấy chứng nhận cho cơ quan chức năng trong 3 ngày làm việc. - Báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự. - Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra. 4- Tuyển dụng nhân viên: - Nhân viên đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự, không nghiện ma túy. - Không tuyển dụng người đang bị điều tra, truy tố, xét xử, tạm hoãn chấp hành án, tha tù trước thời hạn có điều kiện, cải tạo không giam giữ. 5- Cung cấp hồ sơ cho cơ quan chức năng: Trong vòng 20 ngày sau khi hoạt động, cung cấp hồ sơ gồm: - Danh sách nhân viên. - Lý lịch, nhân sự của người chịu trách nhiệm an ninh, trật tự, quản lý, kỹ thuật. - Tài liệu chứng minh đủ điều kiện kinh doanh. - Thống kê phương tiện bảo vệ (nếu có). - Yêu cầu đổi/cấp lại Giấy chứng nhận khi bị mất, hư, hết hạn hoặc thay đổi thông tin. - Thông báo tạm ngừng hoạt động trước 10 ngày cho cơ quan chức năng và Công an địa phương. - Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định. - Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận. 6- Kinh doanh thiết bị, phần mềm hợp pháp: - Chỉ kinh doanh thiết bị, phần mềm có nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp. - Bố trí kho bảo quản an toàn. - Báo cáo danh sách cơ quan đã mua thiết bị, phần mềm theo quý. - Tiêu hủy thiết bị, phần mềm hư hỏng. Lưu ý, các nội dung trên chỉ là phần tóm tắt các điểm chính của quy định, để biết chi tiết hơn có thể tham khảo tại Điều 11 Nghị định 66/2017/NĐ-CP.
Hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2
Hóa chất Bảng là gì? Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 bao gồm những gì? Trình tự được thực hiện ra sao? 1. Hóa chất Bảng là gì? Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 33/2024/NĐ-CP có quy định về hóa chất Bảng như sau: Hóa chất Bảng là hóa chất độc và tiền chất bị kiểm soát theo quy định của Công ước cấm vũ khí hóa học và được phân theo thứ tự 1, 2, 3 theo tiêu chí quy định tại phụ lục Hóa chất của Công ước cấm vũ khí hóa học. Hóa chất Bảng bao gồm chất thuộc Danh mục và hỗn hợp chất chứa chất thuộc Danh mục. 2. Hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 Tại Mục 7 Phần I Quyết định 977/QĐ-BCT năm 2024 có hướng dẫn về hồ sơ, trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 như sau: - Thành phần hồ sơ: Hồ sơ đề nghị bao gồm: + Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP; + Bản kê khai các điểm kinh doanh; + Bản sao Quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; + Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Bản sao Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng bắt buộc phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; + Bản thuyết minh về điều kiện kinh doanh được quy định tại Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 33/2024/NĐ-CP; bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng kho chứa hoặc Hợp đồng thuê kho đối với trường hợp thuê kho lưu trữ hoặc Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất; + Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị phòng hộ lao động và an toàn của từng điểm kinh doanh hóa chất; + Bản sao Bằng trung cấp trở lên chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất; + Bản sao Quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất theo quy định tại Điều 34 Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 82/2022/NĐ-CP; + Bản cam kết kinh doanh hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích không bị cấm quy định tại Điều 3 Nghị định 33/2024/NĐ-CP. - Trình tự thực hiện: + Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP gửi qua đường bưu chính hoặc nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Bộ Công Thương; + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời gian cấp phép quy định tại điểm c khoản 5 Điều 12 Nghị định số 33/2024/NĐ-CP; + Trong thời hạn 16 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép cho tổ chức, cá nhân theo mẫu tại Phụ lục II của Nghị định 33/2024/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; + Trường hợp sản xuất hóa chất, kinh doanh Bảng 2, hóa chất Bảng 3 cho các mục đích chuyên ngành (y tế, dược phẩm, nông nghiệp, an ninh, quốc phòng), khi cần thiết, Bộ Công Thương lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành trước khi cấp phép. Thời gian lấy ý kiến tối đa 05 ngày làm việc, không kể thời gian gửi và nhận văn bản và không tính vào thời gian cấp phép quy định tại Điều 12 Nghị định 33/2024/NĐ-CP. Quá thời hạn trên, nếu Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành không có ý kiến góp ý bằng văn bản thì được coi là đồng ý với đề nghị cấp phép của tổ chức, cá nhân. + Sau khi cấp phép, Bộ Công Thương gửi 01 bản Giấy phép về Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính để phối hợp theo dõi, quản lý. - Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất - Bộ Công Thương. Như vậy, hồ sơ và trình tự xin cấp Giấy phép kinh doanh hóa chất Bảng 2 được thực hiện theo quy định nêu trên.
Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào?
Thức ăn đường phố là gì? Hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào? 1. Thức ăn đường phố là gì? Căn cứ khoản 26 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010, thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Theo đó, có thể hiểu thức ăn đường phố là những loại thức ăn, đồ uống đã chế biến sẵn hoặc sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở các đường phố, khu phố đông người hoặc những nơi công cộng khác, chẳng hạn như một siêu thị, công viên, khu du lịch, điểm giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời... thông thường thức ăn đường phố được bày bán trên các tiệm ăn di động, quán ăn tạm thời hay là từ một gian hàng di động cho đến các loại xe đẩy. Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn Internet) 2. Không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố bị xử phạt như thế nào? Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay. Mức phạt này cũng áp dụng với các hành vi vi phạm khác của cá nhân buôn bán thức ăn đường phố như: - Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn. - Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập. Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP), mức xử phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm. Trường hợp tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố mà không sử dụng găng tay khi bán thức ăn sẽ gấp 02 lần số tiền nêu trên. Như vậy, hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vi phạm. 3. Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố Căn cứ Điều 31 và Điều 32 Luật An toàn thực phẩm 2010, cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo các điều kiện sau: (i) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố, bao gồm: - Phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm. - Phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố. (ii) Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố, bao gồm: - Nguyên liệu để chế biến thức ăn đường phố phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. - Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh. - Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm. - Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại. - Có đủ nước đạt quy chuẩn về mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT phục vụ việc chế biến, kinh doanh. - Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Như vậy, cá nhân, tổ chức kinh doanh thức ăn đường phố phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Mục 3 nêu trên. Hành vi không sử dụng găng tay khi bán thức ăn đường phố có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức.
Mở dịch vụ rửa xe có diện tích hơn 100m2 có cần phải đăng lý kinh doanh?
Mở dịch vụ rửa xe có diện tích hơn 100m2 có cần phải đăng lý kinh doanh? Đối với cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh như bán vé số, buôn chuyên hay bán những vật dụng nhỏ lẻ mà không có địa điểm cố định. Tuy nhiên, nếu mở dịch vụ rửa xe hơn 100m2 diện tích thì có cần đăng ký kinh doanh hay không? Căn cứ Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về việc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau: 1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây: - Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong; - Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định; - Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định; - Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc nguời bán lẻ; - Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định; - Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác. 2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định. Do đó, một trong những trường hợp không cần đăng ký kinh doanh là thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định. Quay lại thông tin của anh cung cấp vì dịch vụ của mình là rửa xe nên sẽ không cần phải đăng ký, kể cả diện tích 100m2 như thông tin anh cung cấp. Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại? Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định Phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại 1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đường, địa điểm sau đây: - Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác; - Khu vực các cơ quan nhà nước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; - Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam; - Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các phương tiện vận chuyển; - Khu vực các trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; - Nơi tạm dừng, đỗ của phương tiện giao thông đang tham gia lưu thông, bao gồm cả đường bộ và đường thủy; - Phần đường bộ bao gồm lối ra vào khu chung cư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đường, lề đường của đường đô thị, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho người và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động thuơng mại; - Các tuyến đường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại; - Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nhưng không được sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại. 2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động thương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại và trưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung. 3. Trường hợp tiến hành hoạt động thương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đường bộ được cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động thương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó. 4. Cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong trường hợp được yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động thương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong trường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật. Trên đây, phạm vi về địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại.
Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế
Chiều ngày 16/5/2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá. Một trong những chỉ đạo của Thủ tướng tại cuộc họp là đến ngày 15/6, đơn vị nào không thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng sẽ bị rút giấy phép. Đến 15/6, rút giấy phép cơ sở mua bán vàng không xuất hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế Trong chỉ đạo về thị trường vàng, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế, trong đó có giải pháp truyền thông phù hợp, tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các sai phạm; các ngân hàng thương mại đồng hành cùng với Ngân hàng Nhà nước về vấn đề này; kiên quyết thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng, đến ngày 15/6 tới, đơn vị nào không thực hiện hoá đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trong mua bán vàng thì rút giấy phép; tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Trước đó, tại Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có kết luận về việc xuất hoá đơn điện tử của cơ sở mua bán vàng: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác giám sát, quản lý, điều hành thị trường vàng, nhất là việc cương quyết phải có hóa đơn điện tử trong việc thực hiện các giao dịch mua, bán vàng để nâng cao tính minh bạch, cải thiện hiệu quả giám sát, điều hành, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả, công khai, minh bạch; xử lý thu hồi ngay giấy phép hoạt động đối với doanh nghiệp không thực hiện nghiêm quy định của pháp luật. Như vậy, theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới, các giao dịch mua bán vàng sẽ bắt buộc phải có hóa đơn điện tử nhằm nâng cao tính minh bạch, bảo đảm thị trường vàng hoạt động an toàn, hiệu quả. Đến 15/6 mua bán vàng không có hóa đơn điện tử thì các cơ sở sẽ bị rút giấy phép. Xem toàn văn Thông báo 160/TB-VPCP năm 2024: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/17/160-tb.pdf Trách nhiệm của cơ sở hoạt động kinh doanh mua, bán vàng 1) Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ Theo Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ như sau: - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. 2) Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng Theo Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau: Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm: - Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP. - Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm. - Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ. - Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng. - Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. - Tuân thủ các quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Như vậy, việc chấp hành các quy định về sử dụng hoá đơn chứng từ là trách nhiệm của các cơ sở mua bán vàng bao gồm doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ và doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng. Những hành vi nào là vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng? Theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm: - Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp. - Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán. - Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này. - Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép. - Vi phạm các quy định khác tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP và các quy định của pháp luật khác có liên quan. Theo đó, những hành vi trên là hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng. Các cơ sở mua bán vàng cần tuân theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh vàng một cách hợp pháp.
Bộ Y tế nghiên cứu đề xuất ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử
Hiện nay Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác. Đề xuất ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, kinh doanh thuốc lá điện tử Ngày 3/5 PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá thông tin với báo chi về các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá. Theo đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng là các sản phẩm mới xuất hiện trôi nổi tại Việt Nam trong gần 10 năm trở lại đây nhưng hệ lụy của nó gây ra đang đe dọa những thành quả của công cuộc phòng chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam. Thống kê cho thấy tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỉ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023. Ở nữ giới tuổi 11-18, cũng theo kết quả sơ bộ của điều tra 11 tỉnh thì tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023. Theo báo cáo tổng hợp từ gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện, chỉ tính riêng năm 2023 có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong đó, số người nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 65 tuổi trở lên với 580 ca nhập viện, lứa tuổi từ 45 - 64 có 377 ca nhập viện, lứa tuổi từ 25 - 44 có 138 ca nhập viện, lứa tuổi từ 19 - 24 có 58 ca nhập viện, lứa tuổi từ 16 - 18 có 44 ca nhập viện và lứa tuổi dưới 16 tuổi có 27 ca nhập viện. Trước thực trạng đó, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết trước mắt, Bộ Y tế đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thuốc lá mới khác có thể sẽ xuất hiện trong tương lai. Về lâu dài, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ, Quốc hội để xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để bổ sung quy định này vào Luật để bảo đảm tính ổn định trong triển khai thực hiện. Theo Báo điện tử - Đảng Cộng sản Việt Nam Thuốc lá điện tử là gì? Có được bán thuốc lá điện tử cho trẻ em không? Thuốc lá điện tử là gì? Thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery Systems – ENDS), còn được gọi tên khác như E-cigarette hay Vape, là thiết bị điện tử cầm tay, sử dụng pin để làm nóng dung dịch điện tử có chứa nicotine và các chất hóa học khác, tạo ra các hạt khí dung (còn gọi là aerosol hay sol khí) cho người dùng hít vào. Thuốc lá điện tử bao gồm 2 phần chính là phần đầu lọc chứa nicotine và hỗn hợp chất tạo mùi thơm, phần thân thay vì chứa thuốc lá là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc hòa tan nicotine và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít hơi, hơi nicotine và mùi thơm sẽ vào hệ hô hấp. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định như sau: - “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá. - “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác đùng để hút, nhai, ngửi. Theo đó, có thể xác định thuốc lá điện tử là một dạng sản phẩm thuốc lá. Có được bán thuốc lá điện tử cho trẻ em không? Theo Điều 9 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau: - Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. - Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. - Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012. - Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. - Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. - Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. - Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. - Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. - Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá. Như vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi bán hay cung cấp thuốc lá điện tử cho trẻ em.
Chơi game bắn cá ăn xu có bị phạt không? Có được kinh doanh trò chơi này không?
Chơi game là nhu cầu giải trí chính đáng của con người, tuy nhiên cần phải nắm được bản chất của trò chơi để không vi phạm pháp luật. Bắn cá ăn xu là trò chơi khá phổ biến hiện nay, vậy chơi game bắn cá ăn xu có phạm pháp không? Sẽ bị xử lý thế nào? Chơi game bắn cá ăn xu có bị phạt không? Game bắn cá ăn xu là loại game thế giới đại dương với đa dạng các loại sinh vật được mô phỏng qua màn hình các máy chơi. Nhiệm vụ của người chơi là tiêu diệt càng nhiều sinh vật càng tốt. Người chơi chỉ cần bỏ tiền ra mua xèng (xu) hoặc điểm từ các địa điểm kinh doanh rồi nạp vào máy bắn cá. Sau đó điều chỉnh súng và ấn nút bắn, đạn sẽ bay để tiêu diệt các sinh vật đang di chuyển trong màn hình. Mỗi sinh vật sẽ tương ứng với một số xu nhất định, tiêu diệt được sinh vật nào thì sẽ có được số xu đó, ngược lại nếu không tiêu diệt được thì người chơi sẽ bị mất số xu đã đặt cược. Với số xu thắng, người chơi có thể tiếp tục dùng để chơi bắn cá ăn xu hoặc dùng để chơi các trò chơi khác. Ở một số địa điểm kinh doanh còn cho phép người chơi đổi xu thành nước ngọt, thẻ cào điện thoại, tiền hay các hiện vật có giá trị khác. Theo quy định pháp luật hiện nay pháp luật không cấm chơi game bắn cá nhưng nghiêm cấm hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc, người có hành vi này có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Như vậy, nếu chơi game bắn cá ăn xu mà có tính chất như đánh bạc (được, mất bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị) thì sẽ là vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt theo quy định. Chơi game bắn cá ăn xu sẽ bị xử lý như thế nào? 1) Xử lý hành chính Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật; - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác. Như vậy, người chơi game bắn cá ăn tiền có thể bị phạt hành chính từ 1 - 2 triệu đồng. Ngoài ra, người phạm tội còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, nếu là người nước ngoài thì sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Đồng thời, theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/N-CP, mức phạt tiền nêu trên là đối với cá nhân. Đối với tổ chức thì sẽ chịu mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 2) Xử lý hình sự Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội đánh bạc như sau: - Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: + Có tính chất chuyên nghiệp; + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; + Tái phạm nguy hiểm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, chơi game bắn cá ăn tiền là một hình thức đánh bạc trái pháp luật, theo đó, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên tới 7 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Có được kinh doanh game máy bắn cá không? Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020 quy định những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm: - Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III Luật Đầu tư 2020 ; - Kinh doanh mại dâm; - Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; - Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người; - Kinh doanh pháo nổ; - Kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Theo quy định trên, có thể thấy việc kinh doanh trò chơi bắn cá không phải là ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Như vậy, tổ chức, cá nhân vẫn có thể kinh doanh trò chơi bắn cá khi đáp ứng được điều kiện quy định. Tuy nhiên cũng cần phải đáp ứng trò chơi không được thắng, thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị để không phạm vào tội tổ chức đánh bạc.
Giấy phép con là gì? Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không?
