Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì?
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm khảo sát thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Cụ thể, tại mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm những công việc sau: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng sau: - Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng; - Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng; - Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng; - Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu; - Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng; - Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại; - Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử; - Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng; - Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm; - Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm; - Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc; - Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm: Khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến hoặc chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức?
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Học ngành quản trị bán hành trình độ cao đẳng thì cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức theo quy định? Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có giải thích về ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng như sau: - Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. + Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. + Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. + Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ. - Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. + Các nội dung công việc chính gồm nghiên cứu thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng, giám sát bán hàng. + Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.340 giờ (tương đương 88 tín chỉ). Yêu cầu về kiến thức đối với ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng cần đáp ứng các yêu cầu sau về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing, bán hàng và hành chính - nhân sự; - Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng, quy định liên quan đến đấu thầu, hành vi khách hàng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, văn hóa doanh nghiệp,..; - Xác định được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; - Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng; - Xác định được các nguyên tắc cơ bản về quản lý kho vận và các loại rủi ro trong quản lý kho vận; - Xác định được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm; - Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng; - Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện, nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện; - Xác định được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh bán hàng; - Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm và giám sát hoạt động bán hàng; - Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm; - Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; - Xác định được nội dung, quy định trong kế hoạch chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp; - Xác định được các phương pháp quản trị bán hàng, phương pháp xây dựng quan hệ nội bộ; - Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy; - Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các yêu cầu về kiến thức như quy định trên.
Không dạy đủ số tín chỉ, sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng
Đó là nội dung tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, cụ thể: Cơ sở đào tạo vi phạm sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng với trường hợp không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo, nếu tái phạm bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo. Ngoài ra, sẽ xử lý kỷ luật với các trường hợp: không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo, không thực hiện đúng quy trình về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo; không lưu trữ các văn bản, tài liệu minh chứng cho việc triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này; không thực hiện các quy định khác của Thông tư này. Về khối lượng tín chỉ tối thiểu và các kỹ năng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Trình độ Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Khối lượng kiến thức tối thiểu 120 tín chỉ. Những ngành đào tạo 05 hay 06 năm thì phải là 150 hay 180 tín chỉ. Lưu ý: tổng số tín chỉ này chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng an ninh. 60 tín chỉ. Những ngành ở trình độ ĐH tương ứng có khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ thì trình độ ThS là 30 tín chỉ. 90 tín chỉ với người tốt nghiệp ThS. 120 tín chỉ với người tốt nghiệp ĐH. 01 tín chỉ = 15h học lý thuyết và 30h tự học hoặc 30h thực hành và 15h tự học hay 45h thực tập. 1h tín chỉ = 50 phút học tập. Năng lực Kiến thức - Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo. - Nắm vững kỹ thuật và kiến thức thực tế để giải quyết công việc phức tạp. - Tích lũy kiến thức nền tảng và có thể tiếp tục trình độ cao hơn… - Có thể đảm nhiệm được công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo. - Tư duy phản biện. - Kiến thức lý thuyết chuyên sâu. - Kiến thức tổng hợp liên quan đến pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực đào tạo. - Có hệ thống kiến thức chuyên sâu tiên tiến và thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành. - Tư duy nghiên cứu độc lập. - Kiến thức tổng hợp liên quan đến pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực đào tạo. - Tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh. Kỹ năng - Hoàn thành công việc phức tạp, đòi hỏi vận dụng kiến thức đã học. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá dự liệu. - Kỹ năng ngoại ngữ đạt trình độ có thể hiểu các bài báo cáo hay phát biểu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực đào tạo, có thể diễn đạt và xử lý 01 số tình huống bằng kiến thức chuyên môn. - Hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo. - Khả năng nghiên cứu độc lập, thử nghiệm giải pháp mới. - Kỹ năng ngoại ngữ đạt trình độ có thể hiểu các bài báo cáo hay phát biểu của hầu hết các chủ đề liên quan đến lĩnh vực đào tạo, trình bày, phản biện bằng ngoại ngữ. - Phát hiện, phân tích vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. - Khả năng thiết lập mạng lưới quốc gia và quốc tế trong chuyên môn. - Tổng hợp trí tuệ tập thể và dẫn dắt chuyên môn xử lý vấn đề quy mô khu vực và quốc tế. - Kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu các báo cáo phức tạp cụ thể và trừu tượng, có thể giao tiếp, trao đổi và viết các báo cáo khoa học. Giải thích quan điểm của mình, phân tích về sự lựa chọn khác nhau trong quan điểm.
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì?
Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm việc gì? Quản trị bán hàng trình độ trung cấp là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. Các nội dung công việc chính gồm khảo sát thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Cụ thể, tại mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm những công việc sau: - Khảo sát thị trường; - Trưng bày sản phẩm; - Bán lẻ; - Bán hàng đại lý; - Bán hàng trong siêu thị; - Bán hàng trực tuyến; - Chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng. Ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng nào? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có đề cập ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp đào tạo những kỹ năng sau: - Thực hiện tốt kỹ năng giao tiếp trong bán hàng; - Phối hợp được với các bộ phận triển khai hoạt động marketing trong bán hàng; - Vận hành được các thiết bị, máy móc chuyên dụng trong bán hàng; - Thực hiện tốt kỹ năng quan sát, ghi chép sổ sách (book keeping), cập nhật dữ liệu, duy trì hồ sơ, tài liệu; - Thực hiện được nhiệm vụ trưng bày sản phẩm, trình bày, trang trí các gian hàng, cửa hàng, các loại sản phẩm theo không gian được thiết kế tại nơi bán hàng; - Thực hiện được các nghiệp vụ xuất và nhập hàng chính xác, đúng số lượng, đúng chủng loại; - Sử dụng được các công cụ tìm kiếm trên Internet, khai thác thông tin, đối tác, mở rộng thị trường kinh doanh, thực hiện thành thạo các giao dịch thương mại điện tử; - Phối hợp thực hiện được quy trình nghiệp vụ bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Quản lý được các loại chứng từ, báo cáo bán hàng; - Thực hiện được các biện pháp và quy trình bảo quản sản phẩm; - Phối hợp thực hiện được quy trình kiểm kê sản phẩm; - Thực hiện được công tác vệ sinh an toàn lao động và phòng chống cháy, nổ tại nơi làm việc; - Phối hợp thực hiện được quy trình phát triển và khai thác thị trường; - Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề; - Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ trung cấp sau tốt nghiệp có thể làm: Khảo sát thị trường; trưng bày sản phẩm; bán lẻ; bán hàng đại lý; bán hàng trong siêu thị; bán hàng trực tuyến hoặc chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng.
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức?
Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Học ngành quản trị bán hành trình độ cao đẳng thì cần đáp ứng yêu cầu gì về kiến thức theo quy định? Ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là gì? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có giải thích về ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng như sau: - Quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. - Đây là ngành, nghề có sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật quản lý - kinh doanh nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh nói chung và hoạt động bán hàng nói riêng. + Quản trị bán hàng liên quan đến hoạch định, tổ chức, lãnh đạo/điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng (hoạt động tiêu thụ sản phẩm), tạo điều kiện phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động quản trị như quản trị mua, bán và dự trữ sản phẩm. + Quản trị bán hàng giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp. + Ngoài ra, quản trị bán hàng còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính chủ động trong hoạt động kinh doanh trên cơ sở xây dựng và tổ chức các phương án bán hàng cho phù hợp với từng tình huống, từng thương vụ. - Phạm vi chủ yếu của ngành/nghề Quản trị bán hàng bao gồm bán hàng, thanh toán, dịch vụ sau bán hàng và các hoạt động liên quan. + Các nội dung công việc chính gồm nghiên cứu thị trường, trưng bày sản phẩm, bán hàng, quản lý kho vận, chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng, giám sát bán hàng. + Người làm trong lĩnh vực ngành, nghề này thường có cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian, phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề nhằm đảm bảo sự hài lòng cho doanh nghiệp, khách hàng và đối tác. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.340 giờ (tương đương 88 tín chỉ). Yêu cầu về kiến thức đối với ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng? Theo mục 1 Mục A Chương 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH, trong đó có đề cập người học ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng cần đáp ứng các yêu cầu sau về kiến thức: - Giải thích được các khái niệm cơ bản trong lĩnh vực quản trị, marketing, bán hàng và hành chính - nhân sự; - Xác định được kiến thức cần thiết của nghề bán hàng như: tâm lý khách hàng, chính sách liên quan đến bán hàng, quy định liên quan đến đấu thầu, hành vi khách hàng, sản phẩm, thị trường tiêu thụ, kênh phân phối, văn hóa doanh nghiệp,..; - Xác định được các phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; - Liệt kê được nguồn cung ứng sản phẩm và các phát sinh trong quá trình bán hàng; - Xác định được các nguyên tắc cơ bản về quản lý kho vận và các loại rủi ro trong quản lý kho vận; - Xác định được các phương pháp, quy trình trưng bày sản phẩm; - Xác định được tầm quan trọng của quảng cáo, tiếp thị sản phẩm trong bán hàng; - Trình bày được quy trình tổ chức một sự kiện, nắm được trình tự và nội dung công việc trong tổ chức sự kiện; - Xác định được các nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh bán hàng; - Mô tả được quy trình bán hàng: bán lẻ, đại lý, siêu thị, trực tuyến; - Xác định được quy trình kiểm kê sản phẩm và giám sát hoạt động bán hàng; - Cập nhật được các chính sách thuế và khai báo thuế đối với sản phẩm; - Xác định được nội dung cơ bản về đảm bảo an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; - Xác định được nội dung, quy định trong kế hoạch chăm sóc khách hàng và hỗ trợ bán hàng của doanh nghiệp; - Xác định được các phương pháp quản trị bán hàng, phương pháp xây dựng quan hệ nội bộ; - Xác định được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về Luật Giao dịch điện tử, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Lao động và Luật Phòng cháy chữa cháy; - Trình bày được nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; - Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định. Tóm lại, ngành quản trị bán hàng trình độ cao đẳng là ngành, nghề hỗ trợ, điều phối bán hàng, là cầu nối giữa người bán và người mua giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam và các yêu cầu về kiến thức như quy định trên.
