Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất?
Đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là nghĩa vụ của công ty và là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho người lao động mới nhất. NLĐ có được khiếu nại công khi công ty không đóng BHXH không? Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: - Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau: Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, đóng BHXH cho NLĐ là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động, nếu có căn cứ cho rằng công ty không đóng BHXH bắt buộc thì người lao động có thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét ra quyết định hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật. Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất? Hiện nay pháp luật không quy định về mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH, tuy nhiên người đọc có thể tham khảo mẫu đơn sau: Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/20/don-khieu-nai-cong-ty-khong-dong-bhxh.docx Người lao động có thể khiếu nại qua những cơ quan nào? Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về thủ tục người lao động khiếu nại về lao động như sau: Thực hiện khiếu nại lần đầu - Khi người lao động cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu. - Người giải quyết khiếu nại lần đầu: là người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP) Thực hiện khiếu nại lần hai - Người lao động khiếu nại lần hai trong trường hợp: + Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu + Quá thời hạn quy định về giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết - Người lao động gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. (khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP) Khởi kiện tại Tòa án - Bên cạnh việc khiếu nại thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án khi: + Ngay từ đầu người lao động có thể chọn khởi kiện tại Tòa án khi cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; + Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu; + Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động chưa được giải quyết; + Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai; + Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà người lao động chưa được giải quyết. Như vậy, đầu tiên NLĐ sẽ khiếu nại với công ty, sau khi khiếu nại không thành thì sẽ có thể khiếu nại lần hai đến đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của công ty. Ngoài ra, NLĐ có thể chọn khiếu nại tại Toà án.
Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thể làm gì?
Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, bạn nên thực hiện theo trình tự dưới đây: 1. Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty. Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho bạn. Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, bạn có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình. 2. Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội Căn cứ Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì bạn được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của bạn theo thủ tục hành chính. Bạn có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn. 3. Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc) Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm của công ty, bạn được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp (Điều 202 Bộ luật Lao động 2012). Tuy nhiên không bắt buộc, bạn có thể bỏ qua bước này. 4. Khởi kiện đến Tòa án nhân dân Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi: - Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại; - Hoà giải không thành; - Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải; - Công ty vẫn không đóng. (Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện bạn tham khảo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để thực hiện. Về mẫu đơn khởi kiện bạn tham khảo Mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cty không ký HĐLĐ, không đóng BHXH, tôi có yêu cầu truy đóng BHXH được hay không?
Kính chào Quý Luật sự Tôi bắt đầu làm ở một doanh nghiệp tư nhân từ tháng 6/2019 (đến nay là 8 tháng). Tôi mắc bệnh Lao, được cơ sở y tế cho nghỉ việc nhận bảo hiểm xã hội trong 6 tháng. Tuy nhiên, từ lúc tôi đi làm đến nay, công ty không ký hợp đồng lao động, không đóng Bảo hiểm xã hội. Vây, nay tôi có thể yêu cầu công ty thực hiện các nghĩa vụ trên để tôi nhận được tiền nghỉ việc hưởng BHXH vì bệnh, hay không. Và tôi phải làm cách nào. Cảm ơn Quý Luật sư!
Thưa Luật sư, Luật sư cho em hỏi, tổng các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm cao hơn tiền lương chính đóng BHXH thì có vi phạm Luật lao động hay bảo hiểm gì không ạ? VD: Tổng thu nhập trong tháng: 30 triệu, trong đó lương đóng BH: 14 triệu, tổng các khoản phụ cấp 16 triệu. Các khoản phụ cấp này đều được thể hiện trong HĐLĐ và nội quy lao động. Em cảm ơn.