Giấy phép con là gì? Tại sao lại cần giấy phép con? Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Giấy phép con là gì? Theo pháp luật hiện hành, chưa có văn bản nào quy định cụ thể về định nghĩa “Giấy phép con”. Đây là cách gọi của người dân để nói về một loại giấy phép trong thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Có thể hiểu căn bản giấy phép con là loại giấy phép được cấp cho cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo pháp luật đầu tư. Giấy phép con là một loại giấy tờ pháp lý chứng nhận cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau: Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Buôn bán bia có cần xin giấy phép con không? Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 như sau: STT NGÀNH, NGHỀ 1 Sản xuất con dấu 2 Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) 3 Kinh doanh các loại pháo, trừ pháo nổ 4 Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị 5 Kinh doanh súng bắn sơn 6 Kinh doanh quân trang, quân dụng cho lực lượng vũ trang, vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng 7 Kinh doanh dịch vụ cầm đồ … 46 Kinh doanh rượu …. Xem thêm đầy đủ danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/04/15/Phu-luc-IV.docx Như vậy, chỉ có buôn bán rượu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nên cần giấy phép con, buôn bán bia không nằm trong danh mục này nên không cần phải có giấy phép con. Điều kiện xin giấy phép con là gì? Theo Điều 7 Luật Đầu tư 2020 quy định: - Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh. - Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với lý do quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư. - Quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải có các nội dung sau đây: + Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh; + Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh; + Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh; + Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có); + Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh; + Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có). - Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Như vậy, điều kiện cấp giấy phép con sẽ được quy định tùy theo lĩnh vực kinh doanh, khi quy định điều kiện phải đảm bảo tuân thủ các nội dung trên và phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không?
Hiện nay có nhiều người thuê chung cư không chỉ để ở mà còn làm cơ sở để thực hiện hoạt động kinh doanh, buôn bán. Câu hỏi đặt ra ở đây là việc thuê căn hộ chung cư để kinh doanh như vậy có hợp pháp không, và nếu trái luật thì họ sẽ bị xử lý như thế nào? Căn hộ chung cư là gì? Theo Khoản 3 Điều 4 Luật Nhà ở 2014, nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh. Như vậy, căn hộ chung cư là một căn trong nhà chung cư. Một người có thể sở hữu một hoặc nhiều căn hộ trong nhà chung cư. Nhà chung cư có thể được xây dựng với hai mục đích: chỉ để ở và để ở kết hợp với kinh doanh. Đồng thời, cũng tại Điều 4 Luật Nhà ở 2014 có các quy định về nhà chung cư như sau: - Chủ sở hữu nhà chung cư là chủ sở hữu căn hộ chung cư, chủ sở hữu diện tích khác trong nhà chung cư. - Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư là phần diện tích bên trong căn hộ hoặc bên trong phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng riêng trong căn hộ hoặc trong phần diện tích khác của chủ sở hữu nhà chung cư theo quy định của Luật Nhà ở 2014. - Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Có được thuê căn hộ chung cư để kinh doanh không? Theo Điều 6 Luật Nhà ở 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng nhà chung cư như sau: - Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng. - Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở; Sử dụng phần diện tích được kinh doanh trong nhà chung cư theo dự án được phê duyệt vào mục đích kinh doanh vật liệu gây cháy, nổ, kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, tiếng ồn hoặc các hoạt động khác làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ gia đình, cá nhân trong nhà chung cư theo quy định của Chính phủ. Như vậy, đối với nhà chung cư được xây với mục đích để ở thì nghiêm cấm thuê căn hộ chung cư để thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không phải để ở. Đối với nhà chung cư hỗn hợp được xây để ở kết hợp với kinh doanh thì được phép thuê để kinh doanh nhưng phải đúng mục đích, nội dung của dự án và đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Thực hiện kinh doanh tại căn hộ chung cư không được kinh doanh bị xử lý thế nào? Theo Điều 70 Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư như sau: - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Gây thấm, dột căn hộ chung cư không thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng của mình; + Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc; + Kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc; + Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định; + Hoạt động kinh doanh tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định; + Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở. - Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: + Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức; + Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở hữu riêng trong nhà chung cư; + Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; + Sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp. - Biện pháp khắc phục hậu quả: + Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu. + Buộc chuyển kinh doanh hàng hóa nguy hiểm gây cháy nổ ra khỏi địa bàn dân cư hoặc buộc không sử dụng dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc buộc không kinh doanh dịch vụ giết mổ gia súc ở khu vực nhà chung cư. + Buộc đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng cháy, chữa cháy theo quy định. + Buộc sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích để ở. + Buộc trả lại phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung. + Buộc sử dụng đúng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp Như vậy, đối với hành vi sử dụng căn hộ chung cư không phải mục đích để ở sẽ bị phạt tiền từ 20 - 40 triệu đồng và buộc sử dụng căn hộ vào mục đích để ở, tức dừng lại hoạt động kinh doanh. Đối với hành vi sử dụng phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp khác đi so với mục đích ban đầu (kinh doanh lĩnh vực khác) thì sẽ bị phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng và buộc sử dụng đúng mục đích ban đầu, tức dừng lại các hoạt động kinh doanh sai mục đích.
