Hồ sơ, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh
Khu du lịch là gì? Để công nhận là khu du lịch cấp tỉnh cần những điều kiện gì? Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định ra sao? 1. Khu du lịch là gì? Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Du lịch 2017, "Khu du lịch" là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. 2. Để công nhận là khu du lịch cấp tỉnh cần những điều kiện gì? Tại Điều 12 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh như sau: - Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực. - Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm: + Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch; + Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm; + Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan; + Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch. - Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia. - Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm: + Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn; + Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch; + Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch; + Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; + Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; + Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh Tại Điều 27 Luật Du lịch 2017 có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh như sau: - Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm: + Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; + Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau: ++ Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định; ++ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch; ++ Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia; ++ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định như sau: + Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch; + Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Như vậy, hồ sơ và trình tự công nhận khu du lịch cấp tỉnh được thực hiện theo quy định nêu trên.
Bán hàng livestream sẽ bị kiểm tra thuế toàn diện
Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện chỉ đạo quản lý thuế bằng hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ sân golf và dịch vụ bán vé du lịch, vui chơi giải trí Ngày 04/6/2024 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện 01/CĐ-TCT để điện về việc quyết liệt triển khai hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. >>> Xem Công điện 01/CĐ-TCT tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/C%C3%B4ng%2B%C4%91i%E1%BB%87n%2Bs%E1%BB%91%2B01-C%C4%90-TCT.pdf Trong Công điện 01/CĐ-TCT, Tổng cục Thuế nêu rõ để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc nâng cao năng lực quản lý thu thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động TMĐT và mở rộng triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố; Cục Thuế Doanh nghiệp lớn tiếp tục khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ sau: 1. Kiểm tra toàn diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh TMĐT Triển khai rà soát, kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử của các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT, tiếp thị liên kết (affiliate marketing), cung cấp các sản phẩm nội dung thông tin số và nhận thu nhập từ hoạt động quảng cáo, cung cấp phần mềm... đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, phát video trực tiếp (livestream) bán hàng hóa, dịch vụ,... 2. Áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ golf Triển khai các giải pháp để áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 01/8/2024 đối với các loại hình kinh doanh sau: - Bán vé sân golf và cung cấp các dịch vụ trong sân. - Kinh doanh trang phục, dụng cụ, phụ kiện,... phục vụ chơi golf. 3. Lập kế hoạch áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ khu du lịch, hoạt động vui chơi giải trí Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá công tác quản lý thuế để lập kế hoạch áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các loại hình kinh doanh có doanh thu từ hoạt động bán vé tham quan khu du lịch, hoạt động vui chơi giải trí,...báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 01/8/2024. 4. Quyết liệt triển khai nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với các loại hình nêu trên để các cơ sở kinh doanh hiểu rõ, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và cam kết thực hiện nghiêm túc việc kê khai, nộp thuế theo quy định, thúc đẩy việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, chống thất thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, phải quyết liệt triển khai nhiệm vụ đến các đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các Phòng, Chi cục Thuế và cụ thể đến công chức quản lý đơn vị để làm việc, tuyên truyền chủ trương, chính sách quy định pháp luật về việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử trong các giao dịch tới từng cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh sân golf, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sân golf… Cuối cùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về nâng cao năng lực quản lý thu thuế, chống thất thu thuế. >>> Xem Công điện 01/CĐ-TCT tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/C%C3%B4ng%2B%C4%91i%E1%BB%87n%2Bs%E1%BB%91%2B01-C%C4%90-TCT.pdf
Đẩy mạnh xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền
Ngày 21/7/2023 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có Quyết định 2951/QĐ-BYT năm 2023 Phê duyệt Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030. Theo đó, Bộ Y tế đẩy mạnh kết hợp với các Bộ chuyên ngành xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền theo hướng sau: (1) Xây dựng 5 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch - Du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng, xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu… bằng y dược cổ truyền); - Du lịch thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ, spa...); - Du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ tham quan và mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các cơ sở sản xuất thuốc, các vùng nuôi trồng dược liệu, các vườn bảo tồn quốc gia về đa dạng sinh học, trung tâm bảo tồn cây thuốc...); - Du lịch khám phá y dược cổ truyền và văn hóa bản địa: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ tham quan, tìm hiểu, khám phá, mua sắm, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ y dược cổ truyền đặc sắc tại các vùng miền, địa phương, thưởng thức các món ăn đậm chất y dược cổ truyền theo vùng miền, khí hậu và tình trạng sức khỏe... (chuỗi các cơ sở cung cấp các sản phẩm, dịch vụ y dược cổ truyền mang