Quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán
Ngày 21/06/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán. Theo đó quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán. (1) Quy định các nội dung hoạt động đại lý thanh toán Theo Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định các nội dung hoạt động đại lý thanh toán, như sau: Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau: - Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán. - Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng. - Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch: + Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý; + Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành; + Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành; + Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ. - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng. (2) Quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán Theo Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán, như sau: - Hoạt động giao đại lý thanh toán phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa bên giao đại lý và bên đại lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện các nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có) của bên giao đại lý, bên đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba. - Khi thực hiện nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, bên đại lý là tổ chức khác phải mở và duy trì tài khoản thanh toán tại bên giao đại lý để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý trong phạm vi số dư do bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận; tài khoản thanh toán này phải được tách biệt với các tài khoản thanh toán phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác của bên đại lý mở tại bên giao đại lý. - Bên giao đại lý thu phí của khách hàng thông qua bên đại lý theo mức phí do bên giao đại lý quy định trong từng thời kỳ. Bên giao đại lý và bên đại lý không được thu thêm các loại phí ngoài biểu phí do bên giao đại lý quy định và công bố. Biểu phí dịch vụ của bên giao đại lý phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật và được niêm yết công khai tại các điểm đại lý thanh toán và trên trang thông tin điện tử của bên đại lý (nếu có). - Bên giao đại lý và bên đại lý phải có cam kết bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên giao đại lý được phép ký kết hợp đồng đại lý thanh toán với tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc. Số lượng điểm đại lý thanh toán của các tổ chức khác phải đảm bảo số lượng điểm đại lý thanh toán trên các địa bàn cấp huyện (không bao gồm quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 70% số lượng điểm đại lý thanh toán của bên giao đại lý. - Số lượng đại lý thanh toán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do bên giao đại lý tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của bên giao đại lý; số lượng điểm đại lý thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng quyết định trên cơ sở mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán được quy định tại Điều 4, 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024.
Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành, cần đáp ứng giấy phép gì không?
Hiện nay, khi tìm kiếm các chuyến du lịch trên mạng chúng ta thường được các bên đại lý lữ hành liên hệ để giao kết hợp đồng du lịch cho bên kinh doanh du lịch. Vậy, điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành là gì? Có cần giấy phép gì không? 1. Đại lý kinh doanh lữ hành là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017 có giải thích kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Dù vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành. 2. Đại lý ký hợp đồng với cơ sở kinh doanh lữ hành đủ điều kiện Cụ thể Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định bên kinh doanh dịch vụ lữ hành đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau: - Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. + Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. - Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. + Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. 3. Hợp đồng giao kết với bên kinh doanh lữ hành của đại lý Căn cứ Điều 41 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng giao kết đại lý lữ hành được thực hiện như sau: - Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành. - Hợp đồng đại lý lữ hành phải có các nội dung sau đây: + Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; + Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán; + Quyền và trách nhiệm của các bên; + Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. 4. Bên giao đại lý lữ hành có trách nhiệm gì? Cụ thể Điều 42 Luật Du lịch 2017 bên giao đại lý lữ hành phải có trách nhiệm với bên đại lý bao gồm: - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành. - Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành. - Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch. 5. Bên đại lý lữ hành có trách nhiệm gì? Căn cứ Điều 43 Luật Du lịch 2017 quy định trách nhiệm của đại lý lữ hành như sau: - Thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành. - Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý; không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch. - Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật. - Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý. Như vậy, đại lý kinh doanh lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Công ty TNHH nệm A có ký hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh B thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên hợp đồng đại lý được thực hiện hết 2 năm thì bên cty nệm A mở thêm 1 đại lý có địa điểm kinh doanh cách Cửa hàng của B 500m, khoảng 3 tháng kể từ ngày đại lý mới khai trương, doanh số bán hàng và doanh thu của B giảm sút gần 50% nên B đề nghị được chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời hạn. Hộ kinh doanh B cũng đồng thời yêu cầu công ty A trả cho B một khoản tiền vì B cho rằng A có lỗi (mở thêm đại lý mới gần nơi B kinh doanh) và B đã có đóng góp cho cty A bằng việc xây dựng cho A một danh sách khách hàng truyền thống trong 2 năm qua. Theo Anh/Chị A mở thêm đại lý mới có lỗi hay không? B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này không? A có phải trả cho B khoản tiền nào không nếu Hợp đồng chấm dứt?
