Xe cũ nát, lạc hậu ở mức độ nào sẽ bị thu hồi?
Với hiện trạng ô nhiễm hiện nay một phần có tác động lớn từ các phương tiện giao thông, trong đó có những chiếc xe đã quá cũ, được lắp ráp chắp vá vẫn lưu hành và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và được mua đi bán lại nhiều lần cũng là khó khăn để cơ quan chức năng quản lý. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Hà Nội, TP HCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường. Vậy phương tiện như thế nào là cũ nát, lạc hậu? Theo quy định Niên hạn sử dụng của xe là thời gian cho phép sử dụng, như vậy để xác định xe cũ thì dựa vào niên hạn sử dụng của xe. Căn cứ khoản 4, 5 Nghị định 95/2009/NĐ-CP hướng dẫn niên hạn sử dụng: ** Đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người Về niên hạn sử dụng: - Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng. - Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người. - Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002. Thời điểm tính niên hạn sử dụng - Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe. - Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu ** Xe ô tô không phải áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm: ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); ô tô chuyên dùng; rơ moóc, sơ mi rơ moóc. Điều 6 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT hướng dẫn chi tiết Nghị định 95 quy định đối với ô tô cải tạo, ô tô chuyển đổi công năng sử dụng như sau: - Ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ô tô chở hàng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ô tô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở người là không quá 20 năm - Ô tô chở hàng chuyển đổi thành ô tô chuyên dùng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ô tô chở hàng phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chở hàng đã chuyển đổi thành ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở người chuyển đổi công năng là không quá 17 năm ** Đối với xe mô tô, xe gắn máy hiện chưa có văn bản nào quy định về niên hạn sử dụng xe môtô, xe gắn máy. Tại khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghiêm cấm đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng các bộ ngành liên quan, địa phương xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn về khí thải để từ đó có phương án thực thi cụ thể việc loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát.
Quy định về tốc độ tối đa cho phép với các loại xe khi tham gia giao thông
Tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đòi hỏi người điều khiển phương tiện cần có những kỹ năng, kiến thức cần thiết để bảo vệ mình và không gây ảnh hưởng đến người khác, trong đó quy định về tốc độ tối đa cho phép khi lưu thông phải đặc biệt chú ý. Cụ thể luật quy định như sau: 1. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): - Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa 60 km/h. - Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa 50 km/h. - Lưu ý: Loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tốc độ tối đa không quá 40 km/h 2. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. 90 80 Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 80 70 Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). 70 60 Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. 60 50 3. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. Trong đó: - Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi). - Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. - Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa. Căn cứ: Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Tải ngay: ithong - App tra cứu xử phạt giao thông về điện thoại máy tính bản để biết được mức xử phạt vi phạm giao thông theo quy định: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe Đây là nội dung tại Quyết định 2060/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/12/2020. Theo đó, để thực hiện giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất: - Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 (xe máy dưới 50 cc - PV) hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW; - Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển. Theo quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008 giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ nội dung trên hiện hành không bắt buộc người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh Ngoài ra, Chiến lược còn đưa ra các giải pháp về phương tiện giao thông vận tải gồm: - Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng; xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông. - Thực hiện kiểm soát phát thải khí xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng lái xe buýt, xe hợp đồng … Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
CSGT huyện được ra các đoạn quốc lộ nào để xử phạt vi phạm giao thông?
Xử phạt vi phạm giao thông Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có hiệu lực từ 5/8/2020 quy định mới thẩm quyền của công an huyện trong tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính. Theo đó, tại khoản 2 điều 6 Thông tư 65 quy định công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm: - Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp sau: + Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện); các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; + Trường hợp các tuyến giao thông đường bộ được cải tạo, nâng cấp thành quốc lộ, tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc do thay đổi địa giới hành chính địa phương, do yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải điều chỉnh phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, thì Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) báo cáo về Cục Cảnh sát giao thông để tổng hợp, báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phân công, phân cấp theo quy định; - Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; - Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Các tuyến đường chính, tuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp. - Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông. Như vậy, quy định mới hiện hành cho phép Công an huyện được kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ nói trên. Trước đây, theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA thì hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của công an huyện là trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh. Trường hợp xử lý vi phạm trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện thì phải phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông theo kế hoạch của giám đốc công an tỉnh.
Mất giấy phép lái xe: Làm lại dễ dàng, không cần hồ sơ gốc
Mất giấy phép lái xe Người dân đánh mất hoặc cần đổi giấy phép lái xe không cần phải nộp hồ sơ gốc như trước đây, mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Ngày 13/11, lãnh đạo Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, người dân bị mất GPLX, làm lại chỉ cần biên bản kết quả thi sát hạch, photo chứng minh nhân dân, làm đơn theo mẫu, giấy khám sức khỏe (không cần hồ sơ gốc như trước đây đòi hỏi). Cán bộ Phòng Quản lý sát hạch GPLX khi tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện xác minh ngay hồ sơ lưu trữ giấy phép lái xe trên hệ thống. Được biết, ngành GTVT đã ứng dụng công nghệ thông tin mới trong công tác quản lý và đào tạo sát hạch lái xe và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có phần mềm quản lý toàn bộ dữ liệu GPLX. Từ việc truy cập số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu sẽ xác định ngay người đổi giấy phép lái xe đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép lái xe hay chưa. Hiện nay, Bộ Công an và Bộ GTVT đã thống nhất tích hợp phần mềm trong công tác quản lý GPLX. Với trường hợp người lái xe vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe lại khai báo mất để xin cấp đổi giấy mới, cơ quan quản lý nếu truy xuất dữ liệu, phát hiện là khai báo gian dối sẽ cấm người này thi GPLX trong 5 năm.
Tuyệt đối không được vượt xe trong 06 trường hợp sau
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Cũng theo Luật giao thông đường bộ, không được vượt xe khi có một trong 06 trường hợp sau đây: - Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật này. Cụ thể: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. - Trên cầu hẹp có một làn xe; - Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; - Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; - Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; - Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: - Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; - Khi xe điện đang chạy giữa đường; - Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. * Vượt xe sai quy định bị phạt như thế nào? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe trong những trường hợp không được vượt (căn cứ điểm C, khoản 4, Điều 6, NĐ 100). - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Vượt xe trong những trường hợp không được vượt sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (căn cứ điểm d, khoản 5, Điều 5, NĐ 100) Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM vừa triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm của phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe máy trên địa bàn TP. Việc này được thực hiện từ 6 giờ sáng ngày 1-11 đến hết ngày 31-12. Điều này có nghĩa CSGT được quyền dừng xe dù người điều khiển phương tiện không có lỗi Xem thêm: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cách chứng minh quên mang giấy tờ xe khi bị CSGT “tuýt còi”
Ảnh minh họa: Quên mang giấy tờ xe Không ít các trường hợp khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện vì nhiều lý do khác nhau mà quên mang giấy tờ xe theo quy định và không may bị CSGT dừng xe thì hoang man về mức phạt vì có giấy tờ mà quên mang sẽ có mức phạt khác với không có giấy tờ xe. Vậy làm sao để chứng minh? Theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau: "...b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);..." Như vậy, trường hợp quên mang giấy tờ xe người có thẩm quyền vẫn sẽ lập biên bản xử phạt về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định và tạm giữ phương tiện theo quy định. Cần chú ý: Trong trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính. Mức phạt khi quên hoặc không mang giấy tờ xe: Xem TẠI ĐÂY
Ô tô, xe máy: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định
Mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe Mới đây lực lượng CSGT TPHCM triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe mô tô trên địa bàn thành phố từ 6h00 sáng ngày 01/11/2020 đến hết ngày 31/12/2020, điều này có nghĩa kể cả khi bạn không vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn có thể bị yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Vì vậy, ngoài việc tham gia giao thông một cách an toàn, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định, trong đó: + Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức phạt đối với xe mô tô khi quên hoặc không mang giấy tờ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Lỗi vi phạm Mức phạt theo Nghị định 100 Ô tô Xe máy Giấy đăng ký xe Không có/ hết hạn 2 – 3 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng 300.000 – 400.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Giấy phép lái xe Không có 4 – 6 triệu 800.000 – 1.200.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Không có hoặc không mang 400.000 – 600.000 100.000 – 200.000 Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định và bảo vệ môi trường Không có/ hết hạn 4 – 6 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng x Không mang 200.000 – 400.000 Để tra cứu bất cứ hành vi vi phạm nào khác, các bạn cũng có thể sử dụng App tra cứu iThong: >> Tải về App iThong trên Android bằng cách click TẠI ĐÂY >> Tải về App iThong trên iOS bằng cách click TẠI ĐÂY
Có bị xử phạt lỗi “không chính chủ” khi cả gia đình đi chung 1 xe?
