Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không?
Hợp đồng BCC là gì? Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Chi nhánh được ký hợp đồng BCC với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hợp đồng BBC là gì? Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có giải thích, hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, hợp đồng BCC cho phép các nhà đầu tư hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể mà vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và quản lý của mình. Hợp đồng BCC phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hợp tác trong một dự án cụ thể mà không muốn ràng buộc vào một cấu trúc pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có thể thấy, hợp đồng BCC là một công cụ hữu ích trong việc tạo ra cơ hội hợp tác giữa các nhà đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức mới. Nó mang lại nhiều lợi ích như tính linh hoạt và khả năng chia sẻ rủi ro, nhưng cũng cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các tranh chấp phát sinh. (2) Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020, đối tượng tham gia ký kết hợp đồng BCC được quy định bao gồm: - Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020. Như vậy, hợp đồng BCC mở ra cơ hội hợp tác đa dạng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới. (3) Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” Bên cạnh đó, tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định: - Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. - Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. - Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. - Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. - Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. - Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, tuy chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải là pháp nhân nhưng chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh có quyền thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Tuy nhiên, người đứng đầu chi nhánh không tự động có quyền đại diện cho chi nhánh trong việc ký kết hợp đồng BCC; quyền này chỉ phát sinh khi được ủy quyền bởi người đại diện của công ty. Phạm vi ủy quyền sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, công ty có quyền hủy bỏ ủy quyền đã cấp cho người đứng đầu chi nhánh. Tổng kết lại, chi nhánh doanh nghiệp hoàn toàn được phép ký kết hợp đồng BCC nếu việc ký kết này nằm trong phạm vi công việc được doanh nghiệp ủy quyền.
Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì người này có phải trực tiếp khai thuế?
Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Đây là hợp đồng hợp tác đặc biệt khi giữa một bên là cá nhân và một bên là tổ chức. Vậy cá nhân có phải trực tiếp khai thuế? 1. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp theo hình thức nào? Doanh nghiệp có thể hợp tác kinh doanh với cá nhân thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nội dung của hợp đồng BCC bao gồm: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khai thuế ra sao? Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý thay cho người nộp thuế có tài sản đảm bảo. - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh. Đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019. Mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. - Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn. Cụ thể như sau: - Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà trong hợp đồng cho thuê quy định tổ chức là người nộp thuế thay cho cá nhân thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Bên mua bất động sản mà trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có thoả thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán (trừ trường hợp được miễn thuế, không phải nộp thuế hoặc tạm thời chưa phải nộp thuế); bên thứ ba có liên quan được phép bán tài sản của cá nhân theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên thứ ba có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức phát hành thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tổ chức phát hành khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân chuyển nhượng vốn theo quy định. - Tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thực hiện khai số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Như vậy, cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì cá nhân không trực tiếp khai thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Đóng góp bằng nhân lực cho hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì tài sản góp vốn trong hợp đồng là sức lực hay nói cách khác là bằng nhân sự thì có được ko? Có quy định nào quy định về tài sản góp vốn/đầu tư mà các bên đầu tư bỏ ra ko?
Hợp đồng BCC trong hợp tác đầu tư Bất động sản?
