“Rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao?
Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu. Nhưng do khi thịnh, lúc suy, xuất hiện không ít những trường hợp “mãi quốc cầu vinh”, “rước voi giày mả tổ”. Vậy “rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) “Rước voi giày mả tổ” là gì? Trong tâm thức của người Việt Nam, mồ mả tổ tiên là một chứng tích thiêng liêng mà con cháu có nghĩa vụ phải gìn giữ, bảo vệ. Chính vì thế, bất kỳ ai có hành vi động chạm đến mồ mả tổ tiên thì là kẻ đã gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nếu kẻ xúc phạm ấy lại chính là con cháu thì đó là kẻ bất nghĩa là kẻ phản bội tổ tiên, nòi giống. Cho nên, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng để chỉ những người có hành vi phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào ruột thịt của mình. Cùng nghĩa với “rước voi giày mả tổ” trong tiếng Việt còn có thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. (2) Những hành vi “rước voi giày mả tổ” Trong quá khứ, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng khi nhắc đến vua tôi Lê Chiêu Thống, người đã giúp nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Hay gần đây hơn, là 02 tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Montagnard Stand for Justice - MSFJ” được Bộ Công An thông báo là đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam. Những tổ chức khủng bố này hoạt động theo phương thức bạo động; móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. “Nhà nước Đêga” này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số bà con nhẹ dạ, cả tin trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008 và mới đây nhất là vụ việc tại Đắk Lắk diễn ra vào 06/2023, khiến 04 cán bộ công an xã hy sinh, 02 cán bộ xã và 03 người dân tử vong. (3) Mức xử phạt cho hành vi “rước voi giày mả tổ” Tại Hiến pháp 2013 có nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Theo đó, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đồng thời, Điều 44 Hiến pháp 2013 cũng quy định như sau: "Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" Mức xử phạt cho người có hành vi phản bội Tổ quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 còn đề cập đến những hình thức phạt bổ sung cho tội phản bội Tổ quốc là bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời, sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có hành vi “rước voi giày mả tổ” gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị xử phạt ở mức nặng nhất là tử hình.
Thêm nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành
Ngày 18/8/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. (1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013. - Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Điểm mới). - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013. - Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. - Tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. - Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao (3) Thành phần của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: - Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Trưởng ban; - Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng ban thường trực; - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác), Phó Trưởng ban; - Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực; - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên; - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên; - Giám đốc Sở Y tế, Thành viên; - Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên; - Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên; - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên; - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên; - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành viên; - Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Cảng hàng không (nếu có), Thành viên; - Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có), Thành viên; - Chủ tịch UBND cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng, Thành viên; - Các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo Xem thêm Nghị định 62/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2023 sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP.
Quyết định truy nã 5 bị can liên quan vụ giết người, tấn công khủng bố Đắk Lắk
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 bị can liên quan đến vụ giết người, tấn công khủng bố trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk ngày 11/6 vừa qua, về tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Sáng ngày 1/7, thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 đối tượng về tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự, bao gồm: - Y Khing Liêng (SN 1992, trú tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk); - Nay Yên (SN 1970, trú tại buôn Ea Klock, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); - Y Jũ Niê (SN 1968, trú tại buông Kang, xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk); - Nay Tam (SN 1974, trú tại buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, Đắk Lắk); - Nay Dương (SN 1968, trú tại buôn Ea Klock, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, Đắk Lắk); Theo Cơ quan An ninh điều tra, việc truy nã 5 bị can căn cứ từ Quyết định khởi tố bị can số 96/QĐ-ANĐT ngày 28/6/2023 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk. Sau khi xác minh, xác định các bị can này đã bỏ trốn khỏi địa phương. Theo quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk theo địa chỉ: 58 Nguyễn Tất Thành, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0694389133. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ Tham khảo: Pháp luật quy định “Khủng bố” là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố quy định: Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; - Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hành vi khủng bố phải đối diện với mức án thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: - Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): + Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. + Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ
Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ
Tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ) ngày 20/6/2023, Bộ Công an Việt Nam khẳng định hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) vào ngày 11/6/2023 là hoạt động khủng bố có tổ chức. Theo đó, tại Hội nghị Cục trưởng Cục An ninh nội địa là Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt đã nêu rõ 04 nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam, bao gồm: (1) Tại Việt Nam có các mục tiêu bị khủng bố quan tâm, như trụ sở ngoại giao nước ngoài. (2) Nguy cơ từ dòng phiến quân IS dịch chuyển về Đông Nam Á từ Trung Đông. (3) Các nhóm khủng bố, bạo lực cực đoan triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội truyền bá chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có lượng người dùng internet lớn, nên khả năng bị ảnh hưởng cao. (4) Các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam. Theo Thiếu tướng, các tổ chức này lợi dụng các địa bàn các nước Đông Nam Á lập văn phòng trá hình, lôi kéo, tuyển mộ, huấn luyện thành viên; lợi dụng internet và mạng xã hội tuyên truyền, xúi giục, hướng dẫn phần tử xấu trong nước thực hiện các vụ tấn công khủng bố lực lượng thực thi pháp luật và người dân vô tội. Khẳng định nhóm tấn công hai trụ sở xã ở Đăk Lăk là khủng bố Trước đó, ngày 11/6/2023 đã xảy ra một vụ khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk, 02 nhóm đối tượng trang bị súng và vũ khí tự chế tấn công trụ sở chính quyền và người dân trên đường đi, làm 09 người chết, 02 người bị thương, bắt giữ 03 con tin. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công. Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Theo đó, Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này; đồng thời, kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự. Tính đến ngày 20/6, nhà chức trách bắt tổng cộng 74 nghi phạm, hầu hết những người cầm đầu đã sa lưới. Pháp luật quy định “Khủng bố” là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định: Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; - Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hành vi khủng bố phải đối diện với mức án thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: - Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): + Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. + Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Vụ nổ súng tại Đắk Lắk nhóm tội phạm sẽ bị truy cứu tội nào?
