Có yêu cầu về thời gian kê khai giá thuốc giữa những lần thay đổi hay không?
Tình huống phát sinh là đơn vị đã tiến hành kê khai giá thuốc vào tháng 01/2024. Tuy nhiên, do tình hình thị trường khiến giá thuốc đó không còn phù hợp nên đơn vị muốn thay đổi giá vào tháng 4/2024. Vậy đơn vị có thể thực hiện thay đổi sau 3 tháng không? Các biện pháp quản lý giá thuốc của nhà nước Liên quan vấn đề này, tại Điều 107 Luật Dược 2016 đang liệt kê các biên pháp quản lý giá thuốc như sau: - Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Dược 2016. - Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích. - Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai. - Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác. - Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. - Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác. - Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, trong các biện pháp quản lý giá thuốc thì việc kê khai giá yêu cầu phải thực hiện lại khi có thay đổi giá thuốc đã kê khai, không hạn chế cụ thể về thời gian giữa các lần kê khai. Thủ tục kê khai giá thuốc khi có thay đổi giá Liên quan vấn đề này, tại Điều 130 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024 do Bộ Y tế ban hành có hướng dẫn hồ sơ kê khai lại giá thuốc như sau: - Bảng kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024; - Bảng kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại giá thuốc được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 131 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024: - Bộ Y tế tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; hồ sơ kê khai giá thuốc sản xuất trong nước; hồ sơ đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc tại địa bàn tỉnh, thành phố. Theo đó, đơn vị tiến hành nộp hồ sơ kê khai lại giá thuốc cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra về thành phần, số lượng hồ sơ và xử lý. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sở kê khai lại giá thuốc, Bộ Y tế công bố giá thuốc kê khai lại trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Các nhà thuốc bán lẻ không được bán với mức giá cao hơn giá thuốc đã kê khai
Chính phủ ban hành Nghị định 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 sửa đổi Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016 và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. (1) Quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về kê khai giá thuốc Sửa đổi Điều 132 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc như sau: - Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các quyền sau đây: + Có văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường, phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật; + Thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dược về giá thuốc theo quy định của pháp luật; + Chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc trong các trường hợp: không thực hiện kê khai, kê khai lại; kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định hoặc không điều chỉnh giá nhưng không báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại của doanh nghiệp; báo cáo không trung thực các yếu tố hình thành giá hoặc bán thuốc cao hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại đang có hiệu lực; + Xem xét áp dụng các biện pháp trong trường hợp cơ sở kinh doanh dược đã vi phạm từ 02 lần trở lên trong thời gian 01 năm: tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Thời hạn tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm này từ 03 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền. - Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đúng quy định về tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc quy định tại Điều 131 Nghị định này; + Rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc do các cơ sở kinh doanh dược kê khai theo đúng Biểu mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 130 Nghị định này; + Bảo mật mức giá kê khai, kê khai lại của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai, kê khai lại chưa có hiệu lực thực hiện theo quy định của pháp luật. (Hiện hành Nghị định 88/2023/NĐ-CP đã thay đổi trách nhiệm thành quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về kê khai, kê khai lại giá thuốc). (2) Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược trong kê khai giá thuốc Sửa đổi Điều 133 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc - Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây: + Có quyền mua, bán thuốc theo giá đã kê khai, kê khai lại kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc nộp đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. + Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công thuốc có điều chỉnh giảm giá kê khai so với kê khai liền kề thì cơ sở được quyền mua, bán ngay theo mức giá điều chỉnh giảm đồng thời với việc thực hiện kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm của yếu tố hình thành giá. - Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc, thông báo mức giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc; chấp hành báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại theo yêu cầu của quản lý nhà nước về giá thuốc để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); + Không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại; + Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường hoặc phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp không còn giá trị; + Chấp hành các hình thức xử lý về kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn. (3) Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố Sửa đổi, bổ sung Điều 134 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố như sau: - Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố: + Thông tin về thuốc tại hồ sơ kê khai giá phù hợp với các thông tin của thuốc theo Quyết định cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc Giấy phép nhập khẩu thuốc; + Giá thuốc kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng thuốc tương tự (nếu có). - Trong trường hợp cần thiết, căn cứ các nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc xin ý kiến cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về giá và các cơ quan liên quan để thực hiện rà soát hậu kiểm giá thuốc kê khai, kê khai lại. (So với Nghị định 54/2017/NĐ-CP trước đó, hiện hành đã sửa đổi nguyên tắc rà soát, công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại thành nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố). (4) Thay đổi Mẫu hồ sơ liên quan đến giá thuốc, kê khai giá thuốc, kê khai lại giá thuốc Sửa đổi 05 Mẫu hồ sơ liên quan đến giá thuốc, kê khai giá thuốc, kê khai lại giá thuốc được quy định tại Nghị định 88/2023/NĐ-CP như sau: - Mẫu số 05 tải Đề nghị thay đổi/bổ sung thông tin đối với thuốc đã kê khai, kê khai lại giá - Mẫu số 06 tải Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai/kê khai lại giá thuốc/thay đổi, bổ sung thông tin - Mẫu số 07 tải Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai lại giá thuốc - Mẫu số 08 tải Báo cáo tình hình kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước - Mẫu số 09 tải Bảng thuyết minh về cơ cấu giá (nhập khẩu) - Mẫu số 10 tải Bảng thuyết minh về cơ cấu giá (trong nước) Xem thêm Nghị định 88/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/12/2023 sửa đổi Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Yêu cầu về kinh doanh thuốc trên trang thương mại điện tử
Các anh/chị Dân luật cho mình hỏi. Hiện Công ty mình đang dự định kinh doanh bán thuốc trên trang thương mại điện tử. Mình có một số vướng mắc về: - Yêu cầu về giấy phép làm thương mại điện tử? - Yêu cầu về bán thuốc online? - Yêu cầu về bác sĩ hành nghề online? - Và các yêu cầu khác nếu có Xin cảm ơn.
Kính gửi Dân luật. Xin các luật sư tư vấn trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc nhưng không có Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc như sau: Hiện nay, tại các Nghị định - Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, - Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đều có quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đủ điều kiện theo quy định. Vậy, khi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc nhưng không có Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì áp dụng văn bản quy định xử phạt VPHC thuộc lĩnh vực chuyên ngành (là Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) hay áp dụng văn bản ban hành sau (là Nghị định số 50/2016/NĐ-CP). Kính mong các luật sư tư vấn giúp. Trân trọng./.
Có yêu cầu về thời gian kê khai giá thuốc giữa những lần thay đổi hay không?
Tình huống phát sinh là đơn vị đã tiến hành kê khai giá thuốc vào tháng 01/2024. Tuy nhiên, do tình hình thị trường khiến giá thuốc đó không còn phù hợp nên đơn vị muốn thay đổi giá vào tháng 4/2024. Vậy đơn vị có thể thực hiện thay đổi sau 3 tháng không? Các biện pháp quản lý giá thuốc của nhà nước Liên quan vấn đề này, tại Điều 107 Luật Dược 2016 đang liệt kê các biên pháp quản lý giá thuốc như sau: - Đấu thầu thuốc dự trữ quốc gia theo quy định của Luật đấu thầu và pháp luật về dự trữ quốc gia; đấu thầu thuốc mua từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập theo quy định của Luật đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 107 Luật Dược 2016. - Đấu thầu hoặc đặt hàng hoặc giao kế hoạch đối với thuốc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia, quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo quy định của pháp luật về cung ứng dịch vụ, sản phẩm công ích. - Kê khai giá thuốc trước khi lưu hành trên thị trường và kê khai lại khi thay đổi giá thuốc đã kê khai. - Niêm yết giá bán buôn, bán lẻ thuốc bằng đồng Việt Nam tại nơi giao dịch hoặc nơi bán thuốc của cơ sở kinh doanh dược; in, ghi hoặc dán giá bán lẻ trên bao bì chứa đựng thuốc hoặc bao bì ngoài của thuốc; thông báo công khai trên bảng, trên giấy hoặc bằng các hình thức khác. - Thực hiện các biện pháp bình ổn giá thuốc theo quy định của Luật giá đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu khi có biến động bất thường về giá hoặc mặt bằng giá biến động ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội. - Thực hiện hình thức đàm phán giá đối với gói thầu mua thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền, thuốc có hàm lượng không phổ biến và trường hợp đặc thù khác. - Quy định thặng số bán lẻ tối đa đối với thuốc bán tại cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, trong các biện pháp quản lý giá thuốc thì việc kê khai giá yêu cầu phải thực hiện lại khi có thay đổi giá thuốc đã kê khai, không hạn chế cụ thể về thời gian giữa các lần kê khai. Thủ tục kê khai giá thuốc khi có thay đổi giá Liên quan vấn đề này, tại Điều 130 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024 do Bộ Y tế ban hành có hướng dẫn hồ sơ kê khai lại giá thuốc như sau: - Bảng kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024; - Bảng kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước theo Mẫu số 04 tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký lại giá thuốc được hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 131 Văn bản hợp nhất 02/VBHN-BYT năm 2024: - Bộ Y tế tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam; hồ sơ kê khai giá thuốc sản xuất trong nước; hồ sơ đề nghị bổ sung, thay đổi thông tin của thuốc đã kê khai, kê khai lại giá; - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tiếp nhận và rà soát hồ sơ kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước của các cơ sở có trụ sở sản xuất thuốc tại địa bàn tỉnh, thành phố. Theo đó, đơn vị tiến hành nộp hồ sơ kê khai lại giá thuốc cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cán bộ tiếp nhận kiểm tra về thành phần, số lượng hồ sơ và xử lý. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sở kê khai lại giá thuốc, Bộ Y tế công bố giá thuốc kê khai lại trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
Các nhà thuốc bán lẻ không được bán với mức giá cao hơn giá thuốc đã kê khai
Chính phủ ban hành Nghị định 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 sửa đổi Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược 2016 và Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế. (1) Quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về kê khai giá thuốc Sửa đổi Điều 132 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc như sau: - Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các quyền sau đây: + Có văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường, phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật; + Thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sở kinh doanh dược về giá thuốc theo quy định của pháp luật; + Chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc trong các trường hợp: không thực hiện kê khai, kê khai lại; kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định hoặc không điều chỉnh giá nhưng không báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại của doanh nghiệp; báo cáo không trung thực các yếu tố hình thành giá hoặc bán thuốc cao hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại đang có hiệu lực; + Xem xét áp dụng các biện pháp trong trường hợp cơ sở kinh doanh dược đã vi phạm