Quy định về Hợp đồng BCC trong hợp tác đầu tư Bất động sản, nghĩa vụ, quyền lợi. Các nhà đầu tư có được phân chia sản phẩm để tự kinh doanh
Công ty ty tôi bên A ký hợp đồng hợp tác BCC với bên B. Công ty tôi có mảnh đất đã xây kho 1 phần, phần còn lại định xây kho chứa hàng rời nay không dùng đến đem góp vốn với B để hợp tác xây thêm kho xăng dầu ,bên B bỏ tiêìn xây dưng toàn bộ kho chứa, bên A chỉ góp đất. Vậy trong giấy chứng nhận đầu tư xin điều chỉnh quy mô, vốn... có cần ghi rõ tên nhà đầu tư thứu nhất là bên A và nhà đầu tư thứ 2 là bên B không. theo luật đầu tư thì chỗ nào bắt buộc mục này.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC – Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế mới. Chủ thể tham gia hợp đồng: Pháp luật không giới hạn về số lượng chủ thể tham gia trong hợp đồng. Hợp đồng này có thể được ký kết giữa hai hay nhiều nhà đầu tư trong nước; nhà đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC gồm có: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ưu điểm của hình thức đầu tư này chính việc không thành lập tổ chức kinh tế mới giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian và các chi phí cho quá trình thành lập, vận hành và giải thể khi kết thúc dự án. Các bên tham gia hợp đồng BCC chỉ thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận. Căn cứ pháp lý: Luật đầu tư 2014
Liên doanh lĩnh vực Bất động sản
Tôi là công ty xây dựng muốn hợp tác với một người bạn có một mảnh đất để xây dựng căn nhà trên mảnh đất của họ, theo hình thức công ty tôi bỏ tiền xây còn bạn tôi bỏ đất. Hai bên thoả thuận phân định như sau: Giá trị miếng đất: 2.5 tỷ. Tổng chi phí xây dựng: 1 tỷ. Cách thức chia lợi nhuận: Lợi nhuận chia 50/50 Vậy xin luật sư tư vấn giúp hình thức liên doanh để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm hai bên được thực thi đúng thoả thuận trên là như thế nào? Với câu hỏi của bạn Luật sư chúng tôi xin được trả lời như sau: Đây là trường hợp một doanh nghiệp hợp tác với một cá nhân để cùng xây dựng, kinh doanh. Hình thức hợp đồng có thể lựa chọn là hợp đồng hợp tác kinh doanh hợp hợp đồng hợp tác đầu tư. Tuy nhiên để lựa chọn chính xác nhất loại hợp đồng nào thì cần phải phụ thuộc mục đích cũng như mong muốn thực sự của các bên. Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi là hợp đồng BCC được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014. Theo đó: " 9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. " Pháp luật không cấm việc cá nhân hoặc tổ chức là người sử dụng đất được góp vốn kinh doanh nên việc hợp tác giữa doanh nghiệp của bạn với người có thửa đất là không vi phạm pháp luật. Việc doanh nghiệp của bạn đầu tư vào các lĩnh vực khác cũng không bị pháp luật nghiêm cấm vì theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự do quản lý sử dụng nguồn vốn, tài sản của mình một cách hợp pháp.
Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không?
Hợp đồng BCC là gì? Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Chi nhánh được ký hợp đồng BCC với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! (1) Hợp đồng BBC là gì? Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 có giải thích, hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế. Theo đó, hợp đồng BCC cho phép các nhà đầu tư hợp tác trong một lĩnh vực cụ thể mà vẫn giữ nguyên quyền sở hữu và quản lý của mình. Hợp đồng BCC phù hợp với những doanh nghiệp hoặc cá nhân muốn hợp tác trong một dự án cụ thể mà không muốn ràng buộc vào một cấu trúc pháp lý phức tạp. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thành công của hợp đồng, các bên cần phải thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản, quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Có thể thấy, hợp đồng BCC là một công cụ hữu ích trong việc tạo ra cơ hội hợp tác giữa các nhà đầu tư mà không cần phải thành lập một tổ chức mới. Nó mang lại nhiều lợi ích như tính linh hoạt và khả năng chia sẻ rủi ro, nhưng cũng cần phải được quản lý cẩn thận để tránh các tranh chấp phát sinh. (2) Đối tượng tham gia hợp đồng BCC gồm những ai? Theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020, đối tượng tham gia ký kết hợp đồng BCC được quy định bao gồm: - Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự. - Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020. Như vậy, hợp đồng BCC mở ra cơ hội hợp tác đa dạng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh mà không cần thành lập tổ chức kinh tế mới. (3) Chi nhánh được ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với một đơn vị khác để thực hiện dự án không? Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như sau: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” Bên cạnh đó, tại Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định: - Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. - Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân. - Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện trong phạm vi do pháp nhân giao, bảo vệ lợi ích của pháp nhân. - Việc thành lập, chấm dứt chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân phải được đăng ký theo quy định của pháp luật và công bố công khai. - Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. - Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do chi nhánh, văn phòng đại diện xác lập, thực hiện. Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, tuy chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không phải là pháp nhân nhưng chi nhánh có thể thực hiện chức năng đại diện doanh nghiệp và người đứng đầu chi nhánh có quyền thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của doanh nghiệp trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Tuy nhiên, người đứng đầu chi nhánh không tự động có quyền đại diện cho chi nhánh trong việc ký kết hợp đồng BCC; quyền này chỉ phát sinh khi được ủy quyền bởi người đại diện của công ty. Phạm vi ủy quyền sẽ do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Ngoài ra, trong mọi trường hợp, công ty có quyền hủy bỏ ủy quyền đã cấp cho người đứng đầu chi nhánh. Tổng kết lại, chi nhánh doanh nghiệp hoàn toàn được phép ký kết hợp đồng BCC nếu việc ký kết này nằm trong phạm vi công việc được doanh nghiệp ủy quyền.
Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì người này có phải trực tiếp khai thuế?
Cá nhân hợp tác kinh doanh với tổ chức là một trong những hình thức phổ biến trong hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC. Đây là hợp đồng hợp tác đặc biệt khi giữa một bên là cá nhân và một bên là tổ chức. Vậy cá nhân có phải trực tiếp khai thuế? 1. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp theo hình thức nào? Doanh nghiệp có thể hợp tác kinh doanh với cá nhân thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020. Tại khoản 1 Điều 28 Luật Đầu tư 2020 có quy định về nội dung của hợp đồng BCC bao gồm: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. 2. Cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khai thuế ra sao? Căn cứ khoản 5 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về khai thuế, nộp thuế như quy định đối với người nộp thuế tại Nghị định này, bao gồm: - Tổ chức, cá nhân thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế. - Tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm thực hiện khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN đối với hoạt động khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý thay cho người nộp thuế có tài sản đảm bảo. - Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân thì cá nhân không trực tiếp khai thuế. Tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế của tổ chức mà không phân biệt hình thức phân chia kết quả hợp tác kinh doanh. Đồng thời khai thay và nộp thay thuế TNCN cho cá nhân hợp tác kinh doanh. Trường hợp tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại khoản 5 Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019. Mà cá nhân có ngành nghề đang hoạt động cùng với ngành nghề hợp tác kinh doanh với tổ chức thì tổ chức và cá nhân tự thực hiện khai thuế tương ứng với kết quả thực tế hợp tác kinh doanh theo quy định. - Tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn. Cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán. Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn. Cụ thể như sau: - Tổ chức chi trả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho cá nhân là các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức thuê tài sản của cá nhân mà trong hợp đồng cho thuê quy định tổ chức là người nộp thuế thay cho cá nhân thì tổ chức có trách nhiệm khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Bên mua bất động sản mà trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có thoả thuận bên mua là người nộp thuế thay cho bên bán (trừ trường hợp được miễn thuế, không phải nộp thuế hoặc tạm thời chưa phải nộp thuế); bên thứ ba có liên quan được phép bán tài sản của cá nhân theo quy định của pháp luật thì bên mua, bên thứ ba có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo quy định. - Tổ chức phát hành thực hiện thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông trong trường hợp chuyển nhượng vốn mà không có chứng từ chứng minh cá nhân chuyển nhượng vốn đã hoàn thành nghĩa vụ thuế thì tổ chức phát hành khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân chuyển nhượng vốn theo quy định. - Tổ chức được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thực hiện khai số tiền phí, lệ phí đã thu được với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Như vậy, cá nhân hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp thì cá nhân không trực tiếp khai thuế, doanh nghiệp có trách nhiệm khai thay và nộp thay thuế thu nhập cá nhân cho cá nhân hợp tác kinh doanh.
