Điều kiện, thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải có văn bản đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm gửi đến Bộ Tài chính, trong đó nêu rõ lý do chuyển giao, kèm theo kế hoạch và hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. 1. Các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: Việc chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, tài sản và trách nhiệm tương ứng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện trong trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 8 Điều 113 của Luật này; - Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động; - Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động; - Các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 của Luật này. 2. Điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao; + Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của Luật này; + Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao. - Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ của toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này, nếu giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao phải thỏa thuận với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp không đồng ý với việc chuyển giao, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. 3. Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm: - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: + Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; + Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao); Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao. + Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của việc chuyển giao; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Phương thức giải quyết tranh chấp. + Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực. + Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải công bố về việc chuyển giao như sau: + Công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về việc chuyển giao các nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao; Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao. + Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên mua bảo hiểm được phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực. + Gửi văn bản thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm mà giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao. - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao: + Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn; + Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao; + Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao. - Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. Như vậy, điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Vậy trường hợp có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (Được ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: *Tại đơn khởi kiện ngày 10-11-2010, ngày 08-12-2010 ông Đặng Văn L là nguyên đơn yêu cầu: Tòa án nhân dân Quận 1 buộc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C (sau đây gọi là Công ty C) phải trả cho ông 405.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực là tiền mà Công ty C phải bồi thường cho hai hợp đồng bảo hiểm do vợ ông đã mua mang ký hiệu như sau: - Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là 265.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là 190.000.000 đồng. Công ty đã trả trước cho ông 50.000.000 đồng. * Tại đơn bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 30-05-2011 ông Đặng Văn L yêu cầu: Buộc Công ty C phải trả cho ông số tiền 470.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Số tiền lãi tạm tính đến thời điểm hiện nay là 43.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là 287.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là 190.000.000 đồng. * Tại đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 22-06-2011 ông Đặng Văn L thay đổi yêu cầu khởi kiện như sau: Buộc Công ty C phải chi trả tổng số tiền là 203.772.500 đồng cho 02 hợp đồng bảo hiểm số S11000009505, S11000040924 và tiếp tục thực hiện hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008; trả hai hợp đồng bản gốc số S11000009505; S11000040924 cụ thể: Hợp đồng Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia đến thời điểm này công ty phải chi trả quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1.2) 50% số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Quyền lợi hỗ trợ tiền mặt hàng năm (Điều 4.4) 10% số tiền bảo hiểm 7.000.000 đồng. Đồng thời tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 chi trả quyền lợi khi đến thời điểm ghi trong hợp đồng. - Hợp đồng tử kỳ có hoàn phí. Quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1): 190.000.000 đồng (Công ty C đã thanh toán 50.000.000 đồng). Lãi tạm tính cho đến thời điểm này là số tiền lãi do công ty chậm thanh toán là: 21.772.500 đồng. * Tại đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 18-04-2015 ông Đặng Văn L yêu cầu: Buộc Công ty C phải trả cho ông số tiền là 405.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Buộc Công ty C phải trả 02 hợp đồng bảo hiểm gốc số S11000009505 và S11000040924 mà công ty đã thu giữ từ phía gia đình ông. * Tại văn bản phản hồi số 008/2011/CV ngày 28-01-2011 bị đơn là Công ty C trình bày: Khách hàng Trương Thị H trước khi giao kết hai hợp đồng bảo hiểm đã có tiền sử đau dạ dày và mỡ máu tăng nhưng đã không khai báo trong bảng câu hỏi trong đơn yêu cầu bảo hiểm. Nếu biết được khách hàng Trương Thị H bị đau dạ dày và mỡ máu tăng Công ty C sẽ từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do vậy Công ty C từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm và quyết định hủy bỏ hai hợp đồng bảo hiểm của bà H là có căn cứ (theo Điều 11.2 Quy tắc và điều khoản của hợp đồng) và đúng quy định của pháp luật (theo Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Công ty C đề nghị Tòa án nhân dân Quận 1 bác yêu cầu khởi kiện của ông L. * Tại văn bản phản hồi số 024/2011/CV ngày 16-05-2011; Bị đơn là công ty C trình bày: 1. Đối với yêu cầu công ty C trả số tiền 405.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh của hai hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 và S11000040924 Công ty C vẫn giữ nguyên quan điểm. Công ty đã thanh toán tất cả nghĩa vụ của mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm nêu trên. Đồng thời yêu cầu của ông Đặng Văn L là không có cơ sở theo quy định trong Quy tắc và điều, khoản của hợp đồng bảo hiểm và không có căn cứ pháp luật. Do vậy, Công ty C đề nghị Tòa án bác bỏ yêu cầu của ông L. 2. Đối với yêu cầu Công ty C hoàn trả hai (02) bản hợp đồng bảo hiểm gốc số S11000009505 và S11000040924 Công ty C đồng ý trả lại 02 bản gốc hợp đồng bảo hiểm cho ông L. * Tại bản tự khai ngày 14-04-2011; ngày 09-05-2011 bà Lương Thị T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày: Bà là mẹ ruột của bà Trương Thị H qua đời vào ngày 09-01-2010; bà yêu cầu Công ty C phải trả cho bà và gia đình số tiền bồi thường bảo hiểm. Đồng ý cho con rể bà là ông Đặng Văn L số tiền bồi thường bảo hiểm mà bà được hưởng để ông L có toàn quyền và thuận lợi trong việc tranh chấp với Công ty C. * Tại bản khai ngày 14-04-2011 chị Đặng Kiều L là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trình bày: Chị L là con ruột của bà Trương Thị H đã qua đời vào ngày 09-01-2010. Số tiền công ty bảo hiểm chi trả cho bà H và chị theo luật định chị cũng có phần vì vậy yêu cầu công ty C phải trả cho chị đúng số tiền mà chị được hưởng thừa kế trong số tiền bảo hiểm mà công ty phải chi trả bảo hiểm khi chẳng may mẹ chị qua đời. Chị đồng ý tặng cho bố chị là ông Đặng Văn L số tiền bồi thường bảo hiểm cũng như quyền được hưởng số tiền mà đáng lý ra chị được thừa kế từ mẹ và ông L được toàn quyền tranh chấp với công ty C để đòi số tiền bảo hiểm của mẹ chị là bà H. * Tại bản khai ngày 09-05-2011 ông Đặng Văn L là đại diện hợp pháp của cháu Đặng Linh N trình bày: Yêu cầu Tòa án sớm đưa vụ kiện ra xét xử trả lại công bằng và danh dự cho gia đình ông cũng như rất nhiều người dân Việt Nam đã tham gia mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty C cũng như các công ty bảo hiểm nhân thọ khác. [...] Người kháng cáo công ty C do ông Hoàng P đại diện theo ủy quyền và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trình bày: Khi ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty C, bà H đã khai không trung thực, cụ thể tại đơn yêu cầu bảo hiểm bà H đã khai báo không trung thực ở hai điểm như sau: 1. Theo Biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 thể hiện bà H có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Công ty C cho rằng nội dung này là do bà H khai và được bác sỹ ghi nhận tại Biên bản hội chẩn nêu trên. Do đó, có thể xác định bà H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007 là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía công ty C cho rằng cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ dày. Tại câu hỏi số 54 Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật?” bà H đánh dấu vào ô không (nghĩa là bà H khai không bị rối loạn dạ dày) là khai báo không trung thực. 2. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty C cung cấp bản photo có sao y phiếu xét nghiệm sinh hóa máu đề ngày 22-9-2008, do Công ty C thu thập trong hồ sơ khám bệnh định kỳ cho nhân viên của trường Mầm non C, nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008 bà H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại mục 61 đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không trung thực. Từ hai điểm nêu trên có xác định bà H đã khai báo thông tin không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Do đó, căn cứ vào Điều 11.2 của Quy tắc điều khoản hợp đồng bảo hiểm Công ty C hủy bỏ 02 hợp đồng bảo hiểm nêu trên và hai hợp đồng không có hiệu lực. Ngoài ra, ngày 15-9-2010, ông L đã nhận số tiền là 50.000.000 đồng và ký Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm. Tại Phiếu này ông L đã đồng ý chấm dứt hai Hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 và Hợp đồng số S11000040924, đồng thời thừa nhận Công ty C đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm và không còn trách nhiệm đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Do đó, Công ty C không có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho ông L nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn ông Đặng Văn L do ông Trần Xuân H trình bày: Theo cách hiểu thông thường thì “đau dạ dày” và “rối loạn tại dạ dày” là hai khái niệm khác nhau, không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng tỏ bệnh đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày. Hằng năm bà H có kiểm tra sức khỏe định kỳ do cơ quan nơi bà H công tác tổ chức. Tuy nhiên, đây là việc hoàn toàn bình thường mà đa số các cơ quan, tổ chức đều tổ chức cho nhân viên. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Ngoài ra, qua phiếu khám sức khỏe định kỳ này không thể hiện bà H bị bệnh gì liên quan đến việc từ chối ký hợp đồng bảo hiểm của công ty C. Do đó, phía Công ty C cho rằng bà H cung cấp thông tin không trung thực để từ chối chi trả bảo hiểm là không có cơ sở. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liện quan bà Lương Thị T, bà Đặng Kiều L, trẻ Đặng Linh N (do ông Đặng Văn L là người đại diện hợp pháp cho con chưa thành niên) do ông Trần Xuân H đại diện theo ủy quyền trình bày: Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có cùng ý kiến với nguyên đơn, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm. [...] Nội dung của Án lệ: “[4] Tại câu hỏi số 54 Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009, câu hỏi: “loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật” bà H đánh dấu vào ô không. Tại biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 bà H khai có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Căn cứ theo Biên bản hội chẩn thì bà H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007 là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía Công ty C cho rằng cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh, không đưa ra được một giải thích khoa học nào xác định đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày. [8] Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì Điều khoản này phải được giải thích theo hướng có lợi cho bà H. Như vậy, không đủ cơ sở xác định đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như Công ty C trình bày. [9] Xét thấy, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty C cho rằng bà H bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn cứ. [10] Tại câu hỏi 61 của Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông, bà đã có làm xét nghiệm chẩn đoán như X-quang, siêu âm, điện tim đồ, thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh tật khám y khoa, điều trị tại bệnh viện nhưng chưa được nêu ở phần trên không?” bà H đánh dấu vào ô không. Tại phiên tòa phúc thẩm, phía Công ty C cung cấp Phiếu xét nghiệm hóa sinh máu đề ngày 22-9-2008 mang tên người bệnh là Trương Thị H. Phía Công ty C xác định đây là tài liệu do Công ty C thu thập trong hồ sơ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên của Trường Mầm non C nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008, bà H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại câu hỏi số 61, đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không trung thực. Xét thấy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ được các cơ quan, tổ chức thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Hơn nữa, khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bà H không phát hiện dấu hiệu của một căn bệnh nào dẫn đến việc Công ty C từ chối ký kết hợp đồng với bà H. Do đó, không đủ cơ sở xác định bà H cảm thấy cơ thể bất thường mới tiến hành đi xét nghiệm máu sau đó mua bảo hiểm của Công ty C. [11] Như vậy, chưa đủ cơ sở xác định bà H có gian dối khi ký hợp đồng bảo hiểm, không có cơ sở xác định việc bà H đánh dấu vào ô không của mục 54 và 61 tại Đơn yêu cầu bảo hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc Công ty C có xem xét để ký hợp đồng bảo hiểm với bà H hay không.” Như vậy, nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy tắc bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Trong trường hợp này, theo nội dung của Án lệ số 22/2018/AL, thông tin được yêu cầu kê khai không phải là căn cứ quyết định việc các bên xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể, căn cứ theo các quy định pháp luật thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì [Điều khoản này] phải được giải thích theo hướng có lợi cho người được bảo hiểm – vốn là bên yếu thế trong mối quan hệ này.
Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 cho nhà thầu thi công
Hi mọi người. Em không hiểu chi phí bảo hiểm bên thứ 3 dưới 1000 tỷ đồng ạ
Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, quy định rõ ràng các điều khoản nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân nên người tham gia đôi khi có mong muốn chấm dứt hợp đồng giữa chừng. Vậy các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ người mua có được trả tiền không? 1. Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Theo quy định tại điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, “doanh nghiệp bảo hiểm”, “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài” hoặc “bên mua bảo hiểm” có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm thuộc một trong 4 trường hợp sau: Trường hợp 1: Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí. Trường hợp 2: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trường hợp 3: Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 điều 55 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trường hợp 4: Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. 2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì người mua có được trả lại tiền hay không? Theo Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm; - Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm; - Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 26 của Luật này, bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. Như vậy, khi một bên trong hợp đồng bảo hiểm đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng các quy định của pháp luật thì bên còn lại trong quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán, bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo các quy định pháp luật có liên quan.
Nóng: Bộ Tài chính có chỉ đạo rà soát quy định để bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ
Mới đây, ngày 15/4/2023, Bộ Tài chính đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Cao Anh Tuấn tại cuộc họp với Cục QLBH, Hiệp hội Bảo hiểm và một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính liên quan đến việc rà soát, hoàn thiện các quy định bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chỉ đạo Cục QLBH yêu cầu các doanh nghiệp BHNT rà soát lại quy trình bán các sản phẩm BHNT, có giải pháp xử lý kịp thời các phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ BHNT cho khách hàng, hạn chế tình trạng nhân viên, đại lý tư vấn thiếu trung thực với khách hàng tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp BHNT cũng cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định và quy trình, thủ tục đảm bảo rõ ràng, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, quản lý chất lượng đại lý trong quá trình tư vấn và ký kết hợp đồng bảo hiểm tại các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Xem thêm bài viết liên quan: Cảnh báo: Tiết kiệm đầu tư “hóa” bảo hiểm nhân thọ lừa đảo khách hàng Đối với nhóm vấn đề liên quan đến các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của khách hàng khi tham gia BHNT, Cục QLBH cần xây dựng quy trình xử lý đối với các thông tin phản ánh liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp và xử lý các thông tin tiếp nhận qua các kênh thông tin phản ánh trực tiếp, đơn thư, đường dây nóng; đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, cơ quan quản lý đẩy mạnh công tác truyền thông đa chiều, khách quan, đưa ra các khuyến cáo, lưu ý đối với những nội dung nêu trong hợp đồng bảo hiểm, phân tích các sản phẩm bảo hiểm, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, hiểu biết, nhận thức của người tham gia bảo hiểm. Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát huy vai trò hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, tuyên truyền, nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp bảo hiểm và nhận thức hiểu biết của các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm. Đề nghị Hiệp hội tổ chức họp với các doanh nghiệp bảo hiểm để đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp chấn chỉnh hoạt động của các đại lý bảo hiểm, nâng cao chất lượng tư vấn của nhân viên bán bảo hiểm. Xem thêm bài viết liên quan: Cảnh báo: Tiết kiệm đầu tư “hóa” bảo hiểm nhân thọ lừa đảo khách hàng Đối với trường hợp của diễn viên Ngọc Lan, sau khi diễn viên có chia sẻ trên mạng xã hội, ngay trong ngày 10/4, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MVI (MVI Life) báo cáo về hợp đồng bảo hiểm, rà soát quá trình tư vấn giao kết hợp đồng bảo hiểm với diễn viên Ngọc Lan. Sau khi nhận được phản ánh của bà Lan trên mạng xã hội, MVI Life đã chủ động liên hệ với diễn viên Ngọc Lan. Hai bên đã thống nhất sẽ thu xếp buổi làm việc giữa bà Lan, công ty bảo hiểm và đại lý để đối chất, làm rõ quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm giữa đại lý và diễn viên Ngọc Lan. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết. Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm. Người dân có thể kiến nghị hoạt động bảo hiểm trái luật tại đâu? Ngoài ra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đang phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng. Hai cơ quan đã thống nhất lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kiến nghị của người dân về hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng. Đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước: 02438266344 hoặc 02439361017. Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn Đường dây nóng của Bộ Tài chính: 02422208018. Email: duongdaynong baohiem@mof.gov.vn
Những vấn đề cần lưu ý trước khi mua bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm khá đặc biệt khi người mua là người không hưởng giá trị của bảo hiểm này. Vì thế, khi mua bảo hiểm nhân thọ người dân cần đề phòng những rủi ro mà loại bảo hiểm này mang lại. Trường hợp để tránh các điều khoản ràng buộc bất hợp lý đối với người mua bảo hiểm nhân thọ, và phân vân cần lưu ý điều gì khi mua thì bài viết sau đây sẽ giúp người dân lưu ý kỹ hơn về bảo hiểm nhân thọ. 1. Bảo hiểm nhân thọ là gì? Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bảo vệ đến sức khỏe con người, thân thể và tính mạng. Đây là sự thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm phải đóng phí và bên bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền nhất định khi xảy ra rủi ro hoặc đáo hạn hợp đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người. 2. Những lưu ý trước khi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Gần đây một vụ việc liên quan đến một công ty bảo hiểm nhân thọ với diễn viên Ngọc Lan. Cụ thể vụ việc là cô này sau khi ly dị chồng đã quyết định nhờ tư vấn mua bảo hiểm nhân thọ cho con mình lỡ sau này có xảy ra sự cố gì thì con mình vẫn có bảo hiểm. Do cô này đọc không kỹ các điều khoản trong hợp đồng cũng như cả tin vào lời nói của nhân viên tư vấn nên cô đã quyết định mua bảo hiểm nhân thọ và đã đóng được 2,4 tỷ. Tuy nhiên, để rút được 10 tỷ đồng thì bắt buộc phải đóng BHNT 74 năm, do đó cô diễn viên này muốn rút số tiền đã đóng ra hạn chế các mất mát nhỏ nhất có thể. Qua sự việc trên, người mua bảo hiểm nhân thọ cần lưu ý các vấn đề sau: (1) Lựa chọn công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín Việc lựa chọn công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu sau khi đã quyết định loại bảo hiểm cần mua. Bạn cần tìm hiểu thông tin về pháp lý, lịch sử hình thành, mô hình hoạt động, cách thức vận hành của công ty đó. (2) Nghiên cứu đặc điểm các loại bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ có nhiều gói phù hợp với từng nhu cầu khác nhau, đừng quên phân tích và so sánh các loại bảo hiểm để tìm gói bảo hiểm phù hợp nhất. Nếu trong quá trình lựa chọn có nhiều băn khoăn, bạn có thể tham khảo lời khuyên từ các đơn vị tư vấn tài chính để có quyết định chính xác và phù hợp với mong muốn của bản thân. (3) Nên cân nhắc tình hình tài chính của bản thân Tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu tài chính trong tương lai là những điều bạn cần lưu tâm. Nếu muốn thực hiện một mục tiêu trong tương lai, hãy lên kế hoạch cụ thể và hoạch định tình hình thu nhập, khả năng tiết kiệm của bản thân. (4) Tìm hiểu thủ tục hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên, bạn cần xem xét thật kỹ các thông tin được kê khai trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thông tin cá nhân, gói bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. (5) Điền các thông tin vào hợp đồng chính xác Ngay sau khi ký kết thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có hiệu lực, vì vậy bạn hãy đảm bảo đã kê khai thông tin trung thực và chính xác. Công ty bảo hiểm sẽ dựa vào những thông tin được khai để tính phí cũng như chi trả quyền lợi bảo hiểm. Thế nên nếu có bất kỳ sai sót nào trong việc cung cấp thông tin, bạn sẽ gặp rắc rối về sau. Thông tin cá nhân của người mua, người thụ hưởng, tình trạng sức khỏe và thông tin của gói bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là những mục bạn cần lưu ý. (6) Tìm hiểu kỹ các quyền lợi của hợp đồng Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm sẽ được kê khai trong hợp đồng, bạn cần tìm hiểu cụ thể các quyền lợi của mình khi mua bảo hiểm để biết được các quyền cơ bản, tổng quyền lợi, mức chi trả, mức lãi suất... để có thể áp dụng và bảo vệ các lợi ích của mình. Ngoài ra, đừng quên tham khảo quyền lợi bổ trợ, bởi đây cũng là mục quan trọng trong hợp đồng. (7) Các trường hợp chi trả, bồi thường Không phải bất cứ trường hợp rủi ro nào xảy ra trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ đều được chi trả hoặc bồi thường. Vậy nên, bên cạnh việc tham khảo về quyền lợi bảo hiểm nhân thọ, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ những trường hợp bồi thường, chi trả, không bồi thường trong hợp đồng. (8) Phí bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí Mức phí bảo hiểm nhân thọ sẽ có sự khác nhau đối với từng gói bảo hiểm. Bạn cần tìm hiểu phí và thời gian được quy định trong hợp đồng để nắm các thông tin này. Người tham gia bảo hiểm nhân thọ cần phải đóng phí bảo hiểm đúng thời gian để tránh các rủi ro không đáng có. (9) Hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Nếu hủy hợp đồng, bạn sẽ mất đi những quyền lợi được ghi trong hợp đồng cũng như các loại phí bảo hiểm đã đóng. Hợp đồng có quy định chi tiết về việc bảo hiểm chưa hình thành giá trị hoàn lại trong hai năm đầu tham gia bảo hiểm. Nếu gặp khó khăn hoặc có vấn đề về tài chính, bạn có thể đề xuất giảm phí đóng bảo hiểm hoặc gia hạn, tái khôi phục lại hợp đồng sau thời gian cụ thể để giảm thiệt hại.
Trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu? Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng ra sao?
Hợp đồng bảo hiểm là bản ghi lại các giao kết của bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, qua đó yêu cầu các bên phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc các cam kết. Vậy trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu? Và phương thức giải quyết sẽ ra sao? 1. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm Theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm thực hiện như sau: Theo đó, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc bồi thường: Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc thế quyền: Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. - Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: Rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. 2. 11 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm cần lưu ý tại Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định 11 trường hợp sau đây sẽ vô hiệu hóa hợp đồng bảo hiểm bao gồm: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. (2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. (4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo. (6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. (7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được. (8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. (9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép. (10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. (11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Phương thức giải quyết tranh chấp Các bên trong hợp đồng bảo hiểm có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. - Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. - Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm sẽ có tới 11 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, để giải quyết tranh chấp các vấn đề này thì các bên có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận hoặc kiện lên tòa Trọng tài hoặc cuối cùng là Tòa án.
Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu năm 2023
1. Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị xem là vô hiệu Hiện nay, khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định 05 trường hợp hợp đồng bảo hiểm xã hội vô hiệu, gồm có: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (4) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; (5) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã quy định theo hướng cụ thể hơn và bổ sung thêm một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị xem là vô hiệu. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2023, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị xem là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; (2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; (5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo; (6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; (7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được; (8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp một trong 02 bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin; (9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép; (10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; (11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản. 2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. (khoản 2 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Các hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Theo khoản 1 Điều 47 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định có 03 hình thức bồi thường thiệt hại mà bên mua và bên bán bảo hiểm có thể thỏa thuận trước, bao gồm: 1. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại: Hình thức này có thể áp dụng trong các trường hợp: . Tài sản không bị thiệt hại toàn bộ, mức độ thiệt hại không lớn, có thể sửa chữa để đưa tài sản về mức giá trị ban đầu hoặc tiệm cận ban đầu (tại thời điểm giao kết hợp đồng) . Tài sản không thể thay thế, bên mua bảo hiểm cũng không muốn bị thu hồi tài sản Doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ không trực tiếp sửa chữa tài sản thiệt hại mà thuê cá nhân, tổ chức có chuyên môn về sửa chữa để thực hiện trách nhiệm này. Chi phí sửa chữa, thuê nhân công sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. 2. Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác Được áp dụng khi mức độ thiệt hại của tài sản quá lớn để doanh nghiệp bảo hiểm thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác. Hình thức này thường được thỏa thuận thực hiện khi tài sản này không phải tài sản đặc định, có thể thay thế bởi một tài sản khác có giá trị tương đương. Số tiền mua tài sản thay thế do doanh nghiệp bảo hiểm tự chi trả. Sau khi thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại. 3. Trả tiền bồi thường Là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp bồi thường cho người được bảo hiểm với số tiền được dựa trên số tiền bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế. Sau khi trả tiền bồi thường, giống với trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.
