Tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ và thương binh hạng 2 có được tặng Huân chương Sao vàng?
Tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ và thương binh hạng 2 có được tặng Huân chương Sao vàng? Tình huống phát sinh: Chào luật sư, Hiện tại tôi đang công tác tại Quảng Nam, có vướng mắc thông tin xin được giải đáp, cụ thể ông nội tôi có tham gia cuộc chiến chống mỹ và là thương binh hạng 2 thì với điều kiện này có đủ tiêu chuẩn tặng Huân chương Sao vàng không? Xin cảm ơn, quê gốc ông nội tôi tại Hà Đông, Hà Nội. Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Sao vàng” như sau: “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 của Luật Thi đua, khen thưởng, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: 1. Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. 3. Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. 4. Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội, 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm. Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định hiện nay? Căn cứ Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như sau: 1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. 2. Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định. 3. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng. 4. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ. Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật. 5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. 6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. 7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung. Quy định chung về khen thưởng quá trình cống hiến hiện nay? Căn cứ Điều 6 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định chung về khen thưởng quá trình cống hiến quy định như sau: 1. Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến quy định như sau: - Cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 là những người tham gia cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Cán bộ hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong thời gian từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; - Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là người tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Người hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam là người hoạt động liên tục ít nhất 10 năm ở chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Trường hợp hoạt động liên tục ở chiến trường từ trước năm 1960 thì thời gian hoạt động liên tục tính đến tháng 01 năm 1973. Trường hợp vào chiến trường từ năm 1964 thì thời gian hoạt động liên tục tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Cán bộ công tác trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là người tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. 2. Thời gian, chức vụ xét khen thưởng: - Bộ, ban, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông báo nghỉ chế độ hưu trí hoặc có quyết định nghỉ hưu mà chưa được khen thưởng quá trình cống hiến (kể cả các trường hợp đã hy sinh, từ trần). Trường hợp cá nhân đã được khen thưởng quá trình cống hiến, sau đó tiếp tục công tác và có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tiếp tục xét, khen thưởng quá trình cống hiến đối với thời gian công tác, giữ chức vụ của giai đoạn công tác sau này và được đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác theo quy định nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn; - Cá nhân có thời gian giữ chức vụ nhưng không đủ thời gian để được tính khen theo tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đó thì được cộng với thời gian giữ chức vụ thấp hơn liền kề để tính tiêu chuẩn khen thưởng theo chức vụ thấp hơn liền kề (nếu chức vụ liền kề đó thuộc tiêu chuẩn khen thưởng quá trình cống hiến); - Cá nhân trong cùng một thời gian đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau thì lấy chức vụ cao nhất để làm căn cứ áp dụng tiêu chuẩn khen thưởng; - Cá nhân thực hiện yêu cầu luân chuyển, điều động hoặc do sắp xếp tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định, giữ chức vụ thấp hơn trước khi luân chuyển, điều động, sắp xếp tổ chức khi xem xét khen thưởng được lấy chức vụ trước khi luân chuyển, điều động, sắp xếp tổ chức và được tính thời gian liên tục theo chức vụ đó để làm căn cứ xét khen thưởng; - Những trường hợp đã được khen thưởng quá trình cống hiến, không thực hiện điều chỉnh khen thưởng theo quy định mới về chức danh tương đương. Những trường hợp chưa được khen thưởng quá trình cống hiến, đối chiếu với quy định nếu đúng đối tượng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đề nghị xét khen thưởng quá trình cống hiến. 3. Điều kiện áp dụng khen thưởng: - Không khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân, công an nhân dân, quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm chuyên nghiệp. Đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì thời gian, chức vụ sau khi kết nạp Đảng lần sau được xét khen thưởng; - Hạ một mức khen đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại, cá nhân: Bị cách chức, giáng chức, giáng cấp bậc, quân hàm, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo. Hình thức kỷ luật chỉ xem xét một lần đối với một hình thức khen thưởng (những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét khen thưởng lần trước). 4. Bộ Nội vụ xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng. Do đó, để được tặng huân chương sao vàng thì phải rơi vào các tiêu chuẩn trên như có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ còn đơn thuần tham gia cuộc chiến chống mỹ cũng không đảm nhiệm các chức vụ nêu trên thì không đáp ứng điều kiện trên.
Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA
Bộ Công an ban hành Thông tư 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Trong đó, quy định rõ về hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ công an. (1) Cán bộ, chiến sĩ CA nào được hưởng trợ cấp theo Thông tư 41/2023/TT-BCA? Căn cứ tại Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Lưu ý, không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị buộc thôi việc, sa thải, thải hồi, loại ngũ, đào nhiệm, đào ngũ, tước danh hiệu, tước cấp bậc hàm. - Công nhân công an (công nhân viên công an). Xem bài viết liên quan: Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? (2) Hồ sơ xét hưởng chế độ Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp bao gồm: - Công văn đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp (Mẫu số 01) kèm theo danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp của Công an cấp tỉnh nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú (Mẫu số 02); Xem và tải Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-01.docx Xem và tải Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-02.docx - Bản khai cá nhân (Mẫu số 03) hoặc bản khai cá nhân dùng cho thân nhân của cán bộ, chiến sĩ (Mẫu số 04); trường hợp ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật; Xem và tải Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-03.docx Xem và tải Mẫu số 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-04.docx - Giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan thể hiện thời gian công tác được tính hưởng chế độ (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác). Các loại giấy tờ làm căn cứ để xác định thời gian công tác gồm: Quyết định thôi việc, xuất ngũ; quyết định hoặc giấy tờ có liên quan về việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, xuất ngũ; lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân; lý lịch Đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có); Giấy tờ liên quan khác như: Huân chương, Huy chương kháng chiến hoặc giải phóng và các hình thức khen thưởng khác; hồ sơ hưởng chính sách người có công; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật; giấy chuyển thương, chuyển viện; quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy gọi nhập ngũ, giấy chiêu sinh vào các trường Công an nhân dân (hoặc các trường Quân đội nhân dân); danh sách cán bộ, bản khai, bản kê khai quá trình tham gia cách mạng phục vụ công tác xét khen thưởng của Nhà nước có xác nhận của đơn vị; các tài liệu lịch sử khác chứng minh có liên quan đến quá trình công tác của cán bộ, chiến sĩ; giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (đối với trường hợp từ trần). - Trường hợp xuất ngũ, thôi việc nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu thể hiện toàn bộ thời gian công tác được tính hưởng chế độ thì hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau: + Giấy xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 07) của Thủ trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và tương đương trở lên nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc, xuất ngũ (gửi kèm các tài liệu, giấy tờ làm căn cứ xác nhận cán bộ, chiến sĩ được thôi việc, xuất ngũ). Nếu cơ quan, đơn vị sáp nhập, giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập, giải thể xác nhận; đồng thời có thêm xác nhận của 02 người trở lên công tác cùng thời kỳ, giai đoạn (gửi kèm theo hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định có thời gian công tác cùng cán bộ, chiến sĩ được xác nhận); Xem và tải mẫu số 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-07.docx + Biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu số 08) của Công an cấp huyện nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú; Xem và tải Mẫu số 08 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-08.docx + Biên bản xét duyệt, đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg của Công an cấp tỉnh (Mẫu số 09). Xem và tải Mẫu số 09 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-09.docx Hồ sơ hưởng chế độ hằng tháng chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú để thực hiện chế độ, gồm: - Giấy giới thiệu của Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 06); Xem và tải Mẫu số 06 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-06.docx - Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng của Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 05A); Xem và tải mẫu số 05A https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05.docx - Bản khai cá nhân (Mẫu số 03). Xem và tải Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-03.docx (3) Trình tự thực hiện Cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ nộp Bản khai cá nhân theo mẫu và các giấy tờ cá nhân còn lưu giữ để làm cơ sở xác định thời gian công tác được tính hưởng chế độ đến Công an cấp huyện nơi thường trú. Công an cấp huyện: - Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ kê khai đầy đủ đúng theo mẫu; lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) và thẩm định hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng, hoàn thiện hồ sơ và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg (kèm hồ sơ) gửi về Công an cấp tỉnh; - Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp huyện chủ trì, chịu trách nhiệm tiến hành thẩm tra, xác minh; có xác nhận của đại diện: Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội đồng chính sách của xã, phường, thị trấn, Trưởng (thôn, xóm), Tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ có cùng thời gian công tác với cán bộ, chiến sĩ (nếu có); lập biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu số 07), hoàn thiện hồ sơ, lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết (hoặc không giải quyết) chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg gửi về Công an cấp tỉnh. Công an cấp tỉnh: - Tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp huyện chuyển đến; - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm tổ chức xét duyệt hồ sơ, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ; - Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp tỉnh tiếp tục tổ chức thẩm tra, xác minh; có công văn đề nghị Công an đơn vị, địa phương (nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc xuất ngũ) xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 08). Sau khi có kết quả thẩm tra xác minh, xác định cán bộ, chiến sĩ đúng đối tượng, đủ điều kiện được hưởng chế độ theo quy định, Công an cấp tỉnh tiến hành họp, xét duyệt, lập biên bản xét duyệt đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg (Mẫu số 09); thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh, lãnh đạo cơ quan tổ chức cán bộ và cán bộ trực tiếp thẩm định, đề xuất. Trong thời gian 10 ngày, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn báo cáo đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời cho cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do; - Tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết do Cục Tổ chức cán bộ chuyển về; chuyển hồ sơ hưởng trợ cấp hằng tháng đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và chi trả trợ cấp hằng tháng theo quy định; - Chuyển quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần của Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ và thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần cho cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ. Cục Tổ chức cán bộ: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ do Công an cấp tỉnh chuyển đến. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt, ban hành quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 05A) hoặc quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần (Mẫu số 05B); chuyển hồ sơ đã được giải quyết về Công an cấp tỉnh (nơi đề nghị). Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Xem và tải Mẫu số 05A https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05.docx Xem và tải Mẫu số 05B https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05b.docx Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Xem bài viết liên quan: Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương?
Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA
Ngày 25/8/2023, Bộ Công an ban hành Thông tư 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. (1) Cán bộ, chiến sĩ nào được hưởng trợ cấp theo Thông tư 41/2023/TT-BCA? Căn cứ tại Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Lưu ý, không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị buộc thôi việc, sa thải, thải hồi, loại ngũ, đào nhiệm, đào ngũ, tước danh hiệu, tước cấp bậc hàm. - Công nhân công an (công nhân viên công an). Xem bài viết liên quan: Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? (2) Thời gian công tác được tính hưởng chế độ Căn cứ tại Điều 3 Thời gian công tác được tính hưởng chế độ gồm: thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác thực tế trong Công an nhân dân, tính từ khi vào Công an nhân dân đến khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương; thời gian công tác trong Quân đội nhân dân được tính cộng theo quy định tại khoản 2 Điều 3. Trường hợp có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn. Thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, cụ thể: Cán bộ, chiến sĩ nếu chưa được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì thời gian công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư 41/2023/TT-BCA; Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân đã được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg thì không được cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có nguyện vọng cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2023/TT-BCA thì phải nộp lại khoản trợ cấp một lần đã nhận theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 142/2008/QĐ-TTg thì được cộng thời gian công tác trong Công an nhân dân với thời gian công tác trong Quân đội nhân dân vào thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng để điều chỉnh mức trợ cấp đang hưởng. Cán bộ, chiến sĩ đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà đã được tính thời gian công tác trong Công an nhân dân là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì không tính hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư 41/2023/TT-BCA. Thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu có tháng lẻ dưới 6 tháng thì được tính bằng mức hưởng của 1/2 năm, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng mức hưởng của 01 năm. (3) Chế độ trợ cấp hằng tháng Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BCA thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng: - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. *Cách tính hưởng - Trợ cấp hằng tháng được tính theo số năm công tác thực tế được tính hưởng chế độ; từ đủ 15 năm được trợ cấp hằng tháng mức 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5%, cụ thể: Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/người/tháng; Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.295 đồng/người/tháng; Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/người/tháng; Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/người/tháng; Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.337 đồng/người/tháng. - Mức trợ cấp hằng tháng quy định tại điểm a Khoản này được điều chỉnh tương ứng với từng giai đoạn theo quy định của Chính phủ. - Cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà từ trần thì thôi thực hiện trợ cấp từ tháng tiếp theo. Người tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp hằng tháng thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nhận truy lĩnh chế độ trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2010 đến tháng/năm cán bộ, chiến sĩ từ trần và chế độ trợ cấp tổ chức mai táng bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng tại thời điểm từ trần. (4) Chế độ trợ cấp một lần - Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này) thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần: - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tiếp tục công tác ở xã, phường, thị trấn có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 20 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tham gia công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. *Cách tính hưởng Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ, cụ thể: Từ đủ 02 năm (24 tháng) trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 03 trở đi, cứ mỗi năm mức hưởng trợ cấp một lần được cộng thêm 800.000 đồng. Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức: Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(sổ năm công tác được tính hưởng chế độ - 2 năm) X 800.000 đồng/năm)] Trường hợp cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều này từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp một lần thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được nhận truy lĩnh khoản trợ cấp một lần. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này) từ trần trước ngày 15 tháng 10 năm 2010 thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng họp pháp của người từ trần được nhận trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng. Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Xem bài viết liên quan: Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương?
Công nhận 9 xã, phường ở TP. HCM là xã, phường An toàn khu của TW thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Ngày 21/8/2013, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 977/QĐ-TTg công nhận 9 xã, phường thuộc Huyện Củ Chi và Quận 12 của Thành phố Hồ Chí Minh là các xã, phường An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Theo đó, tại Quyết định 977/QĐ-TTg nêu rõ 9 xã, phường được công nhận là các xã, phường An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gồm: (1) Huyện Củ Chi: Xã Nhuận Đức; xã Phú Mỹ Hưng; xã Phú Hòa Đông; xã An Phú; xã An Nhơn Tây; xã Phạm Văn Cội. (2) Quận 12: Phường An Phú Đông; phường Thạnh Lộc; phường Thạnh Xuân. Các xã, phường An toàn khu nêu trên được thực hiện chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành. Xem chi tiết tại Quyết định 977/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/8/2023. Xem và tải Quyết định 977/QĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/22/quyet-dinh-977-qd-ttg-2023-cong-nhan-xa-phuong-an-toan-khu-tai-tphcm.pdf Tham khảo: Căn cứ theo Quyết định 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, xã An toàn khu phải có 3 trong 5 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ). Tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên. Tiêu chí 3: Nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc nơi đóng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán,…) của nước ngoài, cơ quan Bộ Chỉ huy Mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,… trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên. Tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.
Tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ và thương binh hạng 2 có được tặng Huân chương Sao vàng?
Tham gia cuộc kháng chiến chống mỹ và thương binh hạng 2 có được tặng Huân chương Sao vàng? Tình huống phát sinh: Chào luật sư, Hiện tại tôi đang công tác tại Quảng Nam, có vướng mắc thông tin xin được giải đáp, cụ thể ông nội tôi có tham gia cuộc chiến chống mỹ và là thương binh hạng 2 thì với điều kiện này có đủ tiêu chuẩn tặng Huân chương Sao vàng không? Xin cảm ơn, quê gốc ông nội tôi tại Hà Đông, Hà Nội. Căn cứ Điều 8 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Sao vàng” như sau: “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 34 của Luật Thi đua, khen thưởng, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: 1. Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục, Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở trung ương, Bộ trưởng và các chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. 2. Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. 3. Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. 4. Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội, 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm. Nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định hiện nay? Căn cứ Điều 4 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng như sau: 1. Khen thưởng phải căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn và thành tích đạt được, không nhất thiết phải có hình thức khen thưởng mức thấp mới được khen thưởng mức cao hơn. 2. Cấp có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đối với các trường hợp đủ điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ theo quy định. 3. Kết quả khen thưởng thành tích đột xuất, thi đua theo chuyên đề không dùng làm căn cứ để đề nghị cấp trên khen thưởng công trạng. 4. Chưa khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng cho cá nhân, tập thể trong thời gian cơ quan có thẩm quyền đang xem xét thi hành kỷ luật hoặc điều tra, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo, có vấn đề tham nhũng, tiêu cực được báo chí nêu đang được xác minh làm rõ. Trường hợp cá nhân, tập thể bị kỷ luật, sau khi chấp hành xong thời gian kỷ luật, cá nhân, tập thể lập được thành tích thì thành tích khen thưởng được tính từ thời điểm chấp hành xong thời gian thi hành kỷ luật. 5. Thời gian nghỉ thai sản đối với cá nhân theo quy định được tính để xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. 6. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng. 7. Thời gian giữ chức vụ để xét khen thưởng quá trình cống hiến đối với cá nhân là nữ lãnh đạo, quản lý được giảm 1/3 thời gian so với quy định chung. Trường hợp cá nhân nữ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được quy định tuổi nghỉ hưu cao hơn thì thời gian để xét khen thưởng quá trình cống hiến thực hiện theo quy định chung. Quy định chung về khen thưởng quá trình cống hiến hiện nay? Căn cứ Điều 6 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định chung về khen thưởng quá trình cống hiến quy định như sau: 1. Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến quy định như sau: - Cán bộ tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945 là những người tham gia cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, người được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương hoặc được kết nạp lại trước ngày 19 tháng 8 năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Cán bộ tiền khởi nghĩa là người tham gia cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, được cơ quan có thẩm quyền công nhận; - Cán bộ hoạt động liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ là người có thời gian tham gia công tác liên tục từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp là người có thời gian tham gia công tác liên tục trong thời gian từ sau ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đến ngày 20 tháng 7 năm 1954; - Cán bộ hoạt động thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ là người tham gia công tác liên tục trong khoảng thời gian sau ngày 20 tháng 7 năm 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Người hoạt động liên tục ở chiến trường miền Nam là người hoạt động liên tục ít nhất 10 năm ở chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Trường hợp hoạt động liên tục ở chiến trường từ trước năm 1960 thì thời gian hoạt động liên tục tính đến tháng 01 năm 1973. Trường hợp vào chiến trường từ năm 1964 thì thời gian hoạt động liên tục tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975; - Cán bộ công tác trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là người tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. 2. Thời gian, chức vụ xét khen thưởng: - Bộ, ban, ngành, tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng quá trình cống hiến cho cá nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn khi có thông báo nghỉ chế độ hưu trí hoặc có quyết định nghỉ hưu mà chưa được khen thưởng quá trình cống hiến (kể cả các trường hợp đã hy sinh, từ trần). Trường hợp cá nhân đã được khen thưởng quá trình cống hiến, sau đó tiếp tục công tác và có thời gian giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng được khen thưởng quá trình cống hiến thì được tiếp tục xét, khen thưởng quá trình cống hiến đối với thời gian công tác, giữ chức vụ của giai đoạn công tác sau này và được đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác theo quy định nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn; - Cá nhân có thời gian