Phải làm gì khi công ty không trả sổ BHXH cho người lao động?
Trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại công ty nhưng công ty cố tình giữ lại sổ BHXH thì người lao động phải làm như thế nào? Người lao động có được cấp lại sổ BHXH nếu công ty không chịu trả không? Công ty có bắt buộc trả sổ BHXH cho người lao động nghỉ việc không? Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; + Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; + Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: + Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; + Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về bảo hiểm xã hội và phải trả lại bản chính sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Công ty không trả sổ BHXH cho người lao động bị phạt thế nào? - Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật: + Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Cùng với đó, buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật - Theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy: - Nếu công ty không hoàn tất các thủ tục xác nhận và trả lại cùng sổ BHXH thì sẽ bị phạt 02 lần theo mức tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đồng thời, bị buộc trả lại các giấy tờ trên. - Nếu công ty không phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện thủ tục và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động nghỉ việc công ty sẽ bị phạt tiền từ 4-8 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng. Người lao động có được cấp lại sổ BHXH nếu công ty không chịu trả không? Các trường hợp người lao động được cấp lại sổ BHXH theo quy định tại khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH 2020 chỉ bao gồm: Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH Theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định thêm trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cho phép cấp lại sổ BHXH trong trường hợp người lao động bị công ty giữ sổ BHXH. Phải làm gì khi công ty không trả sổ BHXH cho người lao động? Theo Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu công ty không trả sổ BHXH dù người lao động đã nhiều lần yêu cầu giải quyết thì người lao động có thể thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình như sau: - Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết. - Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án. Như vậy, để lấy lại sổ BHXH, người lao động có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, nếu không khiếu nại thành công thì người lao động khởi kiện tại toà án.
Nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại có thể bị phạt tù
Xã hội ngày càng hiện đại, việc giao dịch cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Chuyển tiền qua tài khoản là một trong số đó. Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên đôi lúc vẫn xảy ra một số trường hợp bất cẩn từ người dùng dẫn đến những tình huống không mong muốn, đó là khi vô tình chuyển nhầm vào tài khoản của người khác. Vậy việc nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại có phải chịu trách nhiệm và pháp luật có quy định như thế nào về hành vi này? Nhận tiền chuyển nhầm không trả có vi phạm pháp luật? Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản nhưng người nhận số tiền chuyển nhầm đó không tự giác hoàn trả, thậm chí lấy để tiêu xài hoặc chối bỏ việc đã nhận tiền. Điều này khiến người chuyển nhầm trở nên khốn đốn bởi số tiền đó có thể lên đếm hàng trăm triệu đồng. Mặc dù đã nhiều lần liên hệ, nhưng sự thờ ơ và lảng tránh của các đối tượng này khiến chủ nhân của số tiền chuyển nhầm gặp không ít rắc rối trong quá trình đòi lại số tiền đó. Nhiều nạn nhân trong vụ việc đã tìm cách liên hệ với ngân hàng nhờ sự trợ giúp. Tuy nhiên không mấy khả quan. Như vậy, hành vi nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản mà không trả là hành vi vi phạm pháp luật. Nhận tiền chuyển nhầm mà không trả có thể bị truy cứu TNHS Khi một người vô tình nhận tiền từ người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình thì người nhận phải có trách nhiệm trả lại cho người đã chuyển nhầm. Pháp luật quy định việc không trả lại số tiền chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật Căn cứ theo Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 thì nhận tiềnquy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, Điều 580 Bộ luật này cũng quy định người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu người có nghĩa vụ không thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ, hành vi có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự. Về xử phạt hành chính: Căn cứ theo điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi chiếm giữ tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi này sẽ bị trục xuất khỏi nước ta. Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luât Hình sự 2017 quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng mà là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù về tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia Như vậy, khi nhận chuyển tiền nhầm từ người lạ thì trước tiên phải thông báo cho ngân hàng biết. Sau đó cùng ngân hàng thực hiện các bước đến tìm chủ sở hữu hợp pháp hoàn trả. Nếu vô tình nhận tiền chuyển nhầm từ một tài khoản lạ thì phải tìm cách hoàn trả chứ không nên tự ý sử dụng để tránh vi phạm pháp luật.
Không hoàn trả khoản vay tín dụng bị mời ra toà bằng tin nhắn đúng không ạ
Luật sư cho em hỏi em nợ 2 tháng tiền vay FE, có một số điện thoại nhắn tin là toà triệu tập đến toà án nhân dân. Theo luật sư thì muốn gọi triệu tập thì phải có giấy gọi văn bản rõ ràng hay chỉ là một tin nhắn, tin nhắn từ số điện thoại di động này không phải của toà ạ ?
Vay tiền không trả - phạt tù lên đến 20 năm.
Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật hình 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà giá trị của nó rất đáng được lưu ý. Theo đó, trong Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 do Quốc hội ban hành vào ngày 20/06/2017, tại Điều 35 sửa đổi bổ sung điều 175 Bộ luật Hính sự 2015 như sau: “ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” Hành vi vay tiền là hành vi thường xuyên xảy ra trong xã hội nhưng lại thường chỉ được áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp người đi vay chây ỳ, không trả khiến người cho vay rơi vào tình thế rất khó xử : Đòi thì mất bạn mà không đòi thì mất cả tiền lẫn bạn. Với sự thay đổi của Bộ Luật Hình sự thì giờ hành vi vay tiền đến hạn không chịu trả có thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS 2015. Tuỳ vào số tiền mà hình phạt có thể từ 06 tháng đến 20 năm tù giam. Từ 4.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng: 06 tháng đến 03 năm. Từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: 02 năm đến 7 năm. Từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: từ 05 năm đến 12 năm. Từ 500.000.000 trở lên: từ 12 năm đến 20 năm.
Chồng nhận nợ thay vợ nhưng không trả
Kính chào Luật sư! Do tin tưởng đồng nghiệp làm chung đã ba năm, khi chị A nói gia đình có việc nên tôi đã cho vay một khoản tiền tương đối lớn. Chị A nhiều lần hứa trả nhưng đều không thực hiện nên tôi có yêu cầu chị A ký giấy nhận nợ và tôi tạo điều kiện cho chị A trả trong thời gian 1 năm, không tính lãi suất. Sau đó nghe tin chị A vỡ nợ không có khả năng chi trả, tôi đã trao đổi với chồng chị A. Chồng chị A đã đứng ra nhận khoản nợ này thay vợ, giữa tôi và chồng chị A lập một giấy chuyển giao và nhận nợ mới. Nhưng đến hạn trả chồng chị A bảo sẽ li dị với chị A nên không có trách nhiệm trả tôi. Tôi cũng hiểu khoản vay này là chị A đứng ra vay nên tôi gặp bố mẹ đẻ chị A nhưng họ không nhận nợ, và đẩy trách nhiệm sang chồng chị A do đã nhận nợ. Chị A hiện đã bỏ trốn không ở tại địa phương và không liên lạc được. Hiện nay tôi đang rất băn khoăn chưa biết xử lý sao mong Luật sư tư vấn giúp một số điểm sau: 1. Tôi có nên tiếp tục đòi chồng chị A trả khoản nợ của tôi hay không? Vì hiện giờ họ vẫn là vợ chồng hợp pháp, khi chồng chị A ký nhận nợ thay là hoàn toàn tự nguyện và minh mẫn. 2. Tôi có nên nhờ các công ty đòi nợ thuê hợp pháp giải quyết giúp không? Vì người quen tôi cũng đã có trường hợp thắng khi kiện ra tòa, tòa quyết định con nợ phải trả nợ trong 3 tháng nhưng con nợ chây lỳ không trả, nên họ đã nhờ công ty đòi nợ thuê và thu hồi được nợ, tất nhiên phí dịch vụ phải trả rất cao. Rất mong các Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chủ đầu tư giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không trả
Xin chào luật sư. Gia đình tôi có mua nhà của một công ty phát triển nhà ở từ năm 2006. Trên hợp đồng mua bán, thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chi phí liên quan sẽ do người mua nhà chi trả. Đến nay đã hơn 10 năm, sau nhiều lần hỏi đều bị lảng tránh. Vào cuối năm 2016 chúng tôi đã đến liên hệ Sở tài nguyên môi trường của tỉnh để hỏi về thủ tục làm GCNQSDĐ thì được biết toàn bộ Giấy CNQSDĐ cho khu nhà của chúng tôi đã được chuyển cho chủ đầu tư. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi thay phiên nhau liên lạc với phía chủ đầu tư để nhận lại GCNQSDĐ thì đều không thể gặp người có trách nhiệm ở đây. Xin luật sư hướng dẫn chúng tôi các thủ tục cần thiết để chúng tôi nhận được giấy CNQSDĐ theo đúng luật pháp. Xin cảm ơn luật sư
Phải làm gì khi công ty không trả sổ BHXH cho người lao động?