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 11/6/2023 tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk một nhóm đối tượng có trang bị súng tấn công vào 2 trụ sở đồn công an xã làm một số chiến sĩ hy sinh và bị thương. Cùng ngày Bộ Công an đã huy động nhiều lực lượng cảnh sát và cơ động phối hợp cùng quân sự địa phương triển khai truy bắt các nhóm đối tượng chống phá này. Theo đó, nhóm đối tượng trên sẽ bị truy cứu những tội danh gì? 1. Truy cứu tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng Cụ thể tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người nào phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự sẽ bị xử lý như sau: - Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. - Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi có hành vi: + Có tổ chức; + Vận chuyển, mua bán qua biên giới; + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi có hành vi: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; + Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn. + Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. - Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi có hành vi: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; + Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn. + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 2. Nhóm đối tượng ở Đắk Lắk còn vi phạm tội bạo loạn Căn cứ Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: - Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; - Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Nhóm đối tượng ở Đắk Lắk vi phạm tội khủng bố Theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được hiểu như sau: - Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; + Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; + Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhóm đối tượng sử dụng súng tấn công trụ sở Công an xã tại tỉnh Đắk Lắk có thể đối mặt với các khung hình sự nêu trên. Tùy vào tính tiết và tính chất vụ việc thì sẽ xử lý khác nhau và cần có sự điều tra chính xác của cơ quan có thẩm quyền, do đó nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện nay, lực lượng Công an cùng cơ quan chức có thẩm quyền vẫn đang vây bắt các nhóm đối tượng manh động trên, và có khuyến cáo người dân khu vực xảy ra vụ việc không nên hoang mang và tuân theo các hướng dẫn của cơ quan địa phương thông báo.
Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQNN nhanh nhất
Hiện nay, sự riêng tư dễ dàng bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác, tin nhắn rác, hay thậm chí khủng bố, giả mạo các cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy làm cách nào để người dân có thể phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo nhanh nhất? Theo thống kê của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 1/3/2023, đầu số 156 sẽ được sử dụng chung để tiếp nhận các yêu cầu tra cứu thông tin tên miền và phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo... Bộ TT&TT giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông tiếp nhận và xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156; thống nhất cách thức kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống của VNNIC; quy trình tiếp nhận, lưu trữ, chuyển tiếp, xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156. Đại diện Cục Viễn thông cũng đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách: Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau: Cách thứ nhất: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Cách thứ hai: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng. Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông). Như vậy, khi nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể gọi tới đầu số 156 hoặc người dân cũng có thể gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo thông qua đầu số 156 để nhà mạng sẽ có biện pháp sàng lọc, xác minh, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý kịp thời. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10-20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm.
Thành lập đường dây nóng xử lý phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 64/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó, các bộ phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý như sau: (1) Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận thông tin nghi ngờ Khi tiếp nhận thông tin từ các đối tượng báo cáo và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố có nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý, phân tích thông tin về giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. - Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố đen cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố 2022. Trao đổi, cung cấp thông tin hoặc hồ sơ vụ việc nêu trên chậm nhất trong 90 ngày làm việc kể từ ngày chuyển giao thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thông qua các đơn vị đầu mối đe tập trung xử lý theo thẩm quyền như sau: + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền gửi về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố gửi về Cục An ninh nội địa, Bộ Công an. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Bộ Quốc phòng. - Đối với các thông tin, vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền được chuyển giao đến các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ Công an, NHNN Việt Nam chỉ đạo sao gửi văn bản chuyển giao các vụ việc này về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an. Để biết và cập nhật thông tin vào “Trung tâm lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” thuộc Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố”. - Chỉ đạo đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan trong quá trình cung cấp các thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật. (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Thường xuyên rà soát, trao đổi: + Nghi ngờ liên quan đến rửa tiền: Liên hệ đến Cục An ninh kinh tế hoặc qua Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc Phòng. + Nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố: Liên hệ đến Cục An ninh nội địa hoặc qua Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng. Các trường hợp có liên quan đến danh sách đen thực hiện các giao dịch tài chính nghi vấn liên quan đến hoạt động khủng bố đăng tải trên cổng TTĐT Bộ Công an đề phối hợp trong công tác xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. (3) Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Khi tiếp nhận, xử lý các thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố được chuyển giao từ NHNN Việt Nam hoặc từ các cơ quan khác có nhiệm vụ: - Chỉ đạo đơn vị đầu mối tiếp nhận, xử lý vụ việc phối hợp chặt chẽ đơn vị chuyển giao vụ việc thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhanh chóng rà soát, xác minh, thu thập thông tin về vụ việc được chuyển giao. - Chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ được giao trực tiếp xác minh, xử lý triệt để vụ việc được chuyển giao; thường xuyên trao đổi diễn biến, tình hình xử lý vụ việc định kỳ 04 tháng/lần kể từ ngày được giao tiếp nhận, lý vụ việc đến khi có kết quả xử lý, kết luận cuối cùng về vụ việc. (4) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ Khi nhận được yêu cầu đề nghị phối hợp xác minh, trao đổi thông tin của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố. Có trách nhiệm rà soát, trao đổi thông tin chậm nhất trong 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. (5) VKSND có quyền công tố, giám sát vụ việc Đối với các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm rửa tiền, tội phạm tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra thuộc CAND, QĐND thực hiện công tác phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin theo quy định của pháp luật. (6) Thành lập đường dây nóng xử lý thông tin tài trợ khủng bố - Bộ Công an thành lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý các thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố. - Phối hợp Bộ TT&TT, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam công bố rộng rãi thông tin về đường dây nóng trên các phương tiện thông tin, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh để nhân dân được biết. Xem thêm Quyết định 64/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 01/03/2023.
