Nhận khoán đất trong nông trường có được cấp sổ đỏ?
Thông thường đất giao khoán là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất rừng tại các nông trường, lâm trường,... Nhằm sử dụng đất khoán để canh tác theo thời gian đã thỏa thuận. Vậy người nhận khoán đất khi sinh sống và làm việc trong nông trường thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không? 1. Đất giao khoán là gì? Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích và định nghĩa đất giao khoán là gì nhưng có thể hiểu đơn giản giao khoán đất là hình thức thỏa thuận thực hiện các hoạt động như quản lý, sử dụng, sản xuất và bảo vệ giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Giao khoán đất là một hoạt động tiến hành giao đất cho người nhận khoán với mục đích sử dụng tài nguyên, nguồn vốn từ bên nhận khoán để canh tác, sử dụng theo hợp đồng. 2. Đất giao khoán có được cấp sổ đỏ và chuyển nhượng? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. Qua đó, pháp luật đất đai hiện hành không cho phép việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. 3. Thời hạn của hợp đồng khoán là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng đất giao khoán được thực hiện như sau: - Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. - Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng. 4. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán Cụ thể, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán như sau: - Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán. - Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán. - Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng. - Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật. Như vậy, người nhận khoán đất trong nông trường, lâm trường sẽ phải thực hiện theo hợp đồng khoán đã thỏa thuận và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với tài sản khác gắn liền với đất.
Xin tư vấn về Hợp đồng khoán việc?
Lời đầu tiên Tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe các Luật sư. Công ty của tôi hoạt động trong lĩnh vực Điện lực, hiện tại có thuê một bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng để huấn luyện, hướng dẫn các kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu người bị tai nạn cho người lao động của Công ty. Việc huấn luyện này được thực hiện 01 lần/năm theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ. Mong các Luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề như sau: Việc huấn luyện trên có được coi là công việc có tính chất thời vụ, ngắn hạn không? Công ty có thể ký "Hợp đồng khoán việc" với cá nhân bác sỹ đó không, nếu không thì ký kết bằng hình thức nào? Bác sỹ có cần phải đưa ra "Giấy phép kinh doanh; chứng nhận/chứng chỉ đào tạo, huấn luyện" không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Ký hợp đồng khoán với người đã có hợp đồng lao động khác
Tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 quy định về Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng, như sau: “Điều 21: Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thì: “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.” Về hợp đồng khoán, hiện tại pháp luật lao động không quy định chi tiết về loại hợp đồng này, mà chỉ có hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng – quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 (sẽ hết hiệu lực áp dụng vào ngày 01/01/2021). Trên thực tế, có thể hiểu Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận. Đối tượng giao kết hợp đồng này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động. => Về ký kết loại hợp đồng này, hiện tại pháp luật không có quy định cấm, tuy nhiên, cần xem xét tính chất công việc để ký kết cho phù hợp. Pháp luật hiện tại cho phép NLĐ được giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ. Nếu ký kết một trong các loại hợp đồng thuộc quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất và đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Chi phí lương theo hợp đồng khoán có được đưa vào chi phí hợp lý?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định cụ thể về việc nộp BHXH cho người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng áp dụng từ 1/1/2016. Riêng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng bắt đầu đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018. Với mô hình hoạt động của bên mình là công ty cổ phần có 50% vốn nhà nước, với 2 nghành nghề chủ yếu là: xây dựng nhà dân dụng công trình và sản xuất hàng mạ trong lò mạ nhúng - điện phân. Hàng tháng, có phát sinh tiền lương nhân công của khối công nhân từ 2 loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh này. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng luật thì chi phí BHXH của doanh nghiệp mình là rất lớn. Với mục đích tiết giảm tối đa mọi rủi ro trong quá trình hạch toán kế toán với nguyên tắc thận trọng, mình có câu hỏi như sau: Với khối xây dựng công trình: Chỉ còn 1 phương án an toàn duy nhất cho doanh nghiệp mình là Công ty sẽ ký hợp đồng giao khoán - khoán gọn công việc về chi phí nhân công cho 1 cán bộ - thường là Chỉ huy trưởng của công trình đó. Có trách nhiệm hoàn thiện và lấy hóa đơn nhân công về cho Cty mình từ chi cục thuế và phần thuế phát sinh người đó sẽ phải nộp cho chi cục thuế là: 1tr tiền thuế môn bài + 5% tiền thuế GTGT + 2% tiền thuế TNCN (với loại hình dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu - Đã được quy định cụ thể tại Thông tư 92/2015/TT-BTC áp dụng từ ngày 30/07/2015). Vậy, thông tin mình đọc được từ văn bản luật này, đúng hay sai? và mình có thể áp dụng để thông báo hình thức ký khoán trách nhiệm cho cán bộ như thế này được hay không? Mong các thành viên hỗ trợ giúp mình, chân thành cảm ơn!
Làm hợp đồng thời vụ hay hợp đồng khoán
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi công ty tôi có thuê 3 nhân viên đóng gói, giao hàng, tôi nên làm hợp đồng thời vụ hay hợp đồng khoán ạ, theo tôi biết thì hợp đồng thời vụ chỉ được kí 2 lần trong 1 năm lương 1 người có thể 3-4 triệu, còn hợp đồng khoán thì số nhân viên đó có mặt luôn 12 tháng quy định 1 tháng trả lương phải dưới 2 triệu. Mong phản hồi sớm từ phía luật sư.
Nhận khoán đất trong nông trường có được cấp sổ đỏ?
Thông thường đất giao khoán là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất rừng tại các nông trường, lâm trường,... Nhằm sử dụng đất khoán để canh tác theo thời gian đã thỏa thuận. Vậy người nhận khoán đất khi sinh sống và làm việc trong nông trường thì có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất không? 1. Đất giao khoán là gì? Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích và định nghĩa đất giao khoán là gì nhưng có thể hiểu đơn giản giao khoán đất là hình thức thỏa thuận thực hiện các hoạt động như quản lý, sử dụng, sản xuất và bảo vệ giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Giao khoán đất là một hoạt động tiến hành giao đất cho người nhận khoán với mục đích sử dụng tài nguyên, nguồn vốn từ bên nhận khoán để canh tác, sử dụng theo hợp đồng. 2. Đất giao khoán có được cấp sổ đỏ và chuyển nhượng? Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. Qua đó, pháp luật đất đai hiện hành không cho phép việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. 3. Thời hạn của hợp đồng khoán là bao lâu? Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định thời hạn sử dụng đất giao khoán được thực hiện như sau: - Thời hạn khoán công việc, dịch vụ: Theo thỏa thuận giữa bên khoán và bên nhận khoán, nhưng tối đa không quá 01 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. - Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Trường hợp hợp đồng hết thời hạn, nếu bên nhận khoán không vi phạm hợp đồng khoán, đáp ứng được các tiêu chí, có nhu cầu nhận khoán thì được tiếp tục ký hợp đồng. 4. Quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán Cụ thể, tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2016/NĐ-CP quy định quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán như sau: - Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng khoán; chịu sự kiểm tra, giám sát của bên khoán theo nội dung hợp đồng và chịu trách nhiệm trước pháp Luật về những vi phạm về khoán. - Được nhận bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên khoán vi phạm hợp đồng hoặc phải bồi thường thiệt hại cho bên khoán trong trường hợp vi phạm hợp đồng khoán. - Được chia sẻ các lợi ích hình thành từ diện tích nhận khoán (nếu có) và thành quả lao động, kết quả đầu tư theo hợp đồng. - Trong trường hợp bị thiên tai, rủi ro bất khả kháng bên nhận khoán được xem xét hỗ trợ thiệt hại từ nguồn vốn tự đầu tư theo quy định của pháp Luật. Như vậy, người nhận khoán đất trong nông trường, lâm trường sẽ phải thực hiện theo hợp đồng khoán đã thỏa thuận và không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với tài sản khác gắn liền với đất.
Xin tư vấn về Hợp đồng khoán việc?