Không đóng BHXH có được khấu trừ chi phí hợp lý?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: “2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật. b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. (sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC). … c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. … d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.” Căn cứ các quy định nêu trên, các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và không thuộc các khoản quy định nêu trên thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế liên quan đến chi phí tiền lương, cơ quan thuế cần kiểm tra cụ thể chứng từ chi tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động và việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động để có đủ căn cứ xử lý về thuế theo quy định, ngăn chặn, xử lý trường hợp doanh nghiệp cố tình khai khống chi phí tiền lương để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chào Luật Sư, Bên công ty em làm là một công ty Tư nhân của Người Trung Quốc. Khi phỏng vấn e có hỏi đóng bảo hiểm, bên công ty hứa khi ổn định cty sẽ đóng bảo hiểm cho tụi em. Em cũng thông cảm và chờ đến này em là ở cty 8 tháng và đã ổn định. Hỏi bên cty lại trả lời, Bên TQ làm việc 1 năm mới tham gia bảo hiểm. Vậy bây giờ luật mới ra nếu bên cty típ tục không đóng bảo hiểm cho tụi em nữa thì bên cty có bị phạt không ạ? và cơ quan hành chính nào thi hành ? Em cảm ơn! https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/17234/nam-2018-khong-dong-bhxh-cho-nguoi-lao-dong-co-the-o-tu-den-07-nam
Công ty không đóng BHXH cho NLĐ
Em làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ ( dưới 50 người).Doanh nghiệp này không hề đóng bảo hiểm cho bất cứ nhân viên nào và thời gian làm việc của các bạn bán hàng ca full là 12 tiếng rưỡi và những bạn làm 7tieng/ngày thì được trả 3trieu/ tháng vùng tphcm thì có phải là sai quy định của luật pháp hay không? và mức doanh thu trung bình của doanh nghiệp này cho 1 cửa hàng trong 1 tháng là 200trieu nhung chỉ đóng mức thuế 150.000đ/ tháng là đúng pháp luật hay không? . Em có kí một bản cam kết thời gian thử việc là 2 tháng, trong bản cam kết đó nội dung về trách nhiệm của người lao động khi có mất mát xảy ra, và em phải chịu 60% tổng thiệt hại, 40% còn lại là phần trách nhiệm của nhân viên dưới quyền. Thế nhưng khi có mất mát xảy ra bên công ty bắt buộc em phải chịu trách nhiệm 100%. Mặc dù đã nói theo cam ket thì e chỉ chịu 60% nhưng bên công ty không đồng ý mà bắt buộc phải đền 100% ( vì tất cả nhân viên phải chịu 40% còn lại đã nghi việc) và công ty đòi khởi kiện em nếu không chi trả. Các anh/ chị cho em hỏi nếu khởi kiện thì thời gian giải quyết có nhanh hay không và những chi phí cho một vụ kiện là như thế nào ạ. Trong quá trình khởi kiện em có cần phải nói về vấn đề không tuân thủ luật lao động của công ty không ạ?
Trường hợp không đi làm vẫn được tính là thời gian đóng BHXH
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là thời gian được tính từ khi người lao động (NLĐ) bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng – theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có trường hợp dù không đi làm, không đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH. Vậy đó là những trường hợp nào? Mời các bạn xem chia sẻ sau đây: 1. Lao động nữ mang thai nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian nghỉ việc: từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. 2. Lao động nữ sinh con Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng. 3. Lao động nữ bị sẩy thai Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 4. Lao động nữ nạo, hút thai Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 5. Lao động nữ bị thai chết lưu Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 6. Lao động nữ phá thai bệnh lý Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 7. Lao động nữ mang thai hộ Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng (tính từ lúc sinh con đến lúc giao đứa trẻ) Trong trường hợp từ thời điểm sinh con đến thời điểm giao đứa trẻ chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Lưu ý: Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH. 8. Lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa được nghỉ: 06 tháng (tính từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi) 9. Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa được nghỉ: Từ lúc nhận nuôi con nuôi cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi 10. Lao động thực hiện biện pháp triệt sản Thời gian tối đa được nghỉ: 15 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần. Lưu ý: Không phân biệt đó là nam hay nữ. 11. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật Thời gian được nghỉ tối đa: 14 ngày làm việc 12. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh bốn trở lên Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh bốn: 16 ngày làm việc Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh năm: 19 ngày làm việc …(Cứ thêm mỗi con thì đựơc tính thêm 03 ngày làm việc) 13. Thời gian tham gia NVQS (phục vụ tại ngũ) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và khi xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH. Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và xuất ngũ tiếp tục đóng BHXH bắt buộc thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau khi xuất ngũ làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Căn cứ pháp lý: - Luật bảo hiểm xã hội 2014 - Nghị định 115/2015/NĐ-CP - Thông tư 95/2016/TT-BQP
Người lao động có được đóng hết tiền BHXH của mình để chốt sổ
Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp không đóng "kịp" BHXH cho NLĐ, vì thế dẫn đến tình trạng khi người lao động nghỉ việc mà vẫn không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Trước tình trạng này nhiều NLĐ đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi mình đang tham gia yêu cầu được đóng trước khoản tiền của mình để chốt sổ. Nhưng thực tế ra sao, mời các bạn xem hướng dẫn của BHXH về việc này: Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2; Khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điểm a, Khoản 1, Điều 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT; trường hợp người lao động làm việc dưới 14 ngày trong tháng thì không phải đóng BHXH nhưng vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT. Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20 Luật BHYT năm 2008 và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không thuộc đối tượng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn giá trị sử dụng cho Công ty để lập hồ sơ báo giảm, kịp thời gửi cơ quan BHXH. Theo Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; Khoản 2, Điều 11 Luật BHYT năm 2008 và Khoản 1, Điều 49 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, các hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người lao động không đóng thay phần BHXH của doanh nghiệp Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Khoản 2, Điều 21, Khoản 1, Điều 85, và Khoản 1, Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích từ tiền lương, tiền công phần trách nhiệm đóng BHXH của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động. Theo Chinhphu.vn
Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất?