Doanh nghiệp có được thành lập Ban phòng chống khủng bố?
Hiện tại theo Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 và Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp thì chỉ có quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp nhà nước chứ không có quy định về việc thành lập ủy ban phòng, chống khủng bố trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên liên hệ thêm với Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh hoặc Bộ để có thông tin cụ thể.
3 tội liên quan đến “khủng bố” theo pháp luật Việt Nam
Tội Khủng bố ở Việt Nam Mới đây, các trang báo đồng loạt đăng tải thông tin tổ chức “Triều đại Việt” bị Bộ Công an liệt vào danh sách “Tổ chức Khủng bố”. “Khủng bố” là cụm từ không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ở Việt Nam có những tội nào liên quan đến Khủng bố và sẽ bị xử lý và xử lý ra sao? Mời tham khảo bài viết này! Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), 3 tội sau đây là những tội liên quan đến khủng bố 1. Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Căn cứ Điều 133: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 133 hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm *Ghi chú: - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Tội Khủng bố Quy định tại Điều 299 như sau: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 299 hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. *Ghi chú: - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội Tài trợ khủng bố Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Đối với cá nhân Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Đối với pháp nhân thương mại Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm *Ghi chú: - Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực - Pháp nhân thương mại phạm tội thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động toàn phần - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 299 và 300 nêu trên.
Cách đối phó khi bị 'khủng bố' qua điện thoại?
Tôi không may sử dụng lại sim điện thoại của người đã dùng số này đăng ký vay tiền ngân hàng nên mỗi ngày nhận ít nhất 5 cuộc gọi đòi tiền. (Nguyễn Văn Chiến) Nhân viên thu hồi nợ của Ngân hàng nhất định không đồng ý khi tôi nói mình không phải là người vay. Họ yêu cầu tôi viết đơn, mang thông tin cá nhân (chứng minh nhân dân) lên phòng chăm sóc khách hàng tận TP HCM để được yêu cầu xóa số khỏi hệ thống. Tôi thấy yêu cầu này rất vô lý vì tôi là nạn nhân, không việc gì phải viết đơn và cung cấp thông tin, chưa kể bỏ hai ngày đi và về. Trong trường hợp này, tôi nên làm sao để bảo vệ mình và tố cáo hành vi trái pháp luật của bên cho vay tiền? Luật sư trả lời: Việc nhân viên ngân hàng có hành vi sử dụng số điện thoại của bạn để gọi điện quấy rối nhằm đòi một khoản nợ mà bạn không có liên quan là hành vi trái pháp luật. Theo điểm a khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Trong trường hợp hành vi quấy rối có tính chất nghiêm trọng, người có hành vi quấy rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh tương ứng như tội làm nhục người khác quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự đối với hành vi "xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác" với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu phạm tội hai lần trở lên hoặc "sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội" sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp người có hành vi quấy rồi mà "bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội có tổ chức hoặc "sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội". Để ngăn chặn tình trạng này, trước hết bạn cần chủ động ghi âm các cuộc gọi đến quấy rối số điện thoại của mình để xác định đối tượng quấy rối đó là ai, thuộc ngân hàng hay doanh nghiệp nào để làm bằng chứng tố cáo kẻ quấy rối cũng như bảo vệ quyền lợi của mình. Tiếp theo, bạn cần có văn bản yêu cầu ngân hàng hay doanh nghiệp này phải chấm dứt ngay việc gọi điện cho bạn. Trường hợp vẫn tiếp tục bị gọi điện quấy rối, bạn có thể khiếu nại bằng văn bản hoặc thư điện tử cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối hoặc khóa chiều gọi đi của thuê bao gọi quấy rối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khiếu nại đến Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Trong nội dung khiếu nại, bạn cần cung cấp họ tên, số điện thoại của mình; tên của Ngân hàng có hành vi quấy rối và tóm tắt nội dung sự việc. Ngoài ra, bạn có thể viết đơn tố cáo trình báo lên cơ quan công an nơi có trụ sở của ngân hàng này để có biện pháp ngăn chặn, xử lý hành chính với người có hành vi quấy rối và buộc dừng ngay việc gọi điện quấy rối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội. Vnexpress
“Rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao?
