Hà Nội: Khắc phục hậu quả và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau bão số 3
Ngày 08/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã gửi Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN để chỉ đạo về việc khắc phục hậu quả và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau bão số 3. (1) Đối với các trường đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến nhiều khu vực, trong đó có Hà Nội. Với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, bão đã làm hư hại nhiều cơ sở hạ tầng, cây cối đổ ngã, và gây ngập úng tại một số khu vực. Tình trạng mất điện kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động của người dân. Đặc biệt, bão Yagi đã tạo ra những thiệt hại đáng kể về mặt giáo dục, khi nhiều trường học phải tạm dừng hoạt động để khắc phục hậu quả. Điều này không chỉ làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh mà còn gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh và giáo viên. Tại Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề nghị các Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Giám đốc các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, cùng Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở tập trung thực hiện các nội dung sau nhằm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị cho học sinh trở lại trường: - Rà soát thiệt hại: Các đơn vị và trường học cần khẩn trương thống kê thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tường rào, cây xanh, cổng trường, mái tôn... và báo cáo các cấp có thẩm quyền để bố trí kinh phí khắc phục. - Tổ chức tổng vệ sinh: Chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả do bão, đồng thời có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường. - Đón học sinh trở lại: Các trường học đảm bảo đủ điều kiện an toàn sẽ triển khai đón học sinh trở lại học tập từ ngày 09/9/2024 (thứ Hai) theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025. Theo đó, đối với các trường đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn sau khi cơn bão số 3 (Yagi) sẽ tổ chức cho các em học sinh trở lại trường học từ ngày hôm nay. (2) Đối với các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn Đối với các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn do ảnh hưởng sau cơn bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị: - Tạm dừng dạy học: Chưa tổ chức dạy học cho học sinh và cần có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền để khắc phục ngay những thiệt hại do cơn bão gây ra. Hiệu trưởng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, sau khi khắc phục, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức học tập trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025. - Tham gia khắc phục: Trong thời gian chưa tổ chức dạy học, yêu cầu giáo viên đến trường để tham gia thu dọn, tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả của bão; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù cho học sinh. Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió giật đạt tới 201 km/h, đã được xếp vào cấp 16 siêu bão, trở thành cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua. Tại Hà Nội, vào lúc 20h ngày 07/9/2024, khi tâm bão đi qua, gió mạnh đạt cấp 10, với những cơn giật lên đến cấp 12. Tuy cơn bão chưa gây ra thiệt hại về người trong ngành giáo dục nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất cho ngành giáo dục tại Hà Nội nói riêng và cả thành phố Hà Nội nói chung. Nhiều trường học bị hư hại cơ sở vật chất, như mái tôn, tường rào và trang thiết bị dạy học bị ảnh hưởng, làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh. Không chỉ vậy, việc thiếu an toàn trong môi trường học tập đã khiến nhiều trường phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và lịch học của học sinh. Được biết, đến hôm nay vẫn còn hơn 30 trường học tại Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại trường học, trong số đó có 16 trường THPT, còn lại là trường mầm non, Tiểu học và THCS. Hơn nữa, sự gián đoạn này còn dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các chương trình giáo dục khác, tạo ra khoảng trống trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Những thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn tạo ra tâm lý lo lắng cho cả giáo viên và học sinh khi trở lại trường học. Do đó, những chỉ đạo trên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là hết sức kịp thời và cần thiết trong bối cảnh đất nước đang chống chọi và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Xem chi tiết tại Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 08/9/2024.
Yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Trung Bộ
Ngày 15/11/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện 1095/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ. Theo đó, Công điện 1095/CĐ-TTg gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong đó, nêu rõ: Từ ngày 12/11/2023 đến nay, tại khu vực Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt, sạt lở đất, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân; tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa đặc biệt lớn, tổng lượng mưa trong 24 giờ (từ ngày 14 - 15/1) khoảng 800 - 900 mm, gây ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy,… Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 15 đến ngày 17/11/2023, tại khu vực Trung Bộ, nhất là Thừa Thiên Huế còn tiếp tục có mưa to đến rất to; trong bối cảnh những ngày qua đã liên tiếp có mưa lớn kéo dài, hầu hết các hồ chứa cơ bản đã đầy nước, đất bão hòa nước nên nguy cơ cao tiếp tục xảy ra ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, sườn dốc. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, tập trung một số nhiệm vụ sau: (1) Đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố: - Tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân: + Chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt. + Tiếp tục chỉ đạo, huy động lực lượng tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời ngay người và phương tiện (bao gồm cả các hộ dân và các cơ quan, đơn vị) ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét. + Triển khai lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan. + Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động chỉ đạo vận hành an toàn các công trình, hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn để bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho vùng hạ du, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, hạn chế tối đa thiệt hại. - Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm đối với các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là những hộ dân buộc phải sơ tán do ngập lụt, sạt lở, các hộ dân ở khu vực bị ngập sâu chia cắt, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở. Kịp thời tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai theo đúng quy định của pháp luật. - Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để hỗ trợ người dân sơ tán và triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tình huống. - Chỉ đạo công tác khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, vệ sinh môi trường, khôi phục các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, học tập của học sinh ngay sau khi lũ rút. (2) Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó mưa lũ theo quy định. (3) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo vận hành hiệu quả, bảo đảm an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống điện tại khu vực bị ngập lũ. (4) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập. (5) Đối với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phối hợp với địa phương chỉ đạo bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. (6) Đối với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo quy định. (7) Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, chủ động hướng dẫn người dân kỹ năng phòng, ngừa, ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. (8) Đối với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền. (9) Đối với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo Chính phủ
Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả về giáo dục
Chính phủ gần đây đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó: Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật. 2. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học. 3. Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học. 4. Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh. 5. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được. 6. Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học. 7. Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại. 8. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu. 9. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ. 10. Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ. 11. Buộc hủy bỏ bản sao văn bằng, chứng chỉ. 12. Buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. 13. Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ, văn bản đã cấp. 14. Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục. 15. Buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập. 16. Buộc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án hoặc tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án theo quy định. 17. Buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học. 18. Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. 19. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai. 20. Buộc thực hiện công khai theo quy định. 21. Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai. 22. Buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ. Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính thức có hiệu lực từ 10/03/2021.
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Xin hỏi biên bản vi phạm hành chính trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có áp dụng điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính không (Do hết thời hiệu xử phạt)?
Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Trường hợp cá nhân dùng xe tải chở đất đá đổ ngăn cổng nhà ông A không cho ông đi lại. Công an đã lập biên bản xử phạt nhưng chưa thực hiện việc khắc phục hậu quả, hiện nay vẫn nguyên làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty ông A. Như vậy, phải xử lý như thế nào? Đã yêu cầu nhưng họ từ chối vì cho rằng họ được thuê làm, có áp dụng khởi tố điều tra được không?
Nhận diện tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, BTTH, khắc phục hậu quả”
Trong quá trình xét xử, việc xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án có ý nghĩa quan trọng để xác định hình phạt cho bị cáo. Một trong những tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội có thể chủ động thực hiện là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS SĐ, BS 2017. Đây là tình tiết giúp toà án xem xét thái độ, nhận thức, sự ăn năn, hối cãi của bị cáo đối với hành vi và hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra. Từ đó làm căn cứ để quyết định giảm nhẹ hình phạt mà bị cáo có thể gánh chịu. Nếu phân tích kỹ, tình tiết này có đến 03 tình tiết gần giống nhau, gồm: - Sửa chữa; - Bồi thường thiệt hại; - Khắc phục hậu quả. Tình tiết giảm nhẹ này phải xuất phát từ sự tự nguyện và thực hiện trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Nếu không đảm bảo sự tự nguyện hoặc thực hiện sau khi đã đưa vụ án ra xét xử thì không xem là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ta là việc người khác đứng ra bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay cho bị cáo thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ hay không? Theo quy định hướng dẫn tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì việc một người đứng ra bồi thường cho bị cáo vẫn được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong 06 trường hợp: 1. Bị cáo chưa đủ 15 tuổi, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 2. Bị cáo từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu không có tài sản, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 3. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 4. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu; 5. Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) thay mình sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 6. Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả nhưng đã tự mình hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thứ 5 và 6, nếu bị cáo không có việc tác động, yêu cầu hoặc đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, mà những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì không được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Thay vào đó, trường hợp này bị cáo sẽ chỉ được hưởng “tình tiết giảm nhẹ khác” theo cân nhắc của toà án quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS SĐ, BS 2017. Như vậy, tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” có thể do chính bị cáo thực hiện hoặc người khác thực hiện thay cho bị cáo. Có thể nói, đây là một trong những tình tiết được áp dụng phổ biến khi Toà án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thể hiện tính nhân văn và khoan hồng của pháp luật.
