Pháp luật năm 2023 quy định thành viên hợp danh là gì?
Pháp luật doanh nghiệp quy định những loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng, trong đó được quan tâm nhiều tới là công ty hợp danh, bởi loại hình doanh nghiệp này đặc trưng với tư nhân. Vậy quy định thành viên hợp danh là gì? Công ty hợp danh có những loại thành viên nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau: - Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, công ty hợp danh có 2 loại thành viên là Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là gì? Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định. Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty. Thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh có quyền sau đây: + Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; + Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; + Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; + Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó; + Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết; + Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty; + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; + Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây: + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; + Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; + Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty; + Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; + Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; + Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; + Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh, người muốn thành lập công ty phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ dưới đây trước khi tiến hành nộp hồ sơ • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh); • Danh sách thành viên; • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau: - Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. Bước 2: Nộp hồ sơ Để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo trình tự nộp hồ sơ như sau: • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; • Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp; • Nhận Giấy biên nhận từ cán bộ nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí nộp tại thời điểm nộp hồ sơ: 200.000 đồng Bước 3: Nhận kết quả Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty hợp danh: • Trường hợp đầy đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc. • Trường hợp từ chối cấp GCN đăng ký doanh nghiệp: Thông báo từ chối cấp GCN bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Khởi nghiệp - tất cả những gì liên quan thì thảo luận ở đây!
Khởi nghiệp luôn là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, hai chữ khởi nghiệp tưởng chừng giản đơn, như việc chỉ cần bắt tay vào là làm được liền thì trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Con đường khởi nghiệp lưu lại dấu chân của biết bao kẻ thất bại. Hi vọng rằng đây sẽ là nơi chia sẻ được cho các bạn tất cả những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp. Mở đầu, mình xin viết 1 bài trả lời cho câu hỏi: Khởi nghiệp thì nên thành lập công ty gì? Những loại hình doanh nghiệp tối ưu cho khởi nghiệp. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng hàng đầu khi khởi nghiệp là việc lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Nhưng thông thường, những người khởi nghiệp lại có xu hướng không tìm hiểu kỹ và thành lập doanh nghiệp mà không có sự tư vấn của luật sư. Kết quả là họ thường bị vướng vào các phiền phức pháp lý không đáng có, dễ thấy nhất là các vấn đề về việc phải trả một khoản thuế cao hơn mà đáng lẽ họ đã có thể tránh nếu thành lập doanh nghiệp của mình dưới dạng Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhằm làm rõ hơn các hình thức pháp lý của doanh nghiệp cho những người mới bước chân vào con đường kinh doanh , mình xin phép đưa ra các loại hình công ty phù hợp nhất cho yêu cầu khởi nghiệp: _Công ty hợp danh: Nếu doanh nghiệp được thành lập bởi hai người trở lên, đây là sự lựa chọn phổ biến cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Thông thường các quy định và luật lệ của công ty sẽ được xây dựng trên sự thỏa thuận và đồng ý giữa người sang lập và những người tham gia, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì luật sẽ là nguồn cung cho những quy định và luật lệ này.Ngoài ra, thu nhập của một thành viên sẽ bị đánh thuế dựa trên con số tổng của tất cả các thành viên. Cuối cùng, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản nợ của công ty, do đó tình hình tài chính của các thành viên này đều phải được cung cấp rõ ràng cho chủ nợ. Mình khuyến khích hình thức này. _Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chính thống hơn. Các doanh nghiệp lớn hàng đầu đều thuộc loại hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi chủ không còn tồn tại. Quyền sở hữu công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cho người khác. Doanh nghiệp thuộc loại này có thể bán cổ phiếu để huy động vốn, và chủ doanh doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các phán quyết pháp lý. Ví dụ, bạn là chủ công ty cổ phần sẽ không phải bán nhà riêng của mình để trả tiền điều trị cho một khách hàng bị thương do dùng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, sự miễn trừ này sẽ không được áp dụng nếu tòa án phán quyết rằng bạn đã biết mình đang kinh doanh một loại hàng nguy hiểm có thể gây thương