giữ chức vụ nhưng không đủ thời gian để được tính khen theo tiêu chuẩn quy định đối với chức vụ đó thì được cộng với thời gian giữ chức vụ thấp hơn liền kề để tính tiêu chuẩn khen thưởng theo chức vụ thấp hơn liền kề (nếu chức vụ liền kề đó thuộc tiêu chuẩn khen thưởng quá trình cống hiến); - Cá nhân trong cùng một thời gian đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau thì lấy chức vụ cao nhất để làm căn cứ áp dụng tiêu chuẩn khen thưởng; - Cá nhân thực hiện yêu cầu luân chuyển, điều động hoặc do sắp xếp tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định, giữ chức vụ thấp hơn trước khi luân chuyển, điều động, sắp xếp tổ chức khi xem xét khen thưởng được lấy chức vụ trước khi luân chuyển, điều động, sắp xếp tổ chức và được tính thời gian liên tục theo chức vụ đó để làm căn cứ xét khen thưởng; - Những trường hợp đã được khen thưởng quá trình cống hiến, không thực hiện điều chỉnh khen thưởng theo quy định mới về chức danh tương đương. Những trường hợp chưa được khen thưởng quá trình cống hiến, đối chiếu với quy định nếu đúng đối tượng, đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì đề nghị xét khen thưởng quá trình cống hiến. 3. Điều kiện áp dụng khen thưởng: - Không khen thưởng đối với cá nhân bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng, bị kỷ luật ở hình thức buộc thôi việc; bị tước danh hiệu quân nhân, công an nhân dân, quân hàm sĩ quan hoặc quân hàm chuyên nghiệp. Đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ Đảng, sau đó đã sửa chữa khuyết điểm, phấn đấu và được kết nạp lại vào Đảng, nếu đạt tiêu chuẩn theo quy định thì thời gian, chức vụ sau khi kết nạp Đảng lần sau được xét khen thưởng; - Hạ một mức khen đối với cá nhân đã bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng sau đó được kết nạp lại, cá nhân: Bị cách chức, giáng chức, giáng cấp bậc, quân hàm, hạ bậc lương, khiển trách, cảnh cáo. Hình thức kỷ luật chỉ xem xét một lần đối với một hình thức khen thưởng (những lần xét khen sau không căn cứ vào hình thức kỷ luật đã xét khen thưởng lần trước). 4. Bộ Nội vụ xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với cán bộ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước khen thưởng. Do đó, để được tặng huân chương sao vàng thì phải rơi vào các tiêu chuẩn trên như có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ còn đơn thuần tham gia cuộc chiến chống mỹ cũng không đảm nhiệm các chức vụ nêu trên thì không đáp ứng điều kiện trên.
Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA
Bộ Công an ban hành Thông tư 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Trong đó, quy định rõ về hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ công an. (1) Cán bộ, chiến sĩ CA nào được hưởng trợ cấp theo Thông tư 41/2023/TT-BCA? Căn cứ tại Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Lưu ý, không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị buộc thôi việc, sa thải, thải hồi, loại ngũ, đào nhiệm, đào ngũ, tước danh hiệu, tước cấp bậc hàm. - Công nhân công an (công nhân viên công an). Xem bài viết liên quan: Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? (2) Hồ sơ xét hưởng chế độ Hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp bao gồm: - Công văn đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp (Mẫu số 01) kèm theo danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp của Công an cấp tỉnh nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú (Mẫu số 02); Xem và tải Mẫu số 01 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-01.docx Xem và tải Mẫu số 02 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-02.docx - Bản khai cá nhân (Mẫu số 03) hoặc bản khai cá nhân dùng cho thân nhân của cán bộ, chiến sĩ (Mẫu số 04); trường hợp ủy quyền thực hiện theo quy định của pháp luật; Xem và tải Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-03.docx Xem và tải Mẫu số 04 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-04.docx - Giấy tờ gốc hoặc được coi là giấy tờ gốc hoặc giấy tờ liên quan thể hiện thời gian công tác được tính hưởng chế độ (bản chính hoặc bản sao chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan tổ chức cán bộ thuộc Công an đơn vị, địa phương nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác). Các loại giấy tờ làm căn cứ để xác định thời gian công tác gồm: Quyết định thôi việc, xuất ngũ; quyết định hoặc giấy tờ có liên quan về việc giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc, xuất ngũ; lý lịch cán bộ hoặc lý lịch quân nhân; lý lịch Đảng viên; sổ bảo hiểm xã hội (nếu có); Giấy tờ liên quan khác như: Huân chương, Huy chương kháng chiến hoặc giải phóng và các hình thức khen thưởng khác; hồ sơ hưởng chính sách người có công; quyết định cấp giấy chứng nhận thương binh và trợ cấp thương tật hoặc bản trích lục hồ sơ thương tật; giấy chuyển thương, chuyển viện; quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, phong, thăng cấp bậc hàm, nâng bậc lương; giấy gọi nhập ngũ, giấy chiêu sinh vào các trường Công an nhân dân (hoặc các trường Quân đội nhân dân); danh sách cán bộ, bản khai, bản kê khai quá trình tham gia cách mạng phục vụ công tác xét khen thưởng của Nhà nước có xác nhận của đơn vị; các tài liệu lịch sử khác chứng minh có liên quan đến quá trình công tác của cán bộ, chiến sĩ; giấy chứng tử hoặc giấy báo tử (đối với trường hợp từ trần). - Trường hợp xuất ngũ, thôi việc nhưng thiếu giấy tờ, tài liệu thể hiện toàn bộ thời gian công tác được tính hưởng chế độ thì hồ sơ phải có thêm các giấy tờ sau: + Giấy xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 07) của Thủ trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) và tương đương trở lên nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc, xuất ngũ (gửi kèm các tài liệu, giấy tờ làm căn cứ xác nhận cán bộ, chiến sĩ được thôi việc, xuất ngũ). Nếu cơ quan, đơn vị sáp nhập, giải thể thì cơ quan, đơn vị mới được thành lập sau sáp nhập, giải thể xác nhận; đồng thời có thêm xác nhận của 02 người trở lên công tác cùng thời kỳ, giai đoạn (gửi kèm theo hồ sơ, tài liệu làm căn cứ xác định có thời gian công tác cùng cán bộ, chiến sĩ được xác nhận); Xem và tải mẫu số 07 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-07.docx + Biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu số 08) của Công an cấp huyện nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú; Xem và tải Mẫu số 08 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-08.docx + Biên bản xét duyệt, đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg của Công an cấp tỉnh (Mẫu số 09). Xem và tải Mẫu số 09 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-09.docx Hồ sơ hưởng chế độ hằng tháng chuyển đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú để thực hiện chế độ, gồm: - Giấy giới thiệu của Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 06); Xem và tải Mẫu số 06 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-06.docx - Quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng của Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ (Mẫu số 05A); Xem và tải mẫu số 05A https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05.docx - Bản khai cá nhân (Mẫu số 03). Xem và tải Mẫu số 03 https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-03.docx (3) Trình tự thực hiện Cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ nộp Bản khai cá nhân theo mẫu và các giấy tờ cá nhân còn lưu giữ để làm cơ sở xác định thời gian công tác được tính hưởng chế độ đến Công an cấp huyện nơi thường trú. Công an cấp huyện: - Tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ kê khai đầy đủ đúng theo mẫu; lấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) và thẩm định hồ sơ; - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng, hoàn thiện hồ sơ và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg (kèm hồ sơ) gửi về Công an cấp tỉnh; - Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp huyện chủ trì, chịu trách nhiệm tiến hành thẩm tra, xác minh; có xác nhận của đại diện: Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, Công an, Hội đồng chính sách của xã, phường, thị trấn, Trưởng (thôn, xóm), Tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ có cùng thời gian công tác với cán bộ, chiến sĩ (nếu có); lập biên bản thẩm tra, xác minh (Mẫu số 07), hoàn thiện hồ sơ, lập danh sách đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp một lần hoặc hằng tháng và có công văn báo cáo đề nghị giải quyết (hoặc không giải quyết) chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg gửi về Công an cấp tỉnh. Công an cấp tỉnh: - Tiếp nhận hồ sơ do Công an cấp huyện chuyển đến; - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện đề nghị hưởng chế độ, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, có trách nhiệm tổ chức xét duyệt hồ sơ, lập danh sách và hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ; - Trường hợp chưa đủ giấy tờ tài liệu thì Công an cấp tỉnh tiếp tục tổ chức thẩm tra, xác minh; có công văn đề nghị Công an đơn vị, địa phương (nơi cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác hoặc công tác trước khi thôi việc xuất ngũ) xác nhận thời gian công tác (Mẫu số 08). Sau khi có kết quả thẩm tra xác minh, xác định cán bộ, chiến sĩ đúng đối tượng, đủ điều kiện được hưởng chế độ theo quy định, Công an cấp tỉnh tiến hành họp, xét duyệt, lập biên bản xét duyệt đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định 53/2010/QĐ-TTg (Mẫu số 09); thành phần gồm: Đại diện lãnh đạo Công an cấp tỉnh, lãnh đạo cơ quan tổ chức cán bộ và cán bộ trực tiếp thẩm định, đề xuất. Trong thời gian 10 ngày, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ theo quy định, có công văn báo cáo đề nghị (kèm theo hồ sơ) gửi về Cục Tổ chức cán bộ. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời cho cá nhân đề nghị và nêu rõ lý do; - Tiếp nhận hồ sơ đã giải quyết do Cục Tổ chức cán bộ chuyển về; chuyển hồ sơ hưởng trợ cấp hằng tháng đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để quản lý và chi trả trợ cấp hằng tháng theo quy định; - Chuyển quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần của Cục trưởng Cục Tổ chức cán bộ và thực hiện chi trả chế độ trợ cấp một lần cho cán bộ, chiến sĩ hoặc thân nhân cán bộ, chiến sĩ. Cục Tổ chức cán bộ: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ do Công an cấp tỉnh chuyển đến. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định, xét duyệt, ban hành quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng (Mẫu số 05A) hoặc quyết định về việc hưởng chế độ trợ cấp một lần (Mẫu số 05B); chuyển hồ sơ đã được giải quyết về Công an cấp tỉnh (nơi đề nghị). Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp, có văn bản trả lời và nêu rõ lý do. Xem và tải Mẫu số 05A https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05.docx Xem và tải Mẫu số 05B https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/10/10/mau-so-05b.docx Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Xem bài viết liên quan: Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương?
Chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ CA theo Thông tư 41/2023/TT-BCA
Ngày 25/8/2023, Bộ Công an ban hành Thông tư 41/2023/TT-BCA quy định thực hiện chế độ trợ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. (1) Cán bộ, chiến sĩ nào được hưởng trợ cấp theo Thông tư 41/2023/TT-BCA? Căn cứ tại Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương. Lưu ý, không áp dụng đối với các trường hợp sau: - Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg. - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị buộc thôi việc, sa thải, thải hồi, loại ngũ, đào nhiệm, đào ngũ, tước danh hiệu, tước cấp bậc hàm. - Công nhân công an (công nhân viên công an). Xem bài viết liên quan: Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương? (2) Thời gian công tác được tính hưởng chế độ Căn cứ tại Điều 3 Thời gian công tác được tính hưởng chế độ gồm: thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác thực tế trong Công an nhân dân, tính từ khi vào Công an nhân dân đến khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương; thời gian công tác trong Quân đội nhân dân được tính cộng theo quy định tại khoản 2 Điều 3. Trường hợp có thời gian công tác gián đoạn thì được cộng dồn. Thời gian cán bộ, chiến sĩ công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, cụ thể: Cán bộ, chiến sĩ nếu chưa được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương thì thời gian công tác trong Quân đội nhân dân được cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân để thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư 41/2023/TT-BCA; Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân đã được thực hiện chế độ quy định tại Quyết định 142/2008/QĐ-TTg thì không được cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để tính hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ có nguyện vọng cộng thời gian công tác trong Quân đội nhân dân với thời gian công tác trong Công an nhân dân để đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 41/2023/TT-BCA thì phải nộp lại khoản trợ cấp một lần đã nhận theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg cho Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi cán bộ, chiến sĩ thường trú. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 142/2008/QĐ-TTg thì được cộng thời gian công tác trong Công an nhân dân với thời gian công tác trong Quân đội nhân dân vào thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng để điều chỉnh mức trợ cấp đang hưởng. Cán bộ, chiến sĩ đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà đã được tính thời gian công tác trong Công an nhân dân là thời gian có đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì không tính hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư 41/2023/TT-BCA. Thời gian công tác được tính hưởng chế độ trợ cấp một lần nếu có tháng lẻ dưới 6 tháng thì được tính bằng mức hưởng của 1/2 năm, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính bằng mức hưởng của 01 năm. (3) Chế độ trợ cấp hằng tháng Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BCA thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng: - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. *Cách tính hưởng - Trợ cấp hằng tháng được tính theo số năm công tác thực tế được tính hưởng chế độ; từ đủ 15 năm được trợ cấp hằng tháng mức 813.614 đồng/người/tháng, sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5%, cụ thể: Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/người/tháng; Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.295 đồng/người/tháng; Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/người/tháng; Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/người/tháng; Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.337 đồng/người/tháng. - Mức trợ cấp hằng tháng quy định tại điểm a Khoản này được điều chỉnh tương ứng với từng giai đoạn theo quy định của Chính phủ. - Cán bộ, chiến sĩ đang hưởng trợ cấp hằng tháng mà từ trần thì thôi thực hiện trợ cấp từ tháng tiếp theo. Người tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp hằng tháng thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nhận truy lĩnh chế độ trợ cấp hằng tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01/5/2010 đến tháng/năm cán bộ, chiến sĩ từ trần và chế độ trợ cấp tổ chức mai táng bằng 03 tháng trợ cấp hằng tháng tại thời điểm từ trần. (4) Chế độ trợ cấp một lần - Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này) thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp một lần: - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 15 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tiếp tục công tác ở xã, phường, thị trấn