Hà Nội: Khắc phục hậu quả và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau bão số 3
Ngày 08/9/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã gửi Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN để chỉ đạo về việc khắc phục hậu quả và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học sau bão số 3. (1) Đối với các trường đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến nhiều khu vực, trong đó có Hà Nội. Với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, bão đã làm hư hại nhiều cơ sở hạ tầng, cây cối đổ ngã, và gây ngập úng tại một số khu vực. Tình trạng mất điện kéo dài cũng đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và hoạt động của người dân. Đặc biệt, bão Yagi đã tạo ra những thiệt hại đáng kể về mặt giáo dục, khi nhiều trường học phải tạm dừng hoạt động để khắc phục hậu quả. Điều này không chỉ làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh mà còn gây tâm lý lo lắng cho phụ huynh và giáo viên. Tại Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã đề nghị các Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã, Giám đốc các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, Giám đốc các Trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống, cùng Hiệu trưởng các trường trực thuộc Sở tập trung thực hiện các nội dung sau nhằm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị cho học sinh trở lại trường: - Rà soát thiệt hại: Các đơn vị và trường học cần khẩn trương thống kê thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, tường rào, cây xanh, cổng trường, mái tôn... và báo cáo các cấp có thẩm quyền để bố trí kinh phí khắc phục. - Tổ chức tổng vệ sinh: Chủ động tổ chức tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả do bão, đồng thời có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường. - Đón học sinh trở lại: Các trường học đảm bảo đủ điều kiện an toàn sẽ triển khai đón học sinh trở lại học tập từ ngày 09/9/2024 (thứ Hai) theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025. Theo đó, đối với các trường đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn sau khi cơn bão số 3 (Yagi) sẽ tổ chức cho các em học sinh trở lại trường học từ ngày hôm nay. (2) Đối với các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn Đối với các trường học chưa đảm bảo đủ điều kiện học tập an toàn do ảnh hưởng sau cơn bão số 3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị: - Tạm dừng dạy học: Chưa tổ chức dạy học cho học sinh và cần có phương án báo cáo cấp có thẩm quyền để khắc phục ngay những thiệt hại do cơn bão gây ra. Hiệu trưởng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, sau khi khắc phục, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức học tập trở lại theo khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025. - Tham gia khắc phục: Trong thời gian chưa tổ chức dạy học, yêu cầu giáo viên đến trường để tham gia thu dọn, tổng vệ sinh trường, lớp, khắc phục hậu quả của bão; đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch dạy bù cho học sinh. Cơn bão số 3 (bão Yagi) với sức gió giật đạt tới 201 km/h, đã được xếp vào cấp 16 siêu bão, trở thành cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong 30 năm qua. Tại Hà Nội, vào lúc 20h ngày 07/9/2024, khi tâm bão đi qua, gió mạnh đạt cấp 10, với những cơn giật lên đến cấp 12. Tuy cơn bão chưa gây ra thiệt hại về người trong ngành giáo dục nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về cơ sở vật chất cho ngành giáo dục tại Hà Nội nói riêng và cả thành phố Hà Nội nói chung. Nhiều trường học bị hư hại cơ sở vật chất, như mái tôn, tường rào và trang thiết bị dạy học bị ảnh hưởng, làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh. Không chỉ vậy, việc thiếu an toàn trong môi trường học tập đã khiến nhiều trường phải tạm dừng hoạt động, ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và lịch học của học sinh. Được biết, đến hôm nay vẫn còn hơn 30 trường học tại Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại trường học, trong số đó có 16 trường THPT, còn lại là trường mầm non, Tiểu học và THCS. Hơn nữa, sự gián đoạn này còn dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các chương trình giáo dục khác, tạo ra khoảng trống trong việc phát triển toàn diện cho học sinh. Những thiệt hại này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn tạo ra tâm lý lo lắng cho cả giáo viên và học sinh khi trở lại trường học. Do đó, những chỉ đạo trên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội là hết sức kịp thời và cần thiết trong bối cảnh đất nước đang chống chọi và khắc phục hậu quả sau thiên tai. Xem chi tiết tại Công văn 3069/SGDĐT-CTTT-KHCN ngày 08/9/2024.
Yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại Trung Bộ
Ngày 15/11/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện 1095/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ. Theo đó, Công điện 1095/CĐ-TTg gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Trong đó, nêu rõ: Từ ngày 12/11/2023 đến nay, tại khu vực Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt, sạt lở đất, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân; tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa đặc biệt lớn, tổng lượng mưa trong 24 giờ (từ ngày 14 - 15/1) khoảng 800 - 900 mm, gây ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy,… Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 15 đến ngày 17/11/2023, tại khu vực Trung Bộ, nhất là Thừa Thiên Huế còn tiếp tục có mưa to đến rất to; trong bối cảnh những ngày qua đã liên tiếp có mưa lớn kéo dài, hầu hết các hồ chứa cơ bản đã đầy nước, đất bão hòa nước nên nguy cơ cao tiếp tục xảy ra ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, sườn dốc. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân, tập trung một số nhiệm vụ sau: (1) Đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành phố: - Tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân: + Chỉ đạo đài phát thanh, truyền hình và phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, hạn chế thiệt hại khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt. + Tiếp tục chỉ đạo, huy động lực lượng tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời ngay người và phương tiện (bao gồm cả các hộ dân và các cơ quan, đơn vị) ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét. + Triển khai lực lượng canh gác, kiểm soát chặt chẽ, hướng dẫn giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan. + Căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt. - Phối hợp với các cơ quan có liên quan chủ động chỉ đạo vận hành an toàn các công trình, hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn để bảo đảm an toàn cho công trình, an toàn cho vùng hạ du, không để xảy ra lũ nhân tạo, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du; triển khai công tác đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập theo cấp báo động, nhất là các công trình xung yếu, đang thi công, hạn chế tối đa thiệt hại. - Tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm đối với các hộ dân có nguy cơ thiếu đói, nhất là những hộ dân buộc phải sơ tán do ngập lụt, sạt lở, các hộ dân ở khu vực bị ngập sâu chia cắt, không để người dân bị đói, rét, không có chỗ ở. Kịp thời tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai theo đúng quy định của pháp luật. - Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực trọng điểm để hỗ trợ người dân sơ tán và triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi xảy ra tình huống. - Chỉ đạo công tác khắc phục nhanh hậu quả thiên tai, vệ sinh môi trường, khôi phục các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, học tập của học sinh ngay sau khi lũ rút. (2) Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó mưa lũ theo quy định. (3) Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo vận hành hiệu quả, bảo đảm an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống điện tại khu vực bị ngập lũ. (4) Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập. (5) Đối với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phối hợp với địa phương chỉ đạo bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính. (6) Đối với Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó mưa lũ theo quy định. (7) Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường đưa tin, chủ động hướng dẫn người dân kỹ năng phòng, ngừa, ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. (8) Đối với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ, chủ động chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương kịp thời triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo thẩm quyền; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý những vấn đề vượt thẩm quyền. (9) Đối với Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Theo Chính phủ
Tổng hợp các biện pháp khắc phục hậu quả về giáo dục