vong cho khách hàng và bạn lập ra công ty chỉ để bảo vệ mình. _Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là hình thức phổ biến của loại hình doanh nghiệp, tùy vào không gian pháp lý mà công ty trách nhiệm hữu hạn tại đó có thể có những điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung công ty trách nhiệm hữu hạn là việc lai giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên đồng thời có những thuận lợi về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. _Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Được thành lập theo quy định của pháp luật và có hai người tham gia trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp thường thấy có các hình thức góp vốn bằng bất động sản hay phương tiện nhằm giữ bí mật về vốn điều lệ của công ty hay của quỹ phòng hộ. Như vậy công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tùy theo không gian pháp lý mà có những kiểu thức khác với các loại hình còn lại. Đồng thời chi phí cho việc thành lập hai loại hình này thường cao hơn các loại hình còn lại như chi phí pháp lý, thuế, kế toán… Nhưng đồng thời lại mang lợi ích không nhỏ cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư như sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến tín dụng, khấu trừ thuế, các ưu đãi dành cho hai loại hình này theo quy định của pháp luật và sự dễ dàng trong việc huy động vốn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Mặc dù Công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn sau quá trình hoạt động nhưng khoản phí chuyển đổi cũng là một điều nên cân nhắc.
Pháp luật năm 2023 quy định thành viên hợp danh là gì?
Pháp luật doanh nghiệp quy định những loại hình doanh nghiệp khác nhau và mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc thù riêng, trong đó được quan tâm nhiều tới là công ty hợp danh, bởi loại hình doanh nghiệp này đặc trưng với tư nhân. Vậy quy định thành viên hợp danh là gì? Công ty hợp danh có những loại thành viên nào? Căn cứ theo khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công ty hợp danh như sau: - Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; - Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; - Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty. Như vậy, công ty hợp danh có 2 loại thành viên là Thành viên hợp danh và Thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là gì? Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thành viên hợp danh trong công ty thường gần gũi có mối quan hệ mật thiết với nhau về mặt nhân thân và có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp nhất định. Như vậy, thành viên hợp danh là nhân tố quan trọng để thành lập và vận hành công ty hợp danh. Việc thay đổi thành viên hợp danh như trường hợp họ chết, mất năng lực hành vi dân sự hay rút vốn khỏi công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn, hoạt động tổ chức, thậm chí là đến nguy cơ tồn tại chấm dứt của công ty. Thành viên hợp danh có quyền và nghĩa vụ gì? Tại Điều 181 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh như sau: - Thành viên hợp danh có quyền sau đây: + Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty; + Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty; + Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước; + Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó; + Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết; + Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty; + Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; + Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận; + Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty. - Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây: + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty; + Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại; + Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; + Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty; + Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty; + Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ; + Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu; + Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh, người muốn thành lập công ty phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ Cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ dưới đây trước khi tiến hành nộp hồ sơ • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; • Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh); • Danh sách thành viên; • Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau: - Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên. - Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư. Bước 2: Nộp hồ sơ Để thực hiện nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính theo trình tự nộp hồ sơ như sau: • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; • Nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp; • Nhận Giấy biên nhận từ cán bộ nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Lệ phí nộp tại thời điểm nộp hồ sơ: 200.000 đồng Bước 3: Nhận kết quả Nhận kết quả đăng ký thành lập công ty hợp danh: • Trường hợp đầy đủ hồ sơ hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp GCN đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc. • Trường hợp từ chối cấp GCN đăng ký doanh nghiệp: Thông báo từ chối cấp GCN bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Khởi nghiệp - tất cả những gì liên quan thì thảo luận ở đây!