Trường hợp người lao động đã nghỉ việc tại công ty nhưng công ty cố tình giữ lại sổ BHXH thì người lao động phải làm như thế nào? Người lao động có được cấp lại sổ BHXH nếu công ty không chịu trả không? Công ty có bắt buộc trả sổ BHXH cho người lao động nghỉ việc không? Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019, trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: - Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; + Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; + Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; + Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. - Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. - Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: + Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; + Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Đồng thời, tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục về bảo hiểm xã hội và phải trả lại bản chính sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Công ty không trả sổ BHXH cho người lao động bị phạt thế nào? - Theo khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật: + Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Cùng với đó, buộc người sử dụng lao động hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật - Theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Đồng thời, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy: - Nếu công ty không hoàn tất các thủ tục xác nhận và trả lại cùng sổ BHXH thì sẽ bị phạt 02 lần theo mức tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Đồng thời, bị buộc trả lại các giấy tờ trên. - Nếu công ty không phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện thủ tục và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người lao động nghỉ việc công ty sẽ bị phạt tiền từ 4-8 triệu đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng. Người lao động có được cấp lại sổ BHXH nếu công ty không chịu trả không? Các trường hợp người lao động được cấp lại sổ BHXH theo quy định tại khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH 2020 chỉ bao gồm: Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH Theo Khoản 2 Điều 29 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017 quy định thêm trường hợp cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch Như vậy, hiện nay pháp luật không quy định cho phép cấp lại sổ BHXH trong trường hợp người lao động bị công ty giữ sổ BHXH. Phải làm gì khi công ty không trả sổ BHXH cho người lao động? Theo Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, nếu công ty không trả sổ BHXH dù người lao động đã nhiều lần yêu cầu giải quyết thì người lao động có thể thực hiện quyền khiếu nại để bảo vệ lợi ích của mình như sau: - Trường hợp công ty từ chối giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết. - Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án. Như vậy, để lấy lại sổ BHXH, người lao động có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền, nếu không khiếu nại thành công thì người lao động khởi kiện tại toà án.
Nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại có thể bị phạt tù
Xã hội ngày càng hiện đại, việc giao dịch cũng trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Chuyển tiền qua tài khoản là một trong số đó. Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng vừa tiện lợi và nhanh chóng, tuy nhiên đôi lúc vẫn xảy ra một số trường hợp bất cẩn từ người dùng dẫn đến những tình huống không mong muốn, đó là khi vô tình chuyển nhầm vào tài khoản của người khác. Vậy việc nhận tiền chuyển nhầm mà không trả lại có phải chịu trách nhiệm và pháp luật có quy định như thế nào về hành vi này? Nhận tiền chuyển nhầm không trả có vi phạm pháp luật? Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp người khác chuyển nhầm tiền vào tài khoản nhưng người nhận số tiền chuyển nhầm đó không tự giác hoàn trả, thậm chí lấy để tiêu xài hoặc chối bỏ việc đã nhận tiền. Điều này khiến người chuyển nhầm trở nên khốn đốn bởi số tiền đó có thể lên đếm hàng trăm triệu đồng. Mặc dù đã nhiều lần liên hệ, nhưng sự thờ ơ và lảng tránh của các đối tượng này khiến chủ nhân của số tiền chuyển nhầm gặp không ít rắc rối trong quá trình đòi lại số tiền đó. Nhiều nạn nhân trong vụ việc đã tìm cách liên hệ với ngân hàng nhờ sự trợ giúp. Tuy nhiên không mấy khả quan. Như vậy, hành vi nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản mà không trả là hành vi vi phạm pháp luật. Nhận tiền chuyển nhầm mà không trả có thể bị truy cứu TNHS Khi một người vô tình nhận tiền từ người khác chuyển nhầm vào tài khoản của mình thì người nhận phải có trách nhiệm trả lại cho người đã chuyển nhầm. Pháp luật quy định việc không trả lại số tiền chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật Căn cứ theo Khoản 1 Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015 thì nhận tiềnquy định về nghĩa vụ hoàn trả như sau: Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra, Điều 580 Bộ luật này cũng quy định người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu người có nghĩa vụ không thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ, hành vi có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự. Về xử phạt hành chính: Căn cứ theo điểm đ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP hành vi chiếm giữ tài sản của người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu người nước ngoài có hành vi này sẽ bị trục xuất khỏi nước ta. Về truy cứu trách nhiệm hình sự: Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luât Hình sự 2017 quy định về Tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau: Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng mà là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Mức phạt cao nhất có thể lên đến 05 năm tù về tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia Như vậy, khi nhận chuyển tiền nhầm từ người lạ thì trước tiên phải thông báo cho ngân hàng biết. Sau đó cùng ngân hàng thực hiện các bước đến tìm chủ sở hữu hợp pháp hoàn trả. Nếu vô tình nhận tiền chuyển nhầm từ một tài khoản lạ thì phải tìm cách hoàn trả chứ không nên tự ý sử dụng để tránh vi phạm pháp luật.
