Trong trường hợp này hợp đồng dân sự có bị vô hiệu không?
Chào các anh chị trong diễn đàn! Chúc anh chị buổi tối vui vẻ bên gia đình 1. Em đang có 1 tranh chấp về hợp đồng dân sự mong được anh chị tư vấn giúp đỡ ạ Em có ký hợp đồng sang nhượng cổ phần nhà hàng (2 bên tự định giá nhà hàng và chia cổ phần ra) và em đã mua 100% cổ phần ấy rồi. Hợp đồng thuê nhà nằm trong giá trị nhà hàng được quy định của 2 bên tuy nhiên hợp đồng này sắp bị bên thuê chấm dứt nhưng người bán giấu và sang nhượng cho em để được giá cao. Người cho thuê nhà có gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng trước khi em với người kia ký nhưng họ giấu em để bán được giá cao. Vậy hợp đồng này có bị vô hiệu không ạ? 2. Trong danh sách đồ đạc họ gửi qua mail cho em ( chưa có biên bản bàn giao đồ đạc ạ) thì điều hoà và hút mùi không phải của họ. Chỉ đến khi em phải chuyển cửa hàng đi thì mới biết nó không phải của người chủ nhà hàng kia. Vậy căn cứ vào điểm này để yêu câu toà tuyên vô hiệu được không ạ? 3. Trong hợp đồng có 1 điều khoản không có khả năng thực hiện được là người chủ nhà hàng phải tìm được “ mặt bằng tương tự” cho em nếu chủ nhà chấm dứt hợp đồng sớm. Cái này không tìm đc vậy căn cứ điểm này để yêu cầu toà tuyên bố vô hiệu được không ạ? 4. Em đã mua lại toàn bộ cổ phần và sở hữu lại hợp đồng thuê nhà của chủ nhà hàng với chủ nhà tuy nhiên người chủ nhà hàng lại tự ý liên hệ với chủ nhà để lấy 50tr tiền phá vỡ hợp đồng thuê nhà của chủ nhà và không trả cho em. Vậy có cách nào yêu cầu họ trả cho em được ko ạ ? Em cảm ơn cả nhà, mong mọi người giúp đỡ em để em có cơ sở xử lý vấn đề ạ.
Hợp đồng vô hiệu và vấn đề bồi thường thiệt hại
Bàn về hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được xác lập giữa các bên, nó đã tồn tại nhưng không đáp ứng các điều kiện của hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định. Theo đó, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại Điều 122 BLDS 2005, 127 và Điều 410 BLDS 2005. Nếu như vi phạm tại các điều kiện được quy định trên thì hợp đồng đó không có hiệu lực. Theo như Điều 121 BLDS 2005 thì hợp đồng dân sự cũng là một trong những giao dịch dân sự. theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp lý và không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong giao dịch kể từ thời điểm xác lập giao dịch đó. Ngoài ra, khi hợp đồng dân sự vô hiệu các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trường hợp mà bên có lỗi dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu mà gây ra thiệt hại thì căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng (Điều 137 BLDS 2005). Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức thì một trong các bên tham gia giao dịch dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và thời hiệu yêu cầu là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Khi các bên có yêu cầu, thì Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc các bên phải hoàn thành, bổ sung các điều kiện về hình thức của hợp đồng để hợp đồng có hiệu lực, nếu quá 01 tháng mà các bên không hoàn thành các nghĩa vụ trên thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. BLDS năm 2005 tuy có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên không cho biết thiệt hại là gì và thiệt nào nào được bồi thường. Một số văn bản của nước ta cũng có quy định, tuy nhiên nó lại mang tính chất cụ thể theo vụ việc. theo nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC về hợp đồng mua bán nhà như sau: "Khoản tiền mà bên bán phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà ở do bên mua đã tháo dỡ hoặc làm hư hỏng; khoản tiền mà bên mua đã đầu tư để cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở không có đặt cọc và các bên không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 BLDS để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có" Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất cũng có quy định: "Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có" Việc xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cuối cùng là xác định lỗi của các bên trong hợp đồng. về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên. Các văn bản pháp luật cần tham khảo: BLDS 2005 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC
Trong trường hợp này hợp đồng dân sự có bị vô hiệu không?
Chào các anh chị trong diễn đàn! Chúc anh chị buổi tối vui vẻ bên gia đình 1. Em đang có 1 tranh chấp về hợp đồng dân sự mong được anh chị tư vấn giúp đỡ ạ Em có ký hợp đồng sang nhượng cổ phần nhà hàng (2 bên tự định giá nhà hàng và chia cổ phần ra) và em đã mua 100% cổ phần ấy rồi. Hợp đồng thuê nhà nằm trong giá trị nhà hàng được quy định của 2 bên tuy nhiên hợp đồng này sắp bị bên thuê chấm dứt nhưng người bán giấu và sang nhượng cho em để được giá cao. Người cho thuê nhà có gửi văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng trước khi em với người kia ký nhưng họ giấu em để bán được giá cao. Vậy hợp đồng này có bị vô hiệu không ạ? 2. Trong danh sách đồ đạc họ gửi qua mail cho em ( chưa có biên bản bàn giao đồ đạc ạ) thì điều hoà và hút mùi không phải của họ. Chỉ đến khi em phải chuyển cửa hàng đi thì mới biết nó không phải của người chủ nhà hàng kia. Vậy căn cứ vào điểm này để yêu câu toà tuyên vô hiệu được không ạ? 3. Trong hợp đồng có 1 điều khoản không có khả năng thực hiện được là người chủ nhà hàng phải tìm được “ mặt bằng tương tự” cho em nếu chủ nhà chấm dứt hợp đồng sớm. Cái này không tìm đc vậy căn cứ điểm này để yêu cầu toà tuyên bố vô hiệu được không ạ? 4. Em đã mua lại toàn bộ cổ phần và sở hữu lại hợp đồng thuê nhà của chủ nhà hàng với chủ nhà tuy nhiên người chủ nhà hàng lại tự ý liên hệ với chủ nhà để lấy 50tr tiền phá vỡ hợp đồng thuê nhà của chủ nhà và không trả cho em. Vậy có cách nào yêu cầu họ trả cho em được ko ạ ? Em cảm ơn cả nhà, mong mọi người giúp đỡ em để em có cơ sở xử lý vấn đề ạ.
Hợp đồng vô hiệu và vấn đề bồi thường thiệt hại
Bàn về hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng đã được xác lập giữa các bên, nó đã tồn tại nhưng không đáp ứng các điều kiện của hiệu lực của hợp đồng do pháp luật quy định. Theo đó, các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng quy định tại Điều 122 BLDS 2005, 127 và Điều 410 BLDS 2005. Nếu như vi phạm tại các điều kiện được quy định trên thì hợp đồng đó không có hiệu lực. Theo như Điều 121 BLDS 2005 thì hợp đồng dân sự cũng là một trong những giao dịch dân sự. theo đó, giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp lý và không phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên trong giao dịch kể từ thời điểm xác lập giao dịch đó. Ngoài ra, khi hợp đồng dân sự vô hiệu các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trường hợp mà bên có lỗi dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu mà gây ra thiệt hại thì căn cứ vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại tương ứng (Điều 137 BLDS 2005). Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ các quy định về hình thức thì một trong các bên tham gia giao dịch dân sự yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và thời hiệu yêu cầu là 2 năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập. Khi các bên có yêu cầu, thì Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định buộc các bên phải hoàn thành, bổ sung các điều kiện về hình thức của hợp đồng để hợp đồng có hiệu lực, nếu quá 01 tháng mà các bên không hoàn thành các nghĩa vụ trên thì giao dịch dân sự đó vô hiệu. Khi giao dịch dân sự vô hiệu, nếu các bên có yêu cầu giải quyết bồi thường thì Tòa án có trách nhiệm xác định thiệt hại. về nguyên tắc, một bên chỉ phải bồi thường cho bên kia khi có thiệt hại xảy ra, không có thiệt hại thì không có trách nhiệm bồi thường. BLDS năm 2005 tuy có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hợp đồng vô hiệu, tuy nhiên không cho biết thiệt hại là gì và thiệt nào nào được bồi thường. Một số văn bản của nước ta cũng có quy định, tuy nhiên nó lại mang tính chất cụ thể theo vụ việc. theo nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC về hợp đồng mua bán nhà như sau: "Khoản tiền mà bên bán phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục lại tình trạng ban đầu của nhà ở do bên mua đã tháo dỡ hoặc làm hư hỏng; khoản tiền mà bên mua đã đầu tư để cải tạo, sửa chữa nhà làm tăng giá trị nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất. Trong trường hợp hợp đồng mua bán nhà ở không có đặt cọc và các bên không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 BLDS để bảo đảm thực hiện hợp đồng, thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có" Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 liên quan đến chuyển quyền sử dụng đất cũng có quy định: "Khi tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu thì Toà án cần xác định thiệt hại gồm: Khoản tiền mà bên chuyển nhượng phải bỏ ra để khôi phục lại tình trạng ban đầu của diện tích đất do bên nhận chuyển nhượng đã làm huỷ hoại đất; khoản tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã đầu tư để cải tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị công trình, tài sản, cây lâu năm... trên đất. Trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có thoả thuận khác về việc áp dụng biện pháp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 379 Bộ luật Dân sự để bảo đảm thực hiện hợp đồng thì thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất do các bên thoả thuận với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có" Việc xác định giá của tài sản trong giao dịch cũng là một vấn đề đáng lưu ý để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cuối cùng là xác định lỗi của các bên trong hợp đồng. về nguyên tắc, người có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. trong đó, có thể tồn tại lỗi của một bên hoặc lỗi của hai bên. Trong trường hợp tồn tại lỗi của hai bên làm cho hợp đồng vô hiệu thì phải xác định mức độ lỗi của các bên để thấy được thiệt hại cụ thể để quy trách nhiệm bồi thường tương ứng theo lỗi của mỗi bên. Các văn bản pháp luật cần tham khảo: BLDS 2005 Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTPTANDTC