Đơn đặt hàng (Purchase Order) có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Liệu đơn đặt hàng (Purchase Order - PO) có đầy đủ thông tin người mua, người bán thì có giá trị pháp lý như một hợp đồng hay chỉ đơn thuần là một thỏa thuận mua bán? (1) Tính pháp lý của hợp đồng Theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, nội dung của hợp đồng thường có các thông tin sau đây: - Đối tượng của hợp đồng - Số lượng, chất lượng - Giá, phương thức thanh toán - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng - Quyền, nghĩa vụ của các bên - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Phương thức giải quyết tranh chấp Theo khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định, việc mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Từ những quy định trên, có một câu hỏi được đặt ra đó là liệu đơn đặt hàng (PO) có đầy đủ các nội dung về thông tin người mua, thông tin người bán, giá cả, phương thức thanh toán, quyền, nghĩa vụ của các bên thì có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không? (2) Đơn đặt hàng (Purchase Order) có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không? Ngày 08/2/2024, Tổng cục Hải quan có Công văn 1193/TCHQ-GSQL gửi đến Cục hải quan các tỉnh, thành phố để hướng dẫn giải quyết vấn đề một số Cục Hải quan địa phương không chấp nhận Purchase Order (PO) như một chứng từ tương đương hợp đồng khi doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan. Theo công văn, Tổng cục Hải quan nêu rõ, trường hợp doanh nghiệp nộp PO cho cơ quan hải quan thể hiện được các điều khoản của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa (tên của bên bán, bên mua; tên hàng; số lượng; đơn giá; thời gian, điều kiện giao hàng được quy định theo Incoterms; điều kiện thanh toán…), đủ làm cơ sở cho cơ quan hải quan xác định được chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế của hàng hóa thì cơ quan hải quan chấp nhận như một chứng từ tương đương hợp đồng để làm thủ tục hải quan. Tại Công văn 4380/CT-TTHT ngày 13/6/2012 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh có nêu, chỉ có đơn chào hàng, đơn đặt hàng (có thể qua email) xác nhận các thông tin mua bán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế mua bán thì mới được xem là một hình thức của hợp đồng kinh tế. Hay trong Điều 11 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế có quy định, hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Tổng hợp các quy định trên, nếu một đơn đặt hàng (PO) có các điều khoản của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa như tên của bên bán, bên mua, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thời gian, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán,... thì PO đó được chấp nhận có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng mua bán hàng hóa. (3) Rủi ro khi dùng PO thay thế cho hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tế, người có thẩm quyền có lý của họ khi từ chối xem PO có giá trị tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, vì PO cũng tiềm tàng một số nguy cơ rủi ro sau: Rủi ro về tính pháp lý: - Thiếu tính ràng buộc: PO thường không tuân thủ đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, dẫn đến việc khó khăn trong việc thực thi pháp luật khi xảy ra tranh chấp. - Mâu thuẫn pháp lý: Nội dung PO có thể mâu thuẫn với các quy định pháp luật hiện hành, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. - Thiếu bằng chứng pháp lý: PO chỉ là một văn bản đơn phương do bên mua phát hành, thiếu sự thỏa thuận và xác nhận của bên bán, khiến việc chứng minh sự tồn tại của hợp đồng trở nên khó khăn. Rủi ro về thực hiện nghĩa vụ: - Vi phạm hợp đồng: Bên bán có thể không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp hàng hóa theo như thỏa thuận trong PO, dẫn đến thiệt hại cho bên mua. - Tranh chấp thanh toán: Việc thanh toán không được quy định rõ ràng trong PO có thể dẫn đến tranh chấp về thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, số tiền thanh toán,... - Thiếu trách nhiệm giải quyết khiếu nại: PO thường không quy định rõ ràng về trách nhiệm giải quyết khiếu nại khi xảy ra vấn đề về chất lượng, số lượng hàng hóa,... Rủi ro về an ninh thông tin: - Rò rỉ thông tin mật: PO có thể chứa thông tin mật của doanh nghiệp như giá cả, nhà cung cấp,... nếu không được bảo mật cẩn thận có thể bị đánh cắp bởi đối thủ cạnh tranh. - Lừa đảo: PO giả mạo có thể được sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể khắc phục các điểm rủi ro này để PO được chấp nhận có giá trị ngang với hợp đồng bằng cách: - Soạn thảo PO đầy đủ, chi tiết và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. - Quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. - Sử dụng các biện pháp an ninh thông tin để bảo vệ thông tin mật. Ngoài ra, nếu để chắc chắn về pháp lý, doanh nghiệp cân nhắc phương án ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thay vì chỉ sử dụng PO để tránh các rắc rối không đáng có về sau. Lưu ý, thông tin trên bài viết chỉ mang tính tham khảo, doanh nghiệp nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của luật sư để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Xác định lãi suất nợ quá hạn và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại?
Cách xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường do một bên chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Và việc có trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay không? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại (được ban hành kèm theo Quyết định 698/QĐ-CA năm 2016 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành) Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo đơn khởi kiện đề ngày 07-7-2007, đơn đề nghị thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 10-10-2007, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trình bày của đại diện nguyên đơn thì: Ngày 03-10-2006, Công ty cổ phần thép Việt Ý (sau đây gọi tắt là Công ty thép Việt Ý) ký Hợp đồng kinh tế số 03/2006-HĐKT với Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Công ty kim khí Hưng Yên); do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 621 ngày 10-9-2005 của Tổng Giám đốc Công ty. Theo Hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý (bên A) mua hàng hóa là phôi thép đúc liên tục CTS-5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380-94 của Công ty kim khí Hưng Yên (bên B) với số lượng 3.000 tấn +/- 5%, đơn giá 6.750.000 đồng/tấn; thời gian giao hàng từ 25 đến 31-10-2006; tổng giá trị hợp đồng là 20.250.000.000 đồng +/-5%. Ngày 04-10-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển toàn bộ số tiền 20.250.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên theo ủy nhiệm chi thông qua Ngân hàng ngoại thương Hải Dương. Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao cho Công ty thép Việt Ý tổng số lượng hàng là 2.992,820 tấn phôi thép, còn thiếu 7,180 tấn tương ứng với số tiền 48.465.000 đồng. Ngày 20-12-2006, hai bên ký tiếp Hợp đồng số 05/2006-HĐKT. Đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng là ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc (theo Giấy ủy quyền số 1296/UQ/HYM của Tổng Giám đốc Công ty). Theo hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý mua 5.000 tấn phôi thép (tiêu chuẩn và chất lượng giống như Hợp đồng số 03), đơn giá 7.290.000 đồng/tấn (kể cả thuế VAT và cước phí vận chuyển). Tổng giá trị hợp đồng là 36.450.000.000đồng +/- 5%; thời gian giao hàng từ ngày 18-01-2007 đến ngày 30-01-2007; Công ty thép Việt Ý sẽ ứng trước 500.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên ngay sau khi ký hợp đồng; số tiền còn lại sẽ thanh toán theo hai đợt sau khi Công ty thép Việt Ý nhận hàng. Hợp đồng còn quy định nghĩa vụ của Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng nếu không giao hàng đúng chủng loại hoặc không giao hàng. Theo đại diện của Công ty thép Việt Ý thì ngày 21-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 500.000.000 đồng tiền ứng trước, nhưng hợp đồng này Công ty kim khí Hưng Yên không thực hiện mà không có lý do. Cùng ngày 20-12-2006, Công ty thép Việt Ý cũng đã ký kết Hợp đồng số 06/2006 với Công ty kim khí Hưng Yên (do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện) để mua của Công ty kim khí Hưng Yên 3.000 tấn phôi thép, đơn giá 7.200.000 đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 21.600.000.000 đồng; thời gian giao hàng từ ngàv 05-01-2007 đến ngày 15-01-2007. Ngày 22-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên đủ 21.600.000.000đồng theo ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hưng Yên, nhưng Công ty kim khí Hưng Yên mới chuyển cho Công ty thép Việt Ý 2.989,890 tấn phôi thép, còn thiếu 7,640 tấn, tương đương số tiền là 55.008.000 đồng. Ngày 01-02-2007, Công ty thép Việt Ý ký kết Hợp đồng số 01/2007 với Công ty kim khí Hưng Yên (do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện) để mua 5.000 tấn phôi thép của Công ty kim khí Hưng Yên, đơn giá 7.800.000đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 39.000.000.000 đồng +/- 5%. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 37.710.000.000 đồng và Công ty kim khí Hưng Yên đã chuyển cho Công ty thép Việt Ý 3.906,390 tấn phôi thép, thành tiền là 30.469.842.000 đồng. Số phôi thép Công ty kim khí Hưng Yên chưa trả cho Công ty thép Việt Ý là 928,25538 tấn, tương đương số tiền là 7.240.158.000 đồng. Công ty thép Việt Ý đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện hợp đồng nhưng Công ty kim khí Hưng Yên vẫn không thực hiện, buộc Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty. Do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm các hợp đồng hai bên đã ký kết nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán và bồi thường mọi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 tại thời điểm khởi kiện là 12.874.298.683 đồng, trong đó tiền hàng tương ứng với 1.777.020 kg phôi thép = 11.181.662.503 đồng, tiền phạt vi phạm 1.316.490.480 đồng, tiền lãi quá hạn 376.145.700 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 03-9-2009, đại diện cho nguyên đơn yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên phải thanh toán cho Công ty thép Việt Ý tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm ngày 03-9-2009 là 28.145.956.647 đồng và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty thép Việt Ý tương đương với số lượng hàng đã giao ở Hợp đồng số 06/2006 là 21.544.992.000 đồng và Hợp đồng số 01/2007 là 30.469.842.000 đồng. Tại các biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải, biên bản phiên tòa, đại diện Bị đơn trình bày: Thời điểm Công ty kim khí Hưng Yên ký kết các hợp đồng trên với Công ty thép Việt Ý là thời kỳ bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là Tổng Giám đốc, ông Lê Văn Dũng (chồng bà Lan) là cố vấn kinh doanh. Ngày 22-3-2007, bà Lê Thị Ngọc Lan đã nhượng lại toàn bộ số cổ phần của mình ở Công ty kim khí Hưng Yên cho bà Nguyễn Thị Toàn và bà Toàn nhận chức vụ Quyền Tổng Giám đốc từ ngày 02-4-2007. Trong bản thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan cũng như bản cam kết về nợ của Công ty, ông Lê Vãn Dũng nhận sẽ có trách nhiệm trả tất cả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên được thiết lập từ trước ngày 01-4-2007. Nay Công ty thép Việt Ý kiện đòi bồi thường thiệt hại các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007, Công ty kim khí Hưng Yên không đồng ý vì trách nhiệm trả nợ thuộc về ông Dũng, bà Lan và những người lãnh đạo, quản lý cũ của Công ty kim khí Hưng Yên. Công ty kim khí Hưng Yên đang cố gắng làm việc chính thức với ông Dũng để ông Dũng trả trực tiếp cho Công ty thép Việt Ý hoặc ông Dũng trả cho Công ty kim khí Hưng Yên để Công ty kim khí Hưng Yên trả cho Công ty thép Việt Ý. Công ty kim khí Hưng Yên đề nghị Tòa án xem xét, đánh giá lại giá trị pháp lý của các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 do ông Tỉnh, ông Mạnh nhân danh Công ty kim khí Hưng Yên ký với Công ty thép Việt Ý ngay trong vụ án này và xem xét trách nhiệm của ông Dũng, ông Mạnh, ông Tỉnh, bà Lan đối với các khoản nợ mà Công ty thép Việt Ý yêu cầu. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, Công ty kim khí Hưng Yên về cơ bản thống nhất với số liệu thực hiện hợp đồng mà Công ty thép Việt Ý đưa ra, còn về số liệu tài chính thì chưa công nhận vì chưa đối chiếu công nợ; về số tiền lãi của các hợp đồng cần phải tính lại, riêng đối với hợp đồng số 05 phía bị đơn không đồng ý vì hai bên đã thỏa thuận hủy hợp đồng và chuyển 500.000.000 đồng mà Công ty thép Việt Ý đã ứng trước sang để thực hiện hợp đồng số 01/2007, nên đối với Hợp đồng số 05 Công ty kim khí Hưng Yên không có vi phạm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - bà Lê Thị Ngọc Lan trình bày: Đầu năm 2004, vợ chồng bà mua lại cổ phần của ông Nguyễn Lương Tuấn và ông Nguyễn Văn Thành ở Công ty kim khí Hưng Yên, lúc đó Công ty kim khí Hưng Yên đang trong thời kỳ xây dựng. Cũng chính từ đó, bà Lan trở thành Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn ông Dũng chồng bà Lan làm cố vấn kinh doanh của Công ty kim khí Hưng Yên. Do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, ngày 05-9-2005, bà Lan và ông Dũng có làm Bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại Văn phòng luật sư Hồng Hà (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội). Theo bản thỏa thuận này, bà Lan được sở hữu ngôi nhà số 250 phố Bà Triệu, còn ông Dũng được sở hữu toàn bộ 48 tỷ đồng là cổ phần của vợ chồng tại Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng phải có trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên trong thời kỳ xây dựng nhà máy cán thép Hưng Tài (thuộc Công ty kim khí Hưng Yên). Do không còn cổ phần và cổ phần đã được giao cho ông Dũng nên việc điều hành công ty bà Lan đã uỷ quyền cho ông Tỉnh và sau đó là ông Mạnh. Tuy không còn cổ phần nhưng bà Lan vẫn là Tổng Giám đốc, song thực tế việc điều hành Công ty kim khí Hưng Yên là do ông Dũng (chồng bà Lan), ông Tỉnh và ông Mạnh điều hành. Đến tháng 07-2007, bà Lan mới bàn giao dư nợ vay và chức vụ Tổng Giám đốc cho bà Toàn. Bà Lan cũng xác nhận việc ông Mạnh và ông Tỉnh (cả hai ông này lúc đó đều là Phó Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên) đã ký kết các hợp đồng kinh tế với Công ty thép Việt Ý là có sự ủy quyền thường xuyên của bà Lan. Nhưng khi bàn giao cho bà Toàn (quyền và nghĩa vụ) là do ông Dũng với bà Toàn, bà Lan khẳng định trách nhiệm trả nợ đối với Công ty thép Việt Ý không thuộc nghĩa vụ của bà Lan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Lê Văn Dũng trình bày: Mặc dù vợ chồng ông có sự phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và ông Dũng được sở hữu cổ phần trong Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng cũng chỉ giữ vai trò cố vấn kinh doanh mà không được quyền tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế cũng như việc thanh quyết toán nên ông không có trách nhiệm. Ông Dũng không nhất trí việc Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng ông phải là người có nghĩa vụ trả nợ mà nghĩa vụ đó phải thuộc về Công ty kim khí Hưng Yên và bà Toàn. Ông Dũng xác nhận ngày 01-4-2007, ông có ký bản cam kết với bà Nguyễn Thị Toàn. Bản cam kết đó thể hiện tổng giá trị công nợ để hai bên thanh quyết toán với nhau và chỉ có ý nghĩa nội bộ cá nhân ông Dũng với bà Toàn để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán, bàn giao, nhưng thực sự chưa có việc mua bán cổ phần trong công ty giữa ông và bà Toàn. Hai bên chưa ký kết một hợp đồng mua bán cổ phần nào, còn việc chuyển nhượng cổ phần công ty giữa bà Lan với bà Toàn thế nào ông không biết. Việc Công ty thép Việt Ý khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, ông Dũng cho rằng về mặt pháp lý thì Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu trách nhiệm với tư cách pháp nhân. Còn ông không có trách nhiệm với bất cứ khách hàng, đối tác nào, nếu có thì chỉ là trách nhiệm của ông với Công ty kim khí Hưng Yên. Ông Dũng xin vắng mặt tại tất cả các phiên toà. [...] Nhận định của Tòa án: [...] 2. Về nội dung: Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển tiền bằng ủy nhiệm chi cho Công ty kim khí Hưng Yên; Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao hàng cho Công ty thép Việt Ý (thể hiện qua các Biên bản giao hàng đều có dấu của Công ty kim khí Hưng Yên). Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Do đó, trong trường hợp này, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ cho Công ty thép Việt Ý. Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện không đúng cam kết như trong hợp đồng (giao không đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý), nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải hoàn trả số tiền hàng đã nhận (tương đương với số hàng chưa giao), tiền lãi do chậm thanh toán, tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại (do không giao hàng nên Công ty thép Việt Ý đã phải mua của đơn vị khác và phải trả tiền cao hơn so với giá đã thoả thuận với Công ty kim khí Hưng Yên) là có căn cứ đúng theo quy định tại Điều 34, khoản 3 Điều 297, các Điều 300, 301, 302, 306, 307 Luật thương mại năm 2005. Tuy nhiên, khi quyết định về những khoản tiền mà Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý, Tòa án cấp sơ thẩm đã tính toán chưa chính xác, cụ thể như sau: Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 Hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả lại cho Công ty thép Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi suất quá hạn (là 10, 5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật. Về phạt vi phạm hợp đồng: hai bên thỏa thuận: Bên B phải chịu phạt 2% giá trị đơn hàng đã được xác nhận khi bên B vi phạm một trong các trường hợp sau: giao hàng không đúng chủng loại, không giao hàng. Như vậy, Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý thì phải bị phạt vi phạm là 2% trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại năm 2005. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty thép Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng. Về số tiền bồi thường thiệt hại: Theo trình bày của đại điện Công ty thép Việt Ý là do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm hợp đồng không giao đủ hàng, nên Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty với giá cao hơn. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào các Hợp đồng mua bán phôi thép mà Công ty thép Việt Ý ký với nhà sản xuất khác để buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý khoản tiền chênh lệch do phải mua hàng với giá cao hơn, nhưng chưa xem xét làm rõ, việc mua hàng của nhà sản xuất khác này có đúng là để bù vào số hàng còn thiếu do Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra hay không, về vấn đề này Tòa án cần phải yêu cầu Công ty thép Việt Ý cung cấp tài liệu, chứng cứ (như đơn đặt hàng của bên thứ ba, kế hoạch sản xuất kinh doanh...) để chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra, từ đó mới có căn cứ buộc Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại cho phù hợp. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005. [...] Nội dung của Án lệ: “Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty Hưng Yên phải trả lại cho Công ty Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi quá hạn (là 10,5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật”. “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng”. “Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005”. Như vậy, theo nội dung của Án lệ số 09/2016/AL thì: - Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Trong trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Rủi ro hàng hóa là khả năng dự đoán cũng như lường trước các phát sinh hàng hóa, qua đó các bên thỏa thuận với nhau hoặc căn cứ theo các quy định pháp luật về trách nhiệm nhận rủi ro trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến hàng hóa. Đây là một giao kết quan trọng cần có trong hợp đồng, trường hợp các bên doanh nghiệp không có giao kết về vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng nặng do gặp sự cố. Vậy bên nào sẽ nhận trách nhiệm bồi thường? Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hiện hành theo quy định của Luật thương mại 2005 giải thích cụm từ hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại có thể hiểu như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành 02 loại: - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. - Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chuyển rủi ro hàng hóa trong điều kiện thông thường Thông thường các nội dung về chuyển rủi ro là một trong những quy định cơ bản và quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhờ có nội dung này, các bên có thể xác định được trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên nào khi có rủi ro phát sinh. Theo đó, khi rơi vào các trường hợp sau đây sẽ được chuyển rủi ro: (1) Có địa điểm giao hàng xác định Theo Điều 57 Luật Thương mại 2005 nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. (2) Không có địa điểm giao hàng xác định Căn cứ Điều 58 Luật Thương mại 2005, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. (3) Giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá. - Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. (4) Hàng hoá đang trên đường vận chuyển Cụ thể, tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi hàng hóa được vận chuyển mà có rủi ro phát sinh rơi vào 04 trường hợp nêu trên thì các sẽ tuân theo các quy định pháp luật về thương mại nếu không có thỏa thuận riêng. Chuyển rủi ro hàng hóa trong trường hợp khác Trong trường hợp mà các bên không rơi vào các quy định mà hai bên đã giao kết thì việc chuyển rủi ro sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 như sau: Trong trường hợp không được quy định theo Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác. Lưu ý: Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Như vậy, theo các quy định nêu trên trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro hàng hóa, thì pháp luật về thương mại vẫn có quy định cụ thể trường hợp này. Theo đó, việc chuyển rủi ro hàng hóa sẽ căn cứ theo thời điểm giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Hiệu lực trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với cá nhân
Thưa Luật sư Trong HD mua bán mình có thỏa thuận về thời gian và hiệu lực thực hiện HD giữa 2 bên: Vậy nếu trong HD có ghi " Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến ngày 1/1/2021" như vậy có phù hợp không và có đúng theo quy định chưa ạ?
CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI THAM GIA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trong quá trình quá xác lập. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các bên vân thường mắc phải một số lỗi dẫn đến những rủi ro cho quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi tham gia đàm phán giao kết hợp đồng các chủ thể cần lưu ý các vấn đề sau đây để tránh rơi vào các rủi ro khi giao kết. 1. Về chủ thể giao kết hợp đồng - Chủ thể giao kết không đúng thẩm quyền (Không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không được ủy quyền để tham gia ký kết); - Người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Nếu chủ thể ký kết hợp đồng không thuộc đối tượng có thẩm quyền giao kết thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. 2. Về hình thức hợp đồng: - Theo quy định của pháp luật, hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. - Tuy nhiên, có một số hợp đồng ngoài việc phải xác lập dưới dạng văn bản còn cần được công chứng của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực theo quy định của pháp luật. 3. Đối tượng của hợp đồng: - Đối tượng hàng hóa không đúng với thỏa thuận; - Khi tham gia soạn thảo không quy định rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường, đơn vị tính, phương thức đóng gói, bảo quản. - Hợp đồng có những điều khoản không rõ ràng, tạo sở hở để một bên lợi dụng không thực hiện đúng hợp đồng. 4. Giá cả và phương thức thanh toán: - Không thỏa thuận rõ về giá cả trong các trường hợp giá cả bị biến đổi do sự biến động của thị trường; - Không có quy đinh rõ về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán; - Không có quy định cụ thể về chi phí vận chuyển, kho bãi, bốc dỡ. 5. Về điều khoản bảo mật. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có thể được biết về một số hoạt động kinh doanh của đối tác cho nên các bên cần có thỏa thuận chi tiết về điều khoản bảo mật để tránh trường hợp bị một bên lợi dụng bán các thông tin hay dựa vào đó làm mất uy tín doanh nghiệp. 6. Về điều khoản phạt vi phạm. Điều khoản phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nên cần có quy định trong hợp đồng: - Nội dung điều khoản cần liệt kê được tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ bị áp dụng chế tài phạt. - Mức phạt: mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. 7. Điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng: Khi soạn thảo hợp đồng các bên cần dự liệu trước các trường hợp, tình huống có thể phát sinh sự kiện bất khả kháng và cần phải có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng, nếu không rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để không thực hiện đúng hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Quy định Bồi thường thiệt hại “tinh thần” đối với “hợp đồng mua bán hàng hóa” ???
Chúng ta thường bắt gặp những vụ đòi bồi thường thiệt hại tinh thần đối với những hợp đồng ký kết với nghệ sĩ, vận động viên cấp cao hoặc những nhà tư vấn thuộc một công ty hay một tổ chức… nhưng việc đòi Bồi thường thiệt hại tinh thần đối với hợp đồng mua bán hàng hóa là rất ít xảy ra. Vậy pháp luật nước ta quy đinh như thế nào về vấn đề này? Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể riêng về thiệt hại tinh thần với hợp đồng mua bán hàng hóa, ví dụ thiệt hại do ảnh hưởng đến uy tín của một bên có được bồi thường hay không? Và ảnh hưởng đến mức nào thì mới được bồi thường? Nhìn chung các quy định trong BLDS 2015 và LTM 2005 đều khẳng định bên bị thiệt hại tinh thần được đòi bồi thường, với điều kiện phải tuân thủ các yêu cầu về tính dự đoán trước của thiệt hại và phải chứng minh thiệt hại tinh thần đó một cách hợp lý . Việc BTTH có thể được xác định dưới những hình thức khác nhau và việc quyết định về các hình thức này, áp dụng riêng lẻ hay kết hợp, sao cho phù hợp nhất với việc bồi thường toàn bộ thiệt hại thuộc về tòa án. Tòa án không những có thể quyết định về bồi thường thiệt hại mà còn quyết định các hình thức sữa chữa khác, như buộc công khai trên báo chí (ví dụ bồi thường cho vi phạm gây ảnh hưởng đến uy tín…). Mọi người biết quy định cụ thể về vấn đề này thì cũng nhau chia sẻ nhé!
Đơn đặt hàng (Purchase Order) có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không?
Liệu đơn đặt hàng (Purchase Order - PO) có đầy đủ thông tin người mua, người bán thì có giá trị pháp lý như một hợp đồng hay chỉ đơn thuần là một thỏa thuận mua bán? (1) Tính pháp lý của hợp đồng Theo Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo đó, nội dung của hợp đồng thường có các thông tin sau đây: - Đối tượng của hợp đồng - Số lượng, chất lượng - Giá, phương thức thanh toán - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng - Quyền, nghĩa vụ của các bên - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng - Phương thức giải quyết tranh chấp Theo khoản 2 Điều 27 Luật Thương mại 2005 quy định, việc mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC có quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập bằng văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Từ những quy định trên, có một câu hỏi được đặt ra đó là liệu đơn đặt hàng (PO) có đầy đủ các nội dung về thông tin người mua, thông tin người bán, giá cả, phương thức thanh toán, quyền, nghĩa vụ của các bên thì có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không? (2) Đơn đặt hàng (Purchase Order) có được xem là hợp đồng mua bán hàng hóa không? Ngày 08/2/2024, Tổng cục Hải quan có Công văn 1193/TCHQ-GSQL gửi đến Cục hải quan các tỉnh, thành phố để hướng dẫn giải quyết vấn đề một số Cục Hải quan địa phương không chấp nhận Purchase Order (PO) như một chứng từ tương đương hợp đồng khi doanh nghiệp đăng ký làm thủ tục hải quan. Theo công văn, Tổng cục Hải quan nêu rõ, trường hợp doanh nghiệp nộp PO cho cơ quan hải quan thể hiện được các điều khoản của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa (tên của bên bán, bên mua; tên hàng; số lượng; đơn giá; thời gian, điều kiện giao hàng được quy định theo Incoterms; điều kiện thanh toán…), đủ làm cơ sở cho cơ quan hải quan xác định được chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, chính sách thuế của hàng hóa thì cơ quan hải quan chấp nhận như một chứng từ tương đương hợp đồng để làm thủ tục hải quan. Tại Công văn 4380/CT-TTHT ngày 13/6/2012 của Cục thuế TP Hồ Chí Minh có nêu, chỉ có đơn chào hàng, đơn đặt hàng (có thể qua email) xác nhận các thông tin mua bán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế mua bán thì mới được xem là một hình thức của hợp đồng kinh tế. Hay trong Điều 11 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế có quy định, hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Tổng hợp các quy định trên, nếu một đơn đặt hàng (PO) có các điều khoản của một bản hợp đồng mua bán hàng hóa như tên của bên bán, bên mua, tên hàng hóa, số lượng, đơn giá, thời gian, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán,... thì PO đó được chấp nhận có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng mua bán hàng hóa. (3) Rủi ro khi dùng PO thay thế cho hợp đồng mua bán hàng hóa Thực tế, người có thẩm quyền có lý của họ khi từ chối xem PO có giá trị tương đương hợp đồng mua bán hàng hóa, vì PO cũng tiềm tàng một số nguy cơ rủi ro sau: Rủi ro về tính pháp lý: - Thiếu tính ràng buộc: PO thường không tuân thủ đầy đủ các yếu tố cấu thành hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự, dẫn đến việc khó khăn trong việc thực thi pháp luật khi xảy ra tranh chấp. - Mâu thuẫn pháp lý: Nội dung PO có thể mâu thuẫn với các quy định pháp luật hiện hành, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan. - Thiếu bằng chứng pháp lý: PO chỉ là một văn bản đơn phương do bên mua phát hành, thiếu sự thỏa thuận và xác nhận của bên bán, khiến việc chứng minh sự tồn tại của hợp đồng trở nên khó khăn. Rủi ro về thực hiện nghĩa vụ: - Vi phạm hợp đồng: Bên bán có thể không thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp hàng hóa theo như thỏa thuận trong PO, dẫn đến thiệt hại cho bên mua. - Tranh chấp thanh toán: Việc thanh toán không được quy định rõ ràng trong PO có thể dẫn đến tranh chấp về thời điểm thanh toán, phương thức thanh toán, số tiền thanh toán,... - Thiếu trách nhiệm giải quyết khiếu nại: PO thường không quy định rõ ràng về trách nhiệm giải quyết khiếu nại khi xảy ra vấn đề về chất lượng, số lượng hàng hóa,... Rủi ro về an ninh thông tin: - Rò rỉ thông tin mật: PO có thể chứa thông tin mật của doanh nghiệp như giá cả, nhà cung cấp,... nếu không được bảo mật cẩn thận có thể bị đánh cắp bởi đối thủ cạnh tranh. - Lừa đảo: PO giả mạo có thể được sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể khắc phục các điểm rủi ro này để PO được chấp nhận có giá trị ngang với hợp đồng bằng cách: - Soạn thảo PO đầy đủ, chi tiết và tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. - Quy định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. - Sử dụng các biện pháp an ninh thông tin để bảo vệ thông tin mật. Ngoài ra, nếu để chắc chắn về pháp lý, doanh nghiệp cân nhắc phương án ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa thay vì chỉ sử dụng PO để tránh các rắc rối không đáng có về sau. Lưu ý, thông tin trên bài viết chỉ mang tính tham khảo, doanh nghiệp nên tham khảo thêm ý kiến tư vấn của luật sư để thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Xác định lãi suất nợ quá hạn và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại?
Cách xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường do một bên chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Và việc có trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại hay không? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại (được ban hành kèm theo Quyết định 698/QĐ-CA năm 2016 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành) Tóm tắt nội dung vụ việc: Theo đơn khởi kiện đề ngày 07-7-2007, đơn đề nghị thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 10-10-2007, các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và trình bày của đại diện nguyên đơn thì: Ngày 03-10-2006, Công ty cổ phần thép Việt Ý (sau đây gọi tắt là Công ty thép Việt Ý) ký Hợp đồng kinh tế số 03/2006-HĐKT với Công ty cổ phần kim khí Hưng Yên (sau đây gọi tắt là Công ty kim khí Hưng Yên); do ông Nguyễn Văn Tỉnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện theo Giấy ủy quyền số 621 ngày 10-9-2005 của Tổng Giám đốc Công ty. Theo Hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý (bên A) mua hàng hóa là phôi thép đúc liên tục CTS-5SP/PS hàng rời, theo tiêu chuẩn GOST 380-94 của Công ty kim khí Hưng Yên (bên B) với số lượng 3.000 tấn +/- 5%, đơn giá 6.750.000 đồng/tấn; thời gian giao hàng từ 25 đến 31-10-2006; tổng giá trị hợp đồng là 20.250.000.000 đồng +/-5%. Ngày 04-10-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển toàn bộ số tiền 20.250.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên theo ủy nhiệm chi thông qua Ngân hàng ngoại thương Hải Dương. Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao cho Công ty thép Việt Ý tổng số lượng hàng là 2.992,820 tấn phôi thép, còn thiếu 7,180 tấn tương ứng với số tiền 48.465.000 đồng. Ngày 20-12-2006, hai bên ký tiếp Hợp đồng số 05/2006-HĐKT. Đại diện cho Công ty kim khí Hưng Yên ký hợp đồng là ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc (theo Giấy ủy quyền số 1296/UQ/HYM của Tổng Giám đốc Công ty). Theo hợp đồng này, Công ty thép Việt Ý mua 5.000 tấn phôi thép (tiêu chuẩn và chất lượng giống như Hợp đồng số 03), đơn giá 7.290.000 đồng/tấn (kể cả thuế VAT và cước phí vận chuyển). Tổng giá trị hợp đồng là 36.450.000.000đồng +/- 5%; thời gian giao hàng từ ngày 18-01-2007 đến ngày 30-01-2007; Công ty thép Việt Ý sẽ ứng trước 500.000.000 đồng cho Công ty kim khí Hưng Yên ngay sau khi ký hợp đồng; số tiền còn lại sẽ thanh toán theo hai đợt sau khi Công ty thép Việt Ý nhận hàng. Hợp đồng còn quy định nghĩa vụ của Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu phạt 2% giá trị hợp đồng nếu không giao hàng đúng chủng loại hoặc không giao hàng. Theo đại diện của Công ty thép Việt Ý thì ngày 21-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 500.000.000 đồng tiền ứng trước, nhưng hợp đồng này Công ty kim khí Hưng Yên không thực hiện mà không có lý do. Cùng ngày 20-12-2006, Công ty thép Việt Ý cũng đã ký kết Hợp đồng số 06/2006 với Công ty kim khí Hưng Yên (do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện) để mua của Công ty kim khí Hưng Yên 3.000 tấn phôi thép, đơn giá 7.200.000 đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 21.600.000.000 đồng; thời gian giao hàng từ ngàv 05-01-2007 đến ngày 15-01-2007. Ngày 22-12-2006, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên đủ 21.600.000.000đồng theo ủy nhiệm chi tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Hưng Yên, nhưng Công ty kim khí Hưng Yên mới chuyển cho Công ty thép Việt Ý 2.989,890 tấn phôi thép, còn thiếu 7,640 tấn, tương đương số tiền là 55.008.000 đồng. Ngày 01-02-2007, Công ty thép Việt Ý ký kết Hợp đồng số 01/2007 với Công ty kim khí Hưng Yên (do ông Lê Văn Mạnh - Phó Tổng Giám đốc làm đại diện) để mua 5.000 tấn phôi thép của Công ty kim khí Hưng Yên, đơn giá 7.800.000đồng/tấn. Tổng giá trị hợp đồng là 39.000.000.000 đồng +/- 5%. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển cho Công ty kim khí Hưng Yên 37.710.000.000 đồng và Công ty kim khí Hưng Yên đã chuyển cho Công ty thép Việt Ý 3.906,390 tấn phôi thép, thành tiền là 30.469.842.000 đồng. Số phôi thép Công ty kim khí Hưng Yên chưa trả cho Công ty thép Việt Ý là 928,25538 tấn, tương đương số tiền là 7.240.158.000 đồng. Công ty thép Việt Ý đã nhiều lần gửi công văn đề nghị Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện hợp đồng nhưng Công ty kim khí Hưng Yên vẫn không thực hiện, buộc Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty. Do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm các hợp đồng hai bên đã ký kết nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên có trách nhiệm thanh toán và bồi thường mọi thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ giao hàng trong các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 tại thời điểm khởi kiện là 12.874.298.683 đồng, trong đó tiền hàng tương ứng với 1.777.020 kg phôi thép = 11.181.662.503 đồng, tiền phạt vi phạm 1.316.490.480 đồng, tiền lãi quá hạn 376.145.700 đồng. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 03-9-2009, đại diện cho nguyên đơn yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên phải thanh toán cho Công ty thép Việt Ý tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm ngày 03-9-2009 là 28.145.956.647 đồng và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho Công ty thép Việt Ý tương đương với số lượng hàng đã giao ở Hợp đồng số 06/2006 là 21.544.992.000 đồng và Hợp đồng số 01/2007 là 30.469.842.000 đồng. Tại các biên bản lấy lời khai, biên bản hòa giải, biên bản phiên tòa, đại diện Bị đơn trình bày: Thời điểm Công ty kim khí Hưng Yên ký kết các hợp đồng trên với Công ty thép Việt Ý là thời kỳ bà Lê Thị Ngọc Lan vẫn là Tổng Giám đốc, ông Lê Văn Dũng (chồng bà Lan) là cố vấn kinh doanh. Ngày 22-3-2007, bà Lê Thị Ngọc Lan đã nhượng lại toàn bộ số cổ phần của mình ở Công ty kim khí Hưng Yên cho bà Nguyễn Thị Toàn và bà Toàn nhận chức vụ Quyền Tổng Giám đốc từ ngày 02-4-2007. Trong bản thỏa thuận phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng ông Lê Văn Dũng và bà Lê Thị Ngọc Lan cũng như bản cam kết về nợ của Công ty, ông Lê Vãn Dũng nhận sẽ có trách nhiệm trả tất cả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên được thiết lập từ trước ngày 01-4-2007. Nay Công ty thép Việt Ý kiện đòi bồi thường thiệt hại các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007, Công ty kim khí Hưng Yên không đồng ý vì trách nhiệm trả nợ thuộc về ông Dũng, bà Lan và những người lãnh đạo, quản lý cũ của Công ty kim khí Hưng Yên. Công ty kim khí Hưng Yên đang cố gắng làm việc chính thức với ông Dũng để ông Dũng trả trực tiếp cho Công ty thép Việt Ý hoặc ông Dũng trả cho Công ty kim khí Hưng Yên để Công ty kim khí Hưng Yên trả cho Công ty thép Việt Ý. Công ty kim khí Hưng Yên đề nghị Tòa án xem xét, đánh giá lại giá trị pháp lý của các Hợp đồng số 03/2006, 05/2006, 06/2006, 01/2007 do ông Tỉnh, ông Mạnh nhân danh Công ty kim khí Hưng Yên ký với Công ty thép Việt Ý ngay trong vụ án này và xem xét trách nhiệm của ông Dũng, ông Mạnh, ông Tỉnh, bà Lan đối với các khoản nợ mà Công ty thép Việt Ý yêu cầu. Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, Công ty kim khí Hưng Yên về cơ bản thống nhất với số liệu thực hiện hợp đồng mà Công ty thép Việt Ý đưa ra, còn về số liệu tài chính thì chưa công nhận vì chưa đối chiếu công nợ; về số tiền lãi của các hợp đồng cần phải tính lại, riêng đối với hợp đồng số 05 phía bị đơn không đồng ý vì hai bên đã thỏa thuận hủy hợp đồng và chuyển 500.000.000 đồng mà Công ty thép Việt Ý đã ứng trước sang để thực hiện hợp đồng số 01/2007, nên đối với Hợp đồng số 05 Công ty kim khí Hưng Yên không có vi phạm. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - bà Lê Thị Ngọc Lan trình bày: Đầu năm 2004, vợ chồng bà mua lại cổ phần của ông Nguyễn Lương Tuấn và ông Nguyễn Văn Thành ở Công ty kim khí Hưng Yên, lúc đó Công ty kim khí Hưng Yên đang trong thời kỳ xây dựng. Cũng chính từ đó, bà Lan trở thành Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị, còn ông Dũng chồng bà Lan làm cố vấn kinh doanh của Công ty kim khí Hưng Yên. Do mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng, ngày 05-9-2005, bà Lan và ông Dũng có làm Bản thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân tại Văn phòng luật sư Hồng Hà (thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội). Theo bản thỏa thuận này, bà Lan được sở hữu ngôi nhà số 250 phố Bà Triệu, còn ông Dũng được sở hữu toàn bộ 48 tỷ đồng là cổ phần của vợ chồng tại Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng phải có trách nhiệm trả các khoản nợ của Công ty kim khí Hưng Yên trong thời kỳ xây dựng nhà máy cán thép Hưng Tài (thuộc Công ty kim khí Hưng Yên). Do không còn cổ phần và cổ phần đã được giao cho ông Dũng nên việc điều hành công ty bà Lan đã uỷ quyền cho ông Tỉnh và sau đó là ông Mạnh. Tuy không còn cổ phần nhưng bà Lan vẫn là Tổng Giám đốc, song thực tế việc điều hành Công ty kim khí Hưng Yên là do ông Dũng (chồng bà Lan), ông Tỉnh và ông Mạnh điều hành. Đến tháng 07-2007, bà Lan mới bàn giao dư nợ vay và chức vụ Tổng Giám đốc cho bà Toàn. Bà Lan cũng xác nhận việc ông Mạnh và ông Tỉnh (cả hai ông này lúc đó đều là Phó Giám đốc Công ty kim khí Hưng Yên) đã ký kết các hợp đồng kinh tế với Công ty thép Việt Ý là có sự ủy quyền thường xuyên của bà Lan. Nhưng khi bàn giao cho bà Toàn (quyền và nghĩa vụ) là do ông Dũng với bà Toàn, bà Lan khẳng định trách nhiệm trả nợ đối với Công ty thép Việt Ý không thuộc nghĩa vụ của bà Lan. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan - ông Lê Văn Dũng trình bày: Mặc dù vợ chồng ông có sự phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân và ông Dũng được sở hữu cổ phần trong Công ty kim khí Hưng Yên nhưng ông Dũng cũng chỉ giữ vai trò cố vấn kinh doanh mà không được quyền tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế cũng như việc thanh quyết toán nên ông không có trách nhiệm. Ông Dũng không nhất trí việc Công ty kim khí Hưng Yên cho rằng ông phải là người có nghĩa vụ trả nợ mà nghĩa vụ đó phải thuộc về Công ty kim khí Hưng Yên và bà Toàn. Ông Dũng xác nhận ngày 01-4-2007, ông có ký bản cam kết với bà Nguyễn Thị Toàn. Bản cam kết đó thể hiện tổng giá trị công nợ để hai bên thanh quyết toán với nhau và chỉ có ý nghĩa nội bộ cá nhân ông Dũng với bà Toàn để làm cơ sở cho việc thanh quyết toán, bàn giao, nhưng thực sự chưa có việc mua bán cổ phần trong công ty giữa ông và bà Toàn. Hai bên chưa ký kết một hợp đồng mua bán cổ phần nào, còn việc chuyển nhượng cổ phần công ty giữa bà Lan với bà Toàn thế nào ông không biết. Việc Công ty thép Việt Ý khởi kiện yêu cầu Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng, ông Dũng cho rằng về mặt pháp lý thì Công ty kim khí Hưng Yên phải chịu trách nhiệm với tư cách pháp nhân. Còn ông không có trách nhiệm với bất cứ khách hàng, đối tác nào, nếu có thì chỉ là trách nhiệm của ông với Công ty kim khí Hưng Yên. Ông Dũng xin vắng mặt tại tất cả các phiên toà. [...] Nhận định của Tòa án: [...] 2. Về nội dung: Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty thép Việt Ý đã chuyển tiền bằng ủy nhiệm chi cho Công ty kim khí Hưng Yên; Công ty kim khí Hưng Yên cũng đã giao hàng cho Công ty thép Việt Ý (thể hiện qua các Biên bản giao hàng đều có dấu của Công ty kim khí Hưng Yên). Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Bộ luật dân sự 2005 thì: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”. Do đó, trong trường hợp này, Công ty kim khí Hưng Yên phải có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ cho Công ty thép Việt Ý. Công ty kim khí Hưng Yên thực hiện không đúng cam kết như trong hợp đồng (giao không đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý), nên Công ty thép Việt Ý đã khởi kiện yêu cầu Toà án buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải hoàn trả số tiền hàng đã nhận (tương đương với số hàng chưa giao), tiền lãi do chậm thanh toán, tiền phạt hợp đồng, tiền bồi thường thiệt hại (do không giao hàng nên Công ty thép Việt Ý đã phải mua của đơn vị khác và phải trả tiền cao hơn so với giá đã thoả thuận với Công ty kim khí Hưng Yên) là có căn cứ đúng theo quy định tại Điều 34, khoản 3 Điều 297, các Điều 300, 301, 302, 306, 307 Luật thương mại năm 2005. Tuy nhiên, khi quyết định về những khoản tiền mà Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý, Tòa án cấp sơ thẩm đã tính toán chưa chính xác, cụ thể như sau: Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 Hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả lại cho Công ty thép Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi suất quá hạn (là 10, 5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật. Về phạt vi phạm hợp đồng: hai bên thỏa thuận: Bên B phải chịu phạt 2% giá trị đơn hàng đã được xác nhận khi bên B vi phạm một trong các trường hợp sau: giao hàng không đúng chủng loại, không giao hàng. Như vậy, Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ hàng cho Công ty thép Việt Ý thì phải bị phạt vi phạm là 2% trên giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm theo quy định tại Điều 300 và Điều 301 Luật thương mại năm 2005. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty thép Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng. Về số tiền bồi thường thiệt hại: Theo trình bày của đại điện Công ty thép Việt Ý là do Công ty kim khí Hưng Yên vi phạm hợp đồng không giao đủ hàng, nên Công ty thép Việt Ý phải mua phôi thép của nhà sản xuất khác để đảm bảo cho việc sản xuất và kinh doanh của Công ty với giá cao hơn. Tòa án cấp sơ thẩm chỉ căn cứ vào các Hợp đồng mua bán phôi thép mà Công ty thép Việt Ý ký với nhà sản xuất khác để buộc Công ty kim khí Hưng Yên phải trả cho Công ty thép Việt Ý khoản tiền chênh lệch do phải mua hàng với giá cao hơn, nhưng chưa xem xét làm rõ, việc mua hàng của nhà sản xuất khác này có đúng là để bù vào số hàng còn thiếu do Công ty kim khí Hưng Yên không giao đủ để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh theo kế hoạch đã đặt ra hay không, về vấn đề này Tòa án cần phải yêu cầu Công ty thép Việt Ý cung cấp tài liệu, chứng cứ (như đơn đặt hàng của bên thứ ba, kế hoạch sản xuất kinh doanh...) để chứng minh thiệt hại thực tế xảy ra, từ đó mới có căn cứ buộc Công ty kim khí Hưng Yên thanh toán số tiền bồi thường thiệt hại cho phù hợp. Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005. [...] Nội dung của Án lệ: “Đối với số tiền ứng trước mà không nhận được hàng của 4 hợp đồng kinh tế, Tòa án cấp sơ thẩm đã xác định chính xác số tiền và buộc Công ty Hưng Yên phải trả lại cho Công ty Việt Ý là đúng. Tuy nhiên, khi tính tiền lãi do chậm thanh toán số tiền nêu trên, Tòa án cấp sơ thẩm mặc dù áp dụng Điều 306 Luật thương mại năm 2005 nhưng không lấy mức lãi suất quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm) để tính, mà lại áp dụng mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo yêu cầu của nguyên đơn để áp dụng mức lãi quá hạn (là 10,5%/năm) là không đúng. Trong trường hợp này, Tòa án cần lấy mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất ba ngân hàng tại địa phương (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam...) để tính lại tiền lãi do chậm thanh toán cho đúng quy định của pháp luật”. “Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng của Công ty Việt Ý là có căn cứ tuy nhiên lại tính lãi trên số tiền phạt vi phạm hợp đồng là không đúng”. “Tòa án cấp sơ thẩm còn tính cả tiền lãi của khoản tiền bồi thường thiệt hại là không đúng với quy định tại Điều 302 Luật thương mại năm 2005”. Như vậy, theo nội dung của Án lệ số 09/2016/AL thì: - Hợp đồng mua bán hàng hóa bị vi phạm do bên bán không giao hoặc không giao đủ hàng cho bên mua, dẫn đến việc bên bán có nghĩa vụ hoàn trả số tiền ứng trước và tiền lãi do chậm thanh toán. Trong trường hợp này, tiền lãi do chậm thanh toán được tính theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường bằng mức lãi suất nợ quá hạn trung bình của ít nhất ba Ngân hàng tại địa phương tại thời điểm thanh toán (xét xử sơ thẩm), trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. - Hợp đồng mua bán hàng hóa có phát sinh nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, người có nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại không phải trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, tiền bồi thường thiệt hại đó.
Chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa
Rủi ro hàng hóa là khả năng dự đoán cũng như lường trước các phát sinh hàng hóa, qua đó các bên thỏa thuận với nhau hoặc căn cứ theo các quy định pháp luật về trách nhiệm nhận rủi ro trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến hàng hóa. Đây là một giao kết quan trọng cần có trong hợp đồng, trường hợp các bên doanh nghiệp không có giao kết về vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa bị hư hỏng nặng do gặp sự cố. Vậy bên nào sẽ nhận trách nhiệm bồi thường? Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì? Hiện hành theo quy định của Luật thương mại 2005 giải thích cụm từ hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại có thể hiểu như sau: Hợp đồng mua bán hàng hoá là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Có thể tạm chia hợp đồng mua bán hàng hoá thành 02 loại: - Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. - Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Chuyển rủi ro hàng hóa trong điều kiện thông thường Thông thường các nội dung về chuyển rủi ro là một trong những quy định cơ bản và quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nhờ có nội dung này, các bên có thể xác định được trách nhiệm bồi thường sẽ thuộc về bên nào khi có rủi ro phát sinh. Theo đó, khi rơi vào các trường hợp sau đây sẽ được chuyển rủi ro: (1) Có địa điểm giao hàng xác định Theo Điều 57 Luật Thương mại 2005 nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa đã được giao cho bên mua. Người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá. (2) Không có địa điểm giao hàng xác định Căn cứ Điều 58 Luật Thương mại 2005, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên. (3) Giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển Theo quy định tại Điều 59 Luật Thương mại 2005 nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá. - Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua. (4) Hàng hoá đang trên đường vận chuyển Cụ thể, tại Điều 57 Luật Thương mại 2005, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Theo đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, khi hàng hóa được vận chuyển mà có rủi ro phát sinh rơi vào 04 trường hợp nêu trên thì các sẽ tuân theo các quy định pháp luật về thương mại nếu không có thỏa thuận riêng. Chuyển rủi ro hàng hóa trong trường hợp khác Trong trường hợp mà các bên không rơi vào các quy định mà hai bên đã giao kết thì việc chuyển rủi ro sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Thương mại 2005 như sau: Trong trường hợp không được quy định theo Luật Thương mại 2005 thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác. Lưu ý: Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Như vậy, theo các quy định nêu trên trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc chuyển rủi ro hàng hóa, thì pháp luật về thương mại vẫn có quy định cụ thể trường hợp này. Theo đó, việc chuyển rủi ro hàng hóa sẽ căn cứ theo thời điểm giao kết hợp đồng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Hiệu lực trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa pháp nhân với cá nhân
Thưa Luật sư Trong HD mua bán mình có thỏa thuận về thời gian và hiệu lực thực hiện HD giữa 2 bên: Vậy nếu trong HD có ghi " Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 đến ngày 1/1/2021" như vậy có phù hợp không và có đúng theo quy định chưa ạ?
CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP KHI THAM GIA GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán trong quá trình quá xác lập. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các bên vân thường mắc phải một số lỗi dẫn đến những rủi ro cho quá trình thực hiện hợp đồng. Do vậy, khi tham gia đàm phán giao kết hợp đồng các chủ thể cần lưu ý các vấn đề sau đây để tránh rơi vào các rủi ro khi giao kết. 1. Về chủ thể giao kết hợp đồng - Chủ thể giao kết không đúng thẩm quyền (Không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không được ủy quyền để tham gia ký kết); - Người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện. Nếu chủ thể ký kết hợp đồng không thuộc đối tượng có thẩm quyền giao kết thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu. 2. Về hình thức hợp đồng: - Theo quy định của pháp luật, hình thức của hợp đồng có thể được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. - Tuy nhiên, có một số hợp đồng ngoài việc phải xác lập dưới dạng văn bản còn cần được công chứng của cơ quan có thẩm quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực theo quy định của pháp luật. 3. Đối tượng của hợp đồng: - Đối tượng hàng hóa không đúng với thỏa thuận; - Khi tham gia soạn thảo không quy định rõ về chủng loại, quy cách, chất lượng, số lượng, đơn vị đo lường, đơn vị tính, phương thức đóng gói, bảo quản. - Hợp đồng có những điều khoản không rõ ràng, tạo sở hở để một bên lợi dụng không thực hiện đúng hợp đồng. 4. Giá cả và phương thức thanh toán: - Không thỏa thuận rõ về giá cả trong các trường hợp giá cả bị biến đổi do sự biến động của thị trường; - Không có quy đinh rõ về phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán; - Không có quy định cụ thể về chi phí vận chuyển, kho bãi, bốc dỡ. 5. Về điều khoản bảo mật. Trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên có thể được biết về một số hoạt động kinh doanh của đối tác cho nên các bên cần có thỏa thuận chi tiết về điều khoản bảo mật để tránh trường hợp bị một bên lợi dụng bán các thông tin hay dựa vào đó làm mất uy tín doanh nghiệp. 6. Về điều khoản phạt vi phạm. Điều khoản phạt vi phạm chỉ được áp dụng khi các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, nên cần có quy định trong hợp đồng: - Nội dung điều khoản cần liệt kê được tất cả các hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng sẽ bị áp dụng chế tài phạt. - Mức phạt: mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. 7. Điều khoản quy định về sự kiện bất khả kháng: Khi soạn thảo hợp đồng các bên cần dự liệu trước các trường hợp, tình huống có thể phát sinh sự kiện bất khả kháng và cần phải có thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp bất khả kháng, nếu không rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để không thực hiện đúng hợp đồng dẫn đến thiệt hại cho bên bị vi phạm.
Quy định Bồi thường thiệt hại “tinh thần” đối với “hợp đồng mua bán hàng hóa” ???
Chúng ta thường bắt gặp những vụ đòi bồi thường thiệt hại tinh thần đối với những hợp đồng ký kết với nghệ sĩ, vận động viên cấp cao hoặc những nhà tư vấn thuộc một công ty hay một tổ chức… nhưng việc đòi Bồi thường thiệt hại tinh thần đối với hợp đồng mua bán hàng hóa là rất ít xảy ra. Vậy pháp luật nước ta quy đinh như thế nào về vấn đề này? Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể riêng về thiệt hại tinh thần với hợp đồng mua bán hàng hóa, ví dụ thiệt hại do ảnh hưởng đến uy tín của một bên có được bồi thường hay không? Và ảnh hưởng đến mức nào thì mới được bồi thường? Nhìn chung các quy định trong BLDS 2015 và LTM 2005 đều khẳng định bên bị thiệt hại tinh thần được đòi bồi thường, với điều kiện phải tuân thủ các yêu cầu về tính dự đoán trước của thiệt hại và phải chứng minh thiệt hại tinh thần đó một cách hợp lý . Việc BTTH có thể được xác định dưới những hình thức khác nhau và việc quyết định về các hình thức này, áp dụng riêng lẻ hay kết hợp, sao cho phù hợp nhất với việc bồi thường toàn bộ thiệt hại thuộc về tòa án. Tòa án không những có thể quyết định về bồi thường thiệt hại mà còn quyết định các hình thức sữa chữa khác, như buộc công khai trên báo chí (ví dụ bồi thường cho vi phạm gây ảnh hưởng đến uy tín…). Mọi người biết quy định cụ thể về vấn đề này thì cũng nhau chia sẻ nhé!