Đây là một vấn đề vướng mắc của nhiều người khi tham gia giao thông đối với lỗi “xe không chính chủ” thuộc trường hợp người trong gia đình điều khiển chung một chiếc xe máy. Vậy luật quy định trường hợp này như thế nào? Có bị xử phạt hay không? Trước hết, cần hiểu đúng không có khái niệm “xe chính chủ” trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ mà bản chất của hành vi này là lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử lý đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe so với quy định trước đây: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (trước đây, phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng). Hành vi bị xử phạt khi nào? Trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử lý khi: - Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; - Qua công tác đăng ký xe. Có bị xử phạt lỗi không chính chủ khi cả gia đình đi chung 1 xe? Về việc mượn xe, thuê xe hay vợ chồng điều khiển xe của nhau, con lấy xe bố, mẹ để di chuyển… là quan hệ dân sự, điều này không phát sinh thủ tục hành chính là “thủ tục đăng ký sang tên xe” cho nên không bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Đi xe “không chính chủ” cần mang những giấy tờ gì?: Xem TẠI ĐÂY
Công an quận 4 tìm chủ sở hữu của gần 30 xe máy
Sau 30 ngày kể từ ngày đăng báo, nếu không ai liên hệ nhận các xe gắn máy trên, Công an Quận 4 sẽ làm thủ tục tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định. Công an quận 4 cho biết đơn vị này đang tạm giữ 25 xe máy. Số xe này có các thông tin, đặc điểm như sau: Để phục vụ quá trình điều tra, xử lý số xe gắn máy nêu trên, Cơ quan CSĐT Công an quận 4 đề nghị những ai là chủ sở hữu xe gắn máy có đặc điểm như trên liên hệ Đội Điều tra tổng hợp Công an quận 4 (Địa chỉ: 78- 80 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4, TP.HCM, SĐT: 0358.259.355 gặp anh Danh Minh Hồng) để giải quyết. Sau 30 ngày kể từ ngày đăng báo, nếu không ai liên hệ nhận các xe gắn máy trên Công an quận 4 sẽ làm thủ tục tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định pháp luật. Theo Báo pháp luật TPHCM
Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến để không phải đến kho bạc
Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ công bố tích hợp thêm 6 dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó có nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến, người dân cả nước cần truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn) để nộp phạt. Sau khi truy cập trang web thành công, người muốn nộp phạt di chuột vào mục “Thanh toán trực tuyến”, sẽ thấy hiện ra 5 lựa chọn, trong đó có “Tra cứu/ Thanh toán vi phạm giao thông”. Tiếp đến, người muốn nộp phạt chỉ cần nhấp chuột vào lựa chọn “Tra cứu/ Thanh toán vi phạm giao thông” sẽ được điều hướng đến trang để khai thông tin nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến. Hoặc truy cập vào link này: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-thanh-toan-vi-pham-giao-thong.html Tại trang tra cứu vi phạm giao thông vừa được điều hướng tới, người muốn nộp phạt có 2 hình thức tra là tìm theo số quyết định xử phạt hoặc theo biên bản vi phạm. Tra cứu theo mã quyết định, người nộp phạt cần nhập số quyết định và mã bảo mật Tra cứu theo biên bản vi phạm, người nộp phạt cần điền đầy đủ, chính xác thông tin vào tất cả các ô Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai. Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Trước đó từ tháng 3/2020, việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được thí điểm tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận. Theo Báo Giao thông
Các mức xử phạt lỗi đi sai làn đường tài xế nên biết
Từ năm 2020, mức phạt với lỗi đi sai làn đường sẽ tăng lên theo Nghị định 100 của Chính phủ. Thế nào là đi sai làn đường? Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415. Phân biệt với lỗi đi sai vạch kẻ đường Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc). Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Ngoài ra, các tài xế cũng cần lưu ý, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền? Phương tiện Mức phạt hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 Mức phạt trước đây Ô tô Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng Xe máy Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng Phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng
Chủ tịch UBND xã được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người dân khi nào?
Có bao giờ bạn gặp trường hợp phương tiện, đồ vật của dân mà Chủ tịch UBND cấp xã lại yêu cầu và thực hiện khám xét không? Câu trả lời là có đấy, vậy đó là trường hợp nào, các bạn xem nội dung dưới đây: Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính quy định tại điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính trong đó có Chủ tịch UBND xã. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 1 Điều 123: chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản. Ngoài ra khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Người dân cần biết: Công an xã được phép xử phạt vi phạm giao thông khi nào, lỗi gì?
Công an xã được phép xử phạt vi phạm giao thông khi nào? Nhiều bạn thắc mắc khi thấy hoặc bị công an xã xử phạt vi phạm giao thông đường bộ rắng công an xã cũng có thẩm quyền này hay sao? Trường hợp có thẩm quyền thì được xử phạt những lỗi gì? Xem nội dung dưới đây để biết quy định pháp luật về vấn đề này: Tại khoản 2 điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP thì Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ "...2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã: a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt..." Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công an xã được phạt những lỗi vi phạm giao thông nào? Tại Khoản 3, 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định: 4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. >>> Như vậy, Công an xã có nhiệm vụ phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết do Bộ Công an ban hành, lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Lưu ý: Công an xã KHÔNG ĐƯỢC dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Vi phạm các lỗi sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông
Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện có thể bị tịch thu xe trong các trường hợp sau theo quy định của Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP về xử phạt giao thông đường bộ: Tịch thu phương tiện giao thông - Ảnh minh họa Vi phạm của người điều khiển phương tiện Phương tiện Hành vi Căn cứ Môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe. - Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị. - Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh. - Điều khiển xe thành nhóm từ hai xe trở lên chạy quá tốc độ quy định. (Điểm a, b, c, d Khoản 8) Điểm c khoản 10 Điều 6 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. (Điểm b Khoản 3) Điểm d khoản 4 điều 17 Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) trong trường hợp: - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng. - Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp. (Điểm a, b Khoản 2) Điểm đ khoản 4 điều 17 Đua xe trái phép (Khoản 2) Điểm b Khoản 4 Điều 34 Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Thực hiện hành vi sau (trừ trường hợp ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) (Điểm b Khoản 5) Điểm d khoản 6 điều 16 Thực hiện hành vi sau đây trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). - Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). (Điểm a Khoản 4, Điểm d Khoản 5) Điểm đ khoản 6 điều 16 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông). (Điểm c khoản 5 ) Điểm d Khoản 6 điều 16 Đua ô tô trái phép (Khoản 3) Điểm b Khoản 4 Điều 34 Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường. - Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô. (Điểm a, b Khoản 3) Khoản 5 Điều 8 Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. (Điểm b Khoản 1) Điểm a Khoản 4 Điều 34 Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng Thực hiện hành vi sau đây trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc); - Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc). (Điểm d Điểm e Khoản 2) Điểm d khoản 3 điều 19 Điều khiển máy kéo xe máy chuyên dùng sản xuất lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông (Điểm b Khoản 2) Điểm a Khoản 3 Điều 19 Phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy định. - Không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp. (Khoản 1, 2) Điểm b khoản 3 Điều 36 Vi phạm của chủ phương tiện Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông. Điểm a Khoản 7 Điểm b khoản 14 điều 30 Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. (Điểm đ Khoản 8) Điểm b khoản 14 điều 30 Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không giấy tờ chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Không có giấy đăng ký xe - Có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp - có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (Điểm m Khoản 7, Điểm e Khoản 8) Điểm c Khoản 14 Điều 30 Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; (Điểm b Khoản 9) Điểm b khoản 14 Điều 30 Đối với mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông (Điểm a Khoản 5) Điểm b Khoản 14 Điều 30 Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không giấy tờ chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Không có giấy đăng ký xe - Có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp - có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (Điểm g Điểm h Khoản 5) Điểm c Khoản 14 Điều 30 Vi phạm của tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải Tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký (trừ ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách). (Căn cứ Điểm i Khoản 6 và Điểm d Khoản 10 Điều 28) Căn cứ pháp lý Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.
