Có bắt buộc phải thực hiện lập quy hoạch khi tu bổ, phục hồi di tích?
Tình huống phát sinh là ở địa phương có di tích cần được tu bổ, phục hồi. Vậy khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích có bắt buộc phía chủ đầu tư lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay không? Yêu cầu khi tu bổ, phục hồi di tích Liên quan vấn đề này, tại Điều 34 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có quy định các yêu cầu khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích như sau: - Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; - Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. Trong quá trình trên, tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân. Dựa theo các yêu cầu trên, có thể thấy rằng, trong trường hợp thông thường, việc tu bổ, phục hồi di tích yêu cầu phải thực hiện bước lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, đối với trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích thì có thể không cần thực hiện lập quy hoạch. Trách nhiệm của các chủ thể liên quan bảo vệ, quản lý di tích Đối với nội dung này, tại Điều 33 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có liệt kê trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau, tương ứng cho từng nội dung: - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch nơi gần nhất. - Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. - Các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêu chí như quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013. Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phương các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích. Theo đó, cần xác định chủ thể nào có liên quan đến di tích nêu trên mà có quy định điều chỉnh tương ứng. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu có vấn đề vi phạm nào liên quan thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó còn có thể bị xử lý kỷ luật nội bộ đơn vị.
Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Theo Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại không có khả năng phục hồi. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác mà công trình đó không còn hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi theo công năng sử dụng của tài sản. 1. Thẩm quyền quyết định xử lý Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý 2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều này): 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: - Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. - Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao. - Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm: - Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng chợ để đảm bảo khôi phục hoạt động. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ khi bị hủy hoại, bị mất cần được khắc phục nhanh chóng và cũng đã được phân rõ thẩm quyền xử lý cũng như trình tự thủ tục xử lý hậu quả. Từ đó để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Nên làm gì khi xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà? Hành vi "vẽ bậy" lên xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc hành vi “vẽ bậy” lên xe ô tô khi bị xe đỗ chắn trước nhà có bị phạt không? Xe ô tô đỗ trước cửa nhà người dân có vi phạm luật giao thông đường bộ không? (1) "Vẽ bậy" lên xe ô tô do đỗ xe chắn trước nhà có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng Những sự việc “vẽ bậy” lên xe ô tô do ô tô đỗ xe chắn ngang trước cửa nhà, lối ra vào của các căn nhà mặt tiền cũng không phải là mới xuất hiện gần đây. Các xe ô tô bị xịt sơn, ghi chữ “Đỗ ngu” hoặc bị cào xước sơn, đập phá được chụp lại rồi lan truyền trên mạng. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều như chủ xe vô ý thức, đỗ xe chắn lối ra vào làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của người khác nên bị vậy là xứng đáng, có người cho rằng việc đỗ xe ở những nơi không có biển cấm đỗ xe là không sai với quy định của pháp luật, do đó dù cho xe có đỗ trước cửa nhà thì người dân cũng không được xịt sơn, vẽ bậy, phá hoại xe ô tô. Hành vi xịt sơn, vẽ bậy, đập phá xe ô tô của người khác có thể bị truy cứu hình sự theo tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, khoản 1 Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức phạt đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Căn cứ theo quy định trên, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu hành vi gây thiệt hại dưới 2 triệu nhưng xe ô tô đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì người phạm tội cũng sẽ bị phạt tương tự. Ngoài ra, đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản còn có khung hình phạt tăng nặng lên đến 20 năm tù và phạt tiền lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế thì hành vi tạt sơn, vẽ bậy lên xe ô tô sẽ không đến mức đặc biệt nghiêm trọng để truy cứu khung hình phạt tăng nặng này. Khi người dân bị xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà, chắn lối đi làm ảnh hưởng công việc kinh doanh nên bình tĩnh, quan sát trên xe ô tô có số điện thoại để liên hệ với chủ xe không, nếu có thì có thể liên hệ người này dời xe đỗ sang chỗ khác hoặc có thể báo cho công an phường trung gian giải quyết vì nếu để các bên tự hành xử, có thể dẫn đến mất an ninh trật tự của địa phương. Chủ nhà không nên có hành vi xịt sơn, phá hoại xe ô tô đỗ chắn cửa vì có thể chủ nhà sẽ bị cuốn vào vòng xoáy pháp lý. (2) Có chế tài với trường hợp đỗ xe làm ảnh hưởng công việc kinh doanh của người khác không? Luật Giao thông đường bộ 2008 có nhiều điều khoản quy định về dừng, đỗ xe trên đường bộ. Cụ thể, khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định như: - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Ngoài ra, khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng nêu rõ, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: - Bên trái đường một chiều; - Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; - Trên cầu, gầm cầu vượt; - Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; - Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; - Nơi dừng của xe buýt; - Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; - Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; - Trong phạm vi an toàn của đường sắt; - Che khuất biển báo hiệu đường bộ. Trong khi đó, đối với người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, lái xe phải tuân theo quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định và phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. Bên cạnh đó, lái xe không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Như vậy, trong trường hợp tài xế đã đỗ xe đúng với những quy định nêu trên thì đương nhiên không bị xử phạt, kể cả khi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác. Tuy nhiên, cánh tài xế cũng cần lưu ý, cân nhắc địa điểm trước khi đỗ xe để tránh ảnh hưởng công việc kinh doanh của người khác. Tài xế nên để lại số điện thoại liên hệ để liên hệ trong trường hợp xe của mình đỗ chắn lối làm ảnh hưởng người khác. Chủ nhà và tài xế nên nhường nhịn nhau một chút, “dĩ hòa vi quý” khi có tình huống đỗ xe chắn lối trước nhà để các bên đều thuận lợi thực hiện được việc mình cần làm mà không gây mất an ninh trật tự. Đối với việc xử phạt, khi tài xế dừng đỗ xe vi phạm những điều khoản kể trên, tùy trường hợp sẽ có mức phạt hành chính khác nhau, từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng.
Tự ý hủy hoại giấy tờ tùy thân có thể bị phạt đến 20 triệu đồng!
Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể. Pháp luật có quy định các mức xử phạt đối với những hành vi hủy hoại giấy tờ này. Bài viết sẽ cung cấp đến người dân một số thông tin liên quan vấn đề. Giấy tờ tùy thân là gì? “Giấy tờ tùy thân” là cụm từ quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta, mặc dù vậy, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì. Thế nhưng, đối với một số văn bản quy định cụ thể một số loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân nhưng không liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì, cụ thể: - Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Theo tinh thần của Nghị định 136/2007/NĐ-CP trước đây quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND hay Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. - Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 40), Bộ luật Lao động (điều 17), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà giấy tờ tùy thân bao gồm các loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ: đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: CMND, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu… Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có CMND, CCCD, Hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân. Xử phạt hành vi hủy hoại giấy tờ tùy thân Theo đó, các giấy tờ tùy thân là giấy tờ dùng để xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người như: CMND, CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,... Các hành vi hủy hoại, đốt, xé,... là những hành vi trái với quy định pháp luật và phải chịu những mức xử phạt như sau: 1) Đối với hành vi hủy hoại Chứng minh nhân dân, căn cước công dân - Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD. Trong đó, hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 01-02 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 2) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch - Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trong đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch,... Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung 3) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ về quốc tịch: - Căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch. Trên đây là một số mức phạt về hủy hoại các loại giấy tờ tùy thân mà các bạn có thể tham khảo.
Có bắt buộc phải thực hiện lập quy hoạch khi tu bổ, phục hồi di tích?
Tình huống phát sinh là ở địa phương có di tích cần được tu bổ, phục hồi. Vậy khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích có bắt buộc phía chủ đầu tư lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hay không? Yêu cầu khi tu bổ, phục hồi di tích Liên quan vấn đề này, tại Điều 34 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có quy định các yêu cầu khi thực hiện tu bổ, phục hồi di tích như sau: - Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; - Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh; đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; - Công bố công khai quy hoạch, dự án đã được phê duyệt tại địa phương nơi có di tích. Trong quá trình trên, tổ chức, cá nhân chủ trì lập quy hoạch, dự án hoặc chủ trì tổ chức thi công, giám sát thi công dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề đối với tổ chức và chứng chỉ hành nghề đối với cá nhân. Dựa theo các yêu cầu trên, có thể thấy rằng, trong trường hợp thông thường, việc tu bổ, phục hồi di tích yêu cầu phải thực hiện bước lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, đối với trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích thì có thể không cần thực hiện lập quy hoạch. Trách nhiệm của các chủ thể liên quan bảo vệ, quản lý di tích Đối với nội dung này, tại Điều 33 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013 do Văn phòng Quốc hội ban hành có liệt kê trách nhiệm của nhiều chủ thể khác nhau, tương ứng cho từng nội dung: - Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch nơi gần nhất. - Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp. - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khi nhận được thông báo về di tích bị hủy hoại hoặc có nguy cơ bị hủy hoại phải kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương, chủ sở hữu di tích áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ; đối với di tích quốc gia đặc biệt phải báo cáo với Thủ tướng Chính phủ. - Các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên có tiêu chí như quy định tại Điều 28 của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013, đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương, được bảo vệ theo quy định của Văn bản hợp nhất 10/VBHN-VPQH năm 2013. Ít nhất 5 năm một lần, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức rà soát và quyết định đưa ra khỏi danh mục kiểm kê di tích của địa phương các công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên không đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích. Theo đó, cần xác định chủ thể nào có liên quan đến di tích nêu trên mà có quy định điều chỉnh tương ứng. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, nếu có vấn đề vi phạm nào liên quan thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó còn có thể bị xử lý kỷ luật nội bộ đơn vị.
