Phòng Covid-19: Mức phạt mới cho người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ 28/9
Đây là nội dung tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ 15/11/2020. Theo đó, quy định điểm a, khoản 1, điều 12 nghị định 117 hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng là vi phạm về: “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”. Mức phạt cho hành vi này từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 115 Nghị định 117/2020 thì quy định xử phạt nêu trên có hiệu lực từ ngày ký ban hành (tức là ngày 28/9/2020). Như vậy, từ ngày 28/9/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 03 triệu đồng. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP hành vi này bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000. Mới đây, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã ký công văn khẩn về việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Cụ thể, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, quận huyện, phường, xã, thị trấn tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trước nguy cơ dịch bệnh. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm các biện pháp như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc. Vì vậy để bảo vệ bạn và những người xung quanh đồng thời không phải mất tiền vì không chấp hành quy định về phòng chống bệnh dịch hãy luôn đặt ý thức lên hàng đầu để có những hành động đúng đắn nhất.
Xử phạt hành vi không đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Tại điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có nêu: "Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm ... 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: ... d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay." Như vậy, đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên là 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt gấp đôi anh nhé. Anh tham khảo thêm quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP: "Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính … 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?
Hỏi: Ngày 01/4/2020, chị Hồng điều khiển xe máy, có hành vi vượt đèn đỏ. Đúng lúc này tổ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, đã thổi phạt, đồng thời chị Hồng có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Cảnh sát giao thông ngoài việc xử phạt chị Hồng vì hành vi vượt đền đỏ thì có được xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng hay không? Trả lời: Theo Thông báo 98/TB-VPCP ngày 14/3/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng từ ngày 16/3/2020. Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Về mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng: Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). Về thẩm quyền xử phạt: theo khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Như vậy, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông chỉ được xử phạt chị Hồng hành vi vượt đèn đỏ, còn việc xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng dịch sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.
Phòng Covid-19: Mức phạt mới cho người không đeo khẩu trang nơi công cộng từ 28/9
Đây là nội dung tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có hiệu lực từ 15/11/2020. Theo đó, quy định điểm a, khoản 1, điều 12 nghị định 117 hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng là vi phạm về: “Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế”. Mức phạt cho hành vi này từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 115 Nghị định 117/2020 thì quy định xử phạt nêu trên có hiệu lực từ ngày ký ban hành (tức là ngày 28/9/2020). Như vậy, từ ngày 28/9/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 03 triệu đồng. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP hành vi này bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000. Mới đây, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã ký công văn khẩn về việc thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới. Cụ thể, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, quận huyện, phường, xã, thị trấn tuyệt đối không được chủ quan, lơ là trước nguy cơ dịch bệnh. Đặc biệt, cần thực hiện nghiêm các biện pháp như đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, đến các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng. Hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc. Vì vậy để bảo vệ bạn và những người xung quanh đồng thời không phải mất tiền vì không chấp hành quy định về phòng chống bệnh dịch hãy luôn đặt ý thức lên hàng đầu để có những hành động đúng đắn nhất.
Xử phạt hành vi không đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Tại điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có nêu: "Điều 15. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm ... 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: ... d) Sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay." Như vậy, đối với hành vi sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang mức phạt tiền là từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức phạt tiền đối với hành vi nêu trên là 2.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt gấp đôi anh nhé. Anh tham khảo thêm quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP: "Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính … 2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ quy định tại khoản 5 Điều 4; khoản 6 Điều 5; khoản 5 Điều 6; khoản 7 Điều 11; Điều 18; Điều 19; các khoản 1 và 9 Điều 22; Điều 24; khoản 6 Điều 26 Nghị định này là mức phạt đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Cảnh sát giao thông có quyền xử phạt người không đeo khẩu trang?
Hỏi: Ngày 01/4/2020, chị Hồng điều khiển xe máy, có hành vi vượt đèn đỏ. Đúng lúc này tổ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ, đã thổi phạt, đồng thời chị Hồng có hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng. Cảnh sát giao thông ngoài việc xử phạt chị Hồng vì hành vi vượt đền đỏ thì có được xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng hay không? Trả lời: Theo Thông báo 98/TB-VPCP ngày 14/3/2020, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng từ ngày 16/3/2020. Ảnh minh họa (Nguồn Internet) Về mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng: Hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). Về thẩm quyền xử phạt: theo khoản 1 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp xã. Như vậy, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông chỉ được xử phạt chị Hồng hành vi vượt đèn đỏ, còn việc xử phạt hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng dịch sẽ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã.