Yêu cầu về phân bổ khối lượng của hành lý trên ô tô con
TCVN 10471:2014 đã quy định sự phân bố khối lượng vận chuyển của các ô tô con. Như vậy, đối với hành lý thì được phân bổ khối lượng như thế nào trên ô tô con? Yêu cầu về phân bổ khối lượng của hành lý trên ô tô con Theo TCVN 10471:2014 quy định về yêu cầu phân bổ khối lượng như sau: Yêu cầu chung: Các tải trọng cho phép trên trục không được vượt quá giá trị quy định. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi - Người Tâm của các khối lượng tương ứng được bố trí phù hợp với TCVN 7478 (ISO 6549) như sau: + Ghế ngồi không điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 50 mm. + Ghế ngồi điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 100 mm hoặc ở vị trí được khóa gần nhất. - Hành lý Tâm của khối lượng quy ước của hành lý được bố trí trên đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của hình chiếu trên một mặt phẳng nằm ngang của chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý được bố trí trong mặt phẳng trung bình dọc của xe. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý thay đổi Trong trường hợp ô tô con có các ghế ngồi phía sau gập lại được làm cho dung tích của khoang chứa hành lý tăng lên, tâm của các khối lượng vận chuyển được bố trí như sau: - Người Tâm của các khối lượng của người được định vị phù hợp với quy định như đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi - Hàng hóa vận chuyển Vị trí của các tâm khối lượng của hàng hóa vận chuyển với các ghế ngồi phía sau gập lại được và không gập lại được do nhà sản xuất quy định. Như vậy, đối với hành lý trên ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi thì tâm của khối lượng quy ước của hành lý được bố trí trên đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của hình chiếu trên một mặt phẳng nằm ngang của chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý được bố trí trong mặt phẳng trung bình dọc của xe. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý thay đổi thì sẽ do nhà sản xuất quy định. Ô tô con bao gồm những loại nào? Theo TCVN 6211:2003, ô tô con là ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo và /hoặc hàng hóa, có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không nhiều hơn 9 . Ô tô con cũng có thể kéo theo một rơ moóc. Theo đó, có các loại ô tô con như sau: - Ô tô con kiểu Saloon/Sedan: Đây là loại ô tô có thân xe kín, có hoặc không có trụ giữa cho các cửa sổ bên; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế; có 2 hoặc 4 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có 4 cửa sổ bên. - Ô tô con kiểu saloon mui gập: Đây là loại ô tô có thân xe mở được; mui xe có khung thành bên cố định, mui xe có thể gập được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế; Có 2 hoặc 4 cửa bên và có từ 4 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu SaloonPullman: Đây là loại ô tô có thân xe kín, có thể có một vách ngăn giữa các ghế phía trước và phía sau; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế phía trước hàng ghế sau cùng có thể gập lại được; Có 4 hoặc 6 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có từ 6 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu StationWagon: Đây là loại ô tô có thân xe kín. Phần đuôi xe được thiết kế để tăng thể tích chứa bên trong; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất hàng/hành lý; Có 2 hoặc 4 cửa bên và cửa sau mở được và có từ 4 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu coupe: Đây là loại ô tô có thân xe kín, thường có thể tích đuôi bị hạn chế; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 2 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 1 hàng ghế; Có 2 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có từ 2 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu mui gập: Đây là loại ô tô có thân xe mở được; mui xe mềm hoặc cứng vững; có ít nhất là 2 vị trí: vị trí thứ nhất, mui xe phủ toàn bộ thân xe, vị trí thứ hai mui xe được gập lại; Có 2 hoặc 4 cửa bên và có từ 2 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con đa năng: Đây là loại ô tô có thân xe kín, hở hoặc mở được. Ô tô này được thiết kế để khi cần có thể chở được hàng và có 1 hoặc nhiều chỗ ngồi. - Ô tô con đầu bằng: Đây là loại xe ô tô có có tâm vô lăng lái nằm trong phạm vi một phần tư (1/4) phía trước của chiều dài toàn bộ xe (bao gồm cả thanh chắn bảo vệ và các chi tiết phụ, nếu có) - Ô tô con chuyên dùng có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô con đã nêu trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt như: Chỉ để chuyên chở người và/hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt; Chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Như vậy, sẽ có 9 loại xe ô tô con như trên. Xe ô tô con là xe có dưới 9 chỗ ngồi bao gồm cả người lái và được thiết kế để chở người, hành lý, hàng hoá.
Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh?