Đóng BHXH bắt buộc cho người lao động là nghĩa vụ của công ty và là quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Bài viết sau đây sẽ cung cấp mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho người lao động mới nhất. NLĐ có được khiếu nại công khi công ty không đóng BHXH không? Theo Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm: - Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội. - Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, theo khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau: Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, đóng BHXH cho NLĐ là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động, nếu có căn cứ cho rằng công ty không đóng BHXH bắt buộc thì người lao động có thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét ra quyết định hành vi đó là hành vi vi phạm pháp luật. Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất? Hiện nay pháp luật không quy định về mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH, tuy nhiên người đọc có thể tham khảo mẫu đơn sau: Mẫu đơn khiếu nại công ty không đóng BHXH cho NLĐ mới nhất: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/20/don-khieu-nai-cong-ty-khong-dong-bhxh.docx Người lao động có thể khiếu nại qua những cơ quan nào? Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về thủ tục người lao động khiếu nại về lao động như sau: Thực hiện khiếu nại lần đầu - Khi người lao động cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu. - Người giải quyết khiếu nại lần đầu: là người sử dụng lao động (khoản 1 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP) Thực hiện khiếu nại lần hai - Người lao động khiếu nại lần hai trong trường hợp: + Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu + Quá thời hạn quy định về giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết - Người lao động gửi khiếu nại lần hai đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. (khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP) Khởi kiện tại Tòa án - Bên cạnh việc khiếu nại thì người lao động có quyền khởi kiện tại Tòa án khi: + Ngay từ đầu người lao động có thể chọn khởi kiện tại Tòa án khi cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; + Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần đầu; + Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động chưa được giải quyết; + Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại lần hai; + Quá thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai mà người lao động chưa được giải quyết. Như vậy, đầu tiên NLĐ sẽ khiếu nại với công ty, sau khi khiếu nại không thành thì sẽ có thể khiếu nại lần hai đến đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của công ty. Ngoài ra, NLĐ có thể chọn khiếu nại tại Toà án.
Công ty không đóng bảo hiểm xã hội, người lao động có thể làm gì?
Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 khẳng định, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, bạn nên thực hiện theo trình tự dưới đây: 1. Khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty. Đây là những người có thẩm quyền xem xét, giải quyết và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho bạn. Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP thì trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng BHXH cho mình, bạn có quyền yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình. 2. Khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội Căn cứ Điều 20 Nghị định 24/2018/NĐ-CP Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc bạn không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì bạn được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của bạn theo thủ tục hành chính. Bạn có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn. 3. Yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc) Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi vi phạm của công ty, bạn được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp (Điều 202 Bộ luật Lao động 2012). Tuy nhiên không bắt buộc, bạn có thể bỏ qua bước này. 4. Khởi kiện đến Tòa án nhân dân Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi: - Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại; - Hoà giải không thành; - Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải; - Công ty vẫn không đóng. (Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) Về hình thức, nội dung đơn khởi kiện bạn tham khảo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để thực hiện. Về mẫu đơn khởi kiện bạn tham khảo Mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cty không ký HĐLĐ, không đóng BHXH, tôi có yêu cầu truy đóng BHXH được hay không?