Chào Luật sư. Luật sư cho em hỏi là do bên đại lý giao hàng chậm làm mất uy tín của bên giao đại lý nên bên giao đại lý ra văn bản đề nghị bên đại lý ngừng phân phối sản phẩm thì có được không ạ? nếu bên đại lý không đồng ý với yêu cầu này và cũng yêu cầu bên giao đại lý tiếp tục thực hiện hợp đồng và phải bồi thường tổn thất, tiền thuê kho bãi , chịu phạt vì vi phạm thỏa thuận về đại lý độc quyền khi ký hợp đồng với công ty B khác ngay trong ngày ra văn bản đề nghị bên đại lý ngừng phân phối sản phẩm. Sau đó bên giao đại lý không chấp nhận với yêu cầu của bên đại lý mà chỉ đồng ý bồi thường theo Đ177, và yêu câu chấm dứt đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thì nên giải quyết như thế nào ạ?
Xin giúp em một số câu hỏi về hợp đồng đại lý ạ
Cho em hỏi với ạ Cty A đăng tuyển đại lý với nội dung: - Để là đại lý cho Cty A, bên B không được bán các sản phẩm cạnh tranh của các công ty khác. đồng thời bên A chỉ ký hợp đồng đại lý với bên B trong phạm vi quận hoàn kiếm - Yêu cầu về mặt bằng kinh doanh sản phẩm của Cty A: diện tích mặt bằng ít nhất 50m2 và có kho chứa hàng riêng. Cty A sẽ cung cấp các thiết bị bảo quản và giá kệ cho đại lý - Trong lần nhập hàng đầu tiên, bên đại lý phải mua hàng với giá trị tối thiểu là 250 triệu đồng. Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của bên đại lý sau khi được bàn giao - bên đại lý tự quy định giá bán lẻ cho khách hàng - thời hạn đại lý là 3 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Các bên không có thỏa thuận gì thêm Đến tháng 11/2017, bên B ký hợp đồng làm đại lý cho cty A. Nhưng đến tháng 3/2018, bên B thấy điều kiện làm đại lý của cty C tốt hơn và cty C cũng đề nghị bên B làm đại ly cho mình. Vì vậy bên B đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý cho cty A và yêu cầu công ty A trả cho mình 50 triệu cho thời gian bên B làm đại lý. cho em hỏi 1. những yêu cầu tuyển đại lý của công ty A có phù hợp với tính pháp lý không? cần sửa những điểm nào? 2. Bên B có được đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý không? Bên B có đưuọc yêu cầu cty A trả 50 triệu không? Mong luật sư tư vấn giúp ạ!
Chế độ BHXH đối với hợp đồng đại lý
Luật sư cho tôi hỏi, hiện Tôi đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Bắc giang.Loại hợp đồng: Hợp đồng đại lý và dịch vụ theo hình thức cộng tác viên.Nhứng, cơ quan không hề đóng bất cứ 1 loại bảo hiểm nào cho Tôi cũng như nhứng trường hợp như Tôi từ năm 2012 trở lại đây.Như vậy là đúng hay sai?
Hợp đồng đại lý trong kinh doanh thương mại
Em đang làm đề tài về hợp đồng đại lý , anh chị có tài liệu, số liệu gì không chia sẻ em với :D
Quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán
Ngày 21/06/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán. Theo đó quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán. (1) Quy định các nội dung hoạt động đại lý thanh toán Theo Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định các nội dung hoạt động đại lý thanh toán, như sau: Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ sau: - Nhận hồ sơ mở tài khoản thanh toán, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán. - Nhận hồ sơ phát hành thẻ ngân hàng, kiểm tra, xác minh thông tin nhận biết khách hàng để gửi cho bên giao đại lý và hướng dẫn khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng. - Tiếp nhận yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng, lập, ký, kiểm soát, xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng, chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, nhận tiền mặt từ khách hàng hoặc trả tiền mặt cho khách hàng nhằm thực hiện các giao dịch: + Nộp/rút tiền mặt vào/từ tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại bên giao đại lý; + Nộp/rút tiền mặt vào/từ thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh của khách hàng do bên giao đại lý phát hành; + Nộp tiền mặt để thanh toán dư nợ thẻ tín dụng của khách hàng do bên giao đại lý phát hành; + Thực hiện dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ. - Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được yêu cầu cung cấp dịch vụ thanh toán của khách hàng thì bên đại lý xử lý chứng từ giao dịch của khách hàng và thực hiện chuyển thông tin giao dịch của khách hàng cho bên giao đại lý, trừ trường hợp xảy ra sự cố hệ thống thông tin và/hoặc các điều kiện bất khả kháng khác không thể thực hiện được giao dịch của khách hàng. (2) Quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán Theo Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán, như sau: - Hoạt động giao đại lý thanh toán phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa bên giao đại lý và bên đại lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện các nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có) của bên giao đại lý, bên đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba. - Khi thực hiện nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, bên đại lý là tổ chức khác phải mở và duy trì tài khoản thanh toán tại bên giao đại lý để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý trong phạm vi số dư do bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận; tài khoản thanh toán này phải được tách biệt với các tài khoản thanh toán phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác của bên đại lý mở tại bên giao đại lý. - Bên giao đại lý thu phí của khách hàng thông qua bên đại lý theo mức phí do bên giao đại lý quy định