Quy trình xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Theo Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại không có khả năng phục hồi. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ được xử lý trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác mà công trình đó không còn hoặc bị hư hỏng mà không có khả năng phục hồi theo công năng sử dụng của tài sản. 1. Thẩm quyền quyết định xử lý Theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp tỉnh quản lý; - Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xử lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ do cấp huyện quản lý 2. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau: Cơ quan, đơn vị có tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 60/2024/NĐ-CP lập hồ sơ đề nghị xử lý tài sản gửi cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ cùng cấp. Hồ sơ gồm: - Văn bản đề nghị xử lý tài sản (trong đó xác định cụ thể tài sản xử lý thuộc trường hợp nào theo quy định tại khoản 1 Điều này): 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. Hồ sơ có liên quan khác (nếu có): 01 bản sao. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản. Hồ sơ báo cáo gồm: - Tờ trình của cơ quan chuyên môn về tài sản kết cấu hạ tầng chợ hoặc của liên ngành về việc xử lý tài sản: 01 bản chính. - Danh mục tài sản đề nghị xử lý (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản): 01 bản chính. - Biên bản họp liên ngành hoặc ý kiến bằng văn bản của cơ quan, đơn vị có liên quan: 01 bản sao. - Hồ sơ quy định tại điểm a khoản này: 01 bản sao. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại điểm b khoản này, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định xử lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị xử lý tài sản không phù hợp. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản gồm: - Tên cơ quan, đơn vị có tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản, số lượng, giá trị tài sản); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; - Trách nhiệm tổ chức thực hiện. Ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí cho việc khắc phục hậu quả, sửa chữa tài sản kết cấu hạ tầng chợ để đảm bảo khôi phục hoạt động. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc bồi thường thiệt hại tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định 60/2024/NĐ-CP. Tài sản kết cấu hạ tầng chợ khi bị hủy hoại, bị mất cần được khắc phục nhanh chóng và cũng đã được phân rõ thẩm quyền xử lý cũng như trình tự thủ tục xử lý hậu quả. Từ đó để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng chợ theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và pháp luật có liên quan.
Nên làm gì khi xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà? Hành vi "vẽ bậy" lên xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Nhiều người thắc mắc hành vi “vẽ bậy” lên xe ô tô khi bị xe đỗ chắn trước nhà có bị phạt không? Xe ô tô đỗ trước cửa nhà người dân có vi phạm luật giao thông đường bộ không? (1) "Vẽ bậy" lên xe ô tô do đỗ xe chắn trước nhà có thể bị phạt lên đến 50 triệu đồng Những sự việc “vẽ bậy” lên xe ô tô do ô tô đỗ xe chắn ngang trước cửa nhà, lối ra vào của các căn nhà mặt tiền cũng không phải là mới xuất hiện gần đây. Các xe ô tô bị xịt sơn, ghi chữ “Đỗ ngu” hoặc bị cào xước sơn, đập phá được chụp lại rồi lan truyền trên mạng. Có nhiều luồng ý kiến trái chiều như chủ xe vô ý thức, đỗ xe chắn lối ra vào làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của người khác nên bị vậy là xứng đáng, có người cho rằng việc đỗ xe ở những nơi không có biển cấm đỗ xe là không sai với quy định của pháp luật, do đó dù cho xe có đỗ trước cửa nhà thì người dân cũng không được xịt sơn, vẽ bậy, phá hoại xe ô tô. Hành vi xịt sơn, vẽ bậy, đập phá xe ô tô của người khác có thể bị truy cứu hình sự theo tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015. Theo đó, khoản 1 Điều 178 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định mức phạt đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau: Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; - Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; - Tài sản là di vật, cổ vật. Căn cứ theo quy định trên, người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu thì bị phạt tiền từ 10 đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Nếu hành vi gây thiệt hại dưới 2 triệu nhưng xe ô tô đó là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì người phạm tội cũng sẽ bị phạt tương tự. Ngoài ra, đối với tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản còn có khung hình phạt tăng nặng lên đến 20 năm tù và phạt tiền lên đến 100 triệu đồng. Tuy nhiên, thực tế thì hành vi tạt sơn, vẽ bậy lên xe ô tô sẽ không đến mức đặc biệt nghiêm trọng để truy cứu khung hình phạt tăng nặng này. Khi người dân bị xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà, chắn lối đi làm ảnh hưởng công việc kinh doanh nên bình tĩnh, quan sát trên xe ô tô có số điện thoại để liên hệ với chủ xe không, nếu có thì có thể liên hệ người này dời xe đỗ sang chỗ khác hoặc có thể báo cho công an phường trung gian giải quyết vì nếu để các bên tự hành xử, có thể dẫn đến mất an ninh trật tự của địa phương. Chủ nhà không nên có hành vi xịt sơn, phá hoại xe ô