có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; - Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ dưới 20 năm; sau khi thôi việc, xuất ngũ về địa phương tham gia công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp hằng tháng hoặc lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. *Cách tính hưởng Trợ cấp một lần được tính theo số năm công tác được tính hưởng chế độ, cụ thể: Từ đủ 02 năm (24 tháng) trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng; từ năm thứ 03 trở đi, cứ mỗi năm mức hưởng trợ cấp một lần được cộng thêm 800.000 đồng. Mức trợ cấp một lần được tính theo công thức: Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(sổ năm công tác được tính hưởng chế độ - 2 năm) X 800.000 đồng/năm)] Trường hợp cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều này từ trần sau ngày 15/10/2010 nhưng chưa được hưởng trợ cấp một lần thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần được nhận truy lĩnh khoản trợ cấp một lần. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này (trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này) từ trần trước ngày 15 tháng 10 năm 2010 thì một trong những người sau đây: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng họp pháp của người từ trần được nhận trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng. Xem chi tiết tại Thông tư 41/2023/TT-BCA có hiệu lực kể từ ngày 10/10/2023 và thay thế Thông tư liên tịch 05/2010/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC. Xem bài viết liên quan: Hồ sơ hưởng trợ cấp đối với cán bộ, công an theo Thông tư 41/2023/TT-BCA Bảng lương, phụ cấp của công an, quân đội thay đổi thế nào sau cải cách tiền lương?
Công nhận 9 xã, phường ở TP. HCM là xã, phường An toàn khu của TW thời kỳ kháng chiến chống Mỹ
Ngày 21/8/2013, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 977/QĐ-TTg công nhận 9 xã, phường thuộc Huyện Củ Chi và Quận 12 của Thành phố Hồ Chí Minh là các xã, phường An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Theo đó, tại Quyết định 977/QĐ-TTg nêu rõ 9 xã, phường được công nhận là các xã, phường An toàn khu của Trung ương trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ gồm: (1) Huyện Củ Chi: Xã Nhuận Đức; xã Phú Mỹ Hưng; xã Phú Hòa Đông; xã An Phú; xã An Nhơn Tây; xã Phạm Văn Cội. (2) Quận 12: Phường An Phú Đông; phường Thạnh Lộc; phường Thạnh Xuân. Các xã, phường An toàn khu nêu trên được thực hiện chính sách ưu đãi theo các quy định hiện hành. Xem chi tiết tại Quyết định 977/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 21/8/2023. Xem và tải Quyết định 977/QĐ-TTg https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2023/08/22/quyet-dinh-977-qd-ttg-2023-cong-nhan-xa-phuong-an-toan-khu-tai-tphcm.pdf Tham khảo: Căn cứ theo Quyết định 897/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, xã An toàn khu phải có 3 trong 5 tiêu chí sau: Tiêu chí 1: Được cấp ủy đảng từ Khu ủy, Quân khu ủy trở lên chỉ đạo xây dựng An toàn khu cách mạng (nơi có các điều kiện về địa hình, địa thế, chính trị, quân sự, kinh tế - xã hội, dân cư và bảo đảm an toàn cho các hoạt động lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ). Tiêu chí 2: Nơi ở (nuôi, giấu, giữ bí mật), làm việc và hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào cách mạng trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của các đồng chí cán bộ của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên. Tiêu chí 3: Nơi diễn ra các sự kiện đặc biệt quan trọng, có các quyết sách chiến lược của Đảng mang tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn của 02 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc nơi đóng trụ sở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội từ cấp Khu và Quân khu trở lên, trụ sở ngoại giao (Sứ quán, Tổng Lãnh sự quán,…) của nước ngoài, cơ quan Bộ Chỉ huy Mặt trận cấp chiến dịch trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Tiêu chí 4: Nơi đóng quân, đào tạo, huấn luyện, tập kết, trung chuyển của các lực lượng vũ trang (quân đội, công an) từ cấp đại đội trở lên; nơi có kho cất trữ lương thực, thực phẩm, vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng,… trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ phục vụ cho Mặt trận cấp chiến dịch hoặc cấp Quân khu trở lên. Tiêu chí 5: Nơi có cơ sở và phong trào cách mạng vững mạnh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời, lực lượng vũ trang của địa phương đã chủ động hoặc phối hợp với lực lượng vũ trang chính quy tổ chức các trận đánh địch để bảo vệ an toàn cho cán bộ, cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đóng trên địa bàn hoặc là nơi đã diễn ra trận đánh thắng lợi quan trọng góp phần tạo ra cục diện chiến trường lợi thế cho cách mạng và kháng chiến tại địa bàn và khu vực lân cận.