Lịch sử hàng nghìn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta đã chứng minh chủ nghĩa yêu nước là truyền thống cực kỳ quý báu. Nhưng do khi thịnh, lúc suy, xuất hiện không ít những trường hợp “mãi quốc cầu vinh”, “rước voi giày mả tổ”. Vậy “rước voi giày mả tổ” là gì? Hành vi “rước voi giày mả tổ” bị xử phạt ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) “Rước voi giày mả tổ” là gì? Trong tâm thức của người Việt Nam, mồ mả tổ tiên là một chứng tích thiêng liêng mà con cháu có nghĩa vụ phải gìn giữ, bảo vệ. Chính vì thế, bất kỳ ai có hành vi động chạm đến mồ mả tổ tiên thì là kẻ đã gây ra một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nếu kẻ xúc phạm ấy lại chính là con cháu thì đó là kẻ bất nghĩa là kẻ phản bội tổ tiên, nòi giống. Cho nên, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng để chỉ những người có hành vi phản bội Tổ quốc, phản bội đồng bào ruột thịt của mình. Cùng nghĩa với “rước voi giày mả tổ” trong tiếng Việt còn có thành ngữ “cõng rắn cắn gà nhà”. (2) Những hành vi “rước voi giày mả tổ” Trong quá khứ, câu thành ngữ “rước voi giày mả tổ” thường được dùng khi nhắc đến vua tôi Lê Chiêu Thống, người đã giúp nhà Thanh phái Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị mang 290.000 quân xâm lược nước ta. Hay gần đây hơn, là 02 tổ chức “Nhóm Hỗ trợ người Thượng” và “Montagnard Stand for Justice - MSFJ” được Bộ Công An thông báo là đang tiến hành hoạt động khủng bố tại Việt Nam. Những tổ chức khủng bố này hoạt động theo phương thức bạo động; móc nối, lôi kéo người dân tộc thiểu số, tuyển mộ thành viên ở trong nước, huấn luyện phương thức hoạt động, kích động biểu tình, bạo loạn vũ trang; tài trợ tiền, vũ khí, phương tiện, chỉ đạo tiến hành tấn công khủng bố, giết hại cán bộ và người dân, phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân nhằm đòi ly khai, tự trị, thành lập “Nhà nước Đêga” ở Tây Nguyên. “Nhà nước Đêga” này dưới sự giật dây, chỉ đạo, hậu thuẫn của các thế lực thù địch bên ngoài đã kích động số bà con nhẹ dạ, cả tin trong nước gây ra các vụ bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008 và mới đây nhất là vụ việc tại Đắk Lắk diễn ra vào 06/2023, khiến 04 cán bộ công an xã hy sinh, 02 cán bộ xã và 03 người dân tử vong. (3) Mức xử phạt cho hành vi “rước voi giày mả tổ” Tại Hiến pháp 2013 có nêu rõ, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Theo đó, công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Đồng thời, Điều 44 Hiến pháp 2013 cũng quy định như sau: "Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" Mức xử phạt cho người có hành vi phản bội Tổ quốc được quy định cụ thể tại Điều 108 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật hình sự 2017 như sau: - Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội trong trường hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Bên cạnh đó, tại Bộ luật Hình sự 2015 còn đề cập đến những hình thức phạt bổ sung cho tội phản bội Tổ quốc là bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Đồng thời, sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy, người có hành vi “rước voi giày mả tổ” gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể bị xử phạt ở mức nặng nhất là tử hình.
Thêm nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành
Ngày 18/8/2023 Chính phủ vừa ban hành Nghị định 62/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp. Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phòng, chống vũ khí hủy diệt hàng loạt. (1) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố bộ, ngành - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013. - Phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố. - Tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (Điểm mới). - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ giao. (2) Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Phòng, chống khủng bố 2013. - Tham mưu cho UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo xử lý các vụ khủng bố xảy ra tại địa phương, trừ các vụ khủng bố thuộc trách nhiệm tham mưu chỉ đạo xử lý của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an, Bộ Quốc phòng. - Tham mưu, giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo hoạt động phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định 81/2019/NĐ-CP về phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. - Giúp UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện nhiệm vụ chỉ huy, đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng ở nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng theo quy định của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không. - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao (3) Thành phần của Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: - Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Trưởng ban; - Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng ban thường trực; - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác), Phó Trưởng ban; - Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực; - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên; - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên; - Giám đốc Sở Y tế, Thành viên; - Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên; - Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên; - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên; - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên; - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành viên; - Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có), Thành viên; - Giám đốc Cảng hàng không (nếu có), Thành viên; - Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có), Thành viên; - Chủ tịch UBND cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng, Thành viên; - Các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo Xem thêm Nghị định 62/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 05/10/2023 sửa đổi Nghị định 07/2014/NĐ-CP.