trong từng thời kỳ. Bên giao đại lý và bên đại lý không được thu thêm các loại phí ngoài biểu phí do bên giao đại lý quy định và công bố. Biểu phí dịch vụ của bên giao đại lý phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật và được niêm yết công khai tại các điểm đại lý thanh toán và trên trang thông tin điện tử của bên đại lý (nếu có). - Bên giao đại lý và bên đại lý phải có cam kết bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan. - Bên giao đại lý được phép ký kết hợp đồng đại lý thanh toán với tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc. Số lượng điểm đại lý thanh toán của các tổ chức khác phải đảm bảo số lượng điểm đại lý thanh toán trên các địa bàn cấp huyện (không bao gồm quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 70% số lượng điểm đại lý thanh toán của bên giao đại lý. - Số lượng đại lý thanh toán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do bên giao đại lý tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của bên giao đại lý; số lượng điểm đại lý thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng quyết định trên cơ sở mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy quy định về nội dung, nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán được quy định tại Điều 4, 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2024.
Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành, cần đáp ứng giấy phép gì không?
Hiện nay, khi tìm kiếm các chuyến du lịch trên mạng chúng ta thường được các bên đại lý lữ hành liên hệ để giao kết hợp đồng du lịch cho bên kinh doanh du lịch. Vậy, điều kiện để kinh doanh đại lý lữ hành là gì? Có cần giấy phép gì không? 1. Đại lý kinh doanh lữ hành là gì? Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Du lịch 2017 có giải thích kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng. Dù vậy, tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trường hợp khách du lịch mua chương trình du lịch thông qua đại lý lữ hành thì hợp đồng lữ hành được giao kết giữa khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành giao đại lý; trong hợp đồng phải ghi tên, địa chỉ của đại lý lữ hành. 2. Đại lý ký hợp đồng với cơ sở kinh doanh lữ hành đủ điều kiện Cụ thể Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định bên kinh doanh dịch vụ lữ hành đáp ứng điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau: - Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. + Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. - Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm: + Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. + Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. + Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế. 3. Hợp đồng giao kết với bên kinh doanh lữ hành của đại lý Căn cứ Điều 41 Luật Du lịch 2017 quy định hợp đồng giao kết đại lý lữ hành được thực hiện như sau: - Hợp đồng đại lý lữ hành phải được lập thành văn bản giữa bên giao đại lý là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và bên nhận đại lý là tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành. - Hợp đồng đại lý lữ hành phải có các nội dung sau đây: + Tên, địa chỉ của bên giao đại lý và bên nhận đại lý; + Chương trình du lịch, giá bán chương trình du lịch được giao cho đại lý, mức hoa hồng đại lý, thời điểm thanh toán; + Quyền và trách nhiệm của các bên; + Thời hạn hiệu lực của hợp đồng đại lý. 4. Bên giao đại lý lữ hành có trách nhiệm gì? Cụ thể Điều 42 Luật Du lịch 2017 bên giao đại lý lữ hành phải có trách nhiệm với bên đại lý bao gồm: - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận đại lý lữ hành. - Tổ chức thực hiện chương trình du lịch do bên nhận đại lý lữ hành bán; chịu trách nhiệm với khách du lịch về chương trình du lịch giao cho bên nhận đại lý lữ hành. - Hướng dẫn, cung cấp cho bên nhận đại lý lữ hành thông tin liên quan đến chương trình du lịch. 5. Bên đại lý lữ hành có trách nhiệm gì? Căn cứ Điều 43 Luật Du lịch 2017 quy định trách nhiệm của đại lý lữ hành như sau: - Thông báo cho cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thời điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh, thông tin về doanh nghiệp giao đại lý lữ hành. - Thực hiện việc bán chương trình du lịch đúng nội dung và đúng giá như hợp đồng đại lý; không được tổ chức thực hiện chương trình du lịch. - Lập và lưu giữ hồ sơ về chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch theo quy định của pháp luật. - Treo biển đại lý lữ hành ở vị trí dễ nhận biết tại trụ sở đại lý. Như vậy, đại lý kinh doanh lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Công ty TNHH nệm A có ký hợp đồng đại lý với Hộ kinh doanh B thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên hợp đồng đại lý được thực hiện hết 2 năm thì bên cty nệm A mở thêm 1 đại lý có địa điểm kinh doanh cách Cửa hàng của B 500m, khoảng 3 tháng kể từ ngày đại lý mới khai trương, doanh số bán hàng và doanh thu của B giảm sút gần 50% nên B đề nghị được chấm dứt hợp đồng đại lý trước thời hạn. Hộ kinh doanh B cũng đồng thời yêu cầu công ty A trả cho B một khoản tiền vì B cho rằng A có lỗi (mở thêm đại lý mới gần nơi B kinh doanh) và B đã có đóng góp cho cty A bằng việc xây dựng cho A một danh sách khách hàng truyền thống trong 2 năm qua. Theo Anh/Chị A mở thêm đại lý mới có lỗi hay không? B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này không? A có phải trả cho B khoản tiền nào không nếu Hợp đồng chấm dứt?