Chính phủ thống nhất: GPLX được cấp 12 điểm/năm, trừ hết thì phải thi lại GPLX
Trừ điểm GPLX - Ảnh minh họa Đây là nội dung tại Nghị quyết 123/NQ-CP ngày 31/8/2020 Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020, về một số vấn đề có ý kiến khác nhau tại dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, Chính phủ thống nhất: - Quy định về điểm của giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý hành chính (không phải là một hình thức xử phạt hành chính) theo hướng giấy phép lái xe được cấp 12 điểm/01 năm. - Nếu trong 01 năm mà bị trừ hết điểm thì phải thi lại giấy phép lái xe, còn nếu không trừ hết điểm thì phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong 01 năm mà không có vi phạm thì phải được cộng điểm, tức là phải có hình thức cộng lại điểm (hoặc khôi phục điểm) cho giấy phép lái xe hàng năm. - Chính phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện, bảo đảm đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người dân; - Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc; Chính phủ sẽ quy định cụ thể các hành vi, nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan. - Về phạm vi điều chỉnh, Chính phủ thảo luận và thống nhất: dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định các vấn đề về quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông và chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông; các biện pháp thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm về an toàn giao thông đường bộ
Từ ngày mai (01/9): Tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình
Ảnh minh họa: Tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình Đây là nội dung tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực từ 01/9/2020. Theo đó, 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Quy định hiện hành tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP đối với những hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, - Nghị định còn bổ sung mới quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. - Tăng mức xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ từ 500.000 đến 1.000.000 (hiện hành) lên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng - Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn cũng tăng mức xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 lên 1.000.000 đến 3.000.000 đồng
Bộ Công an đề xuất rút thời hạn GPLX xuống còn 5 năm
Thay vì thời hạn 10 năm như hiện nay, thời hạn của GPLX sẽ chỉ còn 5 năm theo đề xuất của Bộ Công an. Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời gian cấp GPLX hạng B xuống còn 5 năm - Ảnh minh họa Tại dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT vừa được trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất rút thời hạn cấp GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay đang được Bộ GTVT quy định. Cụ thể: Tại Khoản 9 Điều 46 dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ về thời hạn GPLX quy định: GPLX các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. GPLX hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Trao đổi với Báo Giao thông về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, hiện nay GPLX các hạng B1 và B2 có thời hạn là 10 năm, các hạng GPLX ô tô khác có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, các hạng khác số lượng không nhiều mà chủ yếu là lái xe hạng B1 và B2. "Đối với người còn trẻ, sức khỏe ổn định mà rút thời hạn xuống 5 năm sẽ gây lãng phí, tốn kém, không cần thiết cho người dân. Thời hạn GPLX hạng B giữ nguyên như hiện nay là hợp lý", ông Quyền nói. TS Phan Lê Bình, giảng viên Trường Đại học Việt - Nhật cho rằng, việc rút ngắn nhằm mục đích gì? Trong 10 năm chỉ phải đổi lại GPLX 1 lần thì nay phải đổi hai lần gây phiền toái, tốn kém cho người dân. "Nếu cơ quan quản lý nhà nước có mục đích rõ ràng trong đổi GPLX là cập nhật kiến thức cho người dân thì việc đổi mới có ý nghĩa. Tại Nhật, mỗi lần muốn đổi GPLX, người lái xe bắt buộc phải học lại để cập nhật những kiến thức mới về ATGT", ông Bình nói. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, Luật Giao thông đường bộ và các nghị định của Chính phủ đã quy định thời hạn đổi GPLX từ 5 năm trước đây lên 10 năm và đã thực hiện nhiều năm nay. Việc này giúp cải cách hành chính, giảm phiền hà cho người dân. "Đề xuất rút thời hạn xuống 5 năm sẽ thêm thủ tục, làm phiền người dân. Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân cũng có thời hạn 10 - 15 năm. Việc rút ngắn thời hạn, yêu cầu thêm khám sức khỏe sẽ phát sinh chi phí hành chính rất lớn, hàng triệu người phải đi làm lại thủ tục, thêm 1 giấy khám sức khỏe. Trong khi GPLX 5 năm phải đổi nhằm mục đích gì, nếu thực hiện sẽ gây lãng phí tốn kém công sức, chi phí, thời gian của người dân", ông Thanh nói. Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ VN) cho biết, tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, Bộ GTVT cũng đã đề xuất giữ nguyên thời hạn GPLX như hiện nay. Theo Báo Giao thông
Thủ tục sang tên xe khi không còn giấy tờ
Ngày 16/6/2020, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2020. Theo đó, từ ngày 1/8/2020, xe không giấy tờ được phép sang tên chính chủ. Theo đó, trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú. Về thủ tục người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú. Ngoài ra, người đi đăng ký sang tên phải nộp: - Giấy khai đăng ký xe theo mẫu sẵn; - Chứng từ lệ phí trước bạ; - Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh).
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ phương tiện khi đổi biển số xe kinh doanh vận tải
Đây là đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục CSGT trong công điện gửi đến Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện một số giải pháp triển khai Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký biển số phương tiện cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành từ 1/8/2020. Theo đó, Cục CSGT đề nghị Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo lực lượng CSGT thực hiện nghiêm túc các nội dung của Cục CSGT về triển khai Thông tư quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tập huấn kỹ về quy trình cấp, đổi biển số nền màu vàng cho xe hoạt động kinh doanh vận tải. Đồng thời, quán triệt cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, khó khăn cho người dân khi thực hiện đăng ký, cấp biển số xe. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, bố trí đủ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe đáp ứng nhu cầu đăng ký, cấp biển số tại địa phương, đặc biệt là yêu cầu đổi biển số cho xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải; huy động cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe phối hợp với Công an cấp huyện, xã tiếp nhận đề nghị đổi biển và thực hiện quy trình cấp, đổi biển số theo từng loại xe ( xe khách, xe con, xe tải, xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ phương tiện, hạn chế tối đa đi lại và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ 01-8-2020, ôtô hoạt động kinh doanh vận tải sẽ phải dùng biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen. Chỉ những phương tiện được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải mới thuộc diện phải đổi màu nền biển từ màu trắng sang màu vàng. CSGT tạo điều kiện thuận lợi nhất đến chủ phương tiện trong cấp, thu hồi đăng ký, biển số. Chỉ hơn 820 nghìn phương tiện thuộc diện phải đổi biển nền vàng Liên quan việc cấp đổi biển cho xe ô-tô kinh doanh vận tải theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA, Trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục Cảnh sát giao thông), cho biết khi đổi biển, các cơ quan doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan công an đề nghị đổi biển với danh sách cụ thể, không phải mang xe ô-tô đến cơ quan công an, không phải cà số máy, số khung. Xe đổi biển sẽ được giữ nguyên số cũ, chỉ đổi màu nền biển và không phải đổi đăng ký xe. Thực tế hiện nay, theo số liệu mới nhất được Tổng cục Đường bộ thống kê đến ngày 15-7-2020, số lượng xe kinh doanh vận tải thuộc diện đổi biển là 820.882 nghìn phương tiện. Quy trình cấp đổi biển số đối với xe kinh doanh vận tải Quy trình đổi biển sẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, không làm phát sinh những thủ tục phải thay đổi, thí dụ như thế chấp, phí cầu đường, kiểm định,… Theo đó, các đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đổi biển chỉ cần thông báo danh sách, có đề nghị đến các cơ quan đăng ký, không phải mang xe ô-tô đến cơ quan công an, không phải cà số máy, số khung. Các cơ quan đăng ký sẽ cập nhật trên dữ liệu hệ thống hiện nay đang quản lý và sẽ tiến hành thực hiện việc đổi biển số cho doanh nghiệp đó bằng cách giữ nguyên số cũ, chỉ đổi màu nền biển và không phải đổi đăng ký xe. Công an các địa phương sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức rà soát các phương tiện trong diện phải đổi biển và có thể tiếp nhận hồ sơ từ cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó sẽ chủ động hẹn lịch các tổ chức, doanh nghiệp là chủ phương tiện đến để đổi biển sao cho thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, không mất thời gian đi lại nhiều và cũng không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phương tiện đó. Đối với các cá nhân cũng vậy và có phần dễ dàng hơn, vì cá nhân thường chỉ có một xe. Chủ phương tiện có đề nghị đến cơ quan công an, cơ quan công an sẽ tiếp nhận những hồ sơ đó và sẽ hẹn lịch phù hợp nhất để cấp đổi. Hiện nay, Cục Cảnh sát giao thông đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xây dựng và nâng cấp Cổng thông tin của Cục Cảnh sát giao thông để tiếp nhận khai báo trực tuyến đối với xe cải tạo, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), hết niên hạn sử dụng, hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan, đăng ký xe. Theo Thông tư 58, việc này sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 1-3-2021. Tạo điều kiện thuận lợi nhất đến chủ phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Liên quan đến thời gian cho việc cấp đổi biển số xe kinh doanh vận tải, về thời gian, từ 1-8 sẽ thực hiện theo Thông tư 58, với những xe đăng ký mới sẽ cấp biển nền vàng luôn. Những xe đổi biển từ nền màu trắng sang nền màu vàng thì kéo dài từ 1-8 đến 31-12-2021, tức là có thời gian 17 tháng để cho các đơn vị sắp xếp thời gian cũng như thủ tục để đổi. Nếu là xe đăng ký mới sẽ rất nhanh vì biển số đã có sẵn trong kho, bấm số là có thể lấy biển ngay, còn các trường hợp cấp đổi sẽ phải đợi một thời gian nhất định, khoảng 5-7 ngày để sản xuất biển số. Do thời gian thực hiện kéo dài đến 17 tháng để đổi biển, thì hoàn toàn khả thi trong quá trình thực hiện, giúp cơ quan công an, cơ quan đăng ký và các doanh nghiệp vận tải cũng như người dân thuận lợi trong việc thực thi. Việc đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải nằm trong nhiệm vụ thực hiện về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 Việc đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải nằm trong nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021. Thứ nhất, về mặt quản lý, việc này tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý phương tiện vận tải, từ đó giúp cơ quan quản lý đánh giá được tác động của hạ tầng cũng như công tác điều hành tổ chức giao thông sao cho hợp lý nhất, tránh ùn tắc và tai nạn giao thông. Thứ hai là bảo đảm được sự công bằng trong quá trình các loại hình vận tải thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải. Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị thực hiện rất nghiêm quy định nhưng nhiều đơn vị thực hiện chưa nghiêm nên xảy ra tình trạng có sự không công bằng trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải. Theo Bộ Công an
Xe cũ nát, lạc hậu ở mức độ nào sẽ bị thu hồi?
Với hiện trạng ô nhiễm hiện nay một phần có tác động lớn từ các phương tiện giao thông, trong đó có những chiếc xe đã quá cũ, được lắp ráp chắp vá vẫn lưu hành và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và được mua đi bán lại nhiều lần cũng là khó khăn để cơ quan chức năng quản lý. Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Hà Nội, TP HCM thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường. Vậy phương tiện như thế nào là cũ nát, lạc hậu? Theo quy định Niên hạn sử dụng của xe là thời gian cho phép sử dụng, như vậy để xác định xe cũ thì dựa vào niên hạn sử dụng của xe. Căn cứ khoản 4, 5 Nghị định 95/2009/NĐ-CP hướng dẫn niên hạn sử dụng: ** Đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người Về niên hạn sử dụng: - Không quá 25 năm đối với xe ô tô chở hàng. - Không quá 20 năm đối với xe ô tô chở người. - Không quá 17 năm đối với xe ô tô chuyển đổi công năng từ các loại xe khác thành xe ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002. Thời điểm tính niên hạn sử dụng - Niên hạn sử dụng của xe ô tô được tính bắt đầu từ năm sản xuất xe. - Một số trường hợp đặc biệt khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép, niên hạn sử dụng được tính từ năm đăng ký xe ô tô lần đầu ** Xe ô tô không phải áp dụng niên hạn sử dụng bao gồm: ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái); ô tô chuyên dùng; rơ moóc, sơ mi rơ moóc. Điều 6 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT hướng dẫn chi tiết Nghị định 95 quy định đối với ô tô cải tạo, ô tô chuyển đổi công năng sử dụng như sau: - Ô tô chở người quá niên hạn sử dụng được chuyển đổi thành ô tô chở hàng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả chỗ người lái), ô tô chở người chuyên dùng chuyển đổi thành ô tô chở người dưới 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở người là không quá 20 năm - Ô tô chở hàng chuyển đổi thành ô tô chuyên dùng và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người đến 09 chỗ ngồi (kể cả chỗ người lái) chuyển đổi thành ô tô chở hàng phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở hàng là không quá 25 năm - Ô tô chở hàng đã chuyển đổi thành ô tô chở người trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 và phải áp dụng niên hạn sử dụng của ô tô chở người chuyển đổi công năng là không quá 17 năm ** Đối với xe mô tô, xe gắn máy hiện chưa có văn bản nào quy định về niên hạn sử dụng xe môtô, xe gắn máy. Tại khoản 4 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định nghiêm cấm đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cùng các bộ ngành liên quan, địa phương xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn về khí thải để từ đó có phương án thực thi cụ thể việc loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát.
Quy định về tốc độ tối đa cho phép với các loại xe khi tham gia giao thông
Tốc độ tối đa cho phép khi tham gia giao thông Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đòi hỏi người điều khiển phương tiện cần có những kỹ năng, kiến thức cần thiết để bảo vệ mình và không gây ảnh hưởng đến người khác, trong đó quy định về tốc độ tối đa cho phép khi lưu thông phải đặc biệt chú ý. Cụ thể luật quy định như sau: 1. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): - Tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa 60 km/h. - Tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa 50 km/h. - Lưu ý: Loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự: tốc độ tối đa không quá 40 km/h 2. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc): Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn. 90 80 Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc). 80 70 Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông). 70 60 Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc. 60 50 3. Tốc độ của các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc: Tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường; cao tốc không vượt quá 120 km/h. Trong đó: - Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (trường hợp phân biệt bằng vạch sơn thì không phải đường đôi). - Đường một chiều là đường chỉ cho đi một chiều. - Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa. Căn cứ: Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Tải ngay: ithong - App tra cứu xử phạt giao thông về điện thoại máy tính bản để biết được mức xử phạt vi phạm giao thông theo quy định: - App Store đối với các thiết bị iOS TẠI ĐÂY; - Google Play đối với các thiết bị Android TẠI ĐÂY.
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe
Đi xe máy dưới 50 cm3, xe máy điện dưới 4 kW phải có bằng lái xe Đây là nội dung tại Quyết định 2060/QĐ-TTg về phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/12/2020. Theo đó, để thực hiện giải pháp về người điều khiển phương tiện, Chính phủ thống nhất: - Điều chỉnh phân hạng giấy phép lái xe cơ giới đường bộ cho phù hợp với Công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ và đặc thù phương tiện tại Việt Nam; đào tạo, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cho người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh dưới 50 cm3 (xe máy dưới 50 cc - PV) hoặc xe máy điện có công suất động cơ dưới 4 kW; - Tiếp tục phát triển ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp GPLX; hài hòa hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo, sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ tương đương với các nước phát triển. Theo quy định hiện hành tại Luật giao thông đường bộ 2008 giấy phép lái xe không thời hạn bao gồm các hạng sau đây: - Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; - Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Căn cứ nội dung trên hiện hành không bắt buộc người điều khiển xe máy có dung tích xy lanh Ngoài ra, Chiến lược còn đưa ra các giải pháp về phương tiện giao thông vận tải gồm: - Kiên quyết loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng; xe tự chế ba, bốn bánh không được tham gia giao thông. - Thực hiện kiểm soát phát thải khí xe mô tô, xe gắn máy có động cơ xăng tham gia giao thông. - Tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh, công nhân bằng lái xe buýt, xe hợp đồng … Xem chi tiết nội dung tại file đính kèm:
CSGT huyện được ra các đoạn quốc lộ nào để xử phạt vi phạm giao thông?
Xử phạt vi phạm giao thông Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ có hiệu lực từ 5/8/2020 quy định mới thẩm quyền của công an huyện trong tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính. Theo đó, tại khoản 2 điều 6 Thông tư 65 quy định công an cấp huyện bố trí lực lượng, tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính, gồm: - Các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ không thuộc trường hợp sau: + Các tuyến quốc lộ trọng điểm, quốc lộ có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp (bao gồm cả các đoạn đường tránh quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thị trấn thuộc huyện); các tuyến giao thông đường bộ có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; + Trường hợp các tuyến giao thông đường bộ được cải tạo, nâng cấp thành quốc lộ, tuyến quốc lộ được xây dựng mới hoặc do thay đổi địa giới hành chính địa phương, do yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải điều chỉnh phân công, phân cấp tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát, thì Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Giám đốc Công an cấp tỉnh) báo cáo về Cục Cảnh sát giao thông để tổng hợp, báo cáo đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phân công, phân cấp theo quy định; - Các đoạn quốc lộ thuộc các tuyến quốc lộ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đi qua thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; - Các tuyến đường tỉnh; đường huyện; đường xã; đường chuyên dùng; đường đô thị không thuộc các tuyến đường đô thị thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Các tuyến đường chính, tuyến đường có tình hình trật tự, an toàn giao thông phức tạp. - Phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến giao thông đường bộ trong phạm vi địa giới hành chính theo kế hoạch của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông. Như vậy, quy định mới hiện hành cho phép Công an huyện được kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến quốc lộ, đoạn quốc lộ nói trên. Trước đây, theo quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BCA thì hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của công an huyện là trên các tuyến đường huyện, đường xã, đường chuyên dùng trong phạm vi địa giới hành chính; đường tỉnh, đường đô thị theo quyết định phân công, phân cấp của Giám đốc Công an cấp tỉnh. Trường hợp xử lý vi phạm trên đoạn quốc lộ đi qua địa giới hành chính quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn thuộc huyện thì phải phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông theo kế hoạch của giám đốc công an tỉnh.
Mất giấy phép lái xe: Làm lại dễ dàng, không cần hồ sơ gốc
Mất giấy phép lái xe Người dân đánh mất hoặc cần đổi giấy phép lái xe không cần phải nộp hồ sơ gốc như trước đây, mọi việc dễ dàng hơn nhiều. Ngày 13/11, lãnh đạo Phòng Quản lý sát hạch và cấp giấy phép lái xe (GPLX) Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết, người dân bị mất GPLX, làm lại chỉ cần biên bản kết quả thi sát hạch, photo chứng minh nhân dân, làm đơn theo mẫu, giấy khám sức khỏe (không cần hồ sơ gốc như trước đây đòi hỏi). Cán bộ Phòng Quản lý sát hạch GPLX khi tiếp nhận hồ sơ sẽ thực hiện xác minh ngay hồ sơ lưu trữ giấy phép lái xe trên hệ thống. Được biết, ngành GTVT đã ứng dụng công nghệ thông tin mới trong công tác quản lý và đào tạo sát hạch lái xe và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có phần mềm quản lý toàn bộ dữ liệu GPLX. Từ việc truy cập số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu sẽ xác định ngay người đổi giấy phép lái xe đã được cơ quan chức năng cấp giấy phép lái xe hay chưa. Hiện nay, Bộ Công an và Bộ GTVT đã thống nhất tích hợp phần mềm trong công tác quản lý GPLX. Với trường hợp người lái xe vi phạm giao thông bị tước giấy phép lái xe lại khai báo mất để xin cấp đổi giấy mới, cơ quan quản lý nếu truy xuất dữ liệu, phát hiện là khai báo gian dối sẽ cấm người này thi GPLX trong 5 năm.
Tuyệt đối không được vượt xe trong 06 trường hợp sau
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. Cũng theo Luật giao thông đường bộ, không được vượt xe khi có một trong 06 trường hợp sau đây: - Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật này. Cụ thể: Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. - Trên cầu hẹp có một làn xe; - Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; - Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; - Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; - Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: - Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; - Khi xe điện đang chạy giữa đường; - Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. * Vượt xe sai quy định bị phạt như thế nào? Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: - Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt xe trong những trường hợp không được vượt (căn cứ điểm C, khoản 4, Điều 6, NĐ 100). - Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Vượt xe trong những trường hợp không được vượt sẽ bị Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (căn cứ điểm d, khoản 5, Điều 5, NĐ 100) Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM vừa triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm của phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe máy trên địa bàn TP. Việc này được thực hiện từ 6 giờ sáng ngày 1-11 đến hết ngày 31-12. Điều này có nghĩa CSGT được quyền dừng xe dù người điều khiển phương tiện không có lỗi Xem thêm: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định: TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cách chứng minh quên mang giấy tờ xe khi bị CSGT “tuýt còi”
Ảnh minh họa: Quên mang giấy tờ xe Không ít các trường hợp khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện vì nhiều lý do khác nhau mà quên mang giấy tờ xe theo quy định và không may bị CSGT dừng xe thì hoang man về mức phạt vì có giấy tờ mà quên mang sẽ có mức phạt khác với không có giấy tờ xe. Vậy làm sao để chứng minh? Theo quy định tại điểm b, khoản 3, điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đối với trường hợp tại thời điểm kiểm tra, người điều khiển phương tiện không xuất trình được một, một số hoặc tất cả các giấy tờ (Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) theo quy định, xử lý như sau: "...b) Trong thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, nếu người vi phạm xuất trình được các giấy tờ theo quy định thì người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt về hành vi không mang theo giấy tờ đối với người điều khiển phương tiện (không xử phạt đối với chủ phương tiện);..." Như vậy, trường hợp quên mang giấy tờ xe người có thẩm quyền vẫn sẽ lập biên bản xử phạt về hành vi không có giấy tờ (tương ứng với những loại giấy tờ không xuất trình được), đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với chủ phương tiện về những hành vi vi phạm tương ứng quy định và tạm giữ phương tiện theo quy định. Cần chú ý: Trong trường hợp quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm mới xuất trình được hoặc không xuất trình được giấy tờ theo quy định thì phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định đối với các hành vi vi phạm đã ghi trong biên bản vi phạm hành chính. Mức phạt khi quên hoặc không mang giấy tờ xe: Xem TẠI ĐÂY
Ô tô, xe máy: Toàn bộ mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe theo quy định
Mức phạt khi QUÊN hoặc KHÔNG CÓ giấy tờ xe Mới đây lực lượng CSGT TPHCM triển khai kế hoạch cao điểm tổng kiểm soát, xử lý vi phạm phương tiện kinh doanh vận tải hành khách và xe mô tô trên địa bàn thành phố từ 6h00 sáng ngày 01/11/2020 đến hết ngày 31/12/2020, điều này có nghĩa kể cả khi bạn không vi phạm luật giao thông đường bộ vẫn có thể bị yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra. Vì vậy, ngoài việc tham gia giao thông một cách an toàn, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau: - Đăng ký xe; - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định, trong đó: + Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này; - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Mức phạt đối với xe mô tô khi quên hoặc không mang giấy tờ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Lỗi vi phạm Mức phạt theo Nghị định 100 Ô tô Xe máy Giấy đăng ký xe Không có/ hết hạn 2 – 3 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng 300.000 – 400.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Giấy phép lái xe Không có 4 – 6 triệu 800.000 – 1.200.000 Không mang 200.000 – 400.000 100.000 – 200.000 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc Không có hoặc không mang 400.000 – 600.000 100.000 – 200.000 Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định và bảo vệ môi trường Không có/ hết hạn 4 – 6 triệu Tước bằng lái 1-3 tháng x Không mang 200.000 – 400.000 Để tra cứu bất cứ hành vi vi phạm nào khác, các bạn cũng có thể sử dụng App tra cứu iThong: >> Tải về App iThong trên Android bằng cách click TẠI ĐÂY >> Tải về App iThong trên iOS bằng cách click TẠI ĐÂY
Có bị xử phạt lỗi “không chính chủ” khi cả gia đình đi chung 1 xe?
Đây là một vấn đề vướng mắc của nhiều người khi tham gia giao thông đối với lỗi “xe không chính chủ” thuộc trường hợp người trong gia đình điều khiển chung một chiếc xe máy. Vậy luật quy định trường hợp này như thế nào? Có bị xử phạt hay không? Trước hết, cần hiểu đúng không có khái niệm “xe chính chủ” trong các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ mà bản chất của hành vi này là lỗi “không làm thủ tục đăng ký sang tên xe” theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển hoặc được thừa kế. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP tăng mức xử lý đối với hành vi Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe so với quy định trước đây: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (trước đây, phạt 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng). Hành vi bị xử phạt khi nào? Trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử lý khi: - Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; - Qua công tác đăng ký xe. Có bị xử phạt lỗi không chính chủ khi cả gia đình đi chung 1 xe? Về việc mượn xe, thuê xe hay vợ chồng điều khiển xe của nhau, con lấy xe bố, mẹ để di chuyển… là quan hệ dân sự, điều này không phát sinh thủ tục hành chính là “thủ tục đăng ký sang tên xe” cho nên không bị xử phạt với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe. Đi xe “không chính chủ” cần mang những giấy tờ gì?: Xem TẠI ĐÂY
Công an quận 4 tìm chủ sở hữu của gần 30 xe máy
Sau 30 ngày kể từ ngày đăng báo, nếu không ai liên hệ nhận các xe gắn máy trên, Công an Quận 4 sẽ làm thủ tục tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định. Công an quận 4 cho biết đơn vị này đang tạm giữ 25 xe máy. Số xe này có các thông tin, đặc điểm như sau: Để phục vụ quá trình điều tra, xử lý số xe gắn máy nêu trên, Cơ quan CSĐT Công an quận 4 đề nghị những ai là chủ sở hữu xe gắn máy có đặc điểm như trên liên hệ Đội Điều tra tổng hợp Công an quận 4 (Địa chỉ: 78- 80 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4, TP.HCM, SĐT: 0358.259.355 gặp anh Danh Minh Hồng) để giải quyết. Sau 30 ngày kể từ ngày đăng báo, nếu không ai liên hệ nhận các xe gắn máy trên Công an quận 4 sẽ làm thủ tục tịch thu, sung công quỹ nhà nước theo quy định pháp luật. Theo Báo pháp luật TPHCM
Hướng dẫn nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến để không phải đến kho bạc
Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ công bố tích hợp thêm 6 dịch vụ cung cấp cho người dân, doanh nghiệp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, trong đó có nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Để thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trực tuyến, người dân cả nước cần truy cập vào trang web của Cổng dịch vụ công Quốc gia (dichvucong.gov.vn) để nộp phạt. Sau khi truy cập trang web thành công, người muốn nộp phạt di chuột vào mục “Thanh toán trực tuyến”, sẽ thấy hiện ra 5 lựa chọn, trong đó có “Tra cứu/ Thanh toán vi phạm giao thông”. Tiếp đến, người muốn nộp phạt chỉ cần nhấp chuột vào lựa chọn “Tra cứu/ Thanh toán vi phạm giao thông” sẽ được điều hướng đến trang để khai thông tin nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến. Hoặc truy cập vào link này: https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-thanh-toan-vi-pham-giao-thong.html Tại trang tra cứu vi phạm giao thông vừa được điều hướng tới, người muốn nộp phạt có 2 hình thức tra là tìm theo số quyết định xử phạt hoặc theo biên bản vi phạm. Tra cứu theo mã quyết định, người nộp phạt cần nhập số quyết định và mã bảo mật Tra cứu theo biên bản vi phạm, người nộp phạt cần điền đầy đủ, chính xác thông tin vào tất cả các ô Thời gian hệ thống cập nhật quyết định xử phạt là 7 ngày. Sau 7 ngày kể từ khi nhận quyết định xử phạt, người dân nhập số biên bản vi phạm hành chính; ngày, tháng, năm vi phạm; họ và tên sẽ tìm ra quyết định, số tiền bị xử phạt. Sau đó thực hiện các bước thanh toán qua ngân hàng/trung tâm thanh toán, nhận biên lai. Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện. Như vậy, người dân không phải đến các kho bạc, ngân hàng nộp tiền và đến trụ sở công an lấy lại giấy tờ, tiết kiệm chi phí, công sức đi lại. Trước đó từ tháng 3/2020, việc nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến được thí điểm tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Bình Thuận. Theo Báo Giao thông
Các mức xử phạt lỗi đi sai làn đường tài xế nên biết
Từ năm 2020, mức phạt với lỗi đi sai làn đường sẽ tăng lên theo Nghị định 100 của Chính phủ. Thế nào là đi sai làn đường? Tại khoản 3.22 Điều 3 Quy chuẩn 41:2019 sửa đổi quy chuẩn 41:2016 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, quy định: Làn đường là một phần của phần đường xe chạy, được chia theo chiều dọc của đường, có đủ bề rộng cho xe chạy an toàn. Phần đường xe chạy chính là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại. Một phần đường xe chạy có thể có một hoặc nhiều làn đường. Theo đó, đi sai làn đường là điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Hiện nay, phổ biến nhất là lỗi đi sai làn đường tại nơi có biển báo “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và “Biển gộp làn đường theo phương tiện” - biển R.415. Phân biệt với lỗi đi sai vạch kẻ đường Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu, có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo, đèn tín hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe. Có nhiều cách phân loại vạch kẻ đường như: dựa vào vị trí sử dụng (vạch trên mặt bằng và vạch đứng); dựa vào hình dáng, kiểu (vạch kẻ liền và vạch kẻ đứt khúc). Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Lỗi này thường ở những nơi đường giao nhau có đặt biển báo hiệu “Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo” kết hợp với vạch mũi tên chỉ hướng đi trên mặt đường. Ví dụ: Theo biển báo và vạch kẻ đường, xe rẽ phải tại làn đi thẳng chính là lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Ngoài ra, các tài xế cũng cần lưu ý, nếu vạch kẻ phân cách các làn theo hướng đi là vạch liền, các phương tiện phải chuyển làn để di chuyển theo hướng định đi trước khi vào khu vực đó và không được đè vạch. Nếu vạch kẻ là vạch nét đứt, các phương tiện được chuyển sang các làn theo hướng di chuyển khác nhưng phải chuyển xong trước khi tới vạch dừng xe. Thứ tự ưu tiên chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ là đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền? Phương tiện Mức phạt hiện tại theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 Mức phạt trước đây Ô tô Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng. Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng và tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng Xe máy Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 04 - 05 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng Máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng, tước bằng lái xe từ 01 - 03 tháng Trường hợp đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 06 - 08 triệu đồng; tước bằng lái xe từ 02 - 04 tháng Phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng Phạt tiền từ 50.000 - 60.000 đồng
Chủ tịch UBND xã được kiểm tra cốp xe, điện thoại của người dân khi nào?
Có bao giờ bạn gặp trường hợp phương tiện, đồ vật của dân mà Chủ tịch UBND cấp xã lại yêu cầu và thực hiện khám xét không? Câu trả lời là có đấy, vậy đó là trường hợp nào, các bạn xem nội dung dưới đây: Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính quy định tại điều 128 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Trong đó, những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật xử lý vi phạm hành chính có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính trong đó có Chủ tịch UBND xã. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 1 Điều 123: chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có 02 người chứng kiến. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản. Ngoài ra khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì Chủ tịch UBND xã có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Người dân cần biết: Công an xã được phép xử phạt vi phạm giao thông khi nào, lỗi gì?
Công an xã được phép xử phạt vi phạm giao thông khi nào? Nhiều bạn thắc mắc khi thấy hoặc bị công an xã xử phạt vi phạm giao thông đường bộ rắng công an xã cũng có thẩm quyền này hay sao? Trường hợp có thẩm quyền thì được xử phạt những lỗi gì? Xem nội dung dưới đây để biết quy định pháp luật về vấn đề này: Tại khoản 2 điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP thì Nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông đường bộ, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ "...2. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã: a) Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b) Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng; c) Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt..." Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công an xã được phạt những lỗi vi phạm giao thông nào? Tại Khoản 3, 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định: 4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ. >>> Như vậy, Công an xã có nhiệm vụ phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết do Bộ Công an ban hành, lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông. Lưu ý: Công an xã KHÔNG ĐƯỢC dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Vi phạm các lỗi sau đây sẽ bị tịch thu phương tiện giao thông
Khi tham gia giao thông người điều khiển phương tiện có thể bị tịch thu xe trong các trường hợp sau theo quy định của Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP về xử phạt giao thông đường bộ: Tịch thu phương tiện giao thông - Ảnh minh họa Vi phạm của người điều khiển phương tiện Phương tiện Hành vi Căn cứ Môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe. - Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị. - Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh. - Điều khiển xe thành nhóm từ hai xe trở lên chạy quá tốc độ quy định. (Điểm a, b, c, d Khoản 8) Điểm c khoản 10 Điều 6 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. (Điểm b Khoản 3) Điểm d khoản 4 điều 17 Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) trong trường hợp: - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng. - Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp. (Điểm a, b Khoản 2) Điểm đ khoản 4 điều 17 Đua xe trái phép (Khoản 2) Điểm b Khoản 4 Điều 34 Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Thực hiện hành vi sau (trừ trường hợp ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách) (Điểm b Khoản 5) Điểm d khoản 6 điều 16 Thực hiện hành vi sau đây trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). - Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc). (Điểm a Khoản 4, Điểm d Khoản 5) Điểm đ khoản 6 điều 16 Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông). (Điểm c khoản 5 ) Điểm d Khoản 6 điều 16 Đua ô tô trái phép (Khoản 3) Điểm b Khoản 4 Điều 34 Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; đuổi nhau trên đường. - Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe xích lô. (Điểm a, b Khoản 3) Khoản 5 Điều 8 Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông. (Điểm b Khoản 1) Điểm a Khoản 4 Điều 34 Máy kéo (kể cả rơ moóc được kéo theo), xe máy chuyên dùng Thực hiện hành vi sau đây trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc); - Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc). (Điểm d Điểm e Khoản 2) Điểm d khoản 3 điều 19 Điều khiển máy kéo xe máy chuyên dùng sản xuất lắp ráp hoặc cải tạo trái quy định tham gia giao thông (Điểm b Khoản 2) Điểm a Khoản 3 Điều 19 Phương tiện đăng ký hoạt động trong Khu kinh tế thương mại đặc biệt, Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi: - Không có tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất theo quy định. - Không có phù hiệu kiểm soát theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp. (Khoản 1, 2) Điểm b khoản 3 Điều 36 Vi phạm của chủ phương tiện Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông. Điểm a Khoản 7 Điểm b khoản 14 điều 30 Đưa phương tiện quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông. (Điểm đ Khoản 8) Điểm b khoản 14 điều 30 Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không giấy tờ chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Không có giấy đăng ký xe - Có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp - có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (Điểm m Khoản 7, Điểm e Khoản 8) Điểm c Khoản 14 Điều 30 Cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách; (Điểm b Khoản 9) Điểm b khoản 14 Điều 30 Đối với mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông (Điểm a Khoản 5) Điểm b Khoản 14 Điều 30 Đưa phương tiện thuộc một trong các trường hợp sau đây tham gia giao thông mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không giấy tờ chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp): - Không có giấy đăng ký xe - Có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp - có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe (Điểm g Điểm h Khoản 5) Điểm c Khoản 14 Điều 30 Vi phạm của tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải Tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải có chất lượng, niên hạn sử dụng không bảo đảm điều kiện của hình thức kinh doanh đã đăng ký (trừ ôtô từ 10 chỗ ngồi trở lên kinh doanh vận tải hành khách có niên hạn sử dụng vượt quá quy định về điều kiện kinh doanh của hình thức kinh doanh đã đăng ký nhưng chưa quá 20 năm tính từ năm sản xuất, xe ôtô dưới 10 chỗ ngồi kinh doanh vận tải hành khách). (Căn cứ Điểm i Khoản 6 và Điểm d Khoản 10 Điều 28) Căn cứ pháp lý Nghị đinh 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019.
Chính phủ thống nhất: GPLX được cấp 12 điểm/năm, trừ hết thì phải thi lại GPLX
Trừ điểm GPLX - Ảnh minh họa Đây là nội dung tại Nghị quyết 123/NQ-CP ngày 31/8/2020 Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 8/2020, về một số vấn đề có ý kiến khác nhau tại dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, Chính phủ thống nhất: - Quy định về điểm của giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý hành chính (không phải là một hình thức xử phạt hành chính) theo hướng giấy phép lái xe được cấp 12 điểm/01 năm. - Nếu trong 01 năm mà bị trừ hết điểm thì phải thi lại giấy phép lái xe, còn nếu không trừ hết điểm thì phải cấp lại 12 điểm để áp dụng cho năm kế tiếp hoặc trong 01 năm mà không có vi phạm thì phải được cộng điểm, tức là phải có hình thức cộng lại điểm (hoặc khôi phục điểm) cho giấy phép lái xe hàng năm. - Chính phủ sẽ quy định cụ thể thẩm quyền, căn cứ, trình tự, thủ tục thực hiện, bảo đảm đơn giản, hợp lý, tránh phiền hà cho người dân; - Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc; Chính phủ sẽ quy định cụ thể các hành vi, nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính có liên quan. - Về phạm vi điều chỉnh, Chính phủ thảo luận và thống nhất: dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định các vấn đề về quy tắc giao thông; đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe; đăng ký và cấp, thu hồi biển số xe cơ giới; tổ chức an toàn giao thông và chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ; giải quyết ùn tắc, tai nạn giao thông; các biện pháp thực thi pháp luật trong phát hiện, xử lý vi phạm về an toàn giao thông đường bộ
Từ ngày mai (01/9): Tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình
Ảnh minh họa: Tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi ngoại tình Đây là nội dung tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực từ 01/9/2020. Theo đó, 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. Quy định hiện hành tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP đối với những hành vi trên sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, - Nghị định còn bổ sung mới quy định Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại. - Tăng mức xử phạt đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ từ 500.000 đến 1.000.000 (hiện hành) lên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng - Hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn cũng tăng mức xử phạt từ 500.000 đến 1.000.000 lên 1.000.000 đến 3.000.000 đồng
Bộ Công an đề xuất rút thời hạn GPLX xuống còn 5 năm
Thay vì thời hạn 10 năm như hiện nay, thời hạn của GPLX sẽ chỉ còn 5 năm theo đề xuất của Bộ Công an. Bộ Công an đề xuất rút ngắn thời gian cấp GPLX hạng B xuống còn 5 năm - Ảnh minh họa Tại dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT vừa được trình Chính phủ, Bộ Công an đề xuất rút thời hạn cấp GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm như hiện nay đang được Bộ GTVT quy định. Cụ thể: Tại Khoản 9 Điều 46 dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT đường bộ về thời hạn GPLX quy định: GPLX các hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. GPLX hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp. Trao đổi với Báo Giao thông về đề xuất này, ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN cho rằng, hiện nay GPLX các hạng B1 và B2 có thời hạn là 10 năm, các hạng GPLX ô tô khác có thời hạn 5 năm. Tuy nhiên, các hạng khác số lượng không nhiều mà chủ yếu là lái xe hạng B1 và B2. "Đối với người còn trẻ, sức khỏe ổn định mà rút thời hạn xuống 5 năm sẽ gây lãng phí, tốn kém, không cần thiết cho người dân. Thời hạn GPLX hạng B giữ nguyên như hiện nay là hợp lý", ông Quyền nói. TS Phan Lê Bình, giảng viên Trường Đại học Việt - Nhật cho rằng, việc rút ngắn nhằm mục đích gì? Trong 10 năm chỉ phải đổi lại GPLX 1 lần thì nay phải đổi hai lần gây phiền toái, tốn kém cho người dân. "Nếu cơ quan quản lý nhà nước có mục đích rõ ràng trong đổi GPLX là cập nhật kiến thức cho người dân thì việc đổi mới có ý nghĩa. Tại Nhật, mỗi lần muốn đổi GPLX, người lái xe bắt buộc phải học lại để cập nhật những kiến thức mới về ATGT", ông Bình nói. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, Luật Giao thông đường bộ và các nghị định của Chính phủ đã quy định thời hạn đổi GPLX từ 5 năm trước đây lên 10 năm và đã thực hiện nhiều năm nay. Việc này giúp cải cách hành chính, giảm phiền hà cho người dân. "Đề xuất rút thời hạn xuống 5 năm sẽ thêm thủ tục, làm phiền người dân. Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân cũng có thời hạn 10 - 15 năm. Việc rút ngắn thời hạn, yêu cầu thêm khám sức khỏe sẽ phát sinh chi phí hành chính rất lớn, hàng triệu người phải đi làm lại thủ tục, thêm 1 giấy khám sức khỏe. Trong khi GPLX 5 năm phải đổi nhằm mục đích gì, nếu thực hiện sẽ gây lãng phí tốn kém công sức, chi phí, thời gian của người dân", ông Thanh nói. Ông Lương Duyên Thống, Vụ trưởng Vụ phương tiện và người lái (Tổng cục đường bộ VN) cho biết, tại dự thảo Luật GTĐB sửa đổi, Bộ GTVT cũng đã đề xuất giữ nguyên thời hạn GPLX như hiện nay. Theo Báo Giao thông
Thủ tục sang tên xe khi không còn giấy tờ
Ngày 16/6/2020, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện cơ giới đường bộ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2020. Theo đó, từ ngày 1/8/2020, xe không giấy tờ được phép sang tên chính chủ. Theo đó, trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú. Về thủ tục người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên. Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú. Ngoài ra, người đi đăng ký sang tên phải nộp: - Giấy khai đăng ký xe theo mẫu sẵn; - Chứng từ lệ phí trước bạ; - Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh).