đậm tính bản địa, các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng...); - Du lịch học thuật y dược cổ truyền: Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn về một số kỹ năng phòng, trị bệnh đơn giản bằng phương pháp y học cổ truyền để du khách có thể tự áp dụng trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe hoặc tham gia trải nghiệm thực tiễn thông qua các hình thức như: một ngày làm thầy thuốc y học cổ truyền, đầu bếp chế biến các món ăn từ dược liệu, thuốc cổ truyền... (2) Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền - Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền. - Đặc biệt tăng cường sử dụng các dịch vụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền tại khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn có tiềm năng... (3) Xây dựng đội ngũ chất lượng cao ứng dụng y học cổ truyền Cụ thể, xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao tham gia vào hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y, dược cổ truyền phục vụ khách du lịch: - Phát triển, nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế tham gia vào hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y, dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền và tổ chức tập huấn cho nhân sự ngành du lịch tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền; - Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn về nghiệp vụ du lịch và tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế làm công tác cung ứng dịch vụ y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Chuẩn hóa kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho các cán bộ làm công tác cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Xây dựng tài liệu sử dụng các phương pháp y dược cổ truyền đơn giản (phương pháp sử dụng thuốc, phương pháp xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, khí công dưỡng sinh, yoga, y thực trị...) và tập huấn cho nhân sự trực tiếp hành nghề tại các cơ sở nghỉ dưỡng, spa, cơ sở xông hơi xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khách sạn... (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch - Xây dựng Website giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của y dược cổ truyền trong việc cung ứng các dịch vụ, sản phẩm bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; cung cấp thông tin, tiện ích giới thiệu về các dịch vụ, sản phẩm bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch trên Cổng thông tin ngành, địa phương và trên các nền tảng số phục vụ người dân, du khách; - Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các cơ sở y dược cổ truyền tham gia chuỗi cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (05 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm); - Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê số liệu các cơ sở tham gia cung ứng, số liệu du khách sử dụng các dịch vụ và mua sắm sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ công tác điều hành quản lý; - Áp dụng các giải pháp chăm sóc sức khỏe trên nền tảng 4.0 như y tế điện tử từ xa, bệnh án điện tử, quản trị công việc bằng công nghệ thông tin. Xem thêm Quyết định 2951/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực ngày ký.
Hồ sơ, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh
Khu du lịch là gì? Để công nhận là khu du lịch cấp tỉnh cần những điều kiện gì? Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định ra sao? 1. Khu du lịch là gì? Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Du lịch 2017, "Khu du lịch" là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu du lịch bao gồm khu du lịch cấp tỉnh và khu du lịch quốc gia. 2. Để công nhận là khu du lịch cấp tỉnh cần những điều kiện gì? Tại Điều 12 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh như sau: - Có ít nhất 01 tài nguyên du lịch cấp tỉnh; có ranh giới xác định trên bản đồ địa hình do cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Tỷ lệ bản đồ phụ thuộc vào yêu cầu quản lý và địa hình khu vực. - Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch, bao gồm: + Có hệ thống điện lưới, hệ thống cung cấp nước sạch; + Có cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, đáp ứng tối thiểu 100.000 lượt khách mỗi năm; hệ thống cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu 50.000 lượt khách lưu trú mỗi năm; + Có nội quy, hệ thống biển chỉ dẫn, thuyết minh về khu du lịch; có hệ thống biển chỉ dẫn, biển báo về giao thông, các cơ sở dịch vụ, các điểm tham quan; + Cung cấp dịch vụ thuyết minh, hướng dẫn du lịch. - Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia. - Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, bao gồm: + Có bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn; + Công khai số điện thoại, địa chỉ của tổ chức quản lý khu du lịch; + Có bộ phận thông tin hỗ trợ khách du lịch; có hình thức tiếp nhận và giải quyết kịp thời phản ánh, kiến nghị của khách du lịch; + Nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, được thông gió và đủ ánh sáng, được bố trí đủ, tương ứng với số lượng khách du lịch vào thời kỳ cao điểm; + Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý rác thải; có hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt hoặc hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; bố trí nhân lực làm vệ sinh môi trường; + Áp dụng các biện pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật. 3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục công nhận khu du lịch cấp tỉnh Tại Điều 27 Luật Du lịch 2017 có quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh như sau: - Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh bao gồm: + Đơn đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định; + Bản thuyết minh về điều kiện công nhận khu du lịch cấp tỉnh quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau: ++ Có tài nguyên du lịch với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên hoặc giá trị văn hóa, có ranh giới xác định; ++ Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách du lịch; ++ Có kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông, viễn thông quốc gia; ++ Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. - Trình tự, thủ tục, thẩm quyền công nhận khu du lịch cấp tỉnh được quy định như sau: + Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tổ chức quản lý khu du lịch nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi có khu du lịch; + Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Đối với khu du lịch nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định, quyết định công nhận khu du lịch cấp tỉnh. Như vậy, hồ sơ và trình tự công nhận khu du lịch cấp tỉnh được thực hiện theo quy định nêu trên.
