Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu kết quả và Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu kết quả và Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản là một thủ tục hành chính nằm trong thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện sau thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Bước 2: Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc đóng cửa mỏ theo đề án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có văn bản báo cáo kết quả thực hiện đề án gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản và đề nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoàn trả tiền ký quỹ phục hồi môi trường, cơ quan khác có liên quan tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 3: Trình hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ Sau kết thúc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, Cục Khoáng sản Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 4: Quyết định đóng cửa mỏ Căn cứ Báo cáo thẩm định của Cục Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Trả kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 21 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 32 Phụ lục 2 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc Bước 1: Tiếp nhận, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 15 ngày làm việc) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoàn trả tiền ký quỹ phục hồi môi trường, cơ quan khác có liên quan tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Bước 2: Trình, phê duyệt Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 12 ngày làm việc) - Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra thực địa về kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, cơ quan tiếp nhận hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, trường hợp không đồng ý ban hành quyết định thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo và trả kết quả hồ sơ (không quá 03 ngày làm việc) - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng. Trên đây là thủ tục hành chính kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và ban hành Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
Thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường
Thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản là một thủ tục hành chính nằm trong thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc đủ nhưng chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một lần. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Cục Khoáng sản Việt Nam căn cứ vào kết quả xem xét hồ sơ lấy ý kiến nhận xét phản biện của thành viên Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa; mời đại diện thành viên Hội đồng tham gia kiểm tra thực địa (trong trường hợp cần thiết). Sau khi nhận được ý kiến nhận xét, phản biện, Cục Khoáng sản Việt Nam tổng hợp ý kiến góp ý, lập tờ trình báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để tổ chức phiên họp Hội đồng. Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoàn thành Biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ, trong đó nêu rõ lý do phải hổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, kèm theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định. Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định. - Bước 4: Trình hồ sơ, đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Cục Khoáng sản Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ, lập Tờ trình, trình hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Sau khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. - Bước 6. Tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt. Tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đóng cửa mỏ theo đúng đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Trả kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 20 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 02 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (Mẫu số 32 Phụ lục 2: Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Báo cáo tình hình thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường đến thời điểm đóng cửa mỏ. - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: phương án cải tạo, phục hồi môi trường, kèm theo quyết định phê duyệt; các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ, bao gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 48 ngày làm việc - Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ (không quá 03 ngày làm việc). - Thẩm định hồ sơ (không quá 28 ngày làm việc). - Trình, phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 15 ngày làm việc). - Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp phép (không quá 02 ngày làm việc). Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Trên đây là thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất
Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là thủ tục hành chính Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1. Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. - Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị chuyển nhượng hoặc không cho phép chuyển nhượng Căn cứ Báo cáo thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 06 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. - Bản chính báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 43 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật Khoáng sản (Theo khoản 8 điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP) (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thời thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò. + Trong thời hạn không quá 27 ngày làm việc, phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền thăm dò. - Thời hạn giải quyết chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò: + Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò. Trong trường hợp không cấp chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Phí, lệ phí Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: - Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 2.000.000 đồng/01 giấy phép; - Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép; - Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 7.500.000 đồng/01 giấy phép. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thăm dò khoáng sản Trên đây là thủ tục hành chính chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất.
Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh đối với doanh nghiệp mới thành lập
Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản - Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ (bao gồm 02 trường hợp) + Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Khi lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn. + Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định thì ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ + Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa; + Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật khoáng sản; + Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý, đề án thăm dò cho Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, họp thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo biên bản họp Hội đồng thẩm định. - Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. - Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả (giấy phép) và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Mẫu số 22 Phụ lục 2 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản (Mẫu số 01 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại điều 9 Nghị định 158/2016/NĐ-CP cụ thể: + Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. + Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.- Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ Thời hạn giải quyết: không quá 87 ngày làm việc - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thời hạn thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu và tổ chức thẩm định nội dung đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nội dung đề án thăm dò khoáng sản phức tạp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỹ thuật để thẩm định đề án. Thời gian quyết định việc thành lập, họp Hội đồng kỹ thuật được tính vào thời gian tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. - Thời hạn cấp Giấy phép thăm dò: + Trong thời hạn không quá 21 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đã hoàn chỉnh theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ, đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép thăm dò cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả. Phí, lệ phí: Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư 191/2016/TT-BTC, cụ thể: - Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép. - Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép. - Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép. Trên đây là thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh đối với doanh nghiệp mới thành lập.
5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào?
Những tập đoàn Nhà nước luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vậy, 5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay là những tập đoàn nào? 5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào? Hiện nay, 05 tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam gồm có các tập đoàn sau đây: (1) Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau: - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN. - Trụ sở chính: Đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: + Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí; + Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu; + Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; + Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; + Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; + Đầu tư, kinh doanh bất động sản; + Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện; + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; + Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động; + Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch; + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam được biết đến rộng rãi với tên gọi là Petrovietnam, là tập đoàn nòng cốt, trụ cột kinh tế đất nước, thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Với quy mô doanh thu đạt hơn 931.200 tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD năm 2022. (2) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2079/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau: - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội. - Tên gọi của Tập đoàn: + Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI; + Tên giao dịch quốc tế: VIETTEL GROUP; + Tên viết tắt: VIETTEL. - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh các dịch vụ viễn thông, viễn thông – công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin. - Ngành nghề kinh doanh liên quan: Đầu tư tài chính, kinh doanh vốn và dịch vụ ngân hàng; truyền thông và nội dung thông tin; thương mại điện tử và dịch vụ kho vận; đầu tư và kinh doanh bất động sản; các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thường được biết đến với tên giao dịch là Viettel hay Tập đoàn Viettel, là tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng. (3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau: - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity, viết tắt là EVN. - Trụ sở chính: số 18 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: + Công nghiệp điện năng: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng; + Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông - công nghệ thông tin; + Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện; + Khai thác nguyên liệu phi quặng; + Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, cách nhiệt; trang bị bảo hộ lao động; + Xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện; + Vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; + Kinh doanh khách sạn, du lịch; + Sản xuất hàng tiêu dùng, nước giải khát; + Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông công cộng và internet (trong nước và quốc tế); viễn thông đường trục; truyền thông, quảng cáo; + Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước; + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và ngoài nước; + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; + Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện lực, viễn thông, tài chính, ngân hàng; + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương. (4) Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN hay TKV) Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 345/2005/QĐ-TTG thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như sau: - Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam viết tắt là Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Tên giao địch quốc tế: Vietnam National Coal, Mineral Industries Group, viết tắt là VINACOMIN (VCM). - Trụ sở chính: thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: + Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than. + Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác. + Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật. + Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác. + Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. + Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá. + Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. + Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng. + Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản. + Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tư, thiết bị. + Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính. + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn công nghiệp quốc gia có lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. (5) Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam – (VNPT) Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 06/2006/QĐ-TTG thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam như sau: - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. - Tên gọi: + Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. + Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group. + Tên viết tắt: VNPT. - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh: + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và nước ngoài. + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông đường trục, viễn thông - công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, truyền thông, quảng cáo. + Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin. + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin. + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Được giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 và VINASAT-2. Điều kiện thành lập Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước? Theo Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. - Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP. - Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP. - Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia. Như vậy, Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước sẽ được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.
Được phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản trong trường hợp nào?
Không phải khu vực nào cũng được cấp phép khai thác khoáng sản, vẫn có những khu vực vì một lý do nào đó ví dụ như để bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, hay vì mục đích an ninh quốc phòng,... mà Nhà nước cấm khai thác khoáng sản tại đây. Hiện nay những khu vực nào bị cấm khai thác khoáng sản? Khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản. Hiện nay theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 quy định những khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm: - Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa; - Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; - Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; - Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; - Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc. Như vậy, những khu vực vừa nêu sẽ cấm hoạt động khoáng sản, đồng nghĩa với việc những khu vực này cũng không được phép khai thác khoáng sản. Được phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản trong trường hợp nào? Như đã đề cập thì hiện nay có những khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định như sau: “Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.” Như vậy, vẫn có thể được cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Khai thác khoáng sản trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản mà không có giấy phép sẽ bị phạt hành chính thế nào? Theo khoản 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP có quy định như sau: “Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.” Như vậy, theo quy định thì đối với các trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản thì sẽ áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều 47 này. Xem chi tiết các khung phạt tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và hình thức xử phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP).
Khai thác tận thu khoáng sản là gì? Điều kiện được khai thác tận thu khoáng sản
Khai thác tận thu khoáng sản là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản. Cùng tìm hiểu hoạt động này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Khai thác tận thu khoáng sản là gì? Tận thu có thể hiểu là hoạt động khai thác triệt để, khai thác hết mức có thể, tận dụng tất cả những gì có thể thu về được. Theo quy định tại Điều 67 Luật Khoáng sản 2010, khai thác tận thu khoáng sản được định nghĩa là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ. Như vậy, có thể hiểu, khai thác tận thu khoáng sản là quá trình khai thác nhằm tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên khoáng sản có sẵn, giảm thiểu lãng phí và tổn thất tại các bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa. Mục tiêu của phương pháp này là khai thác không chỉ các khoáng sản chính mà còn cả các khoáng sản phụ, nhằm tận dụng tối đa giá trị kinh tế từ khu vực khai thác, giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên, bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Khi khai thác tận thu khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy phép và phải triển khai một cách hợp lý, có kế hoạch để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. (2) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản là gì? Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền và nghĩa vụ như sau: Quyền: - Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản; - Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật; - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ: - Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; - Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường; - Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; - Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản; - Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực; - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Luật Khoáng sản 2010) (3) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Khi có nhu cầu khai thác tận thu khoáng sản, tổ chức, cá nhân nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Khoáng sản 2010, thành phần của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/Mau_13.docx (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT) - Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản; - Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn tối đa giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Khoáng sản 2010). Theo đó, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép (căn cứ Điều 68 Luật Khoáng sản 2010).
Trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì xử lý thế nào?
Khi thi công công trình thì phát hiện khoáng sản, liệu có buộc phải tạm dừng thi công để khai thác khoáng sản đó không? Nếu công trình đó là công trình quan trọng của quốc gia thì xử lý thế nào? (1) Khoáng sản là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, khoáng sản được định nghĩa là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Một số khoáng sản phổ biến có thể kể đến như là: vàng, đồng, sắt, nhôm, than đá, silic, thạch cao, dầu mỏ, khí tự nhiên,....v.v. (2) Trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì xử lý thế nào? Theo quy định tại Điều 65 Luật Khoáng sản 2010, trong quá trình xây dựng công trình mà phát hiện ra khoáng sản thì sẽ có 03 trường hợp sau: - Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư. Điều này đảm bảo rằng việc khai thác khoáng sản không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án xây dựng. - Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình. Quy định này mang lại tính linh hoạt trong quá trình thực hiện dự án, giúp các nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có. Nếu khoáng sản được phát hiện có giá trị kinh tế, việc khai thác ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho dự án xây dựng và tận dụng được nguồn khoáng sản của quốc gia. Nếu loại khoáng sản đó có giá trị kinh tế thấp, không quý hiếm mà việc khai thác khoáng sản có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình, chất lượng công trình thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể ra quyết định không cấp giấy phép khai thác. Trường hợp quyết định khai thác được đưa ra thì không cần thiết phải thực hiện thăm dò khoáng sản trước đó, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả chủ đầu tư và cơ quan quản lý. - Đối với khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư. Các quy định này đảm bảo rằng việc khai thác khoáng sản diễn ra một cách hợp lý, hiệu quả, và không làm gián đoạn các dự án xây dựng, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và tài nguyên khoáng sản. (3) Thủ tục đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình Căn cứ theo quy dịnh tại Điều 63 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2023/NĐ-CP, trình tự thủ tục đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu trong hồ sơ. - Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. - Trường hợp chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. - Thời hạn thực hiện: không quá 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Lưu ý: Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Bước 3: Thẩm định hồ sơ - Tối đa 10 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra tại thực địa. - Tối đa 35 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. - Sau khi hoàn thành việc thẩm định, tối đa 03 ngày làm việc,cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép. - Tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Thông báo và trả kết quả - Tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Lưu ý: Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác.
Giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực thiểu số có có hiệu lực trong vòng 02 năm?
Có thể nói thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi thăm dò khoáng sản tại khu vực người dân tộc thiểu số có chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm liệu có đúng? Giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực người dân tộc thiểu số có chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm? Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật khoáng sản 2010 quy định Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau: 1. Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây: - Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản; - Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Phương pháp, khối lượng thăm dò; - Thời hạn thăm dò khoáng sản; - Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan. 2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp. Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó. Do đó, hiện tại với thông tin trên thì không có quy định đề cập đến thời hạn này thay vào đó vẫn thực hiện theo quy định chung mà không phân biệt tại vùng dân tộc thiểu số hay vùng còn lại, cụ thể giấy phép sẽ có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản? Căn cứ Điều 42 Luật khai thác khoáng sản 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây: - Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò; - Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản; - Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận; - Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này; - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; - Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện; - Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật khoáng sản 2010 - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành.
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi khai thác khoáng sản trái phép?
Hiện nay, tình trạng khai thác đá trái phép đang diễn ra thường xuyên, công khai. Nhiều người tiến hành đào xới để lấy đá cổ thạch chở đi bán kiếm lời. Vậy khai thác trái phép khoáng sản bị xử phạt về hành chính như thế nào? 1. Thế nào là khai thác khoáng sản? Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 quy định về giải thích từ ngữ như sau: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Như vậy, các khoáng vật, khoáng chất ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất, ở bãi thải của mỏ đều là khoáng sản. Hoạt động khai đào, phân loại, làm giàu, thu hồi khoáng sản… đều là hành vi khai thác khoáng sản. 2. Thế nào là hành vi khai thác khoáng sản trái phép? Căn cứ Điều 8 Luật khoáng sản 2010 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản như sau: - Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản. - Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản. - Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước. - Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm. - Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 51 Luật khoáng sản 2010 quy định về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau: - Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: + Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. - Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản. Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 55 Luật khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây: … + Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản; Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản được xem là có hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản mà không đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản và không được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cũng là hành vi khai thác khoáng sản trái phép. 3. Mức phạt vi phạm đối với hành vi khai thác trái phép khoáng sản Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: (1) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp - Dưới 10 m3 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; - Từ 10 m3 đến dưới 20 m3: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; - Từ 20 m3 đến dưới 30 m3: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; - Từ 30 m3 đến dưới 40 m3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; - Từ 40 m3 đến dưới 50 m3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; - Từ 50 m3 trở lên: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. (2) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau: - Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; - Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này; - Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này. (3) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại - Dưới 100 tấn: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; - Từ 100 tấn đến dưới 200 tấn: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; - Từ 200 tấn đến dưới 300 tấn: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng; - Từ 300 tấn đến dưới 400 tấn: Phát tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng; - Từ 400 tấn đến dưới 500 tấn: Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng; - Từ 500 tấn trở lên: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Ngoài các mức phạt tiền trên, cơ quan có thẩm quyền còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm Như vậy, tùy theo diện tích khoáng sản bị khai thác trái phép mà pháp luật quy định mức phạt tiền khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình khai thác mà có hành vi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng là một yếu tố xét đến khi quyết định mức xử phạt hành chính trong khai thác trái phép khoáng sản.
Khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó?
Có thể nói, đối với việc Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Vậy hiện nay có rất nhiều dự án nhưng vấn đề đặt ra liệu có quy định nào bắt buộc đơn vị khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn thì phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó hay không? Khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó? Căn cứ Điều 5 Luật Khoáng sản 2010 quy định Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác như sau: 1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm: - Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; - Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; - Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; - Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản. Do đó, hiện tại không thấy đặt ra quy định đề cập đến yêu cầu bắt buộc trên thay vào đó đặt ra chế độ ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan, đồng thời kết hợp cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành? Căn cứ Điều 42 Luật khoáng sản 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây: - Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò; - Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản; - Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận; - Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật khoáng sản 2010. - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; - Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện; - Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật khoáng sản 2010. - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành.
Nhiệm vụ và quyền hạn mới nhất của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất và khoáng sản, đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản. Với những chức năng như vậy thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có nhiệm vụ và quyền hạn gì? 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Theo Điều 2 Quyết định số 268/QĐ-BTNMT năm 2024, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược phát triển Viện, kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm về địa chất và khoáng sản; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Nghiên cứu cơ bản về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, cấu trúc và thành phần vật chất của các thành tạo địa chất; đánh giá tiềm năng tài nguyên địa chất và khoáng sản để xây dựng luận cứ khoa học phục vụ điều tra cơ bản trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. - Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về địa chất và khoáng sản; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về địa chất và khoáng sản. - Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học; các nhiệm vụ quan trắc về tai biến địa chất, địa chất môi trường và địa kỹ thuật theo quy định của pháp luật. - Đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản; tham gia đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về địa chất và khoáng sản theo phân công của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về địa chất và khoáng sản theo phân công của Bộ trưởng. - Tổ chức thực hiện, biên soạn, biên tập, xuất bản, đăng tải, công bố các ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về địa chất và khoáng sản, thông tin các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Viện và các đơn vị liên quan theo quy định. - Cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; tư vấn, điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. - Thực hiện gia công, phân tích, thí nghiệm các loại mẫu địa chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về địa chất và khoáng sản. - Đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối quốc gia về Công viên địa chất và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO; xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất và công viên địa chất theo phân công của Bộ trưởng. - Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Viện theo chương trình, kế hoạch của Bộ và phân công của Bộ trưởng. - Quản lý tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Viện theo phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật. - Quản lý tài chính, tài sản; thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật. - Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công. 2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Theo Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024, cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, bao gồm: - Văn phòng. - Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế. - Phòng Kế hoạch và Tài chính. - Phòng Cổ sinh và Địa tầng. - Phòng Địa chất biển. - Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình. - Phòng Địa hóa và Môi trường. - Phòng Khoáng sản. - Phòng Kiến tạo và Địa mạo. - Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học. - Phòng Thạch luận và Địa chất đồng vị. - Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh). - Trung tâm Karst và Di sản địa chất. - Trung tâm Ứng dụng viễn thám và Tai biến địa chất. - Trung tâm Công nghệ Địa chất, Khoáng sản và Địa vật lý. - Tạp chí Địa chất. Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, các Trung tâm và Tạp chí Địa chất là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, một câu hỏi đặt ra là Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về vị trí và chức năng như sau: - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất, di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật. - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sử dụng ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội; hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, theo quy định trên thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất, di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet) Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có cơ cấu tổ chức như thế nào? Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau: - Văn phòng. - Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế. - Phòng Kế hoạch và Tài chính. - Phòng Cổ sinh và Địa tầng. - Phòng Địa chất biển. - Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình. - Phòng Địa hóa và Môi trường. - Phòng Khoáng sản. - Phòng Kiến tạo và Địa mạo. - Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học. - Phòng Thạch luận và Địa chất đồng vị. - Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh). - Trung tâm Karst và Di sản địa chất. - Trung tâm Ứng dụng viễn thám và Tai biến địa chất. - Trung tâm Công nghệ Địa chất, Khoáng sản và Địa vật lý. - Tạp chí Địa chất. Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, các Trung tâm và Tạp chí Địa chất là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có cơ cấu tổ chức như sau: 01 Văn phòng; 10 Phòng; 01 Phân Viện; 02 Trung tâm; 01 Tạp chí. Lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản gồm những ai? Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản như sau: - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng. - Viện trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được phân công và toàn bộ hoạt động của Viện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Viện; ban hành quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của Viện. - Phó Viện trưởng giúp việc Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản gồm có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng.
Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản như thế nào?
Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện tại cấp tỉnh được công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản - Bước 1. Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Văn bản, tài liệu có trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ đề nghị khai thác tận thu khoáng sản chưa đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản. - Bước 4. Trình hồ sơ cấp phép Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Cách thức thực hiện cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 13 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Bản chính Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 29, Phụ lục số 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Bản chính Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: không quá 33 ngày làm việc - Kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa. + Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản. - Trình hồ sơ, quyết định cấp giấy phép: + Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Trên đây là thủ tục hành chính cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Thông báo 430/TB-VPCP: 07 nhóm vấn đề đa số địa phương còn vướng mắc
Ngày 23/10/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 430/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Sau khi nghe Báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về các nhóm vấn đề hiện nay đa số các địa phương còn vướng mắc khi triển khai lập, hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, cơ quan và các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận như sau: Quy hoạch tỉnh là quy hoạch mang tính chất định hướng và có tầm nhìn dài hạn về phương hướng phát triển, tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội và phân bổ nguồn lực của địa phương. Qua rà soát hồ sơ, ý kiến của 12 địa phương và các Bộ, cơ quan tại cuộc họp, đã xác định được 07 nhóm vấn đề đa số địa phương còn vướng mắc. Cuộc họp đã thống nhất nguyên tắc xử lý để các địa phương nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh, cụ thể như sau: (1) Liên quan đến Quy hoạch điện VIII (về phương án phát triển mạng lưới cấp điện): - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc cập nhật các dự án, công trình quan trọng, ưu tiên đầu tư đã được xác định trong Quy hoạch điện VIII vào Quy hoạch tỉnh. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển năng lượng điện của địa phương để đề xuất bổ sung danh mục dự kiến dự án nguồn điện tiềm năng, lưới điện tiềm năng trong Quy hoạch tỉnh nhưng phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển nguồn điện, lưới điện, tiêu chí, luận chứng tại Quy hoạch điện VIII. Việc triển khai các dự án nêu trên chỉ được thực hiện khi bảo đảm phù hợp với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các điều kiện, tiêu chí, luận chứng theo Quy hoạch điện VIII và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật có liên quan. (2) Liên quan đến các quy hoạch về khoáng sản (về phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản): - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đề xuất phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản bảo đảm phù hợp Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023, các quy hoạch ngành quốc gia và quy định khác có liên quan. - Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh liên quan đến khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Xây dựng và cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương; báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền. (3) Về phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, các khu chức năng và các nội dung khác trong Quy hoạch tỉnh (giao thông, đô thị, công nghiệp, du lịch, lâm nghiệp, lấn biển…) - Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề xuất nhu cầu sử dụng đất theo phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, các khu chức năng và các nội dung khác trong Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với thời kỳ quy hoạch đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (có tính định hướng dài hạn). - Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền. (4) Liên quan đến Quy hoạch lâm nghiệp (về tỷ lệ che phủ rừng và diện tích rừng trong Quy hoạch tỉnh): Hiện nay, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, xác định tỷ lệ che phủ rừng và diện tích rừng trong Quy hoạch tỉnh bảo đảm phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo của Đảng về bảo vệ, phát triển rừng và chỉ tiêu sử dụng đất rừng được phê duyệt tại Quyết định 326/QĐ-TTg. (5) Về danh mục các dự án dự kiến ưu tiên thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, có thể đề xuất các dự án, công trình đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án vào trong danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện phù hợp với định hướng của Quy hoạch tỉnh nhưng trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải cam kết không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư dự án theo nguyên tắc chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành. (6) Về phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã: - Thực hiện theo Công điện 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó, cần thể hiện nội dung mang tính định hướng trong việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong Quy hoạch tỉnh. - Việc xác định phạm vi, ranh giới, tên địa lý và triển khai phương án sắp xếp cụ thể các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. (7) Về phương án xác định khu vực quốc phòng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc rà soát, cập nhật các nội dung liên quan đến lĩnh vực quốc phòng trong Quy hoạch tỉnh, bảo đảm phù hợp theo Quyết định 2256/QĐ-BQP ngày 30/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Xem chi tiết tại Thông báo 430/TB-VPCP ngày 23/10/2023.
Hướng dẫn áp dụng quy định Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015
Ngày 05/9/2023 Bộ Công thương vừa ban hành Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trao đổi và xin ý kiến thống nhất của TANDTC về vấn đề liên quan đến việc hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS). Cụ thể như sau: Kết quả rà soát và kiến nghị, đề xuất của Bộ Tư pháp Trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Cơ quan liên quan tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự về xử lý hành vi SXKD khoáng sản trái phép, Qua kết quả nghiên cứu, rà soát của Bộ Tư pháp (sao gửi kèm theo) cho thấy: (1) Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hành vi sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép - Bộ luật Hình sự 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả xử lý đối với hành vị vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. - Theo đánh giá của Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao thì các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản đã được quy định đầy đủ, bao quát trong Bộ luật Hình sự 2015. - Qua thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này đến thời điểm hiện tại thì không cần phải đặt vấn đề phải sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi cần xử lý bang chế tài hình sự đối với các vi phạm về khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép. (2) Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản - Trong thời gian qua, mặc dù đạt được một số kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động SXKD khoáng sản nói chung, hoạt động SXKD than nói riêng. - Tuy nhiên, tình trạng khai thác than, khoáng sản trái phép, kinh doanh than, khoáng sản không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc bất hợp pháp trong nước có xu hướng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài nguyên khoáng sản của quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, thất thoát ngân sách Nhà nước, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn nhiều địa phương, diễn ra chủ yếu ở một số khâu như: + Vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản (chia nhỏ các mỏ để UBND cấp tỉnh cấp giấy phép; cấp phép khai thác khoáng sản khi chưa đủ hồ sơ, tài liệu,...). + Vi phạm trong khai thác, kinh doanh khoáng sản (khai thác khoáng sản không phép. + Khai thác không đúng nội dung giấy phép. + Mua bán hóa đơn hợp thức cho khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; trốn thuế; mua bán, vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn, chứng từ;...) + Trong giai đoạn từ năm 2018- 2022, các cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Tổng cục Quản lý thị trường “ Bộ Công Thương,...) đã xử lý rất nhiều các vụ việc vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép. Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, giai đoạn từ 2018 đến tháng 6 năm 2022, đã khởi tố 268 vụ, khởi tố 396 bị can, đã thụ lý 224 vụ và 373 bị can; Tòa án. (3) Một số khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm đối với các hành vi khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép - Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 thì một trong những trường hợp xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đó là người thực hiện hành vi phạm tội: 0) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc (2) khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên. + Tuy nhiên, trên thực tế xử lý vi phạm cho thấy đa số các vụ bắt giữ khoáng sản bị khai thác trái phép là khoáng sản ở dạng thô, lẫn nhiều loại khoáng sản khác gây khó khăn trong công tác phân loại và định giá chính xác giá trị để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. + Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về cách thức, phương pháp xác định thiệt hại dẫn đến quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng thiệt hại trong các vụ án, VỊI việc vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là toàn bộ trị giá khoáng sản các đối tượng đã khai thác trái phép. + Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng, thiệt hại chỉ là phần nghĩa vụ tài chính, các loại thuế, phí mà đối tượng đã khai thác trái phép lẽ ra phải nộp cho nhà nước. + Đối với việc xác định giá trị thu lợi bất chính, hiện nay cũng có hai loại quan điểm: Quan điểm thứ nhất là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà các đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã được khai thác trái phép. Quan điểm thứ hai là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã khai thác trái phép trừ đì toàn bộ các chi phí trong quá trình khai thác: chi phí nhân công, dầu mỡ cho máy móc, cước vận chuyển,.,. - Điểm c khoản 1 Điều 238 BLHS năm 2015 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai. Vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông quy định hành vi “khoan, đào, thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép” trùng với hành vỉ thuộc mặt khách quan của tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, Điều 238 không loại trừ hành vi quy định tại Điều 227, nên dẫn đến thực tế việc áp dụng tại một số địa phương còn chưa thống nhất. - Thực tế, lợi nhuận thu được từ hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản là rất lớn, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho môi trường tự nhiên cũng như thất thoát một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, BLHS hiện hành quy định mức hình phạt (đặc biệt là phạt tiền) tại Điều 227 còn thấp (mức hình phạt tù tối đa là 07 năm, thấp hơn BLHS năm 1999 - quy định mức hình phạt tù tối đa là 10 năm) và chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; dẫn đến việc khó đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm. Hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, dẫn tới việc vận dụng pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự chuẩn xác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép mà trị giá khoáng sản từ 500.000.000 đồng trở lên là cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì lại không quy định giá trị khoáng sản khai thác trái phép hoặc số tiền thu lợi bất chính từ việc khai thác khoáng sản trái phép làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính mà lại quy định diện tích khai thác vượt công suất hoặc tỷ lệ phần trăm khai thác vượt công suất làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Nghị định 36/2020/NĐ-CP cũng không quy định mức định lượng tối đa bị xử phạt hành chính của hành vi khai thác vượt công suất và hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi ranh giới được phép khai thác. Trong khi Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định cụ thể mức định lượng tối thiểu về khối lượng khoáng sản hoặc giá trị khoáng sản khai thác trái phép làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Ý kiến của Bộ Công Thương Qua tổng hợp kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Chỉ thị 29 và thực tế thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khoáng sản, Bộ Công Thương thấy rằng: - Lợi nhuận từ hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản rất lớn, trong khi chế tài xử lý hành vi khai thác, chế biến, vận chuyên, kinh doanh khoáng sản trái phép chưa đủ sức răn đe. - Còn một số bất cập, vướng mắc trong xử lý vi phạm nên mặc dù cơ quan chức năng đã chủ động, tích cực trong quản lý hoạt động động sản xuất, kinh doanh khoáng sản nhưng trên thực tế vẫn còn vụ việc vi phạm pháp luật về khai thác và kinh doanh khoáng sản. Như vậy, kết quả rà soát, đánh giá của Bộ Tư pháp nêu tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 cơ bàn phản ánh đúng tình hình thực tiễn hiện nay. Do đó, Bộ Công Thương thống nhất với ý kiến của Bộ Tư pháp tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 về việc kiến nghị TAND tối cao nghiên cứu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015. Từ những phân tích nêu trên, để có đủ cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại mục 2 Công văn 3719/VPCP-CN năm 2023. Bộ Công Thương trân trọng đề nghị TAND tối cao xem xét và có ý kiến thống nhất về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015. Xem thêm Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 ban hành ngày 05/9/2023.
06 giải pháp chính thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Ngày 10/6/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 680/QĐ-TTg năm 2023 tải phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chính phủ ban hành 06 giải pháp chính thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch - Bổ sung, hoàn thiện quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp và khả thi để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; xây dựng bổ sung các quy định về kỹ thuật đối với nhiệm vụ điều tra địa chất đô thị, điều tra tai biến địa chất, địa chất công trình, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng đồng bằng và ven biển gắn với điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu; - Hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật, bộ đơn giá sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khi thực hiện các nhiệm vụ điều tra, nhất là các dạng công việc chưa có quy định đầy đủ, phù hợp, theo hướng khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng, tập trung điều tra chuyên môn sâu. (2) Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản - Ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách trung ương cho các nhiệm vụ cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo thực hiện theo tiến độ quy hoạch; - Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động điều tra địa chất phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội như: lập bản đồ địa chất, điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, di sản địa chất, điều tra khoáng sản sơ bộ; - Có cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo quyền lợi để thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, góp vốn đối với các nhiệm vụ đánh giá khoáng sản; - Huy động vốn của các địa phương, các ngành đầu tư cho điều tra địa chất đô thị, giao thông, điều tra khoáng sản vật liệu xây dựng, điều tra địa hóa đất phục vụ nhu cầu của địa phương. (3) Ứng dụng khoa học và công nghệ - Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến có hiệu quả, độ tin cậy cao, nhất là trong điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu; điều tra địa chất phục vụ cải tạo phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản; - Tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ có hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nhất là phương tiện, thiết bị điều tra thực địa, đo địa vật lý có khả năng điều tra thu thập dữ liệu, lấy mẫu các vùng biển sâu, dự báo khoáng sản ở các cấu trúc sâu; - Đầu tư xây dựng các phòng phân tích mẫu hiện đại, có độ chính xác cao, đảm bảo độ tin cậy, đạt chuẩn quốc tế; - Ứng dụng công nghệ số trong việc lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; cập nhật, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường. (4) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức - Các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức phổ biến Quy hoạch trong đơn vị mình để thấy rõ vai trò và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch; - Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của quy hoạch, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân nơi thực hiện đề án để người dân nhận thức được lợi ích của công tác điều tra cũng như trách nhiệm, quyền lợi của người dân, để người dân đồng thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện. (5) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực - Củng cố, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của các tổ chức thực hiện công tác điều tra địa chất và khoáng sản; - Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra địa chất và khoáng sản có năng lực chuyên môn trước mắt và lâu dài; - Tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù của ngành địa chất. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao để duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có kinh nghiệm; liên kết đào tạo, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn về các phương pháp, công nghệ điều tra khoáng sản ẩn, sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, công nghệ thông tin...; - Điều chỉnh cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, trả lương phù hợp, bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề cho lực lượng lao động chuyên môn ngành địa chất để họ yên tâm với nghề; - Có chính sách thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao: tăng cường tuyển dụng sinh viên tại các trường đại học chuyên ngành địa chất, khoáng sản để lựa chọn, đào tạo thành chuyên gia giỏi. (6) Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản; điều tra địa chất khoáng sản các vùng biển; điều tra địa chất đô thị; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản; ứng dụng công nghệ số; - Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến trong điều tra địa chất, khoáng sản. Xem thêm Quyết định 680/QĐ-TTg năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 10/6/2023.
Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản với hành vi khai thác khoáng sản (vàng) mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt là uỷ ban cấp huyện hay là của giám đốc công an cấp tỉnh? Theo quy định điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP: "Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .... 3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau: a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;" Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP) thì "1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân....Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân." Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 36 cũng quy định: "2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân." >> Như vậy, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ từ 100-140 triệu đồng. Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 36 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 30 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện là Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này. Mà theo quy định trích dẫn ở trên thì thẩm quyền phạt tiền này là đối với cá nhân, vậy đối với tổ chức vi phạm thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: "2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể." >> Mức tối đa của khung tiền phạt tại điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36 là 70 triệu đồng đối với cá nhân, mà thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là được quyền xử phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân =>> vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thắc mắc về bãi tập kết, trữ khoáng sản?