Chính phủ gần đây đã ban hành Nghị định 04/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo đó: Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, e và i khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: 1. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật. 2. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị dạy học. 3. Buộc tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả của người học. 4. Buộc bảo đảm quyền lợi của thí sinh. 5. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập học sang cơ sở giáo dục khác đủ điều kiện được phép hoạt động giáo dục hoặc hủy bỏ quyết định trúng tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không chuyển được. 6. Buộc trả lại hồ sơ, giấy tờ của người học. 7. Buộc trả lại số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại. 8. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau tối thiểu bằng số lượng đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu. 9. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng, chứng chỉ. 10. Buộc hủy bỏ văn bằng, chứng chỉ. 11. Buộc hủy bỏ bản sao văn bằng, chứng chỉ. 12. Buộc hủy bỏ kết quả công nhận đánh giá hoặc kết quả kiểm định chất lượng giáo dục. 13. Buộc nộp lại và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy tờ, văn bản đã cấp. 14. Buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp phép hoặc đăng ký hoạt động giáo dục. 15. Buộc dạy đủ số tiết, khối lượng học tập hoặc bố trí dạy đủ số tiết, khối lượng học tập. 16. Buộc tổ chức bảo vệ luận văn, luận án hoặc tổ chức bảo vệ lại luận văn, luận án theo quy định. 17. Buộc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp học. 18. Buộc hủy bỏ quyết định kỷ luật và khôi phục quyền học tập của người học. 19. Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền đã chi sai. 20. Buộc thực hiện công khai theo quy định. 21. Buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm; xâm phạm thân thể hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai. 22. Buộc trả lại các khoản chi không đúng quy định từ nguồn vận động tài trợ. Nghị định 04/2021/NĐ-CP Chính thức có hiệu lực từ 10/03/2021.
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính?
Xin hỏi biên bản vi phạm hành chính trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả có áp dụng điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính không (Do hết thời hiệu xử phạt)?
Cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Trường hợp cá nhân dùng xe tải chở đất đá đổ ngăn cổng nhà ông A không cho ông đi lại. Công an đã lập biên bản xử phạt nhưng chưa thực hiện việc khắc phục hậu quả, hiện nay vẫn nguyên làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh của công ty ông A. Như vậy, phải xử lý như thế nào? Đã yêu cầu nhưng họ từ chối vì cho rằng họ được thuê làm, có áp dụng khởi tố điều tra được không?
Nhận diện tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, BTTH, khắc phục hậu quả”
Trong quá trình xét xử, việc xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án có ý nghĩa quan trọng để xác định hình phạt cho bị cáo. Một trong những tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội có thể chủ động thực hiện là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS SĐ, BS 2017. Đây là tình tiết giúp toà án xem xét thái độ, nhận thức, sự ăn năn, hối cãi của bị cáo đối với hành vi và hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra. Từ đó làm căn cứ để quyết định giảm nhẹ hình phạt mà bị cáo có thể gánh chịu. Nếu phân tích kỹ, tình tiết này có đến 03 tình tiết gần giống nhau, gồm: - Sửa chữa; - Bồi thường thiệt hại; - Khắc phục hậu quả. Tình tiết giảm nhẹ này phải xuất phát từ sự tự nguyện và thực hiện trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Nếu không đảm bảo sự tự nguyện hoặc thực hiện sau khi đã đưa vụ án ra xét xử thì không xem là tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ta là việc người khác đứng ra bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay cho bị cáo thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ hay không? Theo quy định hướng dẫn tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì việc một người đứng ra bồi thường cho bị cáo vẫn được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong 06 trường hợp: 1. Bị cáo chưa đủ 15 tuổi, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 2. Bị cáo từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu không có tài sản, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 3. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 4. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu; 5. Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) thay mình sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; 6. Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả nhưng đã tự mình hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả; Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thứ 5 và 6, nếu bị cáo không có việc tác động, yêu cầu hoặc đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, mà những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì không được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Thay vào đó, trường hợp này bị cáo sẽ chỉ được hưởng “tình tiết giảm nhẹ khác” theo cân nhắc của toà án quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS SĐ, BS 2017. Như vậy, tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” có thể do chính bị cáo thực hiện hoặc người khác thực hiện thay cho bị cáo. Có thể nói, đây là một trong những tình tiết được áp dụng phổ biến khi Toà án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thể hiện tính nhân văn và khoan hồng của pháp luật.