Lời đầu tiên Tôi xin gửi lời chào và lời chúc sức khỏe các Luật sư. Công ty của tôi hoạt động trong lĩnh vực Điện lực, hiện tại có thuê một bác sỹ thuộc Trung tâm Y tế dự phòng để huấn luyện, hướng dẫn các kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu người bị tai nạn cho người lao động của Công ty. Việc huấn luyện này được thực hiện 01 lần/năm theo quy định tại Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính Phủ. Mong các Luật sư tư vấn giúp tôi một số vấn đề như sau: Việc huấn luyện trên có được coi là công việc có tính chất thời vụ, ngắn hạn không? Công ty có thể ký "Hợp đồng khoán việc" với cá nhân bác sỹ đó không, nếu không thì ký kết bằng hình thức nào? Bác sỹ có cần phải đưa ra "Giấy phép kinh doanh; chứng nhận/chứng chỉ đào tạo, huấn luyện" không? Rất mong nhận được sự tư vấn của các Luật sư. Xin chân thành cảm ơn!
Ký hợp đồng khoán với người đã có hợp đồng lao động khác
Tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 quy định về Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng, như sau: “Điều 21: Giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết. Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ.” Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thì: “Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.” Về hợp đồng khoán, hiện tại pháp luật lao động không quy định chi tiết về loại hợp đồng này, mà chỉ có hợp đồng xác định thời hạn, không xác định thời hạn và hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng – quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 (sẽ hết hiệu lực áp dụng vào ngày 01/01/2021). Trên thực tế, có thể hiểu Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của các bên, theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định, sau khi hoàn thành phải bàn giao lại cho bên giao khoán kết quả công việc, bên giao khoán nhận kết quả công việc và trả cho bên nhận khoán thù lao đã thỏa thuận. Đối tượng giao kết hợp đồng này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động. => Về ký kết loại hợp đồng này, hiện tại pháp luật không có quy định cấm, tuy nhiên, cần xem xét tính chất công việc để ký kết cho phù hợp. Pháp luật hiện tại cho phép NLĐ được giao kết HĐLĐ với nhiều NSDLĐ. Nếu ký kết một trong các loại hợp đồng thuộc quy định tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên; đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất và đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
Chi phí lương theo hợp đồng khoán có được đưa vào chi phí hợp lý?
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có quy định cụ thể về việc nộp BHXH cho người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng áp dụng từ 1/1/2016. Riêng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng bắt đầu đóng BHXH kể từ ngày 01/01/2018. Với mô hình hoạt động của bên mình là công ty cổ phần có 50% vốn nhà nước, với 2 nghành nghề chủ yếu là: xây dựng nhà dân dụng công trình và sản xuất hàng mạ trong lò mạ nhúng - điện phân. Hàng tháng, có phát sinh tiền lương nhân công của khối công nhân từ 2 loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh này. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng luật thì chi phí BHXH của doanh nghiệp mình là rất lớn. Với mục đích tiết giảm tối đa mọi rủi ro trong quá trình hạch toán kế toán với nguyên tắc thận trọng, mình có câu hỏi như sau: Với khối xây dựng công trình: Chỉ còn 1 phương án an toàn duy nhất cho doanh nghiệp mình là Công ty sẽ ký hợp đồng giao khoán - khoán gọn công việc về chi phí nhân công cho 1 cán bộ - thường là Chỉ huy trưởng của công trình đó. Có trách nhiệm hoàn thiện và lấy hóa đơn nhân công về cho Cty mình từ chi cục thuế và phần thuế phát sinh người đó sẽ phải nộp cho chi cục thuế là: 1tr tiền thuế môn bài + 5% tiền thuế GTGT + 2% tiền thuế TNCN (với loại hình dịch vụ xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu - Đã được quy định cụ thể tại Thông tư 92/2015/TT-BTC áp dụng từ ngày 30/07/2015). Vậy, thông tin mình đọc được từ văn bản luật này, đúng hay sai? và mình có thể áp dụng để thông báo hình thức ký khoán trách nhiệm cho cán bộ như thế này được hay không? Mong các thành viên hỗ trợ giúp mình, chân thành cảm ơn!
Làm hợp đồng thời vụ hay hợp đồng khoán
Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi công ty tôi có thuê 3 nhân viên đóng gói, giao hàng, tôi nên làm hợp đồng thời vụ hay hợp đồng khoán ạ, theo tôi biết thì hợp đồng thời vụ chỉ được kí 2 lần trong 1 năm lương 1 người có thể 3-4 triệu, còn hợp đồng khoán thì số nhân viên đó có mặt luôn 12 tháng quy định 1 tháng trả lương phải dưới 2 triệu. Mong phản hồi sớm từ phía luật sư.