Hiểu đúng về quy tắc điều khoản đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Em xin chào các Anh, Chị, Em xin phép được hỏi liên quan đến điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Nếu trong điều khoản quy tắc bảo hiểm có ghi nội dung như sau: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm: Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam hoặc người Nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ 15 ngày tuổi đến 80 tuổi ( tính theo năm dương lịch) tại thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm. Nếu theo quy tắc nêu trên thì người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài có thuộc đối tượng được bảo hiểm không? ( Tại thời điểm bắt đầu của Hợp đồng bảo hiểm họ không có mặt tại Việt Nam). Liệu có thể hiểu người được bảo hiểm bao gồm 2 loại đối tượng: 1. Người Việt Nam ( có quốc tịch Việt Nam) 2. Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Anh, Chị. Xin chân thành Cảm ơn!
Mình có một thắc mắc là mình có tham gia bảo hiểm nhân thọ thì mình thấy có điều khoản về việc bên mua là mình có thể chấm dứt được hợp đồng bảo hiểm khi không có khả năng tham gia nữa. Theo mình được biết tại Khỏan 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Trong trường hợp không đủ khả năng kinh tế để tiếp tục tham gia bảo hiểm, người mua bảo hiểm có thể tiến hành chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị đình chỉ khi bên mua không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí Khi hợp đồng bảo hiểm bị đình chỉ trước hạn thì bên mua sẽ nhận được giá trị hoàn lại (nếu có) của hợp đồng, tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm: “…bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”. Như vậy thì trên hai năm thì mình có thể tự đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bằng cách không đóng trong thời hạn 60 ngày à.
Giải quyết vụ việc không được bồi thường hợp đồng bảo hiểm
Nguyên đơn: Bà H Bị đơn: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P Nguyên đơn trình bày: Ngày 7/2/2014 bà H mua bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P cho con trai là N, thời hạn đóng bảo hiểm 15 năm. giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”, kèm theo sản phẩm bổ trợ "chết và tàn tật” là 80 triệu đồng. Bá H đã đóng tiền được l năm (7.590.000 đồng). Tối 5/3/2014, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc (Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử vong. Sau dó, bà Thảo yêu cầu công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P xem xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng công ty TNHH Bảo hiêm nhân thọ P từ chối không đền bù vì cho rằng hợp dồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực. Bị đơn trinh bày: Trước khi ký họp đồng mua bảo hiểm bà H đã vi phạm, không kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe của anh Nghĩa. Vì vậy, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P chỉ trả lại số tiền bà H đã dóng. Không chấp nhận, bà H đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử. Bản án dân sự sơ thẩm số 122/2015/DS-ST ngày 06/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh ĐT nhận định: “Theo quy định của công ty TNHH Bão hiểm nhân thọ P thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng địn rõ có hoặc không các câu hỏi trong phần khai chi tiết sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không? Bà H đánh dấu chéo vào ô “không” trong khi ngày 18/12/2012, trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV.Bà H đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, vì vậy cần bác yêu cầu của bà H và tuyên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P và bà H là vô hiệu do bà Thảo kê khai thông tin không trung thực”. Nêu cách giải quyết cảu bạn đối với tình huống trên? nêu rõ các căn cứ pháp lý.
Điều kiện, thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải có văn bản đề nghị chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm gửi đến Bộ Tài chính, trong đó nêu rõ lý do chuyển giao, kèm theo kế hoạch và hợp đồng chuyển giao. Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm chỉ được tiến hành sau khi được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. 1. Các trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: Việc chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm, tài sản và trách nhiệm tương ứng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thực hiện trong trường hợp sau đây: - Theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại điểm c và điểm d khoản 8 Điều 113 của Luật này; - Thu hẹp nội dung, phạm vi hoạt động; - Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chấm dứt hoạt động; - Các trường hợp quy định tại các điểm a, d và e khoản 1 Điều 75 của Luật này. 2. Điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022: - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau đây: + Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao; + Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của Luật này; + Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao. - Việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm phải kèm theo việc chuyển giao các tài sản tương ứng với dự phòng nghiệp vụ của toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này, nếu giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao phải thỏa thuận với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp không đồng ý với việc chuyển giao, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. 3. Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm Căn cứ Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm: - Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp chuyển giao) phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ bao gồm các tài liệu sau: + Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này; + Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao); Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao. + Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau: Đối tượng của việc chuyển giao; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Phương thức giải quyết tranh chấp. + Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực. + Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do. - Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính chấp thuận việc chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao phải công bố về việc chuyển giao như sau: + Công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về việc chuyển giao các nội dung chủ yếu sau: Tên và địa chỉ của doanh nghiệp chuyển giao và doanh nghiệp nhận chuyển giao; Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao; Địa chỉ giải quyết các khiếu nại, thắc mắc của bên mua bảo hiểm liên quan đến việc chuyển giao. + Gửi thông báo kèm theo tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm. Thông báo gửi cho bên mua bảo hiểm phải nêu rõ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, bên mua bảo hiểm được phép chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nếu không đồng ý với kế hoạch chuyển giao và ngày kế hoạch chuyển giao chính thức có hiệu lực. + Gửi văn bản thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về việc giảm số tiền bảo hiểm hoặc quyền lợi bảo hiểm và các nghĩa vụ khác theo hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Bộ Tài chính quy định tại khoản 1 Điều 91 Luật Kinh doanh bảo hiểm mà giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Kể từ ngày ký Hợp đồng chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp chuyển giao không được tiếp tục ký kết hợp đồng bảo hiểm mới thuộc nghiệp vụ bảo hiểm chuyển giao. - Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Bộ Tài chính phê chuẩn kế hoạch chuyển giao, doanh nghiệp chuyển giao chuyển cho doanh nghiệp nhận chuyển giao: + Toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực thuộc kế hoạch chuyển giao đã được Bộ Tài chính phê chuẩn; + Các hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, bồi thường chưa giải quyết liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm được chuyển giao; + Toàn bộ tài sản, các quỹ và dự phòng nghiệp vụ liên quan đến những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. - Doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp chuyển giao trong việc xây dựng kế hoạch chuyển giao, xác định giá trị tài sản liên quan tới các quỹ và dự phòng nghiệp vụ của những hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và thỏa thuận ngày có hiệu lực của kế hoạch chuyển giao. - Kể từ ngày nhận chuyển giao, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao theo đúng các điều khoản đã ký kết giữa doanh nghiệp chuyển giao và bên mua bảo hiểm, kể cả trách nhiệm giải quyết các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra nhưng chưa báo cáo. Doanh nghiệp nhận chuyển giao có quyền tiếp nhận tài sản liên quan tới các quỹ, dự phòng nghiệp vụ của hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao và sử dụng tài sản đó để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. Như vậy, điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Thủ tục chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
Không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Vậy trường hợp có tranh chấp xảy ra thì Tòa án sẽ xử lý như thế nào? Tìm hiểu nội dung của Án lệ số 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (Được ban hành kèm theo Quyết định 269/QĐ-CA năm 2018 công bố án lệ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành). Tóm tắt nội dung vụ việc: *Tại đơn khởi kiện ngày 10-11-2010, ngày 08-12-2010 ông Đặng Văn L là nguyên đơn yêu cầu: Tòa án nhân dân Quận 1 buộc Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ C (sau đây gọi là Công ty C) phải trả cho ông 405.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực là tiền mà Công ty C phải bồi thường cho hai hợp đồng bảo hiểm do vợ ông đã mua mang ký hiệu như sau: - Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là 265.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là 190.000.000 đồng. Công ty đã trả trước cho ông 50.000.000 đồng. * Tại đơn bổ sung, thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 30-05-2011 ông Đặng Văn L yêu cầu: Buộc Công ty C phải trả cho ông số tiền 470.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Số tiền lãi tạm tính đến thời điểm hiện nay là 43.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008 số tiền đền bù là 287.000.000 đồng. - Hợp đồng S11000040924 mua ngày 25-03-2009 số tiền đền bù là 190.000.000 đồng. * Tại đơn thay đổi yêu cầu khởi kiện ngày 22-06-2011 ông Đặng Văn L thay đổi yêu cầu khởi kiện như sau: Buộc Công ty C phải chi trả tổng số tiền là 203.772.500 đồng cho 02 hợp đồng bảo hiểm số S11000009505, S11000040924 và tiếp tục thực hiện hợp đồng S11000009505 mua ngày 14-10-2008; trả hai hợp đồng bản gốc số S11000009505; S11000040924 cụ thể: Hợp đồng Thịnh Trí Thành Tài Bảo Gia đến thời điểm này công ty phải chi trả quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1.2) 50% số tiền bảo hiểm 35.000.000 đồng. Quyền lợi hỗ trợ tiền mặt hàng năm (Điều 4.4) 10% số tiền bảo hiểm 7.000.000 đồng. Đồng thời tiếp tục thực hiện hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 chi trả quyền lợi khi đến thời điểm ghi trong hợp đồng. - Hợp đồng tử kỳ có hoàn phí. Quyền lợi bảo hiểm khi tử vong (Điều 4.1): 190.000.000 đồng (Công ty C đã thanh toán 50.000.000 đồng). Lãi tạm tính cho đến thời điểm này là số tiền lãi do công ty chậm thanh toán là: 21.772.500 đồng. * Tại đơn bổ sung yêu cầu khởi kiện ngày 18-04-2015 ông Đặng Văn L yêu cầu: Buộc Công ty C phải trả cho ông số tiền là 405.000.000 đồng và số tiền lãi phát sinh cho đến thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật. Buộc Công ty C phải trả 02 hợp đồng bảo hiểm gốc số S11000009505 và S11000040924 mà công ty đã thu giữ từ phía gia đình ông. * Tại văn bản phản hồi số 008/2011/CV ngày 28-01-2011 bị đơn là Công ty C trình bày: Khách hàng Trương Thị H trước khi giao kết hai hợp đồng bảo hiểm đã có tiền sử đau dạ dày và mỡ máu tăng nhưng đã không khai báo trong bảng câu hỏi trong đơn yêu cầu bảo hiểm. Nếu biết được khách hàng Trương Thị H bị đau dạ dày và mỡ máu tăng Công ty C sẽ từ chối giao kết hợp đồng bảo hiểm. Do vậy Công ty C từ chối chi trả quyền lợi bảo hiểm và quyết định hủy bỏ hai hợp đồng bảo hiểm của bà H là có căn cứ (theo Điều 11.2 Quy tắc và điều khoản của hợp đồng) và đúng quy định của pháp luật (theo Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm). Công ty C đề nghị Tòa án nhân dân Quận 1 bác yêu cầu khởi kiện của ông L. * Tại văn bản phản hồi số 024/2011/CV ngày 16-05-2011; Bị đơn là công ty C trình bày: 1. Đối với yêu cầu công ty C trả số tiền 405.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh của hai hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 và S11000040924 Công ty C vẫn giữ nguyên quan điểm. Công ty đã thanh toán tất cả nghĩa vụ của mình được quy định trong hai hợp đồng bảo hiểm nêu trên. Đồng thời yêu cầu của ông Đặng Văn L là không có cơ sở theo quy định trong Quy tắc và điều, khoản của hợp đồng bảo hiểm và không có căn cứ pháp luật. Do vậy, Công ty C đề nghị Tòa án bác bỏ yêu cầu của ông L. 2. Đối với yêu cầu Công ty C hoàn trả hai (02) bản hợp đồng bảo hiểm gốc số S11000009505 và S11000040924 Công ty C đồng ý trả lại 02 bản gốc hợp đồng bảo hiểm cho ông L. * Tại bản tự khai ngày 14-04-2011; ngày 09-05-2011 bà Lương Thị T là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trình bày: Bà là mẹ ruột của bà Trương Thị H qua đời vào ngày 09-01-2010; bà yêu cầu Công ty C phải trả cho bà và gia đình số tiền bồi thường bảo hiểm. Đồng ý cho con rể bà là ông Đặng Văn L số tiền bồi thường bảo hiểm mà bà được hưởng để ông L có toàn quyền và thuận lợi trong việc tranh chấp với Công ty C. * Tại bản khai ngày 14-04-2011 chị Đặng Kiều L là người có quyền và nghĩa vụ liên quan trình bày: Chị L là con ruột của bà Trương Thị H đã qua đời vào ngày 09-01-2010. Số tiền công ty bảo hiểm chi trả cho bà H và chị theo luật định chị cũng có phần vì vậy yêu cầu công ty C phải trả cho chị đúng số tiền mà chị được hưởng thừa kế trong số tiền bảo hiểm mà công ty phải chi trả bảo hiểm khi chẳng may mẹ chị qua đời. Chị đồng ý tặng cho bố chị là ông Đặng Văn L số tiền bồi thường bảo hiểm cũng như quyền được hưởng số tiền mà đáng lý ra chị được thừa kế từ mẹ và ông L được toàn quyền tranh chấp với công ty C để đòi số tiền bảo hiểm của mẹ chị là bà H. * Tại bản khai ngày 09-05-2011 ông Đặng Văn L là đại diện hợp pháp của cháu Đặng Linh N trình bày: Yêu cầu Tòa án sớm đưa vụ kiện ra xét xử trả lại công bằng và danh dự cho gia đình ông cũng như rất nhiều người dân Việt Nam đã tham gia mua bảo hiểm nhân thọ của Công ty C cũng như các công ty bảo hiểm nhân thọ khác. [...] Người kháng cáo công ty C do ông Hoàng P đại diện theo ủy quyền và Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trình bày: Khi ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty C, bà H đã khai không trung thực, cụ thể tại đơn yêu cầu bảo hiểm bà H đã khai báo không trung thực ở hai điểm như sau: 1. Theo Biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 thể hiện bà H có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Công ty C cho rằng nội dung này là do bà H khai và được bác sỹ ghi nhận tại Biên bản hội chẩn nêu trên. Do đó, có thể xác định bà H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007 là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía công ty C cho rằng cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ dày. Tại câu hỏi số 54 Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật?” bà H đánh dấu vào ô không (nghĩa là bà H khai không bị rối loạn dạ dày) là khai báo không trung thực. 2. Tại phiên tòa phúc thẩm, Công ty C cung cấp bản photo có sao y phiếu xét nghiệm sinh hóa máu đề ngày 22-9-2008, do Công ty C thu thập trong hồ sơ khám bệnh định kỳ cho nhân viên của trường Mầm non C, nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008 bà H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại mục 61 đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không trung thực. Từ hai điểm nêu trên có xác định bà H đã khai báo thông tin không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin. Do đó, căn cứ vào Điều 11.2 của Quy tắc điều khoản hợp đồng bảo hiểm Công ty C hủy bỏ 02 hợp đồng bảo hiểm nêu trên và hai hợp đồng không có hiệu lực. Ngoài ra, ngày 15-9-2010, ông L đã nhận số tiền là 50.000.000 đồng và ký Phiếu thanh toán và xác nhận hoàn thành trách nhiệm bảo hiểm. Tại Phiếu này ông L đã đồng ý chấm dứt hai Hợp đồng bảo hiểm số S11000009505 và Hợp đồng số S11000040924, đồng thời thừa nhận Công ty C đã thanh toán đầy đủ số tiền bảo hiểm và không còn trách nhiệm đối với việc giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho hai hợp đồng này. Do đó, Công ty C không có nghĩa vụ chi trả tiền bảo hiểm cho ông L nên đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét sửa án sơ thẩm theo hướng không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Nguyên đơn ông Đặng Văn L do ông Trần Xuân H trình bày: Theo cách hiểu thông thường thì “đau dạ dày” và “rối loạn tại dạ dày” là hai khái niệm khác nhau, không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng tỏ bệnh đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày. Hằng năm bà H có kiểm tra sức khỏe định kỳ do cơ quan nơi bà H công tác tổ chức. Tuy nhiên, đây là việc hoàn toàn bình thường mà đa số các cơ quan, tổ chức đều tổ chức cho nhân viên. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Ngoài ra, qua phiếu khám sức khỏe định kỳ này không thể hiện bà H bị bệnh gì liên quan đến việc từ chối ký hợp đồng bảo hiểm của công ty C. Do đó, phía Công ty C cho rằng bà H cung cấp thông tin không trung thực để từ chối chi trả bảo hiểm là không có cơ sở. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liện quan bà Lương Thị T, bà Đặng Kiều L, trẻ Đặng Linh N (do ông Đặng Văn L là người đại diện hợp pháp cho con chưa thành niên) do ông Trần Xuân H đại diện theo ủy quyền trình bày: Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có cùng ý kiến với nguyên đơn, đề nghị Hội đồng xét xử giữ nguyên bản án sơ thẩm. [...] Nội dung của Án lệ: “[4] Tại câu hỏi số 54 Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009, câu hỏi: “loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy, viêm kiết tràng, khó tiêu thường xuyên, khó nuốt, hoặc rối loạn tại dạ dày, ruột gan hoặc túi mật” bà H đánh dấu vào ô không. Tại biên bản hội chẩn số 42/BV-99 của Bệnh viện B ngày 03-9-2009 bà H khai có tiền sử đau dạ dày 2 năm. Căn cứ theo Biên bản hội chẩn thì bà H có bệnh đau dạ dày từ ngày 03-9-2007 là trước thời điểm bà H ký Hợp đồng bảo hiểm. Phía Công ty C cho rằng cụm từ rối loạn tại dạ dày bao gồm tất cả các bệnh liên quan đến dạ dày trong đó có bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn không đưa ra được bất kỳ chứng cứ nào để chứng minh, không đưa ra được một giải thích khoa học nào xác định đau dạ dày chính là rối loạn tại dạ dày. [8] Căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì Điều khoản này phải được giải thích theo hướng có lợi cho bà H. Như vậy, không đủ cơ sở xác định đau dạ dày được bao gồm trong rối loạn tại dạ dày như Công ty C trình bày. [9] Xét thấy, tại đơn yêu cầu bảo hiểm không có câu hỏi về bệnh đau dạ dày. Như vậy, phía Công ty C cho rằng bà H bị bệnh đau dạ dày mà không khai báo là cố tình khai báo không trung thực và vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin là không có căn cứ. [10] Tại câu hỏi 61 của Đơn yêu cầu bảo hiểm ngày 25-3-2009: “Trong vòng 5 năm trở lại đây, ông, bà đã có làm xét nghiệm chẩn đoán như X-quang, siêu âm, điện tim đồ, thử máu, sinh thiết? Hoặc ốm đau, bệnh tật khám y khoa, điều trị tại bệnh viện nhưng chưa được nêu ở phần trên không?” bà H đánh dấu vào ô không. Tại phiên tòa phúc thẩm, phía Công ty C cung cấp Phiếu xét nghiệm hóa sinh máu đề ngày 22-9-2008 mang tên người bệnh là Trương Thị H. Phía Công ty C xác định đây là tài liệu do Công ty C thu thập trong hồ sơ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên của Trường Mầm non C nơi trước đây bà H công tác. Công ty C cho rằng vào ngày 22-9-2008, bà H có làm xét nghiệm máu nhưng không khai báo tại câu hỏi số 61, đơn yêu cầu bảo hiểm là bà H cố tình khai báo không trung thực. Xét thấy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ được các cơ quan, tổ chức thực hiện một cách thường xuyên và định kỳ. Khi tham gia kiểm tra sức khỏe định kỳ, người được khám không biết và không buộc phải biết tổ chức khám chữa bệnh đã tiến hành các biện pháp, phương pháp gì. Hơn nữa, khi kiểm tra sức khỏe định kỳ bà H không phát hiện dấu hiệu của một căn bệnh nào dẫn đến việc Công ty C từ chối ký kết hợp đồng với bà H. Do đó, không đủ cơ sở xác định bà H cảm thấy cơ thể bất thường mới tiến hành đi xét nghiệm máu sau đó mua bảo hiểm của Công ty C. [11] Như vậy, chưa đủ cơ sở xác định bà H có gian dối khi ký hợp đồng bảo hiểm, không có cơ sở xác định việc bà H đánh dấu vào ô không của mục 54 và 61 tại Đơn yêu cầu bảo hiểm làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc Công ty C có xem xét để ký hợp đồng bảo hiểm với bà H hay không.” Như vậy, nếu hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, quy tắc bảo hiểm, đơn yêu cầu bảo hiểm có yêu cầu không rõ ràng về việc kê khai tình trạng bệnh lý của người được bảo hiểm. Trong trường hợp này, theo nội dung của Án lệ số 22/2018/AL, thông tin được yêu cầu kê khai không phải là căn cứ quyết định việc các bên xác lập hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể, căn cứ theo các quy định pháp luật thì trong trường hợp các bên có sự giải thích khác nhau không rõ ràng khó hiểu thì [Điều khoản này] phải được giải thích theo hướng có lợi cho người được bảo hiểm – vốn là bên yếu thế trong mối quan hệ này.
Bảo hiểm trách nhiệm bên thứ 3 cho nhà thầu thi công
Hi mọi người. Em không hiểu chi phí bảo hiểm bên thứ 3 dưới 1000 tỷ đồng ạ
Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ?
Bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm của công ty kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, quy định rõ ràng các điều khoản nhằm bảo vệ người tham gia trước những biến cố sức khỏe hoặc các rủi ro về thân thể, tính mạng. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng có thể coi là một hình thức tiết kiệm với mức lãi suất ổn định. Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân nên người tham gia đôi khi có mong muốn chấm dứt hợp đồng giữa chừng. Vậy các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ người mua có được trả tiền không? 1. Những trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? Theo quy định tại điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022, “doanh nghiệp bảo hiểm”, “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài” hoặc “bên mua bảo hiểm” có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm thuộc một trong 4 trường hợp sau: Trường hợp 1: Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí. Trường hợp 2: Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại điều 23 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trường hợp 3: Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm quy định tại khoản 3 điều 55 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Trường hợp 4: Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 điều 92 của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. 2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì người mua có được trả lại tiền hay không? Theo Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau: - Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm; - Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm; - Đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản, hợp đồng bảo hiểm thiệt hại và hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và có quyền khấu trừ phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. - Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 4 Điều 26 của Luật này, bên mua bảo hiểm được nhận lại giá trị hoàn lại hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm phù hợp với từng sản phẩm bảo hiểm. Trường hợp giá trị tài sản thấp hơn so với dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao, số tiền bên mua bảo hiểm nhận lại được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa giá trị tài sản và dự phòng nghiệp vụ của danh mục hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao. Như vậy, khi một bên trong hợp đồng bảo hiểm đơn phương chấm dứt hợp đồng theo đúng các quy định của pháp luật thì bên còn lại trong quan hệ hợp đồng có nghĩa vụ thanh toán, bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo các quy định pháp luật có liên quan.