Khởi nghiệp luôn là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, hai chữ khởi nghiệp tưởng chừng giản đơn, như việc chỉ cần bắt tay vào là làm được liền thì trên thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Con đường khởi nghiệp lưu lại dấu chân của biết bao kẻ thất bại. Hi vọng rằng đây sẽ là nơi chia sẻ được cho các bạn tất cả những vấn đề liên quan đến khởi nghiệp. Mở đầu, mình xin viết 1 bài trả lời cho câu hỏi: Khởi nghiệp thì nên thành lập công ty gì? Những loại hình doanh nghiệp tối ưu cho khởi nghiệp. Một trong những vấn đề pháp lý quan trọng hàng đầu khi khởi nghiệp là việc lựa chọn hình thức pháp lý của doanh nghiệp. Nhưng thông thường, những người khởi nghiệp lại có xu hướng không tìm hiểu kỹ và thành lập doanh nghiệp mà không có sự tư vấn của luật sư. Kết quả là họ thường bị vướng vào các phiền phức pháp lý không đáng có, dễ thấy nhất là các vấn đề về việc phải trả một khoản thuế cao hơn mà đáng lẽ họ đã có thể tránh nếu thành lập doanh nghiệp của mình dưới dạng Công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nhằm làm rõ hơn các hình thức pháp lý của doanh nghiệp cho những người mới bước chân vào con đường kinh doanh , mình xin phép đưa ra các loại hình công ty phù hợp nhất cho yêu cầu khởi nghiệp: _Công ty hợp danh: Nếu doanh nghiệp được thành lập bởi hai người trở lên, đây là sự lựa chọn phổ biến cho sự tồn tại của doanh nghiệp. Thông thường các quy định và luật lệ của công ty sẽ được xây dựng trên sự thỏa thuận và đồng ý giữa người sang lập và những người tham gia, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận thì luật sẽ là nguồn cung cho những quy định và luật lệ này.Ngoài ra, thu nhập của một thành viên sẽ bị đánh thuế dựa trên con số tổng của tất cả các thành viên. Cuối cùng, tất cả các thành viên đều phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản nợ của công ty, do đó tình hình tài chính của các thành viên này đều phải được cung cấp rõ ràng cho chủ nợ. Mình khuyến khích hình thức này. _Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chính thống hơn. Các doanh nghiệp lớn hàng đầu đều thuộc loại hình công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập có thể tiếp tục hoạt động ngay cả khi chủ không còn tồn tại. Quyền sở hữu công ty cổ phần có thể chuyển nhượng cho người khác. Doanh nghiệp thuộc loại này có thể bán cổ phiếu để huy động vốn, và chủ doanh doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân đối với các phán quyết pháp lý. Ví dụ, bạn là chủ công ty cổ phần sẽ không phải bán nhà riêng của mình để trả tiền điều trị cho một khách hàng bị thương do dùng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, sự miễn trừ này sẽ không được áp dụng nếu tòa án phán quyết rằng bạn đã biết mình đang kinh doanh một loại hàng nguy hiểm có thể gây thương vong cho khách hàng và bạn lập ra công ty chỉ để bảo vệ mình. _Công ty trách nhiệm hữu hạn: Đây là hình thức phổ biến của loại hình doanh nghiệp, tùy vào không gian pháp lý mà công ty trách nhiệm hữu hạn tại đó có thể có những điểm khác biệt. Nhưng nhìn chung công ty trách nhiệm hữu hạn là việc lai giữa công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên đồng thời có những thuận lợi về thuế theo quy định của pháp luật hiện hành. _Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Được thành lập theo quy định của pháp luật và có hai người tham gia trở lên. Đây là loại hình doanh nghiệp thường thấy có các hình thức góp vốn bằng bất động sản hay phương tiện nhằm giữ bí mật về vốn điều lệ của công ty hay của quỹ phòng hộ. Như vậy công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tùy theo không gian pháp lý mà có những kiểu thức khác với các loại hình còn lại. Đồng thời chi phí cho việc thành lập hai loại hình này thường cao hơn các loại hình còn lại như chi phí pháp lý, thuế, kế toán… Nhưng đồng thời lại mang lợi ích không nhỏ cho chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư như sự bảo vệ của pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp liên quan đến tín dụng, khấu trừ thuế, các ưu đãi dành cho hai loại hình này theo quy định của pháp luật và sự dễ dàng trong việc huy động vốn so với loại hình doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh. Mặc dù Công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn sau quá trình hoạt động nhưng khoản phí chuyển đổi cũng là một điều nên cân nhắc.