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ phương tiện khi đổi biển số xe kinh doanh vận tải
Đây là đề nghị của đồng chí Cục trưởng Cục CSGT trong công điện gửi đến Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện một số giải pháp triển khai Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký biển số phương tiện cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành từ 1/8/2020. Theo đó, Cục CSGT đề nghị Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo lực lượng CSGT thực hiện nghiêm túc các nội dung của Cục CSGT về triển khai Thông tư quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Tập huấn kỹ về quy trình cấp, đổi biển số nền màu vàng cho xe hoạt động kinh doanh vận tải. Đồng thời, quán triệt cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân, không gây phiền hà, khó khăn cho người dân khi thực hiện đăng ký, cấp biển số xe. Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, bố trí đủ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe đáp ứng nhu cầu đăng ký, cấp biển số tại địa phương, đặc biệt là yêu cầu đổi biển số cho xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải; huy động cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ đăng ký xe phối hợp với Công an cấp huyện, xã tiếp nhận đề nghị đổi biển và thực hiện quy trình cấp, đổi biển số theo từng loại xe ( xe khách, xe con, xe tải, xe taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ...) nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ phương tiện, hạn chế tối đa đi lại và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Theo quy định của Thông tư 58/2020/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có hiệu lực từ 01-8-2020, ôtô hoạt động kinh doanh vận tải sẽ phải dùng biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen. Chỉ những phương tiện được sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải mới thuộc diện phải đổi màu nền biển từ màu trắng sang màu vàng. CSGT tạo điều kiện thuận lợi nhất đến chủ phương tiện trong cấp, thu hồi đăng ký, biển số. Chỉ hơn 820 nghìn phương tiện thuộc diện phải đổi biển nền vàng Liên quan việc cấp đổi biển cho xe ô-tô kinh doanh vận tải theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA, Trung tá Phạm Việt Công, Trưởng phòng Hướng dẫn đăng ký và kiểm định phương tiện (Cục Cảnh sát giao thông), cho biết khi đổi biển, các cơ quan doanh nghiệp chỉ cần thông báo đến cơ quan công an đề nghị đổi biển với danh sách cụ thể, không phải mang xe ô-tô đến cơ quan công an, không phải cà số máy, số khung. Xe đổi biển sẽ được giữ nguyên số cũ, chỉ đổi màu nền biển và không phải đổi đăng ký xe. Thực tế hiện nay, theo số liệu mới nhất được Tổng cục Đường bộ thống kê đến ngày 15-7-2020, số lượng xe kinh doanh vận tải thuộc diện đổi biển là 820.882 nghìn phương tiện. Quy trình cấp đổi biển số đối với xe kinh doanh vận tải Quy trình đổi biển sẽ theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, không làm phát sinh những thủ tục phải thay đổi, thí dụ như thế chấp, phí cầu đường, kiểm định,… Theo đó, các đơn vị doanh nghiệp có nhu cầu đổi biển chỉ cần thông báo danh sách, có đề nghị đến các cơ quan đăng ký, không phải mang xe ô-tô đến cơ quan công an, không phải cà số máy, số khung. Các cơ quan đăng ký sẽ cập nhật trên dữ liệu hệ thống hiện nay đang quản lý và sẽ tiến hành thực hiện việc đổi biển số cho doanh nghiệp đó bằng cách giữ nguyên số cũ, chỉ đổi màu nền biển và không phải đổi đăng ký xe. Công an các địa phương sẽ phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức rà soát các phương tiện trong diện phải đổi biển và có thể tiếp nhận hồ sơ từ cấp huyện, cấp xã. Trên cơ sở đó sẽ chủ động hẹn lịch các tổ chức, doanh nghiệp là chủ phương tiện đến để đổi biển sao cho thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, không mất thời gian đi lại nhiều và cũng không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của phương tiện đó. Đối với các cá nhân cũng vậy và có phần dễ dàng hơn, vì cá nhân thường chỉ có một xe. Chủ phương tiện có đề nghị đến cơ quan công an, cơ quan công an sẽ tiếp nhận những hồ sơ đó và sẽ hẹn lịch phù hợp nhất để cấp đổi. Hiện nay, Cục Cảnh sát giao thông đang chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ xây dựng và nâng cấp Cổng thông tin của Cục Cảnh sát giao thông để tiếp nhận khai báo trực tuyến đối với xe cải tạo, thay đổi màu sơn (kể cả kẻ vẽ, quảng cáo), hết niên hạn sử dụng, hỏng không sử dụng được, bị phá hủy do nguyên nhân khách quan, đăng ký xe. Theo Thông tư 58, việc này sẽ bắt đầu được thực hiện từ ngày 1-3-2021. Tạo điều kiện thuận lợi nhất đến chủ phương tiện, không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh Liên quan đến thời gian cho việc cấp đổi biển số xe kinh doanh vận tải, về thời gian, từ 1-8 sẽ thực hiện theo Thông tư 58, với những xe đăng ký mới sẽ cấp biển nền vàng luôn. Những xe đổi biển từ nền màu trắng sang nền màu vàng thì kéo dài từ 1-8 đến 31-12-2021, tức là có thời gian 17 tháng để cho các đơn vị sắp xếp thời gian cũng như thủ tục để đổi. Nếu là xe đăng ký mới sẽ rất nhanh vì biển số đã có sẵn trong kho, bấm số là có thể lấy biển ngay, còn các trường hợp cấp đổi sẽ phải đợi một thời gian nhất định, khoảng 5-7 ngày để sản xuất biển số. Do thời gian thực hiện kéo dài đến 17 tháng để đổi biển, thì hoàn toàn khả thi trong quá trình thực hiện, giúp cơ quan công an, cơ quan đăng ký và các doanh nghiệp vận tải cũng như người dân thuận lợi trong việc thực thi. Việc đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải nằm trong nhiệm vụ thực hiện về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 Việc đổi màu biển số xe kinh doanh vận tải nằm trong nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 – 2021. Thứ nhất, về mặt quản lý, việc này tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý phương tiện vận tải, từ đó giúp cơ quan quản lý đánh giá được tác động của hạ tầng cũng như công tác điều hành tổ chức giao thông sao cho hợp lý nhất, tránh ùn tắc và tai nạn giao thông. Thứ hai là bảo đảm được sự công bằng trong quá trình các loại hình vận tải thực hiện hoạt động kinh doanh vận tải. Thực tế hiện nay, nhiều đơn vị thực hiện rất nghiêm quy định nhưng nhiều đơn vị thực hiện chưa nghiêm nên xảy ra tình trạng có sự không công bằng trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải. Theo Bộ Công an