Nóng: Bộ Tài chính có chỉ đạo rà soát quy định để bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ
Mới đây, ngày 15/4/2023, Bộ Tài chính đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Cao Anh Tuấn tại cuộc họp với Cục QLBH, Hiệp hội Bảo hiểm và một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính liên quan đến việc rà soát, hoàn thiện các quy định bảo vệ người tham gia bảo hiểm nhân thọ. Theo đó, Thứ trưởng Cao Anh Tuấn chỉ đạo Cục QLBH yêu cầu các doanh nghiệp BHNT rà soát lại quy trình bán các sản phẩm BHNT, có giải pháp xử lý kịp thời các phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện cung cấp dịch vụ BHNT cho khách hàng, hạn chế tình trạng nhân viên, đại lý tư vấn thiếu trung thực với khách hàng tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp BHNT cũng cần nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các quy định và quy trình, thủ tục đảm bảo rõ ràng, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của khách hàng, quản lý chất lượng đại lý trong quá trình tư vấn và ký kết hợp đồng bảo hiểm tại các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Xem thêm bài viết liên quan: Cảnh báo: Tiết kiệm đầu tư “hóa” bảo hiểm nhân thọ lừa đảo khách hàng Đối với nhóm vấn đề liên quan đến các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của khách hàng khi tham gia BHNT, Cục QLBH cần xây dựng quy trình xử lý đối với các thông tin phản ánh liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp, trao đổi, cung cấp và xử lý các thông tin tiếp nhận qua các kênh thông tin phản ánh trực tiếp, đơn thư, đường dây nóng; đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra theo chức năng và nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, cơ quan quản lý đẩy mạnh công tác truyền thông đa chiều, khách quan, đưa ra các khuyến cáo, lưu ý đối với những nội dung nêu trong hợp đồng bảo hiểm, phân tích các sản phẩm bảo hiểm, tuyên truyền nâng cao cảnh giác, hiểu biết, nhận thức của người tham gia bảo hiểm. Lãnh đạo Bộ Tài chính đề nghị Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phát huy vai trò hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, tuyên truyền, nâng cao chất lượng của các doanh nghiệp bảo hiểm và nhận thức hiểu biết của các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm. Đề nghị Hiệp hội tổ chức họp với các doanh nghiệp bảo hiểm để đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp chấn chỉnh hoạt động của các đại lý bảo hiểm, nâng cao chất lượng tư vấn của nhân viên bán bảo hiểm. Xem thêm bài viết liên quan: Cảnh báo: Tiết kiệm đầu tư “hóa” bảo hiểm nhân thọ lừa đảo khách hàng Đối với trường hợp của diễn viên Ngọc Lan, sau khi diễn viên có chia sẻ trên mạng xã hội, ngay trong ngày 10/4, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm đã có công văn yêu cầu Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MVI (MVI Life) báo cáo về hợp đồng bảo hiểm, rà soát quá trình tư vấn giao kết hợp đồng bảo hiểm với diễn viên Ngọc Lan. Sau khi nhận được phản ánh của bà Lan trên mạng xã hội, MVI Life đã chủ động liên hệ với diễn viên Ngọc Lan. Hai bên đã thống nhất sẽ thu xếp buổi làm việc giữa bà Lan, công ty bảo hiểm và đại lý để đối chất, làm rõ quá trình tư vấn sản phẩm bảo hiểm giữa đại lý và diễn viên Ngọc Lan. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết. Đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm, bên mua bảo hiểm. Người dân có thể kiến nghị hoạt động bảo hiểm trái luật tại đâu? Ngoài ra, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đang phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng. Hai cơ quan đã thống nhất lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kiến nghị của người dân về hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng. Đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước: 02438266344 hoặc 02439361017. Email: duongdaynong.cqttgsnh@sbv.gov.vn Đường dây nóng của Bộ Tài chính: 02422208018. Email: duongdaynong baohiem@mof.gov.vn
Những vấn đề cần lưu ý trước khi mua bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm khá đặc biệt khi người mua là người không hưởng giá trị của bảo hiểm này. Vì thế, khi mua bảo hiểm nhân thọ người dân cần đề phòng những rủi ro mà loại bảo hiểm này mang lại. Trường hợp để tránh các điều khoản ràng buộc bất hợp lý đối với người mua bảo hiểm nhân thọ, và phân vân cần lưu ý điều gì khi mua thì bài viết sau đây sẽ giúp người dân lưu ý kỹ hơn về bảo hiểm nhân thọ. 1. Bảo hiểm nhân thọ là gì? Bảo hiểm nhân thọ là loại bảo hiểm bảo vệ đến sức khỏe con người, thân thể và tính mạng. Đây là sự thỏa thuận và ký kết hợp đồng bảo hiểm giữa bên mua bảo hiểm phải đóng phí và bên bảo hiểm phải chi trả một khoản tiền nhất định khi xảy ra rủi ro hoặc đáo hạn hợp đồng. Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người. 2. Những lưu ý trước khi quyết định mua bảo hiểm nhân thọ Gần đây một vụ việc liên quan đến một công ty bảo hiểm nhân thọ với diễn viên Ngọc Lan. Cụ thể vụ việc là cô này sau khi ly dị chồng đã quyết định nhờ tư vấn mua bảo hiểm nhân thọ cho con mình lỡ sau này có xảy ra sự cố gì thì con mình vẫn có bảo hiểm. Do cô này đọc không kỹ các điều khoản trong hợp đồng cũng như cả tin vào lời nói của nhân viên tư vấn nên cô đã quyết định mua bảo hiểm nhân thọ và đã đóng được 2,4 tỷ. Tuy nhiên, để rút được 10 tỷ đồng thì bắt buộc phải đóng BHNT 74 năm, do đó cô diễn viên này muốn rút số tiền đã đóng ra hạn chế các mất mát nhỏ nhất có thể. Qua sự việc trên, người mua bảo hiểm nhân thọ cần lưu ý các vấn đề sau: (1) Lựa chọn công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín Việc lựa chọn công ty bảo hiểm nhân thọ uy tín là yếu tố quan trọng hàng đầu sau khi đã quyết định loại bảo hiểm cần mua. Bạn cần tìm hiểu thông tin về pháp lý, lịch sử hình thành, mô hình hoạt động, cách thức vận hành của công ty đó. (2) Nghiên cứu đặc điểm các loại bảo hiểm nhân thọ Bảo hiểm nhân thọ có nhiều gói phù hợp với từng nhu cầu khác nhau, đừng quên phân tích và so sánh các loại bảo hiểm để tìm gói bảo hiểm phù hợp nhất. Nếu trong quá trình lựa chọn có nhiều băn khoăn, bạn có thể tham khảo lời khuyên từ các đơn vị tư vấn tài chính để có quyết định chính xác và phù hợp với mong muốn của bản thân. (3) Nên cân nhắc tình hình tài chính của bản thân Tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu tài chính trong tương lai là những điều bạn cần lưu tâm. Nếu muốn thực hiện một mục tiêu trong tương lai, hãy lên kế hoạch cụ thể và hoạch định tình hình thu nhập, khả năng tiết kiệm của bản thân. (4) Tìm hiểu thủ tục hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là yếu tố quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên, bạn cần xem xét thật kỹ các thông tin được kê khai trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thông tin cá nhân, gói bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. (5) Điền các thông tin vào hợp đồng chính xác Ngay sau khi ký kết thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ có hiệu lực, vì vậy bạn hãy đảm bảo đã kê khai thông tin trung thực và chính xác. Công ty bảo hiểm sẽ dựa vào những thông tin được khai để tính phí cũng như chi trả quyền lợi bảo hiểm. Thế nên nếu có bất kỳ sai sót nào trong việc cung cấp thông tin, bạn sẽ gặp rắc rối về sau. Thông tin cá nhân của người mua, người thụ hưởng, tình trạng sức khỏe và thông tin của gói bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm là những mục bạn cần lưu ý. (6) Tìm hiểu kỹ các quyền lợi của hợp đồng Các quyền lợi khi tham gia bảo hiểm sẽ được kê khai trong hợp đồng, bạn cần tìm hiểu cụ thể các quyền lợi của mình khi mua bảo hiểm để biết được các quyền cơ bản, tổng quyền lợi, mức chi trả, mức lãi suất... để có thể áp dụng và bảo vệ các lợi ích của mình. Ngoài ra, đừng quên tham khảo quyền lợi bổ trợ, bởi đây cũng là mục quan trọng trong hợp đồng. (7) Các trường hợp chi trả, bồi thường Không phải bất cứ trường hợp rủi ro nào xảy ra trong quá trình tham gia bảo hiểm nhân thọ đều được chi trả hoặc bồi thường. Vậy nên, bên cạnh việc tham khảo về quyền lợi bảo hiểm nhân thọ, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ những trường hợp bồi thường, chi trả, không bồi thường trong hợp đồng. (8) Phí bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí Mức phí bảo hiểm nhân thọ sẽ có sự khác nhau đối với từng gói bảo hiểm. Bạn cần tìm hiểu phí và thời gian được quy định trong hợp đồng để nắm các thông tin này. Người tham gia bảo hiểm nhân thọ cần phải đóng phí bảo hiểm đúng thời gian để tránh các rủi ro không đáng có. (9) Hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Nếu hủy hợp đồng, bạn sẽ mất đi những quyền lợi được ghi trong hợp đồng cũng như các loại phí bảo hiểm đã đóng. Hợp đồng có quy định chi tiết về việc bảo hiểm chưa hình thành giá trị hoàn lại trong hai năm đầu tham gia bảo hiểm. Nếu gặp khó khăn hoặc có vấn đề về tài chính, bạn có thể đề xuất giảm phí đóng bảo hiểm hoặc gia hạn, tái khôi phục lại hợp đồng sau thời gian cụ thể để giảm thiệt hại.
Trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu? Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng ra sao?
Hợp đồng bảo hiểm là bản ghi lại các giao kết của bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, qua đó yêu cầu các bên phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc các cam kết. Vậy trường hợp nào hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu? Và phương thức giải quyết sẽ ra sao? 1. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm Theo Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong kinh doanh bảo hiểm thực hiện như sau: Theo đó, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây: - Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc bồi thường: Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. - Nguyên tắc thế quyền: Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe. - Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: Rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được. 2. 11 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm cần lưu ý tại Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định 11 trường hợp sau đây sẽ vô hiệu hóa hợp đồng bảo hiểm bao gồm: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. (2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm. (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra. (4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. (5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo. (6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. (7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được. (8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. (9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép. (10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. (11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Phương thức giải quyết tranh chấp Các bên trong hợp đồng bảo hiểm có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo Điều 32 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022. - Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. - Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng kinh doanh bảo hiểm sẽ có tới 11 trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, để giải quyết tranh chấp các vấn đề này thì các bên có thể lựa chọn phương thức thỏa thuận hoặc kiện lên tòa Trọng tài hoặc cuối cùng là Tòa án.
Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu năm 2023
1. Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị xem là vô hiệu Hiện nay, khoản 1 Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định 05 trường hợp hợp đồng bảo hiểm xã hội vô hiệu, gồm có: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (4) Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; (5) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã quy định theo hướng cụ thể hơn và bổ sung thêm một số trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị xem là vô hiệu. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2023, hợp đồng bảo hiểm sẽ bị xem là vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau: (1) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; (2) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm; (3) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (4) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; (5) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo; (6) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; (7) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được; (8) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp một trong 02 bên vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin; (9) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép; (10) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm; (11) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức hợp đồng phải được lập thành văn bản. 2. Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo hiểm vô hiệu Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. (khoản 2 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022).
Các hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Theo khoản 1 Điều 47 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định có 03 hình thức bồi thường thiệt hại mà bên mua và bên bán bảo hiểm có thể thỏa thuận trước, bao gồm: 1. Sửa chữa tài sản bị thiệt hại: Hình thức này có thể áp dụng trong các trường hợp: . Tài sản không bị thiệt hại toàn bộ, mức độ thiệt hại không lớn, có thể sửa chữa để đưa tài sản về mức giá trị ban đầu hoặc tiệm cận ban đầu (tại thời điểm giao kết hợp đồng) . Tài sản không thể thay thế, bên mua bảo hiểm cũng không muốn bị thu hồi tài sản Doanh nghiệp bảo hiểm có thể sẽ không trực tiếp sửa chữa tài sản thiệt hại mà thuê cá nhân, tổ chức có chuyên môn về sửa chữa để thực hiện trách nhiệm này. Chi phí sửa chữa, thuê nhân công sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả. 2. Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác Được áp dụng khi mức độ thiệt hại của tài sản quá lớn để doanh nghiệp bảo hiểm thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác. Hình thức này thường được thỏa thuận thực hiện khi tài sản này không phải tài sản đặc định, có thể thay thế bởi một tài sản khác có giá trị tương đương. Số tiền mua tài sản thay thế do doanh nghiệp bảo hiểm tự chi trả. Sau khi thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại. 3. Trả tiền bồi thường Là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp sẽ trực tiếp bồi thường cho người được bảo hiểm với số tiền được dựa trên số tiền bảo hiểm và mức độ thiệt hại thực tế. Sau khi trả tiền bồi thường, giống với trường hợp trên, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu hồi tài sản bị thiệt hại.
Hiểu đúng về quy tắc điều khoản đối tượng được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm
Em xin chào các Anh, Chị, Em xin phép được hỏi liên quan đến điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Nếu trong điều khoản quy tắc bảo hiểm có ghi nội dung như sau: Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm: Người được bảo hiểm là công dân Việt Nam hoặc người Nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam từ 15 ngày tuổi đến 80 tuổi ( tính theo năm dương lịch) tại thời điểm bắt đầu của thời hạn bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm. Nếu theo quy tắc nêu trên thì người Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài có thuộc đối tượng được bảo hiểm không? ( Tại thời điểm bắt đầu của Hợp đồng bảo hiểm họ không có mặt tại Việt Nam). Liệu có thể hiểu người được bảo hiểm bao gồm 2 loại đối tượng: 1. Người Việt Nam ( có quốc tịch Việt Nam) 2. Người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Anh, Chị. Xin chân thành Cảm ơn!
Mình có một thắc mắc là mình có tham gia bảo hiểm nhân thọ thì mình thấy có điều khoản về việc bên mua là mình có thể chấm dứt được hợp đồng bảo hiểm khi không có khả năng tham gia nữa. Theo mình được biết tại Khỏan 1 Điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Trong trường hợp không đủ khả năng kinh tế để tiếp tục tham gia bảo hiểm, người mua bảo hiểm có thể tiến hành chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 Cụ thể quy định tại Khoản 2 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị đình chỉ khi bên mua không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí Khi hợp đồng bảo hiểm bị đình chỉ trước hạn thì bên mua sẽ nhận được giá trị hoàn lại (nếu có) của hợp đồng, tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm. Theo quy định tại Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm: “…bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới hai năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”. Như vậy thì trên hai năm thì mình có thể tự đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm bằng cách không đóng trong thời hạn 60 ngày à.
Giải quyết vụ việc không được bồi thường hợp đồng bảo hiểm
Nguyên đơn: Bà H Bị đơn: Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P Nguyên đơn trình bày: Ngày 7/2/2014 bà H mua bảo hiểm nhân thọ của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P cho con trai là N, thời hạn đóng bảo hiểm 15 năm. giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”, kèm theo sản phẩm bổ trợ "chết và tàn tật” là 80 triệu đồng. Bá H đã đóng tiền được l năm (7.590.000 đồng). Tối 5/3/2014, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc (Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử vong. Sau dó, bà Thảo yêu cầu công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P xem xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng công ty TNHH Bảo hiêm nhân thọ P từ chối không đền bù vì cho rằng hợp dồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực. Bị đơn trinh bày: Trước khi ký họp đồng mua bảo hiểm bà H đã vi phạm, không kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe của anh Nghĩa. Vì vậy, công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P chỉ trả lại số tiền bà H đã dóng. Không chấp nhận, bà H đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử. Bản án dân sự sơ thẩm số 122/2015/DS-ST ngày 06/8/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh ĐT nhận định: “Theo quy định của công ty TNHH Bão hiểm nhân thọ P thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng địn rõ có hoặc không các câu hỏi trong phần khai chi tiết sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không? Bà H đánh dấu chéo vào ô “không” trong khi ngày 18/12/2012, trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV.Bà H đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010, vì vậy cần bác yêu cầu của bà H và tuyên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ giữa công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ P và bà H là vô hiệu do bà Thảo kê khai thông tin không trung thực”. Nêu cách giải quyết cảu bạn đối với tình huống trên? nêu rõ các căn cứ pháp lý.