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất có điều kiện
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp là thủ tục hành chính được Bộ Công thương công bố tại Quyết định 2544/QĐ-BCT năm 2022 công bố thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hóa chất thuộc phạm vi chức năng, quản lý của Bộ Công Thương. Trình tự thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện lập 01 bộ hồ sơ gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP; - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp Giấy chứng nhận quy định tại điểm c, điểm d khoản 5 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP; - Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do; - Trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm gửi bản sao hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận của tổ chức, cá nhân để lấy ý kiến của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất. Trong thời hạn 09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản sao hồ sơ, Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất có trách nhiệm kiểm tra điều kiện thực tế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất trên địa bàn quản lý và có ý kiến bằng văn bản về việc đáp ứng điều kiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 9 của Nghị định 82/2022/NĐ-CP. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho tổ chức, cá nhân không muộn hơn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản của Sở Công Thương địa phương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất về việc đã đáp ứng đủ điều kiện, đồng thời gửi 01 bản cho Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất để phối hợp quản lý. Mẫu Giấy chứng nhận được quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 82/2022/NĐ-CP. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Qua Bưu điện. - Nộp trực tiếp tại Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính - Qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp; b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; c) Bản kê khai từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất; d) Bản sao quyết định phê duyệt hoặc văn bản xác nhận các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất; đ) Bản sao văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất không thuộc đối tượng phải thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; e) Bản vẽ tổng thể hệ thống mặt bằng từng cơ sở sản xuất, địa điểm kinh doanh hóa chất, nội dung bản vẽ phải đảm bảo các thông tin về vị trí nhà xưởng, kho chứa, khu vực chứa hóa chất, diện tích và đường vào nhà xưởng, khu vực sản xuất, kho chứa hóa chất; Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất xây dựng cơ sở sản xuất, kho chứa hóa chất hoặc Hợp đồng thuê nhà xưởng, kho chứa, Hợp đồng hay thỏa thuận mua bán hóa chất trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất; g) Bản kê khai thiết bị kỹ thuật, trang bị phòng hộ lao động và an toàn của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất; h) Bản sao bằng đại học trở lên chuyên ngành hóa chất của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách hoạt động sản xuất hóa chất của cơ sở sản xuất; Bản sao bằng trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất của người phụ trách về an toàn hóa chất; i) Bản sao quyết định công nhận kết quả kiểm tra huấn luyện an toàn hóa chất của tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 34 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP; k) Phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định. - Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp - 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất của tổ chức, cá nhân được đặt tại địa phương đặt trụ sở chính. - 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với trường hợp tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất tại địa phương khác với địa phương đặt trụ sở chính. Phí, Lệ phí thực hiện thủ tục: Quy định tại Thông tư 08/2018/TT-BTC. Trên đây là thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp.
Thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế như thế nào?
Trong nhiều trường hợp mà doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc vi phạm quy định về kinh doanh, thuế thì doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn điện tử, sau đây là thủ tục ngừng sử dụng hóa đơn. 1. Trường hợp nào phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử? Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế: - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh; - Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế; - Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; - Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế; - Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật. 2. Trình tự thực hiện ngừng sử dụng hóa đơn điện tử được thực hiện ra sao? Doanh nghiệp thực hiện theo trình tự ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau: - Cơ quan thuế quản lý trực tiếp gửi thông báo đến người nộp thuế thuộc trường hợp tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều này đề nghị người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu liên quan đến việc sử dụng hóa đơn điện tử. - Người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. Người nộp thuế có thể đến cơ quan thuế giải trình trực tiếp hoặc bổ sung thông tin, tài liệu hoặc bằng văn bản. - Người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử hoặc giải trình bổ sung, cụ thể: + Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu đầy đủ và chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì người nộp thuế tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử. + Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu mà không chứng minh được việc sử dụng hóa đơn điện tử theo đúng quy định pháp luật thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, tài liệu. Thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế ra thông báo. - Hết thời hạn theo thông báo mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu thì cơ quan thuế ra thông báo đề nghị người nộp thuế ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và xử lý theo quy định. 3. Trường hợp vẫn được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc khi có thông báo của cơ quan chức năng. Đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh cần có hóa đơn điện tử giao cho người mua để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử cấp theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu
Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng tem điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá do Bộ Tài chính ban hành thì tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước. Như vậy, có quy định sau thời hạn bao lâu kể từ khi có Giấy phép sản xuất rượu, tổ chức, cá nhân phải đi đăng ký sử dụng tem điện tử không? Đơn vị thực hiện dán tem điện tử theo quy định pháp luật Đơn vị thực hiện dán tem điện tử quy định tại Thông tư 23/2021/TT-BTC gồm: - Đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu: Doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm thuốc lá đảm bảo việc dán tem đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. - Đối với sản phẩm rượu đóng chai và rượu thành phẩm dạng thùng, téc nhập khẩu về sang, chiết ra chai: Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dán tem và tự chịu trách nhiệm việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu sản phẩm rượu đóng chai có nhu cầu dán tem tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài thì phải đảm bảo việc dán tem rượu nhập khẩu cho sản phẩm rượu nhập khẩu đúng quy định trước khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam để tiêu thụ. - Đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước: doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm thuốc lá tại địa điểm sản xuất sau khi sản phẩm thuốc lá được đóng thành bao thuốc lá và trước khi đưa sản phẩm đi tiêu thụ trong nước. - Đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước: tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất rượu (bao gồm Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp) để tiêu thụ trong nước, sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất rượu trong nước phải thực hiện dán tem điện tử đúng quy định cho sản phẩm rượu tại địa điểm sản xuất sau khi rượu được đóng chai và trước khi đưa sản phẩm rượu đi tiêu thụ trong nước. Nguyên tắc quản lý, sử dụng tem điện tử Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC: - Tổng cục Hải quan thực hiện in, phát hành tem điện tử thuốc lá nhập khẩu, tem điện tử rượu nhập khẩu và thực hiện bán tem điện tử thuốc lá nhập khẩu, tem điện tử rượu nhập khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá, sản phẩm rượu hoặc được mua hàng tịch thu, bán đấu giá của cơ quan có thẩm quyền theo quy định. - Tổng cục Thuế thực hiện in, phát hành tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước, tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và thực hiện bán tem điện tử thuốc lá sản xuất để tiêu thụ trong nước, tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước cho các tổ chức, cá nhân có Giấy phép sản xuất theo quy định của pháp luật. - Tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá hoàn toàn chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng, truyền các dữ liệu thông tin tem điện tử về cơ quan quản lý theo quy định. - Nguyên tắc sử dụng tem điện tử của tổ chức, cá nhân + Sử dụng tem điện tử đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định tại Thông tư này. + Không tự ý trao đổi, mua, bán, vay, mượn tem điện tử. + Không cố ý làm mất hoặc cố ý làm hư hỏng tem điện tử được bán. Thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu Theo Thông tư 23/2021/TT-BTC: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng tem điện tử rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước là phải căn cứ kế hoạch sản xuất sản phẩm thuốc lá, kế hoạch sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước hàng năm, chậm nhất là ngày 15 tháng 5 của năm liền trước năm kế hoạch, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước sử dụng tài khoản giao dịch điện tử còn hiệu lực đã được cơ quan thuế cấp, truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để đăng ký kế hoạch mua tem điện tử theo Mẫu số 02/TEM, Phụ lục 3 ban hành kèm Thông tư này, gồm các nội dung: Loại tem, ký hiệu mẫu tem, số lượng tem cần mua và phải đảm bảo số lượng tem đề nghị mua không được vượt quá sản lượng được phép sản xuất theo Giấy phép sản xuất còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp, trường hợp vượt cần phải ghi rõ lý do. Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất rượu để tiêu thụ trong nước, không đăng ký kế hoạch sử dụng tem điện tử thuốc lá hoặc tem điện tử rượu coi như không có nhu cầu mua tem. Như vậy, quy định không nêu thời hạn phải đăng ký sử dụng tem điện tử khi được cấp phép bán rượu. Trong năm doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất thì đăng ký kế hoạch mua tem điện tử để sử dụng, không đăng ký trong khi có thực hiện hoạt động sản xuất trên thực tế thì có rủi ro bị phạt. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký kế hoạch mua tem điện tử theo Mẫu số 02/TEM là ngày 15 tháng 5 của năm liền trước năm có kế hoạch sản xuất.