Đóng góp bằng nhân lực cho hợp đồng hợp tác kinh doanh
Trong hợp đồng hợp tác kinh doanh thì tài sản góp vốn trong hợp đồng là sức lực hay nói cách khác là bằng nhân sự thì có được ko? Có quy định nào quy định về tài sản góp vốn/đầu tư mà các bên đầu tư bỏ ra ko?
Hợp đồng BCC trong hợp tác đầu tư Bất động sản?
Quy định về Hợp đồng BCC trong hợp tác đầu tư Bất động sản, nghĩa vụ, quyền lợi. Các nhà đầu tư có được phân chia sản phẩm để tự kinh doanh
Công ty ty tôi bên A ký hợp đồng hợp tác BCC với bên B. Công ty tôi có mảnh đất đã xây kho 1 phần, phần còn lại định xây kho chứa hàng rời nay không dùng đến đem góp vốn với B để hợp tác xây thêm kho xăng dầu ,bên B bỏ tiêìn xây dưng toàn bộ kho chứa, bên A chỉ góp đất. Vậy trong giấy chứng nhận đầu tư xin điều chỉnh quy mô, vốn... có cần ghi rõ tên nhà đầu tư thứu nhất là bên A và nhà đầu tư thứ 2 là bên B không. theo luật đầu tư thì chỗ nào bắt buộc mục này.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC – Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư, theo đó, các bên cùng góp vốn, cùng quản lý kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh mà không thành lập tổ chức kinh tế mới. Chủ thể tham gia hợp đồng: Pháp luật không giới hạn về số lượng chủ thể tham gia trong hợp đồng. Hợp đồng này có thể được ký kết giữa hai hay nhiều nhà đầu tư trong nước; nhà đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Nội dung chủ yếu của hợp đồng BCC gồm có: - Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các; địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án; - Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh; - Đóng góp của các bên và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên; - Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng; - Quyền, nghĩa vụ của các bên; - Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng; - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Ưu điểm của hình thức đầu tư này chính việc không thành lập tổ chức kinh tế mới giúp các nhà đầu tư tiết kiệm được nhiều thời gian và các chi phí cho quá trình thành lập, vận hành và giải thể khi kết thúc dự án. Các bên tham gia hợp đồng BCC chỉ thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận. Căn cứ pháp lý: Luật đầu tư 2014
Liên doanh lĩnh vực Bất động sản
Tôi là công ty xây dựng muốn hợp tác với một người bạn có một mảnh đất để xây dựng căn nhà trên mảnh đất của họ, theo hình thức công ty tôi bỏ tiền xây còn bạn tôi bỏ đất. Hai bên thoả thuận phân định như sau: Giá trị miếng đất: 2.5 tỷ. Tổng chi phí xây dựng: 1 tỷ. Cách thức chia lợi nhuận: Lợi nhuận chia 50/50 Vậy xin luật sư tư vấn giúp hình thức liên doanh để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm hai bên được thực thi đúng thoả thuận trên là như thế nào? Với câu hỏi của bạn Luật sư chúng tôi xin được trả lời như sau: Đây là trường hợp một doanh nghiệp hợp tác với một cá nhân để cùng xây dựng, kinh doanh. Hình thức hợp đồng có thể lựa chọn là hợp đồng hợp tác kinh doanh hợp hợp đồng hợp tác đầu tư. Tuy nhiên để lựa chọn chính xác nhất loại hợp đồng nào thì cần phải phụ thuộc mục đích cũng như mong muốn thực sự của các bên. Hợp đồng hợp tác kinh doanh hay còn được gọi là hợp đồng BCC được quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật đầu tư 2014. Theo đó: " 9. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. " Pháp luật không cấm việc cá nhân hoặc tổ chức là người sử dụng đất được góp vốn kinh doanh nên việc hợp tác giữa doanh nghiệp của bạn với người có thửa đất là không vi phạm pháp luật. Việc doanh nghiệp của bạn đầu tư vào các lĩnh vực khác cũng không bị pháp luật nghiêm cấm vì theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp được tự do quản lý sử dụng nguồn vốn, tài sản của mình một cách hợp pháp.