Chào Luật sư Tôi đang có vướng mắc cần luật sư giải đáp giúp Theo quy định của pháp luật thì việc kinh doanh, tập kết, bãi trữ khoáng sản phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Vậy, trường hợp người dân mua khoáng sản với khối lượng lớn (khoảng 400m3 cát) để phục vụ xây dựng công trình của họ, bãi trữ cát trên diện tích đất trồng cây hằng năm khác thì có phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không; nếu không lập KHBVMT thì bị xử lý như thế nào? Trường hợp họ mua cát về trữ để bán mà không xây dựng công trình của họ hoặc một người khác thuê, mượn chổ để trữ cát thì có phải xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường không, nếu không xác nhận thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ nào để chứng minh nguồn gốc khoáng sản tàng trữ là hợp pháp. Rất mong được tư vấn sớm của luật sư. Trân trọng!
Vận chuyển khoáng sản cần giấy tờ gì?
Vận chuyển khoáng sản cần giấy tờ gì? Nếu ko có giấy tờ bị phạt ntn?
Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu kết quả và Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
Thủ tục kiểm tra, nghiệm thu kết quả và Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản là một thủ tục hành chính nằm trong thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện sau thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Bước 2: Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc đóng cửa mỏ theo đề án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có văn bản báo cáo kết quả thực hiện đề án gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản và đề nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoàn trả tiền ký quỹ phục hồi môi trường, cơ quan khác có liên quan tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 3: Trình hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ Sau kết thúc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, Cục Khoáng sản Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 4: Quyết định đóng cửa mỏ Căn cứ Báo cáo thẩm định của Cục Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Trả kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 21 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 32 Phụ lục 2 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính báo cáo kết quả kèm theo hồ sơ nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 30 ngày làm việc Bước 1: Tiếp nhận, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 15 ngày làm việc) Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản chủ trì, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền xác nhận, hoàn trả tiền ký quỹ phục hồi môi trường, cơ quan khác có liên quan tổ chức kiểm tra thực địa để xác minh kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. Bước 2: Trình, phê duyệt Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 12 ngày làm việc) - Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc kiểm tra thực địa về kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, cơ quan tiếp nhận hoàn thiện hồ sơ theo quy định và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản. - Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, trường hợp không đồng ý ban hành quyết định thì phải có trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 3: Thông báo và trả kết quả hồ sơ (không quá 03 ngày làm việc) - Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận được Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định về việc đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng. Trên đây là thủ tục hành chính kiểm tra, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và ban hành Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
Thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường
Thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản là một thủ tục hành chính nằm trong thủ tục đóng cửa mỏ khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1: Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi tắt là Văn phòng Một cửa), địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Bước 2: Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ viết Phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định hoặc đủ nhưng chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một lần. - Bước 3: Thẩm định hồ sơ Cục Khoáng sản Việt Nam căn cứ vào kết quả xem xét hồ sơ lấy ý kiến nhận xét phản biện của thành viên Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và lấy ý kiến bằng văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có mỏ khoáng sản đề nghị đóng cửa; mời đại diện thành viên Hội đồng tham gia kiểm tra thực địa (trong trường hợp cần thiết). Sau khi nhận được ý kiến nhận xét, phản biện, Cục Khoáng sản Việt Nam tổng hợp ý kiến góp ý, lập tờ trình báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định để tổ chức phiên họp Hội đồng. Kết thúc phiên họp, Chủ tịch Hội đồng thẩm định hoàn thành Biên bản họp Hội đồng. Trường hợp phải bổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ, trong đó nêu rõ lý do phải hổ sung, hoàn chỉnh hoặc chưa thông qua đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, kèm theo Biên bản họp Hội đồng thẩm định. Thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định. - Bước 4: Trình hồ sơ, đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản Cục Khoáng sản Việt Nam căn cứ vào kết quả thẩm định hoàn chỉnh hồ sơ, lập Tờ trình, trình hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả phê duyệt đề án đóng cửa mỏ Sau khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. - Bước 6. Tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt. Tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung đóng cửa mỏ theo đúng đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được phê duyệt. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường, địa chỉ số 10 Tôn Thất Thuyết, Nam Từ Liêm, Hà Nội hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.monre.gov.vn. - Trả kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 20 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (Mẫu số 02 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản tại thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ (Mẫu số 32 Phụ lục 2: Bản đồ khu vực đóng cửa mỏ khoáng sản (Ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Báo cáo tình hình thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường đến thời điểm đóng cửa mỏ. - Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính: phương án cải tạo, phục hồi môi trường, kèm theo quyết định phê duyệt; các văn bản chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, đ, e và g khoản 2 Điều 55 Luật Khoáng sản tính đến thời điểm đề nghị đóng cửa mỏ, bao gồm: Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện; Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 48 ngày làm việc - Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ (không quá 03 ngày làm việc). - Thẩm định hồ sơ (không quá 28 ngày làm việc). - Trình, phê duyệt hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản (không quá 15 ngày làm việc). - Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp phép (không quá 02 ngày làm việc). Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản/đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản. Trên đây là thủ tục phê duyệt Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của Bộ Tài nguyên Môi trường.
Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất
Thủ tục chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là thủ tục hành chính Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện - Bước 1. Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Văn bản, tài liệu theo đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. - Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị chuyển nhượng hoặc không cho phép chuyển nhượng Căn cứ Báo cáo thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 06 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản. - Bản chính báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản (Mẫu số 43 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; các văn bản chứng minh việc tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 42; khoản 3 Điều 43 Luật Khoáng sản (Theo khoản 8 điều 4 Nghị định 22/2023/NĐ-CP) (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thời thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò. + Trong thời hạn không quá 27 ngày làm việc, phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến chuyển nhượng quyền thăm dò. - Thời hạn giải quyết chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò: + Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò. Trong trường hợp không cấp chuyển nhượng quyền thăm dò Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Phí, lệ phí Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư 191/2016/TT-BTC ngày 08 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, cụ thể: - Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 2.000.000 đồng/01 giấy phép; - Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép; - Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 7.500.000 đồng/01 giấy phép. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép thăm dò khoáng sản Trên đây là thủ tục hành chính chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản mới nhất.
Thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh đối với doanh nghiệp mới thành lập
Cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh là thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khoáng sản được Bộ Tài nguyên Môi trường công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản - Bước 1. Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ (bao gồm 02 trường hợp) + Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản: Khi nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân đầu tiên có nhu cầu thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân đó, tên loại khoáng sản và vị trí khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Khi lựa chọn được hồ sơ của tổ chức, cá nhân để cấp phép thăm dò, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ và thông báo công khai tên tổ chức, cá nhân được lựa chọn tại trụ sở cơ quan và trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với các tổ chức, cá nhân không được lựa chọn, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản về lý do không được lựa chọn. + Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực chưa thăm dò khoáng sản: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu đáp ứng đúng theo quy định thì ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị thăm dò chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị thăm dò khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ + Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm: kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản kể cả kiểm tra thực địa; + Gửi văn bản đến các cơ quan có liên quan về khu vực đề nghị thăm dò khoáng sản trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 48 Luật khoáng sản; + Báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ pháp lý, đề án thăm dò cho Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản của Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, họp thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo biên bản họp Hội đồng thẩm định. - Bước 4. Trình hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. - Bước 5: Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân để nhận kết quả (giấy phép) và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Cách thức thực hiện - Nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả được thực hiện trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản (Mẫu số 22 Phụ lục 2 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). - Bản chính Đề án thăm dò khoáng sản (Mẫu số 01 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường). - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử có chứng thực từ bản chính của Quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam trong trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài; các văn bản chứng minh về vốn chủ sở hữu theo quy định tại điều 9 Nghị định 158/2016/NĐ-CP cụ thể: + Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của các thành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên; điều lệ công ty đối với công ty cổ phần, sổ đăng ký thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. + Quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức.- Bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản (Mẫu số 03 Thông tư 45/2016/TT-BTNMT). (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ Thời hạn giải quyết: không quá 87 ngày làm việc - Thời hạn kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thời hạn thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 38 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi đề án thăm dò để lấy ý kiến góp ý của một số chuyên gia thuộc lĩnh vực chuyên sâu và tổ chức thẩm định nội dung đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian trả lời ý kiến của chuyên gia không quá 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đề nghị của cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp nội dung đề án thăm dò khoáng sản phức tạp, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng kỹ thuật để thẩm định đề án. Thời gian quyết định việc thành lập, họp Hội đồng kỹ thuật được tính vào thời gian tổ chức thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến góp ý của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến và gửi kèm theo hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. + Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản kèm theo ý kiến góp ý của các chuyên gia, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thông qua nội dung đề án thăm dò khoáng sản để cấp phép hoặc thành lập Hội đồng thẩm định trong trường hợp cần thiết. Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa đề án thăm dò khoáng sản theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ý kiến của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án thăm dò khoáng sản. Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép thăm dò bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án thăm dò khoáng sản không tính vào thời gian thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. - Thời hạn cấp Giấy phép thăm dò: + Trong thời hạn không quá 21 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp lại hồ sơ đã hoàn chỉnh theo thông báo của Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thẩm định hồ sơ, đề án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép thăm dò cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Trong trường hợp không cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để nhận kết quả. Phí, lệ phí: Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản áp dụng theo quy định tại Thông tư 191/2016/TT-BTC, cụ thể: - Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép. - Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép. - Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép. Trên đây là thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản cấp tỉnh đối với doanh nghiệp mới thành lập.
5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào?
