Re:Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật
Trả lời câu số 4: Căn cứ Điều Nghị định 40/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHVB 2008 Điều 29. Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật 1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành. 2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi. Điểm khác biệt rõ nhất giữa hủy bỏ và bãi bỏ là: Bãi bỏ: Do căn cứ pháp lý ban hành văn bản A đã hết hiệu lực hoặc hết hiệu lực một phần, dẫn đến A rơi vào tình trạng không còn phù hợp. A hết hiệu lực vào ngày văn bản bãi bỏ có hiệu lực. Hủy bỏ: A được ban hành trái thẩm quyền, hình thức hoặc căn cứ pháp lý của A đã hết hiệu lực trước thời điểm ban hành văn bản. A chấm dứt hiệu lực từ ngày văn bản hủy bỏ có hiệu lực và A được xem như chưa hề có hiệu lực. Mặc dù Nghị định đã quy định nhưng hầu như chúng ta đều không nhận thức rõ được sự khác biệt giữa 2 từ này. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL cũng không nắm rõ và nhầm lẫn trong việc sử dụng 2 từ này thì quả thật là tai hại: Ví dụ: Thông tư 162/2010/TT-BTC hủy bỏ điểm 16 Mục V 95/2008/TT-BTC NGÀY 24/10/2008 về chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán Thông tư 22/2011/TT-NHNN hủy bỏ Điểm đ Khoản 2 Điều 1 và Mục 5 Thông tư 13/2010/TT- Thông tư 04/2012/TT-BKHCN hủy bỏ khoản 4 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN về cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp Thông tư 55/2011/TT-BGTVT Hủy bỏ Điều 7, Điều 23, Điều 29 Thông tư 14/2008/QĐ-BGTVT về phòng thí nghiệm chuyên ngành giao thông Chưa thể kiểm tra được các cơ quan nhà nước có cố tình hủy bỏ những nội dung này hay không? Giả sử có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ thì tình trang hiệu lực của các nội dung bị hủy bỏ từ thời điểm nó có hiệu lực đến thời điểm nó bị hủy bỏ sẽ giải quyết như thế nào? Những cá nhân cơ quan tổ chức lỡ vận dụng những quy phạm này rồi thì hậu quả pháp lý phải giải quyết như thế nào. Ở trung ương thì tình trạng này ít hơn, nhưng ở địa phương thì mọi người có thể tự kiểm chứng, việc "hủy bỏ" văn bản được dùng rất nhiều nhưng không lường trước được hậu quả pháp lý của nó! Bây giờ mà xử lý chắc cũng không xuể. Đây là cái lý do chính mình nói rằng qua bài viết có thể phát sinh vấn đề lên đến ngàn tỉ
Re:Những điều cần biết về Văn bản quy phạm pháp luật
Trả lời câu số 4: Căn cứ Điều Nghị định 40/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật BHVB 2008 Điều 29. Hủy bỏ, bãi bỏ văn bản trái pháp luật 1. Hình thức hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản đó được ban hành trái thẩm quyền về hình thức, thẩm quyền về nội dung hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật từ thời điểm văn bản được ban hành. 2. Hình thức bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung văn bản áp dụng trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ văn bản làm căn cứ ban hành văn bản được kiểm tra đã được thay thế bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến nội dung của văn bản không còn phù hợp với pháp luật hiện hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội thay đổi. Điểm khác biệt rõ nhất giữa hủy bỏ và bãi bỏ là: Bãi bỏ: Do căn cứ pháp lý ban hành văn bản A đã hết hiệu lực hoặc hết hiệu lực một phần, dẫn đến A rơi vào tình trạng không còn phù hợp. A hết hiệu lực vào ngày văn bản bãi bỏ có hiệu lực. Hủy bỏ: A được ban hành trái thẩm quyền, hình thức hoặc căn cứ pháp lý của A đã hết hiệu lực trước thời điểm ban hành văn bản. A chấm dứt hiệu lực từ ngày văn bản hủy bỏ có hiệu lực và A được xem như chưa hề có hiệu lực. Mặc dù Nghị định đã quy định nhưng hầu như chúng ta đều không nhận thức rõ được sự khác biệt giữa 2 từ này. Nếu cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL cũng không nắm rõ và nhầm lẫn trong việc sử dụng 2 từ này thì quả thật là tai hại: Ví dụ: Thông tư 162/2010/TT-BTC hủy bỏ điểm 16 Mục V 95/2008/TT-BTC NGÀY 24/10/2008 về chế độ kế toán đối với công ty chứng khoán Thông tư 22/2011/TT-NHNN hủy bỏ Điểm đ Khoản 2 Điều 1 và Mục 5 Thông tư 13/2010/TT- Thông tư 04/2012/TT-BKHCN hủy bỏ khoản 4 Mục I Thông tư 01/2008/TT-BKHCN về cấp, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp Thông tư 55/2011/TT-BGTVT Hủy bỏ Điều 7, Điều 23, Điều 29 Thông tư 14/2008/QĐ-BGTVT về phòng thí nghiệm chuyên ngành giao thông Chưa thể kiểm tra được các cơ quan nhà nước có cố tình hủy bỏ những nội dung này hay không? Giả sử có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ thì tình trang hiệu lực của các nội dung bị hủy bỏ từ thời điểm nó có hiệu lực đến thời điểm nó bị hủy bỏ sẽ giải quyết như thế nào? Những cá nhân cơ quan tổ chức lỡ vận dụng những quy phạm này rồi thì hậu quả pháp lý phải giải quyết như thế nào. Ở trung ương thì tình trạng này ít hơn, nhưng ở địa phương thì mọi người có thể tự kiểm chứng, việc "hủy bỏ" văn bản được dùng rất nhiều nhưng không lường trước được hậu quả pháp lý của nó! Bây giờ mà xử lý chắc cũng không xuể. Đây là cái lý do chính mình nói rằng qua bài viết có thể phát sinh vấn đề lên đến ngàn tỉ