Không hoàn trả khoản vay tín dụng bị mời ra toà bằng tin nhắn đúng không ạ
Luật sư cho em hỏi em nợ 2 tháng tiền vay FE, có một số điện thoại nhắn tin là toà triệu tập đến toà án nhân dân. Theo luật sư thì muốn gọi triệu tập thì phải có giấy gọi văn bản rõ ràng hay chỉ là một tin nhắn, tin nhắn từ số điện thoại di động này không phải của toà ạ ?
Vay tiền không trả - phạt tù lên đến 20 năm.
Đây là một trong những điểm mới của Bộ luật hình 2015 sửa đổi bổ sung 2017 mà giá trị của nó rất đáng được lưu ý. Theo đó, trong Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 do Quốc hội ban hành vào ngày 20/06/2017, tại Điều 35 sửa đổi bổ sung điều 175 Bộ luật Hính sự 2015 như sau: “ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.” Hành vi vay tiền là hành vi thường xuyên xảy ra trong xã hội nhưng lại thường chỉ được áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự. Trường hợp người đi vay chây ỳ, không trả khiến người cho vay rơi vào tình thế rất khó xử : Đòi thì mất bạn mà không đòi thì mất cả tiền lẫn bạn. Với sự thay đổi của Bộ Luật Hình sự thì giờ hành vi vay tiền đến hạn không chịu trả có thể chịu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 BLHS 2015. Tuỳ vào số tiền mà hình phạt có thể từ 06 tháng đến 20 năm tù giam. Từ 4.000.000 đến dưới 50.000.000 đồng: 06 tháng đến 03 năm. Từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng: 02 năm đến 7 năm. Từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng: từ 05 năm đến 12 năm. Từ 500.000.000 trở lên: từ 12 năm đến 20 năm.
Chồng nhận nợ thay vợ nhưng không trả
Kính chào Luật sư! Do tin tưởng đồng nghiệp làm chung đã ba năm, khi chị A nói gia đình có việc nên tôi đã cho vay một khoản tiền tương đối lớn. Chị A nhiều lần hứa trả nhưng đều không thực hiện nên tôi có yêu cầu chị A ký giấy nhận nợ và tôi tạo điều kiện cho chị A trả trong thời gian 1 năm, không tính lãi suất. Sau đó nghe tin chị A vỡ nợ không có khả năng chi trả, tôi đã trao đổi với chồng chị A. Chồng chị A đã đứng ra nhận khoản nợ này thay vợ, giữa tôi và chồng chị A lập một giấy chuyển giao và nhận nợ mới. Nhưng đến hạn trả chồng chị A bảo sẽ li dị với chị A nên không có trách nhiệm trả tôi. Tôi cũng hiểu khoản vay này là chị A đứng ra vay nên tôi gặp bố mẹ đẻ chị A nhưng họ không nhận nợ, và đẩy trách nhiệm sang chồng chị A do đã nhận nợ. Chị A hiện đã bỏ trốn không ở tại địa phương và không liên lạc được. Hiện nay tôi đang rất băn khoăn chưa biết xử lý sao mong Luật sư tư vấn giúp một số điểm sau: 1. Tôi có nên tiếp tục đòi chồng chị A trả khoản nợ của tôi hay không? Vì hiện giờ họ vẫn là vợ chồng hợp pháp, khi chồng chị A ký nhận nợ thay là hoàn toàn tự nguyện và minh mẫn. 2. Tôi có nên nhờ các công ty đòi nợ thuê hợp pháp giải quyết giúp không? Vì người quen tôi cũng đã có trường hợp thắng khi kiện ra tòa, tòa quyết định con nợ phải trả nợ trong 3 tháng nhưng con nợ chây lỳ không trả, nên họ đã nhờ công ty đòi nợ thuê và thu hồi được nợ, tất nhiên phí dịch vụ phải trả rất cao. Rất mong các Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chủ đầu tư giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không trả
Xin chào luật sư. Gia đình tôi có mua nhà của một công ty phát triển nhà ở từ năm 2006. Trên hợp đồng mua bán, thì chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chi phí liên quan sẽ do người mua nhà chi trả. Đến nay đã hơn 10 năm, sau nhiều lần hỏi đều bị lảng tránh. Vào cuối năm 2016 chúng tôi đã đến liên hệ Sở tài nguyên môi trường của tỉnh để hỏi về thủ tục làm GCNQSDĐ thì được biết toàn bộ Giấy CNQSDĐ cho khu nhà của chúng tôi đã được chuyển cho chủ đầu tư. Trong suốt thời gian qua, chúng tôi thay phiên nhau liên lạc với phía chủ đầu tư để nhận lại GCNQSDĐ thì đều không thể gặp người có trách nhiệm ở đây. Xin luật sư hướng dẫn chúng tôi các thủ tục cần thiết để chúng tôi nhận được giấy CNQSDĐ theo đúng luật pháp. Xin cảm ơn luật sư