Kính chào Quý Luật sự Tôi bắt đầu làm ở một doanh nghiệp tư nhân từ tháng 6/2019 (đến nay là 8 tháng). Tôi mắc bệnh Lao, được cơ sở y tế cho nghỉ việc nhận bảo hiểm xã hội trong 6 tháng. Tuy nhiên, từ lúc tôi đi làm đến nay, công ty không ký hợp đồng lao động, không đóng Bảo hiểm xã hội. Vây, nay tôi có thể yêu cầu công ty thực hiện các nghĩa vụ trên để tôi nhận được tiền nghỉ việc hưởng BHXH vì bệnh, hay không. Và tôi phải làm cách nào. Cảm ơn Quý Luật sư!
Thưa Luật sư, Luật sư cho em hỏi, tổng các khoản phụ cấp không đóng bảo hiểm cao hơn tiền lương chính đóng BHXH thì có vi phạm Luật lao động hay bảo hiểm gì không ạ? VD: Tổng thu nhập trong tháng: 30 triệu, trong đó lương đóng BH: 14 triệu, tổng các khoản phụ cấp 16 triệu. Các khoản phụ cấp này đều được thể hiện trong HĐLĐ và nội quy lao động. Em cảm ơn.
Không đóng BHXH có được khấu trừ chi phí hợp lý?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định các khoản chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau: “2.6. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật. b) Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. (sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC). … c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện. … d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.” Căn cứ các quy định nêu trên, các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và không thuộc các khoản quy định nêu trên thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế liên quan đến chi phí tiền lương, cơ quan thuế cần kiểm tra cụ thể chứng từ chi tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động và việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động để có đủ căn cứ xử lý về thuế theo quy định, ngăn chặn, xử lý trường hợp doanh nghiệp cố tình khai khống chi phí tiền lương để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chào Luật Sư, Bên công ty em làm là một công ty Tư nhân của Người Trung Quốc. Khi phỏng vấn e có hỏi đóng bảo hiểm, bên công ty hứa khi ổn định cty sẽ đóng bảo hiểm cho tụi em. Em cũng thông cảm và chờ đến này em là ở cty 8 tháng và đã ổn định. Hỏi bên cty lại trả lời, Bên TQ làm việc 1 năm mới tham gia bảo hiểm. Vậy bây giờ luật mới ra nếu bên cty típ tục không đóng bảo hiểm cho tụi em nữa thì bên cty có bị phạt không ạ? và cơ quan hành chính nào thi hành ? Em cảm ơn! https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-moi/17234/nam-2018-khong-dong-bhxh-cho-nguoi-lao-dong-co-the-o-tu-den-07-nam
Công ty không đóng BHXH cho NLĐ
Em làm việc cho một doanh nghiệp nhỏ ( dưới 50 người).Doanh nghiệp này không hề đóng bảo hiểm cho bất cứ nhân viên nào và thời gian làm việc của các bạn bán hàng ca full là 12 tiếng rưỡi và những bạn làm 7tieng/ngày thì được trả 3trieu/ tháng vùng tphcm thì có phải là sai quy định của luật pháp hay không? và mức doanh thu trung bình của doanh nghiệp này cho 1 cửa hàng trong 1 tháng là 200trieu nhung chỉ đóng mức thuế 150.000đ/ tháng là đúng pháp luật hay không? . Em có kí một bản cam kết thời gian thử việc là 2 tháng, trong bản cam kết đó nội dung về trách nhiệm của người lao động khi có mất mát xảy ra, và em phải chịu 60% tổng thiệt hại, 40% còn lại là phần trách nhiệm của nhân viên dưới quyền. Thế nhưng khi có mất mát xảy ra bên công ty bắt buộc em phải chịu trách nhiệm 100%. Mặc dù đã nói theo cam ket thì e chỉ chịu 60% nhưng bên công ty không đồng ý mà bắt buộc phải đền 100% ( vì tất cả nhân viên phải chịu 40% còn lại đã nghi việc) và công ty đòi khởi kiện em nếu không chi trả. Các anh/ chị cho em hỏi nếu khởi kiện thì thời gian giải quyết có nhanh hay không và những chi phí cho một vụ kiện là như thế nào ạ. Trong quá trình khởi kiện em có cần phải nói về vấn đề không tuân thủ luật lao động của công ty không ạ?