Xuất, nhập cảnh là gì? Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh? Thủ tục cấp giấy phép mang theo vàng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Xuất, nhập cảnh là gì? Nội dung Xuất cảnh Nhập cảnh Khái niệm Căn cứ theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Giấy tờ Căn cứ theo Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023, các giấy tờ mà người muốn xuất, nhập cần cung cấp các giấy tờ gồm: - Hộ chiếu ngoại giao; - Hộ chiếu công vụ; - Hộ chiếu phổ thông; - Giấy thông hành. - Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. - Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên; Giới tính; Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại; Thông tin khác do Chính phủ quy định. (2) Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh? Theo Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN có quy định về việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu như sau: - Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu đều bị cấm mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Riêng đối với trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu, phải thực hiện một trong hai lựa chọn: Gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài. Cá nhân phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh trong cả hai trường hợp trên. - Trường hợp vàng trang sức, mỹ nghệ như dây chuyền, nhẫn, vòng, hoa tai,.. được phép mang theo khi xuất, nhập cảnh với điều kiện tổng khối lượng không vượt quá 300g. Nếu vượt quá, cá nhân phải khai báo với cơ quan Hải quan để thực hiện các thủ tục kiểm tra theo quy định. Dựa theo quy định nêu trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện không giới hạn số vàng mang theo ở chặng bay quốc tế, trong trường hợp nhập cảnh, chỉ giới hạn vàng trang sức, mỹ nghệ không được vượt quá mức là 300g và cần làm thủ tục gửi tại kho hải quan theo quy định. Trường hợp mang vàng hơn khối lượng trên, cần làm đầy đủ giấy phép theo giám đốc chi nhánh NHNN cấp tỉnh, thành phố nơi cá nhân cư trú, để trình báo với cơ quan hải quan. (3) Thủ tục cấp giấy phép mang theo vàng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài Cụ thể, tại Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 29/2015/TT-NHNN quy định Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài có nhu cầu mang vàng khi xuất cảnh phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú. - Hồ sơ gồm: + Đơn xin cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 11/2014/TT-NHNN. Xem và tải về Mẫu Đơn xin cấp phép mang vàng khi xuất cảnh định cư tại nước ngoài tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/mau-phu-luc-2.doc + Hoá đơn mua hàng hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc giấy cam đoan của cá nhân mang vàng về tính hợp pháp của lượng vàng cần mang đi trong trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc; + Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh đối với những nước yêu cầu phải có thị thực nhập cảnh; + Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương. - Các giấy tờ nêu trên phải là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu đối với các văn bản, tài liệu. Nếu người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp văn bản, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật. - Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN. Trong trường hợp từ chối, NHNN sẽ gửi văn bản giải thích lý do. Xem và tải về Mẫu Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài ngân hàng nhà nước chi nhánh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/mau-phu-luc-2.doc - Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài có giá trị sử dụng trong thời hạn trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày cấp. Tổng kết lại, pháp luật hiện hành không giới hạn số vàng mà cá nhân Việt Nam hay người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh mang qua cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam. Trường hợp muốn mang vàng đi nước ngoài định cư phải thực hiện xin cấp giấy phép mang theo vàng theo quy định.
Thông tin khối lượng trên bao bì?
Kính chào mọi người Nhờ mọi người tư vấn giúp mình, Thông tin khối lượng được thể hiện trên bao bì có cần thể hiện thông tin khối lượng tổng ( bao gồm khối lượng tịnh của sản phẩm và khối lượng của bao bì). Hiện tại theo luật đang ghi phải thể hiện định lượng tổng => ý nghĩa của cụm từ này tức là định lượng tổng của khối lượng tịnh hay là khối lượng của cả sản phẩm và bao bì. Cảm ơn mọi người. Trân trọng.
Yêu cầu về phân bổ khối lượng của hành lý trên ô tô con
TCVN 10471:2014 đã quy định sự phân bố khối lượng vận chuyển của các ô tô con. Như vậy, đối với hành lý thì được phân bổ khối lượng như thế nào trên ô tô con? Yêu cầu về phân bổ khối lượng của hành lý trên ô tô con Theo TCVN 10471:2014 quy định về yêu cầu phân bổ khối lượng như sau: Yêu cầu chung: Các tải trọng cho phép trên trục không được vượt quá giá trị quy định. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi - Người Tâm của các khối lượng tương ứng được bố trí phù hợp với TCVN 7478 (ISO 6549) như sau: + Ghế ngồi không điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 50 mm. + Ghế ngồi điều chỉnh được: Theo phương thẳng đứng qua một điểm được định vị ở phía trước cách điểm R của chỗ ngồi tương ứng 100 mm hoặc ở vị trí được khóa gần nhất. - Hành lý Tâm của khối lượng quy ước của hành lý được bố trí trên đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của hình chiếu trên một mặt phẳng nằm ngang của chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý được bố trí trong mặt phẳng trung bình dọc của xe. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý thay đổi Trong trường hợp ô tô con có các ghế ngồi phía sau gập lại được làm cho dung tích của khoang chứa hành lý tăng lên, tâm của các khối lượng vận chuyển được bố trí như sau: - Người Tâm của các khối lượng của người được định vị phù hợp với quy định như đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi - Hàng hóa vận chuyển Vị trí của các tâm khối lượng của hàng hóa vận chuyển với các ghế ngồi phía sau gập lại được và không gập lại được do nhà sản xuất quy định. Như vậy, đối với hành lý trên ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý không thay đổi thì tâm của khối lượng quy ước của hành lý được bố trí trên đường thẳng đứng đi qua điểm giữa của hình chiếu trên một mặt phẳng nằm ngang của chiều dài lớn nhất có thể sử dụng được của khoang hành lý được bố trí trong mặt phẳng trung bình dọc của xe. Đối với ô tô con có dung tích khoang chứa hành lý thay đổi thì sẽ do nhà sản xuất quy định. Ô tô con bao gồm những loại nào? Theo TCVN 6211:2003, ô tô con là ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu dùng để chở người, hành lý mang theo và /hoặc hàng hóa, có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không nhiều hơn 9 . Ô tô con cũng có thể kéo theo một rơ moóc. Theo đó, có các loại ô tô con như sau: - Ô tô con kiểu Saloon/Sedan: Đây là loại ô tô có thân xe kín, có hoặc không có trụ giữa cho các cửa sổ bên; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế; có 2 hoặc 4 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có 4 cửa sổ bên. - Ô tô con kiểu saloon mui gập: Đây là loại ô tô có thân xe mở được; mui xe có khung thành bên cố định, mui xe có thể gập được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế; Có 2 hoặc 4 cửa bên và có từ 4 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu SaloonPullman: Đây là loại ô tô có thân xe kín, có thể có một vách ngăn giữa các ghế phía trước và phía sau; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế phía trước hàng ghế sau cùng có thể gập lại được; Có 4 hoặc 6 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có từ 6 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu StationWagon: Đây là loại ô tô có thân xe kín. Phần đuôi xe được thiết kế để tăng thể tích chứa bên trong; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; có từ 4 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 2 hàng ghế. Các ghế sau có thể tháo ra hoặc gập lại được để tăng diện tích chất hàng/hành lý; Có 2 hoặc 4 cửa bên và cửa sau mở được và có từ 4 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu coupe: Đây là loại ô tô có thân xe kín, thường có thể tích đuôi bị hạn chế; mui xe cố định, cứng vững. Tuy nhiên một phần của mui xe có thể mở được; Có từ 2 chỗ ngồi trở lên và có ít nhất là 1 hàng ghế; Có 2 cửa bên. Có thể có cửa sau mở được và có từ 2 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con kiểu mui gập: Đây là loại ô tô có thân xe mở được; mui xe mềm hoặc cứng vững; có ít nhất là 2 vị trí: vị trí thứ nhất, mui xe phủ toàn bộ thân xe, vị trí thứ hai mui xe được gập lại; Có 2 hoặc 4 cửa bên và có từ 2 cửa sổ bên trở lên. - Ô tô con đa năng: Đây là loại ô tô có thân xe kín, hở hoặc mở được. Ô tô này được thiết kế để khi cần có thể chở được hàng và có 1 hoặc nhiều chỗ ngồi. - Ô tô con đầu bằng: Đây là loại xe ô tô có có tâm vô lăng lái nằm trong phạm vi một phần tư (1/4) phía trước của chiều dài toàn bộ xe (bao gồm cả thanh chắn bảo vệ và các chi tiết phụ, nếu có) - Ô tô con chuyên dùng có đặc điểm khác với đặc điểm của các loại ô tô con đã nêu trên, có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt như: Chỉ để chuyên chở người và/hoặc hàng hóa cần có sự sắp xếp đặc biệt; Chỉ để thực hiện một chức năng, công dụng đặc biệt. Như vậy, sẽ có 9 loại xe ô tô con như trên. Xe ô tô con là xe có dưới 9 chỗ ngồi bao gồm cả người lái và được thiết kế để chở người, hành lý, hàng hoá.
Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh?