tô đỗ chắn cửa vì có thể chủ nhà sẽ bị cuốn vào vòng xoáy pháp lý. (2) Có chế tài với trường hợp đỗ xe làm ảnh hưởng công việc kinh doanh của người khác không? Luật Giao thông đường bộ 2008 có nhiều điều khoản quy định về dừng, đỗ xe trên đường bộ. Cụ thể, khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định như: - Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình. - Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó. - Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết; Ngoài ra, khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng nêu rõ, người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây: - Bên trái đường một chiều; - Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất; - Trên cầu, gầm cầu vượt; - Song song với một xe khác đang dừng, đỗ; - Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; - Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau; - Nơi dừng của xe buýt; - Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; - Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; - Trong phạm vi an toàn của đường sắt; - Che khuất biển báo hiệu đường bộ. Trong khi đó, đối với người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố, Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, lái xe phải tuân theo quy định tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định và phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét. Bên cạnh đó, lái xe không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định. Như vậy, trong trường hợp tài xế đã đỗ xe đúng với những quy định nêu trên thì đương nhiên không bị xử phạt, kể cả khi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác. Tuy nhiên, cánh tài xế cũng cần lưu ý, cân nhắc địa điểm trước khi đỗ xe để tránh ảnh hưởng công việc kinh doanh của người khác. Tài xế nên để lại số điện thoại liên hệ để liên hệ trong trường hợp xe của mình đỗ chắn lối làm ảnh hưởng người khác. Chủ nhà và tài xế nên nhường nhịn nhau một chút, “dĩ hòa vi quý” khi có tình huống đỗ xe chắn lối trước nhà để các bên đều thuận lợi thực hiện được việc mình cần làm mà không gây mất an ninh trật tự. Đối với việc xử phạt, khi tài xế dừng đỗ xe vi phạm những điều khoản kể trên, tùy trường hợp sẽ có mức phạt hành chính khác nhau, từ 400.000 đồng – 2.000.000 đồng.
Tự ý hủy hoại giấy tờ tùy thân có thể bị phạt đến 20 triệu đồng!
Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể. Pháp luật có quy định các mức xử phạt đối với những hành vi hủy hoại giấy tờ này. Bài viết sẽ cung cấp đến người dân một số thông tin liên quan vấn đề. Giấy tờ tùy thân là gì? “Giấy tờ tùy thân” là cụm từ quá quen thuộc trong đời sống của chúng ta, mặc dù vậy, nhưng chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì. Thế nhưng, đối với một số văn bản quy định cụ thể một số loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân nhưng không liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì, cụ thể: - Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Khoản 1 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về CCCD của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam. - Theo tinh thần của Nghị định 136/2007/NĐ-CP trước đây quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND hay Luật Căn cước công dân 2014 quy định thẻ CCCD là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. - Ngoài ra, nhiều văn bản luật cũng đề cập đến giấy tờ tùy thân trong thành phần hồ sơ của đương sự như Luật Công chứng (điều 40), Bộ luật Lao động (điều 17), Luật Xử phạt vi phạm hành chính (điều 130). Tuy nhiên, tùy trường hợp mà giấy tờ tùy thân bao gồm các loại giấy tờ khác nhau. Ví dụ: đối với Luật Công chứng thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: CMND, kết hôn, khai sinh, sổ hộ khẩu… Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và nhân thân của một người. Nhưng hiện nay chỉ có CMND, CCCD, Hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân. Xử phạt hành vi hủy hoại giấy tờ tùy thân Theo đó, các giấy tờ tùy thân là giấy tờ dùng để xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người như: CMND, CCCD, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,... Các hành vi hủy hoại, đốt, xé,... là những hành vi trái với quy định pháp luật và phải chịu những mức xử phạt như sau: 1) Đối với hành vi hủy hoại Chứng minh nhân dân, căn cước công dân - Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy CMND, CMND hoặc thẻ CCCD. Trong đó, hành vi hủy hoại, cố ý làm hư hỏng Giấy CMND, CMND, thẻ CCCD hoặc Giấy xác nhận số CMND sẽ bị phạt tiền từ 01-02 triệu đồng. Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. 2) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch - Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi Hành vi vi phạm nguyên tắc đăng ký, quản lý hộ tịch, sử dụng giấy tờ hộ tịch; xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hộ tịch. Trong đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại giấy tờ hộ tịch, sổ hộ tịch,... Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung 3) Đối với hành vi hủy hoại giấy tờ về quốc tịch: - Căn cứ tại khoản 3 Điều 46 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch. Trên đây là một số mức phạt về hủy hoại các loại giấy tờ tùy thân mà các bạn có thể tham khảo.