Bán hàng livestream sẽ bị kiểm tra thuế toàn diện
Tổng cục Thuế vừa ban hành Công điện chỉ đạo quản lý thuế bằng hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ sân golf và dịch vụ bán vé du lịch, vui chơi giải trí Ngày 04/6/2024 vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành Công điện 01/CĐ-TCT để điện về việc quyết liệt triển khai hiệu quả việc quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. >>> Xem Công điện 01/CĐ-TCT tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/C%C3%B4ng%2B%C4%91i%E1%BB%87n%2Bs%E1%BB%91%2B01-C%C4%90-TCT.pdf Trong Công điện 01/CĐ-TCT, Tổng cục Thuế nêu rõ để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc nâng cao năng lực quản lý thu thuế, chống thất thu thuế đối với hoạt động TMĐT và mở rộng triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong việc sử dụng hóa đơn điện tử một cách nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm. Theo đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố; Cục Thuế Doanh nghiệp lớn tiếp tục khẩn trương thực hiện ngay các nhiệm vụ sau: 1. Kiểm tra toàn diện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh TMĐT Triển khai rà soát, kiểm tra đồng bộ, toàn diện việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử của các tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT, tiếp thị liên kết (affiliate marketing), cung cấp các sản phẩm nội dung thông tin số và nhận thu nhập từ hoạt động quảng cáo, cung cấp phần mềm... đặc biệt là các tổ chức, cá nhân kinh doanh online, phát video trực tiếp (livestream) bán hàng hóa, dịch vụ,... 2. Áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ golf Triển khai các giải pháp để áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền từ ngày 01/8/2024 đối với các loại hình kinh doanh sau: - Bán vé sân golf và cung cấp các dịch vụ trong sân. - Kinh doanh trang phục, dụng cụ, phụ kiện,... phục vụ chơi golf. 3. Lập kế hoạch áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ khu du lịch, hoạt động vui chơi giải trí Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá công tác quản lý thuế để lập kế hoạch áp dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với các loại hình kinh doanh có doanh thu từ hoạt động bán vé tham quan khu du lịch, hoạt động vui chơi giải trí,...báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 01/8/2024. 4. Quyết liệt triển khai nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch, triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đối với các loại hình nêu trên để các cơ sở kinh doanh hiểu rõ, nhận thức đầy đủ trách nhiệm và cam kết thực hiện nghiêm túc việc kê khai, nộp thuế theo quy định, thúc đẩy việc triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, chống thất thu ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, phải quyết liệt triển khai nhiệm vụ đến các đồng chí lãnh đạo Cục Thuế, lãnh đạo các Phòng, Chi cục Thuế và cụ thể đến công chức quản lý đơn vị để làm việc, tuyên truyền chủ trương, chính sách quy định pháp luật về việc kê khai, nộp thuế, sử dụng hoá đơn điện tử trong các giao dịch tới từng cơ sở kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh sân golf, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ sân golf… Cuối cùng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục trưởng Cục Thuế doanh nghiệp lớn triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính về nâng cao năng lực quản lý thu thuế, chống thất thu thuế. >>> Xem Công điện 01/CĐ-TCT tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/05/C%C3%B4ng%2B%C4%91i%E1%BB%87n%2Bs%E1%BB%91%2B01-C%C4%90-TCT.pdf
Đẩy mạnh xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền
Ngày 21/7/2023 Bộ trưởng Bộ Y tế vừa có Quyết định 2951/QĐ-BYT năm 2023 Phê duyệt Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030. Theo đó, Bộ Y tế đẩy mạnh kết hợp với các Bộ chuyên ngành xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền theo hướng sau: (1) Xây dựng 5 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch - Du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng, xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu… bằng y dược cổ truyền); - Du lịch thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ thẩm mỹ bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các bệnh viện, cơ sở thẩm mỹ, spa...); - Du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ tham quan và mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền phục vụ khách du lịch (chuỗi các cơ sở sản xuất thuốc, các vùng nuôi trồng dược liệu, các vườn bảo tồn quốc gia về đa dạng sinh học, trung tâm bảo tồn cây thuốc...); - Du lịch khám phá y dược cổ truyền và văn hóa bản địa: Xây dựng dòng cung ứng dịch vụ tham quan, tìm hiểu, khám phá, mua sắm, trải nghiệm và sử dụng các dịch vụ y dược cổ truyền đặc sắc tại các vùng miền, địa phương, thưởng thức các món ăn đậm chất y dược cổ truyền theo vùng miền, khí hậu và tình trạng sức khỏe... (chuỗi các cơ sở cung cấp các sản phẩm, dịch vụ y dược cổ truyền mang đậm tính bản địa, các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng...); - Du lịch học thuật y dược cổ truyền: Tổ chức các lớp tập huấn, các khóa học ngắn hạn về một số kỹ năng phòng, trị bệnh đơn giản bằng phương pháp y học cổ truyền để du khách có thể tự áp dụng trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe hoặc tham gia trải nghiệm thực tiễn thông qua các hình thức như: một ngày làm thầy thuốc y học cổ truyền, đầu bếp chế biến các món ăn từ dược liệu, thuốc cổ truyền... (2) Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp dịch vụ y học cổ truyền - Xây dựng mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền. - Đặc biệt tăng cường sử dụng các dịch vụ, sản phẩm chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền tại khu du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, khu nghỉ dưỡng, khách sạn có tiềm năng... (3) Xây dựng đội ngũ chất lượng cao ứng dụng y học cổ truyền Cụ thể, xây dựng đội ngũ nhân lực có chất lượng cao tham gia vào hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y, dược cổ truyền phục vụ khách du lịch: - Phát triển, nâng cao chất lượng về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ y tế tham gia vào hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y, dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực y dược cổ truyền và tổ chức tập huấn cho nhân sự ngành du lịch tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền; - Xây dựng tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hướng dẫn về nghiệp vụ du lịch và tổ chức tập huấn cho các cán bộ y tế làm công tác cung ứng dịch vụ y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Chuẩn hóa kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho các cán bộ làm công tác cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; - Xây dựng tài liệu sử dụng các phương pháp y dược cổ truyền đơn giản (phương pháp sử dụng thuốc, phương pháp xoa bóp bấm huyệt, vật lý trị liệu, khí công dưỡng sinh, yoga, y thực trị...) và tập huấn cho nhân sự trực tiếp hành nghề tại các cơ sở nghỉ dưỡng, spa, cơ sở xông hơi xoa bóp, bấm huyệt, vật lý trị liệu, khách sạn... (4) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và cung ứng dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch - Xây dựng Website giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của y dược cổ truyền trong việc cung ứng các dịch vụ, sản phẩm bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch; cung cấp thông tin, tiện ích giới thiệu về các dịch vụ, sản phẩm bằng y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch trên Cổng thông tin ngành, địa phương và trên các nền tảng số phục vụ người dân, du khách; - Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các cơ sở y dược cổ truyền tham gia chuỗi cung ứng các dịch vụ, sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (05 dòng cung ứng dịch vụ, sản phẩm); - Xây dựng phần mềm báo cáo thống kê số liệu các cơ sở tham gia cung ứng, số liệu du khách sử dụng các dịch vụ và mua sắm sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ công tác điều hành quản lý; - Áp dụng các giải pháp chăm sóc sức khỏe trên nền tảng 4.0 như y tế điện tử từ xa, bệnh án điện tử, quản trị công việc bằng công nghệ thông tin. Xem thêm Quyết định 2951/QĐ-BYT năm 2023 có hiệu lực ngày ký.