Báo cáo mua bán điện trực tiếp Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo - Khách hàng sử dụng điện lớn
Ngày 03/07/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn qua Đường dây kết nối riêng và qua Lưới điện quốc gia. Trong đó, các chế độ báo cáo trong mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn được quy định tại Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP như sau: 1. Về chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng - Báo cáo các thông tin liên quan khi bắt đầu thực hiện mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng + Tên báo cáo: Báo cáo về việc mua bán điện trực tiếp; + Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng thỏa thuận; giá điện; các nội dung khác; + Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Khách hàng sử dụng điện lớn trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng. - Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng năm N-1 + Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng của năm N-1; + Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp các tháng và năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị; + Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm. 2. Về chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia - Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 + Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp của tháng trước liền kề; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong tháng; chi phí mua điện trực tiếp trong tháng; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực có trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng M; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng tháng. - Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề + Tên báo cáo: Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong quý; chi phí mua điện trực tiếp trong quý; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương; + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng đầu tiên của quý; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng quý. - Báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 + Tên báo cáo: Báo cáo về kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của năm N-1; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn; sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp trong năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm. * Trên đây là quy định mới về các chế độ báo cáo của cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định 80/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/07/2024.
Trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn
Bán lẻ điện là hoạt động mà các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh để cung cấp điện đến người tiêu dùng cuối cùng, thông qua việc mua điện từ các nhà sản xuất điện, các nhà phân phối điện lưới và sau đó bán lại cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. 1. Quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm Căn cứ Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm như sau: - Thỏa thuận với Khách hàng sử dụng điện lớn về mức chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy định của Bộ Công Thương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ kèm theo của Khách hàng sử dụng điện lớn. - Chấm dứt Hợp đồng mua bán điện đã ký với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thống nhất với Khách hàng sử dụng điện lớn về chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Trường hợp Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có trách nhiệm: + Thống nhất ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn để đảm bảo các cam kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. 2. Quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn như sau: - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn mua bán điện với Tổng công ty Điện lực: + Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; + Cung cấp thông tin về nguyên tắc phân bổ sản lượng điện thực phát của các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo cho Khách hàng sử dụng điện lớn trong từng chu kỳ giao dịch cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Tổng công ty Điện lực; + Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền cho Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm, Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện đàm phán, thỏa thuận về việc: + Thống nhất sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền để đảm bảo các cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. Trên đây là quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.
Báo cáo mua bán điện trực tiếp Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo - Khách hàng sử dụng điện lớn
Ngày 03/07/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn qua Đường dây kết nối riêng và qua Lưới điện quốc gia. Trong đó, các chế độ báo cáo trong mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn được quy định tại Điều 28 Nghị định 80/2024/NĐ-CP như sau: 1. Về chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng - Báo cáo các thông tin liên quan khi bắt đầu thực hiện mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng + Tên báo cáo: Báo cáo về việc mua bán điện trực tiếp; + Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng thỏa thuận; giá điện; các nội dung khác; + Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Khách hàng sử dụng điện lớn trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm ký kết Hợp đồng mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng. - Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng năm N-1 + Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua đường dây kết nối riêng của năm N-1; + Nội dung báo cáo: Các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp các tháng và năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị; + Đối tượng báo cáo: Khách hàng sử dụng điện lớn; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; + Phương thức gửi báo cáo: Qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm. 2. Về chế độ báo cáo của hình thức mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia - Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia tháng M-1 + Tên báo cáo: Báo cáo kết quả mua bán điện trực tiếp của tháng trước liền kề; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong tháng; chi phí mua điện trực tiếp trong tháng; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực có trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 20 tháng M; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng tháng. - Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề + Tên báo cáo: Báo cáo về tình hình triển khai, kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của quý trước liền kề; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về chủ thể hợp đồng (bên mua, bên bán); sản lượng điện năng mua bán trong quý; chi phí mua điện trực tiếp trong quý; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương; + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng đầu tiên của quý; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng quý. - Báo cáo kết quả thực hiện mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia của năm N-1 + Tên báo cáo: Báo cáo về kết quả thực hiện cơ chế mua bán điện trực tiếp qua lưới điện quốc gia trên phạm vi toàn quốc của năm N-1; + Nội dung báo cáo: Tổng số Đơn vị phát điện và Khách hàng sử dụng điện lớn hoặc Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp; các thông tin về Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo, Khách hàng sử dụng điện lớn; sản lượng điện năng mua bán trong năm; chi phí mua điện trực tiếp trong năm; các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị giải pháp (nếu có); + Đối tượng báo cáo: Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Tổng công ty Điện lực; + Cơ quan nhận báo cáo: Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chỉ nhận báo cáo của Tổng công ty Điện lực trong địa bàn quản lý); + Phương thức gửi báo cáo: Qua thư điện tử hoặc qua dịch vụ bưu chính; + Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 30 tháng 01 năm N; + Tần suất gửi báo cáo: Hằng năm. * Trên đây là quy định mới về các chế độ báo cáo của cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn. Nghị định 80/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 03/07/2024.
Trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn
Bán lẻ điện là hoạt động mà các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh để cung cấp điện đến người tiêu dùng cuối cùng, thông qua việc mua điện từ các nhà sản xuất điện, các nhà phân phối điện lưới và sau đó bán lại cho các hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức khác nhau. 1. Quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm Căn cứ Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm như sau: - Thỏa thuận với Khách hàng sử dụng điện lớn về mức chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phù hợp với quy định của Bộ Công Thương trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị và đầy đủ hồ sơ kèm theo của Khách hàng sử dụng điện lớn. - Chấm dứt Hợp đồng mua bán điện đã ký với Khách hàng sử dụng điện lớn tham gia mua bán điện trực tiếp trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thống nhất với Khách hàng sử dụng điện lớn về chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - Trường hợp Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2024/NĐ-CP có trách nhiệm: + Thống nhất ký hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Khách hàng sử dụng điện lớn để đảm bảo các cam kết theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. 2. Quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn Căn cứ Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Khách hàng sử dụng điện lớn như sau: - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn mua bán điện với Tổng công ty Điện lực: + Đàm phán, ký kết Hợp đồng mua bán điện với Tổng công ty Điện lực, Hợp đồng kỳ hạn với Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo; + Cung cấp thông tin về nguyên tắc phân bổ sản lượng điện thực phát của các Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo cho Khách hàng sử dụng điện lớn trong từng chu kỳ giao dịch cho Đơn vị vận hành hệ thống điện và thị trường điện và Tổng công ty Điện lực; + Cung cấp thông tin về tình hình thực hiện, các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. - Trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn ủy quyền cho Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm, Khách hàng sử dụng điện lớn thực hiện đàm phán, thỏa thuận về việc: + Thống nhất sửa đổi và ký kết hợp đồng mua bán điện với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền để đảm bảo các cam kết theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 80/2024/NĐ-CP + Thống nhất chi phí bán lẻ trong hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, cụm công nghiệp khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (từ công tơ mua điện tổng của Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền đến công tơ bán lẻ điện cho Khách hàng sử dụng điện lớn), chi phí phát sinh từ các hợp đồng kỳ hạn ký giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Đơn vị bán lẻ điện tại các mô hình khu, cụm được ủy quyền. Trên đây là quy định về trách nhiệm của Đơn vị bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện lớn theo Nghị định 80/2024/NĐ-CP quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa Đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với Khách hàng sử dụng điện lớn.