Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở 2024?
Ngày 24 tháng 6 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1739/QĐ-BVHTTDL năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ được hướng dấn dẫn như sau: Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ; - Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận. Tiêu chuẩn trên quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP Trình tự thực hiện - Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2024, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đơn vị nơi cá nhân đó công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. - Các cơ quan chuyên môn thành lập các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định tại Chương III Nghị định số 61/2024/NĐ-CP , gồm: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở (bao gồm các đơn vị: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các bộ; học viện, trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đơn vị điện ảnh thuộc các bộ có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan quản lý công tác văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng): + Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân theo thời gian quy định để lấy ý kiến của Nhân dân. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị. + Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp bộ. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước lần lượt thực hiện theo Điều 15 và 16 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . - Việc tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: 1) Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 1b tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . 2) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định tặng giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . 3) Bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP (nếu có). 4) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ) theo Quyết định 1739/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 22/07/2024.
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” tại Hội đồng cấp cơ sở 2024?
Ngày 24 tháng 6 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1689/QĐ-BVHTTDL năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ được hướng dấn dẫn như sau: Trình tự thực hiện - Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2024, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đơn vị nơi cá nhân công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. - Các cơ quan chuyên môn thành lập các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo quy định tại Chương III Nghị định số 61/2024/NĐ-CP, gồm: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở (bao gồm các đơn vị: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các bộ; học viện, trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đơn vị điện ảnh thuộc các bộ có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan quản lý công tác văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng): + Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân theo thời gian quy định để lấy ý kiến của Nhân dân. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị. + Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp bộ. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước lần lượt thực hiện theo Điều 15 và 16 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. - Việc tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Thành phần, số lượng hồ sơ 1) Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo Mẫu số 1a tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. 2) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định tặng giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. 3) Bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. (nếu có). 4) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Xem chi tiết tại Quyết định 1689/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có hiệu lực từ ngày 28/06/2024.
Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Trong đó, quy định về Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật như sau: 1. Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập: - Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 07 đến 09 thành viên. - Thành phần Hội đồng: + Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách văn hóa, nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao; + Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật hoặc Hội Văn học nghệ thuật địa phương; chuyên gia về các chuyên ngành văn học, nghệ thuật; tác giả đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng của địa phương. - Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng. Cơ quan thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị trong thực hiện một số hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; - Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập. 2. Hội đồng cấp cơ sở tại Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở tại Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương do Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương thành lập: - Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 07 đến 09 thành viên. - Thành phần Hội đồng: + Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. Trường hợp Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đang đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì 01 Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương là Chủ tịch Hội đồng; + Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. Trường hợp Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có tác phẩm, công trình đang đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cử người thay thế; + Các thành viên Hội đồng: Chuyên gia về chuyên ngành văn học, nghệ thuật; tác giả đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thuộc chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng. - Hội đồng sử dụng con dấu của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương; - Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập. 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở Theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở làm việc theo nguyên tắc: - Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không tham gia Hội đồng; - Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín; - Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; - Hội đồng xem xét về thời gian công bố tác phẩm, công trình; tính hợp pháp của tác phẩm, công trình; đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Hội đồng cấp cơ sở chỉ xét hồ sơ được gửi theo quy định tại Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Như vậy, quy định mới nhất về Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/5/2024.
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” tại Hội đồng cấp cơ sở 2024?
Ngày 24 tháng 6 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1739/QĐ-BVHTTDL năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới ban hành và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ được hướng dấn dẫn như sau: Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; - Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ; - Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận. Tiêu chuẩn trên quy định chi tiết tại Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP Trình tự thực hiện - Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2024, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đơn vị nơi cá nhân đó công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. - Các cơ quan chuyên môn thành lập các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định tại Chương III Nghị định số 61/2024/NĐ-CP , gồm: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở (bao gồm các đơn vị: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các bộ; học viện, trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đơn vị điện ảnh thuộc các bộ có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan quản lý công tác văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng): + Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân theo thời gian quy định để lấy ý kiến của Nhân dân. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị. + Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp bộ. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước lần lượt thực hiện theo Điều 15 và 16 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . - Việc tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ: 1) Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” theo Mẫu số 1b tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . 2) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định tặng giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP . 3) Bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP (nếu có). 4) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Trên đây là quy định về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” (đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ) theo Quyết định 1739/QĐ-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 22/07/2024.
Trình tự, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” tại Hội đồng cấp cơ sở 2024?
Ngày 24 tháng 6 năm 2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1689/QĐ-BVHTTDL năm 2024 công bố thủ tục hành chính mới và được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, trình tự, thủ tục thực hiện xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” đối với Hội đồng cấp cơ sở tại đơn vị văn hóa, nghệ thuật thuộc các bộ được hướng dấn dẫn như sau: Trình tự thực hiện - Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2024, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến đơn vị nơi cá nhân công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu. - Trường hợp hồ sơ cá nhân không hợp lệ, cần bổ sung, chỉnh sửa: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ khi nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận. - Các cơ quan chuyên môn thành lập các cấp Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo quy định tại Chương III Nghị định số 61/2024/NĐ-CP, gồm: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp cơ sở (bao gồm các đơn vị: Nhà hát, Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các bộ; học viện, trường đào tạo văn hóa, nghệ thuật, đơn vị điện ảnh thuộc các bộ có chức năng nghiên cứu, đào tạo, sáng tạo văn hóa, nghệ thuật; cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; cơ quan quản lý công tác văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng): + Công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá nhân theo thời gian quy định để lấy ý kiến của Nhân dân. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của đơn vị. + Xem xét, đánh giá từng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết quả xét tặng đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”. + Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng. + Trong thời gian 07 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp bộ. - Trình tự, thủ tục xét tặng tại Hội đồng cấp bộ và Hội đồng cấp Nhà nước lần lượt thực hiện theo Điều 15 và 16 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. - Việc tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Thành phần, số lượng hồ sơ 1) Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” theo Mẫu số 1a tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. 2) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định tặng giải thưởng quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. 3) Bản xác nhận của Thủ trưởng đơn vị về sự tham gia của cá nhân trong các tác phẩm nghệ thuật đạt giải Vàng hoặc Bạc tại cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp dùng để quy đổi khi tính thành tích cho cá nhân tham gia quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định số 61/2024/NĐ-CP. (nếu có). 4) Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử) các quyết định về danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng (nếu có). - Số lượng hồ sơ: 01 bộ. Xem chi tiết tại Quyết định 1689/QĐ-BVHTTDL năm 2024 có hiệu lực từ ngày 28/06/2024.
Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật
Ngày 04/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định chi tiết xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật. Trong đó, quy định về Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật như sau: 1. Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập: - Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 07 đến 09 thành viên. - Thành phần Hội đồng: + Chủ tịch Hội đồng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; + Các Phó Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo; Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách văn hóa, nghệ thuật của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao; + Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật hoặc Hội Văn học nghệ thuật địa phương; chuyên gia về các chuyên ngành văn học, nghệ thuật; tác giả đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng của địa phương. - Hội đồng sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng. Cơ quan thường trực Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị trong thực hiện một số hoạt động của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; - Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập. 2. Hội đồng cấp cơ sở tại Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương Theo Khoản 2 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở tại Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương do Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương thành lập: - Số lượng thành viên Hội đồng: Từ 07 đến 09 thành viên. - Thành phần Hội đồng: + Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. Trường hợp Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đang đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì 01 Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương là Chủ tịch Hội đồng; + Phó Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương. Trường hợp Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có tác phẩm, công trình đang đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thì Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có văn bản báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để cử người thay thế; + Các thành viên Hội đồng: Chuyên gia về chuyên ngành văn học, nghệ thuật; tác giả đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thuộc chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng. - Hội đồng sử dụng con dấu của Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương; - Hội đồng có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng thành lập. 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở Theo Khoản 3 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, Hội đồng cấp cơ sở làm việc theo nguyên tắc: - Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không tham gia Hội đồng; - Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín; - Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền; - Hội đồng xem xét về thời gian công bố tác phẩm, công trình; tính hợp pháp của tác phẩm, công trình; đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP; - Hội đồng cấp cơ sở chỉ xét hồ sơ được gửi theo quy định tại Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP. Như vậy, quy định mới nhất về Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định cụ thể tại Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 20/5/2024.