từ 02 lần trở lên trong thời gian 01 năm: tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Thời hạn tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm này từ 03 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền. - Cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có các trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đúng quy định về tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc quy định tại Điều 131 Nghị định này; + Rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc do các cơ sở kinh doanh dược kê khai theo đúng Biểu mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 130 Nghị định này; + Bảo mật mức giá kê khai, kê khai lại của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai, kê khai lại chưa có hiệu lực thực hiện theo quy định của pháp luật. (Hiện hành Nghị định 88/2023/NĐ-CP đã thay đổi trách nhiệm thành quyền và nghĩa vụ của cơ quan quản lý nhà nước về kê khai, kê khai lại giá thuốc). (2) Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược trong kê khai giá thuốc Sửa đổi Điều 133 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược trong việc thực hiện quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc - Cơ sở kinh doanh dược có các quyền sau đây: + Có quyền mua, bán thuốc theo giá đã kê khai, kê khai lại kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc nộp đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. + Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công thuốc có điều chỉnh giảm giá kê khai so với kê khai liền kề thì cơ sở được quyền mua, bán ngay theo mức giá điều chỉnh giảm đồng thời với việc thực hiện kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm của yếu tố hình thành giá. - Cơ sở kinh doanh dược có các trách nhiệm sau đây: + Thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai, kê khai lại giá thuốc, thông báo mức giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc; chấp hành báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại theo yêu cầu của quản lý nhà nước về giá thuốc để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có); + Không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại; + Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường hoặc phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp không còn giá trị; + Chấp hành các hình thức xử lý về kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn. (3) Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố Sửa đổi, bổ sung Điều 134 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố như sau: - Nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố: + Thông tin về thuốc tại hồ sơ kê khai giá phù hợp với các thông tin của thuốc theo Quyết định cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc hoặc Giấy phép nhập khẩu thuốc; + Giá thuốc kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá thị trường của các mặt hàng thuốc tương tự (nếu có). - Trong trường hợp cần thiết, căn cứ các nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc xin ý kiến cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về giá và các cơ quan liên quan để thực hiện rà soát hậu kiểm giá thuốc kê khai, kê khai lại. (So với Nghị định 54/2017/NĐ-CP trước đó, hiện hành đã sửa đổi nguyên tắc rà soát, công bố giá thuốc kê khai, kê khai lại thành nội dung rà soát giá thuốc kê khai, kê khai lại đã được công bố). (4) Thay đổi Mẫu hồ sơ liên quan đến giá thuốc, kê khai giá thuốc, kê khai lại giá thuốc Sửa đổi 05 Mẫu hồ sơ liên quan đến giá thuốc, kê khai giá thuốc, kê khai lại giá thuốc được quy định tại Nghị định 88/2023/NĐ-CP như sau: - Mẫu số 05 tải Đề nghị thay đổi/bổ sung thông tin đối với thuốc đã kê khai, kê khai lại giá - Mẫu số 06 tải Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai/kê khai lại giá thuốc/thay đổi, bổ sung thông tin - Mẫu số 07 tải Phiếu tiếp nhận hồ sơ kê khai lại giá thuốc - Mẫu số 08 tải Báo cáo tình hình kê khai lại giá thuốc sản xuất trong nước - Mẫu số 09 tải Bảng thuyết minh về cơ cấu giá (nhập khẩu) - Mẫu số 10 tải Bảng thuyết minh về cơ cấu giá (trong nước) Xem thêm Nghị định 88/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 11/12/2023 sửa đổi Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Yêu cầu về kinh doanh thuốc trên trang thương mại điện tử
Các anh/chị Dân luật cho mình hỏi. Hiện Công ty mình đang dự định kinh doanh bán thuốc trên trang thương mại điện tử. Mình có một số vướng mắc về: - Yêu cầu về giấy phép làm thương mại điện tử? - Yêu cầu về bán thuốc online? - Yêu cầu về bác sĩ hành nghề online? - Và các yêu cầu khác nếu có Xin cảm ơn.
Kính gửi Dân luật. Xin các luật sư tư vấn trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc nhưng không có Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc như sau: Hiện nay, tại các Nghị định - Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, - Nghị định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Nghị định số 50/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đều có quy định xử phạt đối với hành vi kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đủ điều kiện theo quy định. Vậy, khi xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh thuốc nhưng không có Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thì áp dụng văn bản quy định xử phạt VPHC thuộc lĩnh vực chuyên ngành (là Nghị định số 176/2013/NĐ-CP) hay áp dụng văn bản ban hành sau (là Nghị định số 50/2016/NĐ-CP). Kính mong các luật sư tư vấn giúp. Trân trọng./.