Quyết định truy nã 5 bị can liên quan vụ giết người, tấn công khủng bố Đắk Lắk
Mới đây, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 bị can liên quan đến vụ giết người, tấn công khủng bố trụ sở UBND xã ở Đắk Lắk ngày 11/6 vừa qua, về tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”. Sáng ngày 1/7, thông tin từ Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị này vừa ra quyết định truy nã đặc biệt đối với 5 đối tượng về tội: “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự, bao gồm: - Y Khing Liêng (SN 1992, trú tại xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk); - Nay Yên (SN 1970, trú tại buôn Ea Klock, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk); - Y Jũ Niê (SN 1968, trú tại buông Kang, xã Ea Knuếch, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk); - Nay Tam (SN 1974, trú tại buôn Adrơng Điết, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, Đắk Lắk); - Nay Dương (SN 1968, trú tại buôn Ea Klock, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, Đắk Lắk); Theo Cơ quan An ninh điều tra, việc truy nã 5 bị can căn cứ từ Quyết định khởi tố bị can số 96/QĐ-ANĐT ngày 28/6/2023 của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk. Sau khi xác minh, xác định các bị can này đã bỏ trốn khỏi địa phương. Theo quyết định truy nã, bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến Cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã phải báo ngay cho Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk theo địa chỉ: 58 Nguyễn Tất Thành, phường Tự An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Điện thoại: 0694389133. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ Tham khảo: Pháp luật quy định “Khủng bố” là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố quy định: Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; - Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hành vi khủng bố phải đối diện với mức án thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: - Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): + Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. + Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Xem bài viết liên quan: Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ
Bộ Công an nhận định vụ tấn công ở Đắk Lắk là KHỦNG BỐ
Tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hợp quốc tổ chức tại New York (Mỹ) ngày 20/6/2023, Bộ Công an Việt Nam khẳng định hoạt động của nhóm đối tượng tấn công trụ sở chính quyền và người dân tại tỉnh Đắk Lắk (Việt Nam) vào ngày 11/6/2023 là hoạt động khủng bố có tổ chức. Theo đó, tại Hội nghị Cục trưởng Cục An ninh nội địa là Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt đã nêu rõ 04 nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam, bao gồm: (1) Tại Việt Nam có các mục tiêu bị khủng bố quan tâm, như trụ sở ngoại giao nước ngoài. (2) Nguy cơ từ dòng phiến quân IS dịch chuyển về Đông Nam Á từ Trung Đông. (3) Các nhóm khủng bố, bạo lực cực đoan triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội truyền bá chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có lượng người dùng internet lớn, nên khả năng bị ảnh hưởng cao. (4) Các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam. Theo Thiếu tướng, các tổ chức này lợi dụng các địa bàn các nước Đông Nam Á lập văn phòng trá hình, lôi kéo, tuyển mộ, huấn luyện thành viên; lợi dụng internet và mạng xã hội tuyên truyền, xúi giục, hướng dẫn phần tử xấu trong nước thực hiện các vụ tấn công khủng bố lực lượng thực thi pháp luật và người dân vô tội. Khẳng định nhóm tấn công hai trụ sở xã ở Đăk Lăk là khủng bố Trước đó, ngày 11/6/2023 đã xảy ra một vụ khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk, 02 nhóm đối tượng trang bị súng và vũ khí tự chế tấn công trụ sở chính quyền và người dân trên đường đi, làm 09 người chết, 02 người bị thương, bắt giữ 03 con tin. Lực lượng chức năng đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công. Đây là hoạt động khủng bố có tổ chức, được trang bị các loại vũ khí; hành vi rất manh động, liều lĩnh, man rợ, mất nhân tính. Theo đó, Việt Nam mạnh mẽ lên án các cá nhân, tổ chức đã dung túng, hậu thuẫn, chỉ đạo cũng như số đối tượng đã trực tiếp gây ra vụ việc này; đồng thời, kêu gọi các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra vụ việc cũng như đấu tranh đối với các hoạt động tương tự. Tính đến ngày 20/6, nhà chức trách bắt tổng cộng 74 nghi phạm, hầu hết những người cầm đầu đã sa lưới. Pháp luật quy định “Khủng bố” là gì? Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố 2013 quy định: Khủng bố là một, một số hoặc tất cả hành vi sau đây của tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, ép buộc chính quyền nhân dân, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc gây ra tình trạng hoảng loạn trong công chúng: - Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, uy hiếp tinh thần của người khác; - Chiếm giữ, làm hư hại, phá hủy hoặc đe dọa phá hủy tài sản; tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Hướng dẫn chế tạo, sản xuất, sử dụng hoặc chế tạo, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, chất phóng xạ, chất độc, chất cháy và các công cụ, phương tiện khác nhằm phục vụ cho việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục, cưỡng bức, thuê mướn hoặc tạo điều kiện, giúp sức cho việc thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Thành lập, tham gia tổ chức, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện đối tượng nhằm thực hiện hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống khủng bố; - Các hành vi khác được coi là khủng bố theo quy định của điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Hành vi khủng bố phải đối diện với mức án thế nào? Người nào có hành vi các hành vi liên quan đến khủng bố sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh sau: - Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự) với mức hình phạt cao nhất là tử hình. - Tội Tài trợ khủng bố (Điều 300 Bộ luật Hình sự): + Người có hành vi tài trợ khủng bố thì mức hình phạt cao nhất là 10 năm tù. + Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, người nào chuẩn bị phạm một trong ba tội trên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Nguồn Cổng TTĐT Bộ Công an
Vụ nổ súng tại Đắk Lắk nhóm tội phạm sẽ bị truy cứu tội nào?
Vụ việc xảy ra vào sáng ngày 11/6/2023 tại địa bàn tỉnh Đắk Lắk một nhóm đối tượng có trang bị súng tấn công vào 2 trụ sở đồn công an xã làm một số chiến sĩ hy sinh và bị thương. Cùng ngày Bộ Công an đã huy động nhiều lực lượng cảnh sát và cơ động phối hợp cùng quân sự địa phương triển khai truy bắt các nhóm đối tượng chống phá này. Theo đó, nhóm đối tượng trên sẽ bị truy cứu những tội danh gì? 1. Truy cứu tội tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng Cụ thể tại Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người nào phạm tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự sẽ bị xử lý như sau: - Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm. - Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm khi có hành vi: + Có tổ chức; + Vận chuyển, mua bán qua biên giới; + Làm chết người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; + Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn; + Tái phạm nguy hiểm. - Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm khi có hành vi: + Làm chết 02 người; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng; + Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc có giá trị rất lớn. + Vật phạm pháp có số lượng: từ 11 đến 30 khẩu súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên; từ 6 đến 20 khẩu súng bộ binh khác như trung liên, đại liên, súng máy cao xạ 12,7 ly đến 25 ly, súng B40, B41; từ 16 đến 45 quả mìn, lựu đạn; từ 11 đến 30 quả đạn cối, đạn pháo; từ 1.001 đến 3000 viên đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống; từ 601 đến 2.000 viên đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly; từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam thuốc nổ các loại; từ 3.001 đến 10.000 nụ xuỳ hoặc ống nổ hoặc từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ. - Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi có hành vi: + Làm chết 03 người trở lên; + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên; + Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn hoặc có giá trị đặc biệt lớn. + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm. 2. Nhóm đối tượng ở Đắk Lắk còn vi phạm tội bạo loạn Căn cứ Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau: - Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; - Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm; - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 3. Nhóm đối tượng ở Đắk Lắk vi phạm tội khủng bố Theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân được hiểu như sau: - Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm: + Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; + Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; + Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; + Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Như vậy, nhóm đối tượng sử dụng súng tấn công trụ sở Công an xã tại tỉnh Đắk Lắk có thể đối mặt với các khung hình sự nêu trên. Tùy vào tính tiết và tính chất vụ việc thì sẽ xử lý khác nhau và cần có sự điều tra chính xác của cơ quan có thẩm quyền, do đó nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. Hiện nay, lực lượng Công an cùng cơ quan chức có thẩm quyền vẫn đang vây bắt các nhóm đối tượng manh động trên, và có khuyến cáo người dân khu vực xảy ra vụ việc không nên hoang mang và tuân theo các hướng dẫn của cơ quan địa phương thông báo.
Hướng dẫn cách phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo đến CQNN nhanh nhất
Hiện nay, sự riêng tư dễ dàng bị làm phiền bởi các cuộc gọi rác, tin nhắn rác, hay thậm chí khủng bố, giả mạo các cơ quan nhà nước để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy làm cách nào để người dân có thể phản ánh cuộc gọi rác, lừa đảo nhanh nhất? Theo thống kê của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, thời gian qua tình trạng cuộc gọi rác trên mạng viễn thông diễn ra phức tạp, có chiều hướng tăng lên, đặc biệt xuất hiện nhiều cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, giả mạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người dùng. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, kể từ ngày 1/3/2023, đầu số 156 sẽ được sử dụng chung để tiếp nhận các yêu cầu tra cứu thông tin tên miền và phản ánh cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo... Bộ TT&TT giao Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Viễn thông, các doanh nghiệp viễn thông tiếp nhận và xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156; thống nhất cách thức kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống của doanh nghiệp và hệ thống của VNNIC; quy trình tiếp nhận, lưu trữ, chuyển tiếp, xử lý yêu cầu tra cứu thông tin tên miền bằng phương thức nhắn tin qua đầu số 156. Đại diện Cục Viễn thông cũng đưa ra lời khuyên khi nhận được cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần bình tĩnh, thực hiện phản ánh tới đầu số 156 thông qua hai cách: Gửi tin nhắn hoặc gọi điện thoại tới đầu số 156 như sau: Cách thứ nhất: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656). Cách thứ hai: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng. Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông). Như vậy, khi nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể gọi tới đầu số 156 hoặc người dân cũng có thể gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo thông qua đầu số 156 để nhà mạng sẽ có biện pháp sàng lọc, xác minh, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý kịp thời. Chế tài nào dành cho hành vi sử dụng “sim rác” để khủng bố Xử phạt hành chính: Khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử quy định: Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi: “…….. g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…..” Theo đó, hành vi dùng “sim rác” nhắn tin, gọi điện quấy rối, làm phiền người dân hay đe dọa, khủng bố có thể bị phạt từ 10-20 triệu đồng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm. Truy cứu trách nhiệm hình sự: Ngoài ra, hành vi quấy rối, làm phiền người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và vu khống người khác. Về Tội làm nhục người khác căn cứ tại Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự năm 2017 quy định Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Mức phạt cao nhất lên tới 05 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Về Tội vu khống người khác căn cứ tại Điều 156 BLHS 2015 được sửa đổi bởi điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi BLHS 2017 quy định : Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; - Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Mức phạt cao nhất lên tói 07 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01- 05 năm.
Thành lập đường dây nóng xử lý phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 64/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 ban hành Quy chế phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố. Theo đó, các bộ phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin nghi ngờ về rửa tiền, tài trợ khủng bố; thành lập đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý như sau: (1) Ngân hàng Nhà nước tiếp nhận thông tin nghi ngờ Khi tiếp nhận thông tin từ các đối tượng báo cáo và có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố có nhiệm vụ: - Thu thập, xử lý, phân tích thông tin về giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố. - Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong báo cáo liên quan đến rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố đen cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Phòng, chống khủng bố 2022. Trao đổi, cung cấp thông tin hoặc hồ sơ vụ việc nêu trên chậm nhất trong 90 ngày làm việc kể từ ngày chuyển giao thông tin đến cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thông qua các đơn vị đầu mối đe tập trung xử lý theo thẩm quyền như sau: + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền gửi về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố gửi về Cục An ninh nội địa, Bộ Công an. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến rửa tiền thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Điều tra hình sự, Bộ Quốc phòng. + Đối với các vụ việc có nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gửi về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Bộ Quốc phòng. - Đối với các thông tin, vụ việc nghi ngờ liên quan đến rửa tiền được chuyển giao đến các cơ quan, đơn vị ngoài Bộ Công an, NHNN Việt Nam chỉ đạo sao gửi văn bản chuyển giao các vụ việc này về Cục An ninh kinh tế, Bộ Công an. Để biết và cập nhật thông tin vào “Trung tâm lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố” thuộc Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền và tài trợ khủng bố”. - Chỉ đạo đơn vị đầu mối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các đơn vị có liên quan trong quá trình cung cấp các thông tin phục vụ công tác xác minh, điều tra, xử lý vụ việc đảm bảo kịp thời, chính xác, bí mật. (2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ - Thường xuyên rà soát, trao đổi: + Nghi ngờ liên quan đến rửa tiền: Liên hệ đến Cục An ninh kinh tế hoặc qua Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc Phòng. + Nghi ngờ liên quan đến tài trợ khủng bố: Liên hệ đến Cục An ninh nội địa hoặc qua Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng. Các trường hợp có liên quan đến danh sách đen thực hiện các giao dịch tài chính nghi vấn liên quan đến hoạt động khủng bố đăng tải trên cổng TTĐT Bộ Công an đề phối hợp trong công tác xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. (3) Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng Khi tiếp nhận, xử lý các thông tin giao dịch đáng ngờ có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố được chuyển giao từ NHNN Việt Nam hoặc từ các cơ quan khác có nhiệm vụ: - Chỉ đạo đơn vị đầu mối tiếp nhận, xử lý vụ việc phối hợp chặt chẽ đơn vị chuyển giao vụ việc thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhanh chóng rà soát, xác minh, thu thập thông tin về vụ việc được chuyển giao. - Chỉ đạo đơn vị nghiệp vụ được giao trực tiếp xác minh, xử lý triệt để vụ việc được chuyển giao; thường xuyên trao đổi diễn biến, tình hình xử lý vụ việc định kỳ 04 tháng/lần kể từ ngày được giao tiếp nhận, lý vụ việc đến khi có kết quả xử lý, kết luận cuối cùng về vụ việc. (4) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ Khi nhận được yêu cầu đề nghị phối hợp xác minh, trao đổi thông tin của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu nghi vấn rửa tiền, tài trợ khủng bố. Có trách nhiệm rà soát, trao đổi thông tin chậm nhất trong 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị cung cấp thông tin. (5) VKSND có quyền công tố, giám sát vụ việc Đối với các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm rửa tiền, tội phạm tài trợ khủng bố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao một số hoạt động điều tra thuộc CAND, QĐND thực hiện công tác phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết nguồn tin theo quy định của pháp luật. (6) Thành lập đường dây nóng xử lý thông tin tài trợ khủng bố - Bộ Công an thành lập đường dây nóng tiếp nhận, xử lý các thông tin khẩn cấp về tài trợ khủng bố. - Phối hợp Bộ TT&TT, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam công bố rộng rãi thông tin về đường dây nóng trên các phương tiện thông tin, báo chí, đài truyền hình, đài phát thanh để nhân dân được biết. Xem thêm Quyết định 64/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 01/03/2023.
Doanh nghiệp có được thành lập Ban phòng chống khủng bố?
Hiện tại theo Luật phòng, chống khủng bố năm 2013 và Nghị định 07/2014/NĐ-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp thì chỉ có quy định về việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp nhà nước chứ không có quy định về việc thành lập ủy ban phòng, chống khủng bố trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên liên hệ thêm với Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh hoặc Bộ để có thông tin cụ thể.