Trường hợp không đi làm vẫn được tính là thời gian đóng BHXH
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) là thời gian được tính từ khi người lao động (NLĐ) bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng – theo Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có trường hợp dù không đi làm, không đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian đóng BHXH. Vậy đó là những trường hợp nào? Mời các bạn xem chia sẻ sau đây: 1. Lao động nữ mang thai nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian nghỉ việc: từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng. 2. Lao động nữ sinh con Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng. 3. Lao động nữ bị sẩy thai Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 4. Lao động nữ nạo, hút thai Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 5. Lao động nữ bị thai chết lưu Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 6. Lao động nữ phá thai bệnh lý Điều kiện: nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở KCB có thẩm quyền Thời gian nghỉ việc: Nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi: 20 ngày Nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi: 40 ngày Nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên: 50 ngày 7. Lao động nữ mang thai hộ Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa đựơc nghỉ: 06 tháng, cứ sinh thêm mỗi con thì được nghỉ thêm 01 tháng (tính từ lúc sinh con đến lúc giao đứa trẻ) Trong trường hợp từ thời điểm sinh con đến thời điểm giao đứa trẻ chưa đủ 60 ngày thì được nghỉ cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần. Lưu ý: Trường hợp lao động nữ mang thai hộ chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con thì thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng BHXH. 8. Lao động nữ là người mẹ nhờ mang thai hộ Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa được nghỉ: 06 tháng (tính từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi) 9. Lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi Điều kiện: phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con Thời gian tối đa được nghỉ: Từ lúc nhận nuôi con nuôi cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi 10. Lao động thực hiện biện pháp triệt sản Thời gian tối đa được nghỉ: 15 ngày, tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần. Lưu ý: Không phân biệt đó là nam hay nữ. 11. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật Thời gian được nghỉ tối đa: 14 ngày làm việc 12. Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh bốn trở lên Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh bốn: 16 ngày làm việc Thời gian được nghỉ tối đa khi vợ sinh năm: 19 ngày làm việc …(Cứ thêm mỗi con thì đựơc tính thêm 03 ngày làm việc) 13. Thời gian tham gia NVQS (phục vụ tại ngũ) Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính là thời gian đóng BHXH để làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH theo quy định. Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và khi xuất ngũ về địa phương thì được cộng nối thời gian công tác có đóng BHXH trước đó với thời gian tại ngũ để tính hưởng chế độ BHXH. Nếu trước khi nhập ngũ đã đóng BHXH bắt buộc và xuất ngũ tiếp tục đóng BHXH bắt buộc thì được cộng thời gian trước đó với thời gian tại ngũ và thời gian công tác có đóng BHXH sau khi xuất ngũ làm cơ sở tính hưởng chế độ BHXH. Căn cứ pháp lý: - Luật bảo hiểm xã hội 2014 - Nghị định 115/2015/NĐ-CP - Thông tư 95/2016/TT-BQP
Người lao động có được đóng hết tiền BHXH của mình để chốt sổ
Hiện nay vẫn tồn tại tình trạng nhiều doanh nghiệp không đóng "kịp" BHXH cho NLĐ, vì thế dẫn đến tình trạng khi người lao động nghỉ việc mà vẫn không chốt được sổ Bảo hiểm xã hội. Trước tình trạng này nhiều NLĐ đã liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi mình đang tham gia yêu cầu được đóng trước khoản tiền của mình để chốt sổ. Nhưng thực tế ra sao, mời các bạn xem hướng dẫn của BHXH về việc này: Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2; Khoản 3, Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014; Điểm a, Khoản 1, Điều 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi 2014 người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có từ đủ 3 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT; trường hợp người lao động làm việc dưới 14 ngày trong tháng thì không phải đóng BHXH nhưng vẫn thuộc đối tượng tham gia BHYT. Căn cứ quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 20 Luật BHYT năm 2008 và Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, nghỉ việc không thuộc đối tượng tham gia BHYT phải nộp lại thẻ BHYT còn giá trị sử dụng cho Công ty để lập hồ sơ báo giảm, kịp thời gửi cơ quan BHXH. Theo Điều 4 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT; Khoản 2, Điều 11 Luật BHYT năm 2008 và Khoản 1, Điều 49 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT, các hành vi vi phạm các quy định của Luật BHYT và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến BHYT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Người lao động không đóng thay phần BHXH của doanh nghiệp Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 19, Khoản 2, Điều 21, Khoản 1, Điều 85, và Khoản 1, Điều 86 Luật BHXH năm 2014, hàng tháng người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng BHXH và trích từ tiền lương, tiền công phần trách nhiệm đóng BHXH của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định. Theo quy định tại Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Do đó, không có căn cứ để người lao động tự nguyện đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động. Theo Chinhphu.vn