Những tập đoàn Nhà nước luôn giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Vậy, 5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay là những tập đoàn nào? 5 tập đoàn Nhà nước lớn nhất Việt Nam là những tập đoàn nào? Hiện nay, 05 tập đoàn nhà nước lớn nhất Việt Nam gồm có các tập đoàn sau đây: (1) Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) Ngày 29/8/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 199/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam như sau: - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP; gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN. - Trụ sở chính: Đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam: + Nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ về dầu khí; + Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hoá dầu; + Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hoá phẩm dầu khí; + Khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; + Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí, dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng; + Đầu tư, kinh doanh bất động sản; + Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện; + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; + Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí; xuất khẩu lao động; + Kinh doanh khách sạn, du lịch, văn phòng giao dịch; + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam được biết đến rộng rãi với tên gọi là Petrovietnam, là tập đoàn nòng cốt, trụ cột kinh tế đất nước, thực hiện vai trò là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Với quy mô doanh thu đạt hơn 931.200 tỷ đồng, tương đương gần 40 tỷ USD năm 2022. (2) Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) Ngày 14/12/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2079/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau: - Tập đoàn Viễn thông Quân đội là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và Điều lệ tổ chức và hoạt động riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Viễn thông Quân đội. - Tên gọi của Tập đoàn: + Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI; + Tên giao dịch quốc tế: VIETTEL GROUP; + Tên viết tắt: VIETTEL. - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh chính: Kinh doanh các dịch vụ viễn thông, viễn thông – công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài; khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông – công nghệ thông tin; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông – công nghệ thông tin. - Ngành nghề kinh doanh liên quan: Đầu tư tài chính, kinh doanh vốn và dịch vụ ngân hàng; truyền thông và nội dung thông tin; thương mại điện tử và dịch vụ kho vận; đầu tư và kinh doanh bất động sản; các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội thường được biết đến với tên giao dịch là Viettel hay Tập đoàn Viettel, là tập đoàn viễn thông và công nghệ Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng. (3) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 148/2006/QĐ-TTg thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Điện lực Việt Nam như sau: - Tập đoàn Điện lực Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; được tự chủ kinh doanh; có trách nhiệm kế thừa các quyền và nghĩa vụ pháp lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Electricity, viết tắt là EVN. - Trụ sở chính: số 18 phố Trần Nguyên Hãn, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. - Ngành, nghề kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: + Công nghiệp điện năng: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng; + Khảo sát thiết kế, tư vấn xây dựng, xây lắp, bảo dưỡng các công trình điện, công trình công nghiệp, dân dụng, công trình viễn thông - công nghệ thông tin; + Sản xuất, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị điện và phụ kiện điện, cấu kiện thép bê tông và cung ứng vật tư thiết bị ngành điện; + Khai thác nguyên liệu phi quặng; + Sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, cách nhiệt; trang bị bảo hộ lao động; + Xuất nhập khẩu điện năng, vật tư thiết bị phục vụ ngành điện; + Vận tải thủy bộ phục vụ sản xuất, kinh doanh; + Kinh doanh khách sạn, du lịch; + Sản xuất hàng tiêu dùng, nước giải khát; + Hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài; + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông công cộng và internet (trong nước và quốc tế); viễn thông đường trục; truyền thông, quảng cáo; + Kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước; + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin; + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng; + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và ngoài nước; + Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm; + Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện lực, viễn thông, tài chính, ngân hàng; + Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, thuộc quyền quản lý của Bộ Công thương. (4) Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN hay TKV) Ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 345/2005/QĐ-TTG thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam như sau: - Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật, được tự chủ kinh doanh, có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua vốn, tài nguyên khoáng sản được Nhà nước giao quản lý, công nghệ, thương hiệu và thị trường. - Tên gọi đầy đủ: Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam viết tắt là Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Tên giao địch quốc tế: Vietnam National Coal, Mineral Industries Group, viết tắt là VINACOMIN (VCM). - Trụ sở chính: thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: + Công nghiệp than: khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm và khoáng sản khác đi cùng với than. + Công nghiệp khoáng sản (bao gồm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và các khoáng sản khác): khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, làm giàu quặng, gia công, chế tác, vận tải, mua, bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm alumin, nhôm, đồng, chì, kẽm, crôm, thiếc, đá quý, vàng, các kim loại đen, kim loại mầu khác và khoáng sản khác. + Công nghiệp điện: đầu tư xây dựng, khai thác vận hành các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy thuỷ điện; bán điện cho các hộ kinh doanh và tiêu dùng theo quy định của pháp luật. + Cơ khí: đúc, cán thép; sửa chữa, lắp ráp, chế tạo các sản phẩm cơ khí, xe vận tải, xe chuyên dùng, phương tiện vận tải đường sông, đường biển, thiết bị mỏ, thiết bị điện, thiết bị chịu áp lực và các thiết bị công nghiệp khác. + Vật liệu nổ công nghiệp: đầu tư xây dựng, sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp; cung ứng dịch vụ khoan nổ mìn, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. + Quản lý, khai thác cảng biển, bến thủy nội địa và vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ chuyên dùng, xếp dỡ, chuyển tải hàng hoá. + Vật liệu xây dựng: khai thác đá, sét, cát, sỏi, các loại phụ gia; sản xuất xi măng, gạch ngói và các loại vật liệu xây dựng khác. + Xây lắp đường dây và trạm điện; xây dựng các công trình công nghiệp, luyện kim, nông nghiệp, giao thông và dân dụng. + Đầu tư, kinh doanh kết cấu hạ tầng và bất động sản. + Cấp nước, xử lý nước thải, trồng rừng và sản xuất, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Sản xuất kinh doanh dầu mỡ bôi trơn, nitơ, ôxy, đất đèn, hàng tiêu dùng; cung ứng vật tư, thiết bị. + Các dịch vụ: đo đạc, bản đồ, thăm dò địa chất; tư vấn đầu tư, thiết kế; khoa học công nghệ, tin học, kiểm định, giám định hàng hoá; in ấn, xuất bản; đào tạo, y tế điều trị bệnh nghề nghiệp và phục hồi chức năng; thương mại, khách sạn, du lịch; hàng hải; xuất khẩu lao động; bảo hiểm, tài chính. + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam là một tập đoàn công nghiệp quốc gia có lĩnh vực chính là khai thác than đá và khoáng sản. (5) Tập đoàn bưu chính Viễn thông Việt Nam – (VNPT) Ngày 09/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 06/2006/QĐ-TTG thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam như sau: - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ hạch toán và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước; chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam. - Tên gọi: + Tên đầy đủ: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. + Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group. + Tên viết tắt: VNPT. - Trụ sở chính: đặt tại thành phố Hà Nội. - Ngành nghề kinh doanh: + Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn trong nước và nước ngoài. + Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông đường trục, viễn thông - công nghệ thông tin trong nước và nước ngoài, truyền thông, quảng cáo. + Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin. + Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin. + Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. + Các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông. Được giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam, VINASAT-1 và VINASAT-2. Điều kiện thành lập Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước? Theo Điều 4 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chỉ được xem xét thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Có ngành, lĩnh vực hoạt động thuộc phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. - Đảm bảo đủ vốn điều lệ quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2022/NĐ-CP. - Có Hồ sơ hợp lệ quy định tại Điều 6 Nghị định 23/2022/NĐ-CP. - Việc thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành quốc gia. Như vậy, Công ty mẹ của Tập đoàn nhà nước sẽ được thành lập khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định trên.
Được phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản trong trường hợp nào?
Không phải khu vực nào cũng được cấp phép khai thác khoáng sản, vẫn có những khu vực vì một lý do nào đó ví dụ như để bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, hay vì mục đích an ninh quốc phòng,... mà Nhà nước cấm khai thác khoáng sản tại đây. Hiện nay những khu vực nào bị cấm khai thác khoáng sản? Khai thác khoáng sản là một trong những hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản. Hiện nay theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010 quy định những khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm: - Khu vực đất có di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được khoanh vùng bảo vệ theo quy định của Luật di sản văn hóa; - Khu vực đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ hoặc đất quy hoạch trồng rừng phòng hộ, khu bảo tồn địa chất; - Khu vực đất quy hoạch dành cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc nếu tiến hành hoạt động khoáng sản có thể gây ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; - Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng; - Đất thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi, đê điều; hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, dẫn điện, xăng dầu, khí, thông tin liên lạc. Như vậy, những khu vực vừa nêu sẽ cấm hoạt động khoáng sản, đồng nghĩa với việc những khu vực này cũng không được phép khai thác khoáng sản. Được phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản trong trường hợp nào? Như đã đề cập thì hiện nay có những khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có quy định như sau: “Trường hợp cần thăm dò, khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.” Như vậy, vẫn có thể được cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Khai thác khoáng sản trong khu vực cấm hoạt động khoáng sản mà không có giấy phép sẽ bị phạt hành chính thế nào? Theo khoản 5 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP có quy định như sau: “Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.” Như vậy, theo quy định thì đối với các trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép tại khu vực cấm hoạt động khoáng sản thì sẽ áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 47 Nghị định này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều 47 này. Xem chi tiết các khung phạt tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và hình thức xử phạt bổ sung tại khoản 4 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP).
Khai thác tận thu khoáng sản là gì? Điều kiện được khai thác tận thu khoáng sản
Khai thác tận thu khoáng sản là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên khoáng sản. Cùng tìm hiểu hoạt động này qua bài viết dưới đây nhé! (1) Khai thác tận thu khoáng sản là gì? Tận thu có thể hiểu là hoạt động khai thác triệt để, khai thác hết mức có thể, tận dụng tất cả những gì có thể thu về được. Theo quy định tại Điều 67 Luật Khoáng sản 2010, khai thác tận thu khoáng sản được định nghĩa là hoạt động khai thác khoáng sản còn lại ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ. Như vậy, có thể hiểu, khai thác tận thu khoáng sản là quá trình khai thác nhằm tối đa hóa việc sử dụng tài nguyên khoáng sản có sẵn, giảm thiểu lãng phí và tổn thất tại các bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa. Mục tiêu của phương pháp này là khai thác không chỉ các khoáng sản chính mà còn cả các khoáng sản phụ, nhằm tận dụng tối đa giá trị kinh tế từ khu vực khai thác, giúp giảm thiểu lãng phí tài nguyên, bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. Khi khai thác tận thu khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước cấp Giấy phép và phải triển khai một cách hợp lý, có kế hoạch để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. (2) Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản là gì? Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản có các quyền và nghĩa vụ như sau: Quyền: - Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản; - Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật; - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ: - Nộp lệ phí cấp giấy phép, các khoản thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ; - Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường; - Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản; - Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra; - Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản; - Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực; - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. (căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Luật Khoáng sản 2010) (3) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản Khi có nhu cầu khai thác tận thu khoáng sản, tổ chức, cá nhân nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật Khoáng sản 2010, thành phần của hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bao gồm: - Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/27/Mau_13.docx (Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 45/2016/TT-BTNMT) - Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản; - Dự án đầu tư khai thác tận thu khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt; bản sao giấy chứng nhận đầu tư; - Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường; - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn tối đa giải quyết hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản là 30 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức, cá nhân (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 71 Luật Khoáng sản 2010). Theo đó, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản có thời hạn không quá 05 năm, kể cả thời gian gia hạn Giấy phép (căn cứ Điều 68 Luật Khoáng sản 2010).
Trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì xử lý thế nào?
Khi thi công công trình thì phát hiện khoáng sản, liệu có buộc phải tạm dừng thi công để khai thác khoáng sản đó không? Nếu công trình đó là công trình quan trọng của quốc gia thì xử lý thế nào? (1) Khoáng sản là gì? Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, khoáng sản được định nghĩa là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Một số khoáng sản phổ biến có thể kể đến như là: vàng, đồng, sắt, nhôm, than đá, silic, thạch cao, dầu mỏ, khí tự nhiên,....v.v. (2) Trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì xử lý thế nào? Theo quy định tại Điều 65 Luật Khoáng sản 2010, trong quá trình xây dựng công trình mà phát hiện ra khoáng sản thì sẽ có 03 trường hợp sau: - Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư. Điều này đảm bảo rằng việc khai thác khoáng sản không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của dự án xây dựng. - Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình. Quy định này mang lại tính linh hoạt trong quá trình thực hiện dự án, giúp các nhà đầu tư có thể tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên sẵn có. Nếu khoáng sản được phát hiện có giá trị kinh tế, việc khai thác ngay lập tức sẽ mang lại lợi ích cho dự án xây dựng và tận dụng được nguồn khoáng sản của quốc gia. Nếu loại khoáng sản đó có giá trị kinh tế thấp, không quý hiếm mà việc khai thác khoáng sản có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của công trình, chất lượng công trình thì cơ quan quản lý Nhà nước có thể ra quyết định không cấp giấy phép khai thác. Trường hợp quyết định khai thác được đưa ra thì không cần thiết phải thực hiện thăm dò khoáng sản trước đó, điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả chủ đầu tư và cơ quan quản lý. - Đối với khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và UBND cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án. Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư. Các quy định này đảm bảo rằng việc khai thác khoáng sản diễn ra một cách hợp lý, hiệu quả, và không làm gián đoạn các dự án xây dựng, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia và tài nguyên khoáng sản. (3) Thủ tục đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình Căn cứ theo quy dịnh tại Điều 63 Nghị định 158/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2023/NĐ-CP, trình tự thủ tục đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo các bước sau đây: Bước 1: Nộp hồ sơ - Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu trong hồ sơ. - Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. - Trường hợp chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. - Thời hạn thực hiện: không quá 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ Lưu ý: Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần. Bước 3: Thẩm định hồ sơ - Tối đa 10 ngày kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra tại thực địa. - Tối đa 35 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. - Sau khi hoàn thành việc thẩm định, tối đa 03 ngày làm việc,cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép. - Tối đa 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Bước 4: Thông báo và trả kết quả - Tối đa 03 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Lưu ý: Thời gian nêu trên không kể thời gian tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm thủ tục nộp tiền cấp quyền khai thác.
Giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực thiểu số có có hiệu lực trong vòng 02 năm?
Có thể nói thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi thăm dò khoáng sản tại khu vực người dân tộc thiểu số có chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm liệu có đúng? Giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực người dân tộc thiểu số có chỉ có hiệu lực trong vòng 02 năm? Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật khoáng sản 2010 quy định Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau: 1. Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây: - Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản; - Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Phương pháp, khối lượng thăm dò; - Thời hạn thăm dò khoáng sản; - Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan. 2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp. Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó. Do đó, hiện tại với thông tin trên thì không có quy định đề cập đến thời hạn này thay vào đó vẫn thực hiện theo quy định chung mà không phân biệt tại vùng dân tộc thiểu số hay vùng còn lại, cụ thể giấy phép sẽ có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản? Căn cứ Điều 42 Luật khai thác khoáng sản 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây: - Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò; - Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản; - Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận; - Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này; - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; - Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện; - Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật khoáng sản 2010 - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành.
Pháp luật quy định như thế nào về hành vi khai thác khoáng sản trái phép?
Hiện nay, tình trạng khai thác đá trái phép đang diễn ra thường xuyên, công khai. Nhiều người tiến hành đào xới để lấy đá cổ thạch chở đi bán kiếm lời. Vậy khai thác trái phép khoáng sản bị xử phạt về hành chính như thế nào? 1. Thế nào là khai thác khoáng sản? Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 2 Luật khoáng sản 2010 quy định về giải thích từ ngữ như sau: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Như vậy, các khoáng vật, khoáng chất ở thể rắn, lỏng, khí trong lòng đất, trên mặt đất, ở bãi thải của mỏ đều là khoáng sản. Hoạt động khai đào, phân loại, làm giàu, thu hồi khoáng sản… đều là hành vi khai thác khoáng sản. 2. Thế nào là hành vi khai thác khoáng sản trái phép? Căn cứ Điều 8 Luật khoáng sản 2010 quy định những hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản như sau: - Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. - Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản. - Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép. - Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản. - Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước. - Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm. - Các hành vi khác theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 51 Luật khoáng sản 2010 quy định về tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau: - Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm: + Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; + Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. - Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản. Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 55 Luật khoáng sản 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các quyền sau đây: … + Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản; Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động khoáng sản được xem là có hành vi khai thác khoáng sản trái phép. Ngoài ra, các cá nhân, tổ chức khai thác khoáng sản mà không đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản và không được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản cũng là hành vi khai thác khoáng sản trái phép. 3. Mức phạt vi phạm đối với hành vi khai thác trái phép khoáng sản Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như sau: (1) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp - Dưới 10 m3 thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; - Từ 10 m3 đến dưới 20 m3: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; - Từ 20 m3 đến dưới 30 m3: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; - Từ 30 m3 đến dưới 40 m3: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; - Từ 40 m3 đến dưới 50 m3: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; - Từ 50 m3 trở lên: Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. (2) Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau: - Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; - Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này; - Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này. (3) Phạt tiền đối với khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại - Dưới 100 tấn: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng; - Từ 100 tấn đến dưới 200 tấn: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; - Từ 200 tấn đến dưới 300 tấn: Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng; - Từ 300 tấn đến dưới 400 tấn: Phát tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng; - Từ 400 tấn đến dưới 500 tấn: Phạt tiền từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng; - Từ 500 tấn trở lên: Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng. Ngoài các mức phạt tiền trên, cơ quan có thẩm quyền còn có hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền, tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả gồm: Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn; Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm Như vậy, tùy theo diện tích khoáng sản bị khai thác trái phép mà pháp luật quy định mức phạt tiền khác nhau. Ngoài ra, trong quá trình khai thác mà có hành vi sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cũng là một yếu tố xét đến khi quyết định mức xử phạt hành chính trong khai thác trái phép khoáng sản.
Khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó?
Có thể nói, đối với việc Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan. Vậy hiện nay có rất nhiều dự án nhưng vấn đề đặt ra liệu có quy định nào bắt buộc đơn vị khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn thì phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó hay không? Khai thác khoáng sản ở vùng đặc biệt khó khăn phải sử dụng nguồn lao động chính tại địa phương đó? Căn cứ Điều 5 Luật Khoáng sản 2010 quy định Quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác như sau: 1. Địa phương nơi có khoáng sản được khai thác được Nhà nước điều tiết khoản thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. 2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có trách nhiệm: - Hỗ trợ chi phí đầu tư nâng cấp, duy tu, xây dựng hạ tầng kỹ thuật sử dụng trong khai thác khoáng sản và xây dựng công trình phúc lợi cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định của pháp luật; - Kết hợp khai thác với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi môi trường theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản; nếu gây thiệt hại đến hạ tầng kỹ thuật, công trình, tài sản khác thì tùy theo mức độ thiệt hại phải có trách nhiệm sửa chữa, duy tu, xây dựng mới hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật; - Ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan; - Cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản. Do đó, hiện tại không thấy đặt ra quy định đề cập đến yêu cầu bắt buộc trên thay vào đó đặt ra chế độ ưu tiên sử dụng lao động địa phương vào khai thác khoáng sản và các dịch vụ có liên quan, đồng thời kết hợp cùng với chính quyền địa phương bảo đảm việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân có đất bị thu hồi để khai thác khoáng sản. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành? Căn cứ Điều 42 Luật khoáng sản 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản như sau: 1. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các quyền sau đây: - Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích thăm dò và khu vực thăm dò; - Tiến hành thăm dò theo Giấy phép thăm dò khoáng sản; - Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò, kể cả ra nước ngoài các loại mẫu vật với khối lượng, chủng loại phù hợp với tính chất, yêu cầu phân tích, thử nghiệm theo đề án thăm dò đã được chấp thuận; - Được ưu tiên cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực đã thăm dò theo quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật khoáng sản 2010. - Đề nghị gia hạn, trả lại Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản; - Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản; - Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; - Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây: - Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; - Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận; - Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán; - Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra; - Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện; - Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Thực hiện các công việc khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật khoáng sản 2010. - Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Trên đây là những quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản hiện hành.
Nhiệm vụ và quyền hạn mới nhất của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất và khoáng sản, đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản. Với những chức năng như vậy thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có nhiệm vụ và quyền hạn gì? 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Theo Điều 2 Quyết định số 268/QĐ-BTNMT năm 2024, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: - Xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược phát triển Viện, kế hoạch nghiên cứu, triển khai khoa học và công nghệ dài hạn, 5 năm, hàng năm về địa chất và khoáng sản; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Nghiên cứu cơ bản về lịch sử phát triển vỏ Trái đất, cấu trúc và thành phần vật chất của các thành tạo địa chất; đánh giá tiềm năng tài nguyên địa chất và khoáng sản để xây dựng luận cứ khoa học phục vụ điều tra cơ bản trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. - Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ xây dựng chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về địa chất và khoáng sản; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về địa chất và khoáng sản. - Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; thực hiện các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học; các nhiệm vụ quan trắc về tai biến địa chất, địa chất môi trường và địa kỹ thuật theo quy định của pháp luật. - Đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản; tham gia đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức về địa chất và khoáng sản theo phân công của Bộ trưởng. - Thẩm định các chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về địa chất và khoáng sản theo phân công của Bộ trưởng. - Tổ chức thực hiện, biên soạn, biên tập, xuất bản, đăng tải, công bố các ấn phẩm thông tin khoa học và công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ về địa chất và khoáng sản, thông tin các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Viện và các đơn vị liên quan theo quy định. - Cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; tư vấn, điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác, đóng cửa mỏ khoáng sản, bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật. - Thực hiện gia công, phân tích, thí nghiệm các loại mẫu địa chất phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về địa chất và khoáng sản. - Đầu mối quốc gia hỗ trợ việc điều phối quốc gia về Công viên địa chất và thực hiện các hoạt động liên quan đến phát triển và quản lý Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu Việt Nam trong khuôn khổ các hoạt động của Mạng lưới Công viên Địa chất Toàn cầu của UNESCO; xây dựng và hướng dẫn việc xây dựng các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất và công viên địa chất theo phân công của Bộ trưởng. - Thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Viện theo chương trình, kế hoạch của Bộ và phân công của Bộ trưởng. - Quản lý tổ chức, bộ máy, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc của Viện theo phân công của Bộ trưởng và theo quy định của pháp luật. - Quản lý tài chính, tài sản; thực hiện trách nhiệm của đơn vị sử dụng ngân sách đối với các đơn vị trực thuộc Viện theo quy định của pháp luật. - Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao. - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công. 2. Cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Theo Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024, cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, bao gồm: - Văn phòng. - Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế. - Phòng Kế hoạch và Tài chính. - Phòng Cổ sinh và Địa tầng. - Phòng Địa chất biển. - Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình. - Phòng Địa hóa và Môi trường. - Phòng Khoáng sản. - Phòng Kiến tạo và Địa mạo. - Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học. - Phòng Thạch luận và Địa chất đồng vị. - Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh). - Trung tâm Karst và Di sản địa chất. - Trung tâm Ứng dụng viễn thám và Tai biến địa chất. - Trung tâm Công nghệ Địa chất, Khoáng sản và Địa vật lý. - Tạp chí Địa chất. Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, các Trung tâm và Tạp chí Địa chất là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản được quy định cụ thể tại Điều 2 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào?