Xuất, nhập cảnh là gì? Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh? Thủ tục cấp giấy phép mang theo vàng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp các thắc mắc nêu trên. (1) Xuất, nhập cảnh là gì? Nội dung Xuất cảnh Nhập cảnh Khái niệm Căn cứ theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 Xuất cảnh là việc công dân Việt Nam ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Nhập cảnh là việc công dân Việt Nam từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu của Việt Nam. Giấy tờ Căn cứ theo Điều 6 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2023, các giấy tờ mà người muốn xuất, nhập cần cung cấp các giấy tờ gồm: - Hộ chiếu ngoại giao; - Hộ chiếu công vụ; - Hộ chiếu phổ thông; - Giấy thông hành. - Giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn. - Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: Ảnh chân dung; Họ, chữ đệm và tên; Giới tính; Nơi sinh; ngày, tháng, năm sinh; Quốc tịch; Ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; cơ quan cấp; ngày, tháng, năm cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; Số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; Chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại; Thông tin khác do Chính phủ quy định. (2) Được mang bao nhiêu vàng khi xuất, nhập cảnh? Theo Điều 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN có quy định về việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu như sau: - Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất nhập cảnh bằng hộ chiếu đều bị cấm mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Riêng đối với trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu, phải thực hiện một trong hai lựa chọn: Gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài. Cá nhân phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh trong cả hai trường hợp trên. - Trường hợp vàng trang sức, mỹ nghệ như dây chuyền, nhẫn, vòng, hoa tai,.. được phép mang theo khi xuất, nhập cảnh với điều kiện tổng khối lượng không vượt quá 300g. Nếu vượt quá, cá nhân phải khai báo với cơ quan Hải quan để thực hiện các thủ tục kiểm tra theo quy định. Dựa theo quy định nêu trên, có thể thấy pháp luật Việt Nam hiện không giới hạn số vàng mang theo ở chặng bay quốc tế, trong trường hợp nhập cảnh, chỉ giới hạn vàng trang sức, mỹ nghệ không được vượt quá mức là 300g và cần làm thủ tục gửi tại kho hải quan theo quy định. Trường hợp mang vàng hơn khối lượng trên, cần làm đầy đủ giấy phép theo giám đốc chi nhánh NHNN cấp tỉnh, thành phố nơi cá nhân cư trú, để trình báo với cơ quan hải quan. (3) Thủ tục cấp giấy phép mang theo vàng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài Cụ thể, tại Điều 5 Thông tư 11/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 29/2015/TT-NHNN quy định Cá nhân Việt Nam được phép định cư ở nước ngoài có nhu cầu mang vàng khi xuất cảnh phải gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cá nhân đó cư trú. - Hồ sơ gồm: + Đơn xin cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 1 Thông tư 11/2014/TT-NHNN. Xem và tải về Mẫu Đơn xin cấp phép mang vàng khi xuất cảnh định cư tại nước ngoài tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/mau-phu-luc-2.doc + Hoá đơn mua hàng hoặc giấy tờ khác chứng minh nguồn gốc hợp pháp hoặc giấy cam đoan của cá nhân mang vàng về tính hợp pháp của lượng vàng cần mang đi trong trường hợp không có hóa đơn, giấy tờ chứng minh nguồn gốc; + Hộ chiếu và thị thực nhập cảnh đối với những nước yêu cầu phải có thị thực nhập cảnh; + Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép định cư hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương. - Các giấy tờ nêu trên phải là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu đối với các văn bản, tài liệu. Nếu người nộp hồ sơ nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp văn bản, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng hoặc chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định của pháp luật. - Trong thời gian 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét cấp Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục 2 Thông tư 11/2014/TT-NHNN. Trong trường hợp từ chối, NHNN sẽ gửi văn bản giải thích lý do. Xem và tải về Mẫu Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài ngân hàng nhà nước chi nhánh tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/29/mau-phu-luc-2.doc - Giấy phép mang vàng khi xuất cảnh định cư ở nước ngoài có giá trị sử dụng trong thời hạn trong vòng sáu (06) tháng kể từ ngày cấp. Tổng kết lại, pháp luật hiện hành không giới hạn số vàng mà cá nhân Việt Nam hay người nước ngoài mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh mang qua cửa khẩu quốc tế tại Việt Nam. Trường hợp muốn mang vàng đi nước ngoài định cư phải thực hiện xin cấp giấy phép mang theo vàng theo quy định.
Thông tin khối lượng trên bao bì?
Kính chào mọi người Nhờ mọi người tư vấn giúp mình, Thông tin khối lượng được thể hiện trên bao bì có cần thể hiện thông tin khối lượng tổng ( bao gồm khối lượng tịnh của sản phẩm và khối lượng của bao bì). Hiện tại theo luật đang ghi phải thể hiện định lượng tổng => ý nghĩa của cụm từ này tức là định lượng tổng của khối lượng tịnh hay là khối lượng của cả sản phẩm và bao bì. Cảm ơn mọi người. Trân trọng.