Không dạy đủ số tín chỉ, sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng
Đó là nội dung tại Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành, cụ thể: Cơ sở đào tạo vi phạm sẽ bị đình chỉ tuyển sinh 12 tháng với trường hợp không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo, nếu tái phạm bị thu hồi quyết định mở ngành đào tạo. Ngoài ra, sẽ xử lý kỷ luật với các trường hợp: không đảm bảo khối lượng kiến thức tối thiểu và yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo, không thực hiện đúng quy trình về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo; không lưu trữ các văn bản, tài liệu minh chứng cho việc triển khai thực hiện các quy định tại Thông tư này; không thực hiện các quy định khác của Thông tư này. Về khối lượng tín chỉ tối thiểu và các kỹ năng phải đáp ứng các yêu cầu sau: Trình độ Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Khối lượng kiến thức tối thiểu 120 tín chỉ. Những ngành đào tạo 05 hay 06 năm thì phải là 150 hay 180 tín chỉ. Lưu ý: tổng số tín chỉ này chưa bao gồm Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng an ninh. 60 tín chỉ. Những ngành ở trình độ ĐH tương ứng có khối lượng kiến thức tích lũy từ 150 tín chỉ thì trình độ ThS là 30 tín chỉ. 90 tín chỉ với người tốt nghiệp ThS. 120 tín chỉ với người tốt nghiệp ĐH. 01 tín chỉ = 15h học lý thuyết và 30h tự học hoặc 30h thực hành và 15h tự học hay 45h thực tập. 1h tín chỉ = 50 phút học tập. Năng lực Kiến thức - Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo. - Nắm vững kỹ thuật và kiến thức thực tế để giải quyết công việc phức tạp. - Tích lũy kiến thức nền tảng và có thể tiếp tục trình độ cao hơn… - Có thể đảm nhiệm được công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo. - Tư duy phản biện. - Kiến thức lý thuyết chuyên sâu. - Kiến thức tổng hợp liên quan đến pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực đào tạo. - Có hệ thống kiến thức chuyên sâu tiên tiến và thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành. - Tư duy nghiên cứu độc lập. - Kiến thức tổng hợp liên quan đến pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực đào tạo. - Tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh. Kỹ năng - Hoàn thành công việc phức tạp, đòi hỏi vận dụng kiến thức đã học. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá dự liệu. - Kỹ năng ngoại ngữ đạt trình độ có thể hiểu các bài báo cáo hay phát biểu các chủ đề liên quan đến lĩnh vực đào tạo, có thể diễn đạt và xử lý 01 số tình huống bằng kiến thức chuyên môn. - Hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo. - Khả năng nghiên cứu độc lập, thử nghiệm giải pháp mới. - Kỹ năng ngoại ngữ đạt trình độ có thể hiểu các bài báo cáo hay phát biểu của hầu hết các chủ đề liên quan đến lĩnh vực đào tạo, trình bày, phản biện bằng ngoại ngữ. - Phát hiện, phân tích vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề. - Khả năng thiết lập mạng lưới quốc gia và quốc tế trong chuyên môn. - Tổng hợp trí tuệ tập thể và dẫn dắt chuyên môn xử lý vấn đề quy mô khu vực và quốc tế. - Kỹ năng ngoại ngữ có thể hiểu các báo cáo phức tạp cụ thể và trừu tượng, có thể giao tiếp, trao đổi và viết các báo cáo khoa học. Giải thích quan điểm của mình, phân tích về sự lựa chọn khác nhau trong quan điểm.