Để người dân hiểu rõ hơn về Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, một câu hỏi đặt ra là Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào? Vì vậy, bài viết sau đây sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng gì? Căn cứ tại Điều 1 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về vị trí và chức năng như sau: - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất, di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật. - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản là đơn vị sử dụng ngân sách, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội; hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Như vậy, theo quy định trên thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về địa chất, khoáng sản, tài nguyên địa chất, tài nguyên nước dưới đất, di sản địa chất và công viên địa chất, địa chất biển, địa chất môi trường, tai biến địa chất, địa chất đô thị, địa chất y học, địa chất công trình và địa kỹ thuật (sau đây gọi chung là địa chất và khoáng sản); đào tạo trình độ tiến sỹ về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật. Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có chức năng và cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet) Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có cơ cấu tổ chức như thế nào? Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về cơ cấu tổ chức như sau: - Văn phòng. - Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế. - Phòng Kế hoạch và Tài chính. - Phòng Cổ sinh và Địa tầng. - Phòng Địa chất biển. - Phòng Địa chất thủy văn và Địa chất công trình. - Phòng Địa hóa và Môi trường. - Phòng Khoáng sản. - Phòng Kiến tạo và Địa mạo. - Phòng Địa chất kinh tế và Địa tin học. - Phòng Thạch luận và Địa chất đồng vị. - Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam (tại Thành phố Hồ Chí Minh). - Trung tâm Karst và Di sản địa chất. - Trung tâm Ứng dụng viễn thám và Tai biến địa chất. - Trung tâm Công nghệ Địa chất, Khoáng sản và Địa vật lý. - Tạp chí Địa chất. Phân Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phía Nam, các Trung tâm và Tạp chí Địa chất là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo quy định trên thì Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có cơ cấu tổ chức như sau: 01 Văn phòng; 10 Phòng; 01 Phân Viện; 02 Trung tâm; 01 Tạp chí. Lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản gồm những ai? Căn cứ tại Điều 3 Quyết định 268/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định về lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản như sau: - Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng. - Viện trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các nhiệm vụ được phân công và toàn bộ hoạt động của Viện; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Viện; ban hành quy chế làm việc và điều hành các hoạt động của Viện. - Phó Viện trưởng giúp việc Viện trưởng, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công. Như vậy, theo quy định trên thì lãnh đạo Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản gồm có Viện trưởng và không quá 03 Phó Viện trưởng.
Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản như thế nào?
Thủ tục cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thực hiện tại cấp tỉnh được công bố tại Quyết định 2901/QĐ-BTNMT năm 2023 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản - Bước 1. Nộp hồ sơ Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Bước 2. Kiểm tra hồ sơ Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp: + Văn bản, tài liệu có trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. + Hồ sơ đề nghị khai thác tận thu khoáng sản chưa đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ thực hiện một lần. - Bước 3. Thẩm định hồ sơ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa; các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản. - Bước 4. Trình hồ sơ cấp phép Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh và trình hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. - Bước 5. Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính Sở Tài nguyên và Môi trường trả kết quả giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Cách thức thực hiện cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: - Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường) hoặc nộp trực tuyến tại cổng thông tin điện tử do Ủy ban nhân dân tỉnh cung cấp. - Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Thành phần, số lượng hồ sơ cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: (1) Thành phần hồ sơ: - Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 13 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Bản chính Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản (Mẫu số 29, Phụ lục số 2 Thông tư số 45/2016/TT-BTNMT ngày 26/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); - Bản chính Dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt. (2) Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Thời hạn giải quyết cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: không quá 33 ngày làm việc - Kiểm tra hồ sơ: không quá 03 ngày làm việc - Thẩm định hồ sơ: + Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra thực địa. + Trong thời gian không quá 15 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến khu vực đề nghị khai thác tận thu khoáng sản. - Trình hồ sơ, quyết định cấp giấy phép: + Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cho Ủy ban nhân dân tỉnh. + Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Thời hạn thông báo và trả kết quả hồ sơ: Trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định. Trên đây là thủ tục hành chính cấp Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
Thông báo 430/TB-VPCP: 07 nhóm vấn đề đa số địa phương còn vướng mắc
Ngày 23/10/2023, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 430/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Sau khi nghe Báo cáo tổng hợp của Văn phòng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến với 12 địa phương về các nhóm vấn đề hiện nay đa số các địa phương còn vướng mắc khi triển khai lập, hoàn thiện Quy hoạch tỉnh, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ, cơ quan và các địa phương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà kết luận như sau: Quy hoạch tỉnh là quy hoạch mang tính chất định hướng và có tầm nhìn dài hạn về phương hướng phát triển, tổ chức không gian hoạt động kinh tế - xã hội và phân bổ nguồn lực của địa phương. Qua rà soát hồ sơ, ý kiến của 12 địa phương và các Bộ, cơ quan tại cuộc họp, đã xác định được 07 nhóm vấn đề đa số địa phương còn vướng mắc. Cuộc họp đã thống nhất nguyên tắc xử lý để các địa phương nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh, cụ thể như sau: (1) Liên quan đến Quy hoạch điện VIII (về phương án phát triển mạng lưới cấp điện): - Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm chỉ đạo việc cập nhật các dự án, công trình quan trọng, ưu tiên đầu tư đã được xác định trong Quy hoạch điện VIII vào Quy hoạch tỉnh. - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển năng lượng điện của địa phương để đề xuất bổ sung danh mục dự kiến dự án nguồn điện tiềm năng, lưới điện tiềm năng trong Quy hoạch tỉnh nhưng phải phù hợp với quan điểm, mục tiêu, định hướng, phương án phát triển nguồn điện, lưới điện, tiêu chí, luận chứng tại Quy hoạch điện VIII. Việc triển khai các dự án nêu trên chỉ được thực hiện khi bảo đảm phù hợp với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với các điều kiện, tiêu chí, luận chứng theo Quy hoạch điện VIII và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật có liên quan. (2) Liên quan đến các quy hoạch về khoáng sản (về phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản): - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, đề xuất phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản bảo đảm phù hợp Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023, các quy hoạch ngành quốc gia và quy định khác có liên quan. - Trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh liên quan đến khoanh định các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ: Công Thương, Xây dựng và cơ quan liên quan hướng dẫn các địa phương; báo cáo cấp có thẩm quyền những nội dung vượt thẩm quyền. (3) Về phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, các khu chức năng và các nội dung khác trong Quy hoạch tỉnh (giao thông, đô thị, công nghiệp, du lịch, lâm nghiệp, lấn biển…) - Căn cứ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể đề xuất nhu cầu sử dụng đất theo phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, các khu chức năng và các nội dung khác trong Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với thời kỳ quy hoạch đến 2030, tầm nhìn đến 2050 (có tính định hướng dài hạn). - Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 đã phân bổ cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và các quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền. (4) Liên quan đến Quy hoạch lâm nghiệp (về tỷ lệ che phủ rừng và diện tích rừng trong Quy hoạch tỉnh): Hiện nay, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong quá trình lập Quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, xác định tỷ lệ che phủ rừng và diện tích rừng trong Quy hoạch tỉnh bảo đảm phù hợp với các chủ trương, chỉ đạo của Đảng về bảo vệ, phát triển rừng và chỉ tiêu sử dụng đất rừng được phê duyệt tại Quyết định 326/QĐ-TTg. (5) Về danh mục các dự án dự kiến ưu tiên thực hiện Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát, có thể đề xuất các dự án, công trình đang được rà soát, xử lý theo các Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán và thi hành các bản án vào trong danh mục dự án dự kiến ưu tiên thực hiện phù hợp với định hướng của Quy hoạch tỉnh nhưng trong văn bản trình Thủ tướng Chính phủ phải cam kết không hợp thức hóa các sai phạm và chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, trước Thủ tướng Chính phủ về quá trình lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư dự án theo nguyên tắc chỉ được triển khai thực hiện sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung theo Kết luận thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án và được cấp có thẩm quyền chấp thuận, bảo đảm phù hợp các quy định hiện hành. (6) Về phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã: - Thực hiện theo Công điện 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ; theo đó, cần thể hiện nội dung mang tính định hướng trong việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã trong Quy hoạch tỉnh. - Việc xác định phạm vi, ranh giới, tên địa lý và triển khai phương án sắp xếp cụ thể các ĐVHC cấp huyện, cấp xã sẽ được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền. (7) Về phương án xác định khu vực quốc phòng Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo việc rà soát, cập nhật các nội dung liên quan đến lĩnh vực quốc phòng trong Quy hoạch tỉnh, bảo đảm phù hợp theo Quyết định 2256/QĐ-BQP ngày 30/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Xem chi tiết tại Thông báo 430/TB-VPCP ngày 23/10/2023.
Hướng dẫn áp dụng quy định Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015
Ngày 05/9/2023 Bộ Công thương vừa ban hành Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật hình sự 2015. Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo nêu trên của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trao đổi và xin ý kiến thống nhất của TANDTC về vấn đề liên quan đến việc hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS). Cụ thể như sau: Kết quả rà soát và kiến nghị, đề xuất của Bộ Tư pháp Trong năm 2022, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Cơ quan liên quan tiến hành nghiên cứu, rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật hình sự về xử lý hành vi SXKD khoáng sản trái phép, Qua kết quả nghiên cứu, rà soát của Bộ Tư pháp (sao gửi kèm theo) cho thấy: (1) Quy định của pháp luật hình sự hiện hành về hành vi sản xuất, kinh doanh khoáng sản trái phép - Bộ luật Hình sự 2015 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường hiệu quả xử lý đối với hành vị vi phạm trong lĩnh vực khoáng sản. - Theo đánh giá của Bộ Công an, TAND tối cao, VKSND tối cao thì các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản đã được quy định đầy đủ, bao quát trong Bộ luật Hình sự 2015. - Qua thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này đến thời điểm hiện tại thì không cần phải đặt vấn đề phải sửa đổi, bổ sung thêm các hành vi cần xử lý bang chế tài hình sự đối với các vi phạm về khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép. (2) Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản - Trong thời gian qua, mặc dù đạt được một số kết quả trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động SXKD khoáng sản nói chung, hoạt động SXKD than nói riêng. - Tuy nhiên, tình trạng khai thác than, khoáng sản trái phép, kinh doanh than, khoáng sản không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc bất hợp pháp trong nước có xu hướng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tài nguyên khoáng sản của quốc gia, hủy hoại môi trường sinh thái, thất thoát ngân sách Nhà nước, gây phức tạp về an ninh trật tự trên địa bàn nhiều địa phương, diễn ra chủ yếu ở một số khâu như: + Vi phạm trong việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản (chia nhỏ các mỏ để UBND cấp tỉnh cấp giấy phép; cấp phép khai thác khoáng sản khi chưa đủ hồ sơ, tài liệu,...). + Vi phạm trong khai thác, kinh doanh khoáng sản (khai thác khoáng sản không phép. + Khai thác không đúng nội dung giấy phép. + Mua bán hóa đơn hợp thức cho khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ; trốn thuế; mua bán, vận chuyển khoáng sản không có hóa đơn, chứng từ;...) + Trong giai đoạn từ năm 2018- 2022, các cơ quan chức năng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Tổng cục Quản lý thị trường “ Bộ Công Thương,...) đã xử lý rất nhiều các vụ việc vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép. Theo thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, giai đoạn từ 2018 đến tháng 6 năm 2022, đã khởi tố 