Chào Luật sư. Luật sư cho em hỏi là do bên đại lý giao hàng chậm làm mất uy tín của bên giao đại lý nên bên giao đại lý ra văn bản đề nghị bên đại lý ngừng phân phối sản phẩm thì có được không ạ? nếu bên đại lý không đồng ý với yêu cầu này và cũng yêu cầu bên giao đại lý tiếp tục thực hiện hợp đồng và phải bồi thường tổn thất, tiền thuê kho bãi , chịu phạt vì vi phạm thỏa thuận về đại lý độc quyền khi ký hợp đồng với công ty B khác ngay trong ngày ra văn bản đề nghị bên đại lý ngừng phân phối sản phẩm. Sau đó bên giao đại lý không chấp nhận với yêu cầu của bên đại lý mà chỉ đồng ý bồi thường theo Đ177, và yêu câu chấm dứt đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thì nên giải quyết như thế nào ạ?
Xin giúp em một số câu hỏi về hợp đồng đại lý ạ
Cho em hỏi với ạ Cty A đăng tuyển đại lý với nội dung: - Để là đại lý cho Cty A, bên B không được bán các sản phẩm cạnh tranh của các công ty khác. đồng thời bên A chỉ ký hợp đồng đại lý với bên B trong phạm vi quận hoàn kiếm - Yêu cầu về mặt bằng kinh doanh sản phẩm của Cty A: diện tích mặt bằng ít nhất 50m2 và có kho chứa hàng riêng. Cty A sẽ cung cấp các thiết bị bảo quản và giá kệ cho đại lý - Trong lần nhập hàng đầu tiên, bên đại lý phải mua hàng với giá trị tối thiểu là 250 triệu đồng. Hàng hóa thuộc quyền sở hữu của bên đại lý sau khi được bàn giao - bên đại lý tự quy định giá bán lẻ cho khách hàng - thời hạn đại lý là 3 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Các bên không có thỏa thuận gì thêm Đến tháng 11/2017, bên B ký hợp đồng làm đại lý cho cty A. Nhưng đến tháng 3/2018, bên B thấy điều kiện làm đại lý của cty C tốt hơn và cty C cũng đề nghị bên B làm đại ly cho mình. Vì vậy bên B đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý cho cty A và yêu cầu công ty A trả cho mình 50 triệu cho thời gian bên B làm đại lý. cho em hỏi 1. những yêu cầu tuyển đại lý của công ty A có phù hợp với tính pháp lý không? cần sửa những điểm nào? 2. Bên B có được đình chỉ thực hiện hợp đồng đại lý không? Bên B có đưuọc yêu cầu cty A trả 50 triệu không? Mong luật sư tư vấn giúp ạ!
Chế độ BHXH đối với hợp đồng đại lý
Luật sư cho tôi hỏi, hiện Tôi đang công tác tại doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Bắc giang.Loại hợp đồng: Hợp đồng đại lý và dịch vụ theo hình thức cộng tác viên.Nhứng, cơ quan không hề đóng bất cứ 1 loại bảo hiểm nào cho Tôi cũng như nhứng trường hợp như Tôi từ năm 2012 trở lại đây.Như vậy là đúng hay sai?
Hợp đồng đại lý trong kinh doanh thương mại
Em đang làm đề tài về hợp đồng đại lý , anh chị có tài liệu, số liệu gì không chia sẻ em với :D