3 tội liên quan đến “khủng bố” theo pháp luật Việt Nam
Tội Khủng bố ở Việt Nam Mới đây, các trang báo đồng loạt đăng tải thông tin tổ chức “Triều đại Việt” bị Bộ Công an liệt vào danh sách “Tổ chức Khủng bố”. “Khủng bố” là cụm từ không còn xa lạ với chúng ta, tuy nhiên ở Việt Nam có những tội nào liên quan đến Khủng bố và sẽ bị xử lý và xử lý ra sao? Mời tham khảo bài viết này! Trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), 3 tội sau đây là những tội liên quan đến khủng bố 1. Tội Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Căn cứ Điều 133: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe của cán bộ, công chức hoặc người khác; chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân; - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 133 hoặc có hành vi khác uy hiếp tinh thần của cán bộ, công chức hoặc người khác Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm *Ghi chú: - Khủng bố cá nhân, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế nhằm gây khó khăn cho quan hệ quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì cũng bị xử phạt theo Điều này. - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 2. Tội Khủng bố Quy định tại Điều 299 như sau: Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. - Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; - Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố; - Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Tấn công, xâm hại, cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân Phạt tù từ 05 năm đến 15 năm Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 299 hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. *Ghi chú: - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. 3. Tội Tài trợ khủng bố Mức độ hành vi cấu thành Khung hình phạt Đối với cá nhân Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm Đối với pháp nhân thương mại Huy động, hỗ trợ tiền, tài sản dưới bất kỳ hình thức nào cho tổ chức, cá nhân khủng bố. Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm *Ghi chú: - Pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì bị đình chỉ hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực - Pháp nhân thương mại phạm tội thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ hoạt động toàn phần - Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. - Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. - Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Ngoài ra, Nghị quyết 07/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Điều 299 và 300 nêu trên.
Cách đối phó khi bị 'khủng bố' qua điện thoại?
Tôi không may sử dụng lại sim điện thoại của người đã dùng số này đăng ký vay tiền ngân hàng nên mỗi ngày nhận ít nhất 5 cuộc gọi đòi tiền. (Nguyễn Văn Chiến) Nhân viên thu hồi nợ của Ngân hàng nhất định không đồng ý khi tôi nói mình không phải là người vay. Họ yêu cầu tôi viết đơn, mang thông tin cá nhân (chứng minh nhân dân) lên phòng chăm sóc khách hàng tận TP HCM để được yêu cầu xóa số khỏi hệ thống. Tôi thấy yêu cầu này rất vô lý vì tôi là nạn nhân, không việc gì phải viết đơn và cung cấp thông tin, chưa kể bỏ hai ngày đi và về. Trong trường hợp này, tôi nên làm sao để bảo vệ mình và tố cáo hành vi trái pháp luật của bên cho vay tiền? Luật sư trả lời: Việc nhân viên ngân hàng có hành vi sử dụng số điện thoại của bạn để gọi điện quấy rối nhằm đòi một khoản nợ mà bạn không có liên quan là hành vi trái pháp luật. Theo điểm a khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013, hành vi sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị phạt tiền 10-20 triệu đồng. Trong trường hợp hành vi quấy rối có tính chất nghiêm trọng, người có hành vi quấy rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội danh tương ứng như tội làm nhục người khác quy định tại điều 155 Bộ luật Hình sự đối với hành vi "xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác" với hình phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Nếu phạm tội hai lần trở lên hoặc "sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội" sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trong trường hợp người có hành vi quấy rồi mà "bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác" thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống với mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm. Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu phạm tội có tổ chức hoặc "sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội". Để ngăn chặn tình trạng này, trước hết bạn cần chủ động ghi âm các cuộc gọi đến quấy rối số điện thoại của mình để xác định đối tượng quấy rối đó là ai, thuộc ngân hàng hay doanh nghiệp nào để làm bằng chứng tố cáo kẻ quấy rối cũng như bảo vệ quyền lợi của mình. Tiếp theo, bạn cần có văn bản yêu cầu ngân hàng hay doanh nghiệp này phải chấm dứt ngay việc gọi điện cho bạn. Trường hợp vẫn tiếp tục bị gọi điện quấy rối, bạn có thể khiếu nại bằng văn bản hoặc thư điện tử cho doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) để yêu cầu giải quyết. Theo đó, doanh nghiệp viễn thông khi nhận được khiếu nại, tố cáo của khách hàng về việc quấy rối qua điện thoại có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối hoặc khóa chiều gọi đi của thuê bao gọi quấy rối. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khiếu nại đến Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Trong nội dung khiếu nại, bạn cần cung cấp họ tên, số điện thoại của mình; tên của Ngân hàng có hành vi quấy rối và tóm tắt nội dung sự việc. Ngoài ra, bạn có thể viết đơn tố cáo trình báo lên cơ quan công an nơi có trụ sở của ngân hàng này để có biện pháp ngăn chặn, xử lý hành chính với người có hành vi quấy rối và buộc dừng ngay việc gọi điện quấy rối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội. Vnexpress