268 vụ, khởi tố 396 bị can, đã thụ lý 224 vụ và 373 bị can; Tòa án. (3) Một số khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm đối với các hành vi khai thác, kinh doanh khoáng sản trái phép - Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 thì một trong những trường hợp xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, đó là người thực hiện hành vi phạm tội: 0) thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc (2) khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên. + Tuy nhiên, trên thực tế xử lý vi phạm cho thấy đa số các vụ bắt giữ khoáng sản bị khai thác trái phép là khoáng sản ở dạng thô, lẫn nhiều loại khoáng sản khác gây khó khăn trong công tác phân loại và định giá chính xác giá trị để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự. + Ngoài ra, chưa có quy định cụ thể về cách thức, phương pháp xác định thiệt hại dẫn đến quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng thiệt hại trong các vụ án, VỊI việc vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là toàn bộ trị giá khoáng sản các đối tượng đã khai thác trái phép. + Nhưng cũng có quan điểm khác cho rằng, thiệt hại chỉ là phần nghĩa vụ tài chính, các loại thuế, phí mà đối tượng đã khai thác trái phép lẽ ra phải nộp cho nhà nước. + Đối với việc xác định giá trị thu lợi bất chính, hiện nay cũng có hai loại quan điểm: Quan điểm thứ nhất là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà các đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã được khai thác trái phép. Quan điểm thứ hai là, số tiền các đối tượng thu lợi bất chính là toàn bộ các khoản tiền mà đối tượng được hưởng lợi từ việc bán số tài nguyên, khoáng sản đã khai thác trái phép trừ đì toàn bộ các chi phí trong quá trình khai thác: chi phí nhân công, dầu mỡ cho máy móc, cước vận chuyển,.,. - Điểm c khoản 1 Điều 238 BLHS năm 2015 về Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai. Vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông quy định hành vi “khoan, đào, thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép” trùng với hành vỉ thuộc mặt khách quan của tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, Điều 238 không loại trừ hành vi quy định tại Điều 227, nên dẫn đến thực tế việc áp dụng tại một số địa phương còn chưa thống nhất. - Thực tế, lợi nhuận thu được từ hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản là rất lớn, gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho môi trường tự nhiên cũng như thất thoát một nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, BLHS hiện hành quy định mức hình phạt (đặc biệt là phạt tiền) tại Điều 227 còn thấp (mức hình phạt tù tối đa là 07 năm, thấp hơn BLHS năm 1999 - quy định mức hình phạt tù tối đa là 10 năm) và chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội; dẫn đến việc khó đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa tội phạm. Hệ thống pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật hình sự chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, dẫn tới việc vận dụng pháp luật có lúc, có nơi chưa thực sự chuẩn xác. Cụ thể, theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép mà trị giá khoáng sản từ 500.000.000 đồng trở lên là cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 36/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì lại không quy định giá trị khoáng sản khai thác trái phép hoặc số tiền thu lợi bất chính từ việc khai thác khoáng sản trái phép làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính mà lại quy định diện tích khai thác vượt công suất hoặc tỷ lệ phần trăm khai thác vượt công suất làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, Nghị định 36/2020/NĐ-CP cũng không quy định mức định lượng tối đa bị xử phạt hành chính của hành vi khai thác vượt công suất và hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài phạm vi ranh giới được phép khai thác. Trong khi Bộ luật Hình sự 2015 lại quy định cụ thể mức định lượng tối thiểu về khối lượng khoáng sản hoặc giá trị khoáng sản khai thác trái phép làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Ý kiến của Bộ Công Thương Qua tổng hợp kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thực hiện Chỉ thị 29 và thực tế thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực khoáng sản, Bộ Công Thương thấy rằng: - Lợi nhuận từ hoạt động khai thác, kinh doanh khoáng sản rất lớn, trong khi chế tài xử lý hành vi khai thác, chế biến, vận chuyên, kinh doanh khoáng sản trái phép chưa đủ sức răn đe. - Còn một số bất cập, vướng mắc trong xử lý vi phạm nên mặc dù cơ quan chức năng đã chủ động, tích cực trong quản lý hoạt động động sản xuất, kinh doanh khoáng sản nhưng trên thực tế vẫn còn vụ việc vi phạm pháp luật về khai thác và kinh doanh khoáng sản. Như vậy, kết quả rà soát, đánh giá của Bộ Tư pháp nêu tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 cơ bàn phản ánh đúng tình hình thực tiễn hiện nay. Do đó, Bộ Công Thương thống nhất với ý kiến của Bộ Tư pháp tại Công văn 3769/BTP-PLHSHC năm 2022 về việc kiến nghị TAND tối cao nghiên cứu, ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự 2015. Từ những phân tích nêu trên, để có đủ cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ theo chỉ đạo tại mục 2 Công văn 3719/VPCP-CN năm 2023. Bộ Công Thương trân trọng đề nghị TAND tối cao xem xét và có ý kiến thống nhất về việc ban hành Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định tại Điều 227, Điều 238 Bộ luật Hình sự 2015. Xem thêm Công văn 6084/BCT-DKT năm 2023 ban hành ngày 05/9/2023.
06 giải pháp chính thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Ngày 10/6/2023 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 680/QĐ-TTg năm 2023 tải phê duyệt quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chính phủ ban hành 06 giải pháp chính thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: (1) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch - Bổ sung, hoàn thiện quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phù hợp và khả thi để thực hiện có chất lượng, hiệu quả các nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; xây dựng bổ sung các quy định về kỹ thuật đối với nhiệm vụ điều tra địa chất đô thị, điều tra tai biến địa chất, địa chất công trình, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 vùng đồng bằng và ven biển gắn với điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó biến đổi khí hậu; - Hoàn thiện định mức kinh tế kỹ thuật, bộ đơn giá sản phẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ khi thực hiện các nhiệm vụ điều tra, nhất là các dạng công việc chưa có quy định đầy đủ, phù hợp, theo hướng khuyến khích người lao động nâng cao chất lượng, tập trung điều tra chuyên môn sâu. (2) Giải pháp về cơ chế quản lý, tài chính cho các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản - Ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách trung ương cho các nhiệm vụ cấp thiết, nhiệm vụ trọng tâm để đảm bảo thực hiện theo tiến độ quy hoạch; - Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho các hoạt động điều tra địa chất phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội như: lập bản đồ địa chất, điều tra tai biến địa chất, địa chất môi trường, di sản địa chất, điều tra khoáng sản sơ bộ; - Có cơ chế, chính sách phù hợp, đảm bảo quyền lợi để thu hút nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, góp vốn đối với các nhiệm vụ đánh giá khoáng sản; - Huy động vốn của các địa phương, các ngành đầu tư cho điều tra địa chất đô thị, giao thông, điều tra khoáng sản vật liệu xây dựng, điều tra địa hóa đất phục vụ nhu cầu của địa phương. (3) Ứng dụng khoa học và công nghệ - Tập trung đầu tư nghiên cứu, lựa chọn áp dụng các phương pháp, công nghệ tiên tiến có hiệu quả, độ tin cậy cao, nhất là trong điều tra, đánh giá khoáng sản ẩn sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, điều tra tai biến địa chất phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu; điều tra địa chất phục vụ cải tạo phục hồi môi trường trong và sau khai thác khoáng sản; - Tăng cường đổi mới công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ có hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nhất là phương tiện, thiết bị điều tra thực địa, đo địa vật lý có khả năng điều tra thu thập dữ liệu, lấy mẫu các vùng biển sâu, dự báo khoáng sản ở các cấu trúc sâu; - Đầu tư xây dựng các phòng phân tích mẫu hiện đại, có độ chính xác cao, đảm bảo độ tin cậy, đạt chuẩn quốc tế; - Ứng dụng công nghệ số trong việc lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; cập nhật, tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia về địa chất và khoáng sản, cơ sở dữ liệu chung của lĩnh vực tài nguyên và môi trường. (4) Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức - Các bộ, ngành, địa phương (cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức phổ biến Quy hoạch trong đơn vị mình để thấy rõ vai trò và lợi ích của việc thực hiện quy hoạch, có trách nhiệm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quy hoạch; - Trong quá trình triển khai các nhiệm vụ của quy hoạch, các đơn vị được giao thực hiện các nhiệm vụ của quy hoạch cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương trong việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân nơi thực hiện đề án để người dân nhận thức được lợi ích của công tác điều tra cũng như trách nhiệm, quyền lợi của người dân, để người dân đồng thuận, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc tổ chức thực hiện. (5) Giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực - Củng cố, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ của các tổ chức thực hiện công tác điều tra địa chất và khoáng sản; - Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra địa chất và khoáng sản có năng lực chuyên môn trước mắt và lâu dài; - Tổ chức các hình thức đào tạo phù hợp với đặc thù của ngành địa chất. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo nâng cao để duy trì và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên môn, kỹ thuật có kinh nghiệm; liên kết đào tạo, gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên môn về các phương pháp, công nghệ điều tra khoáng sản ẩn, sâu, điều tra địa chất, khoáng sản biển, công nghệ thông tin...; - Điều chỉnh cơ chế, chính sách, chế độ đãi ngộ, trả lương phù hợp, bổ sung phụ cấp ưu đãi nghề cho lực lượng lao động chuyên môn ngành địa chất để họ yên tâm với nghề; - Có chính sách thu hút đội ngũ nhân lực có trình độ cao: tăng cường tuyển dụng sinh viên tại các trường đại học chuyên ngành địa chất, khoáng sản để lựa chọn, đào tạo thành chuyên gia giỏi. (6) Giải pháp về hợp tác quốc tế trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản - Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về nghiên cứu và dự báo khoáng sản đối với các cấu trúc sâu có tiềm năng khoáng sản; điều tra địa chất khoáng sản các vùng biển; điều tra địa chất đô thị; xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu địa chất khoáng sản; ứng dụng công nghệ số; - Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hút nguồn vốn, công nghệ của các nước tiên tiến trong điều tra địa chất, khoáng sản. Xem thêm Quyết định 680/QĐ-TTg năm 2023 tải có hiệu lực từ ngày 10/6/2023.
Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản với hành vi khai thác khoáng sản (vàng) mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xử phạt là uỷ ban cấp huyện hay là của giám đốc công an cấp tỉnh? Theo quy định điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP: "Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền .... 3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau: a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;" Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP (sửa đổi khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP) thì "1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân....Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân." Đồng thời, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 36 cũng quy định: "2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân." >> Như vậy, mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền sẽ từ 100-140 triệu đồng. Về thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện, tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 36 (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 30 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì thẩm quyền phạt tiền của Chủ tịch UBND cấp huyện là Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này. Mà theo quy định trích dẫn ở trên thì thẩm quyền phạt tiền này là đối với cá nhân, vậy đối với tổ chức vi phạm thì Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt tiền đến 200 triệu đồng. Đồng thời, tại khoản 2 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì: "2. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể." >> Mức tối đa của khung tiền phạt tại điểm a khoản 3 Điều 47 Nghị định 36 là 70 triệu đồng đối với cá nhân, mà thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là được quyền xử phạt tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân =>> vẫn nằm trong thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Thắc mắc về bãi tập kết, trữ khoáng sản?
Chào Luật sư Tôi đang có vướng mắc cần luật sư giải đáp giúp Theo quy định của pháp luật thì việc kinh doanh, tập kết, bãi trữ khoáng sản phải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường. Vậy, trường hợp người dân mua khoáng sản với khối lượng lớn (khoảng 400m3 cát) để phục vụ xây dựng công trình của họ, bãi trữ cát trên diện tích đất trồng cây hằng năm khác thì có phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền không; nếu không lập KHBVMT thì bị xử lý như thế nào? Trường hợp họ mua cát về trữ để bán mà không xây dựng công trình của họ hoặc một người khác thuê, mượn chổ để trữ cát thì có phải xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường không, nếu không xác nhận thì bị xử lý như thế nào? Căn cứ nào để chứng minh nguồn gốc khoáng sản tàng trữ là hợp pháp. Rất mong được tư vấn sớm của luật sư. Trân trọng!
Vận chuyển khoáng sản cần giấy tờ gì?
Vận chuyển khoáng sản cần giấy tờ gì? Nếu ko có giấy tờ bị phạt ntn?