Ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Xóa đăng ký thường trú online như thế nào?
Trường hợp ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như thế nào? Có thể thực hiện online được không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Căn cứ theo Điểm b Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: “1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; …” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy trường hợp ra nước ngoài định cư thuộc một trong những trường hợp bị xóa đăng ký cư trú (cắt khẩu) theo quy định của pháp luật. (2) Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú 2024 gồm những gì? Năm 2024, hồ sơ và thủ tục xóa đăng ký thường trú bao gồm 04 bước như sau: Bước 01: Công dân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo Mẫu CT01 được ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/16/Mau-CT01.doc Mẫu CT01 - Giấy tờ và tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú. Bước 02: Sau khi đã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thường trú cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Công an cấp xã Bước 03: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký. - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Bước 04: Công dân căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). (3) Hướng dẫn xóa đăng ký thường trú online Bên cạnh việc nộp hồ sơ trực tiếp, công dân còn có thể thực hiện xóa đăng ký thường trú online theo các bước như sau: - Bước 01: Truy cập vào Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, tại đây công dân tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản. - Bước 02: Tại ô tìm kiếm, công dân nhập vào từ khóa “xóa đăng ký thường trú”. - Bước 03: Hệ thống sau đó mở ra trang xóa đăng ký thường trú, công dân chọn vào mục “Nộp hồ sơ”. - Bước 04: Tại đây, công dân tiến hành điền thông tin theo hướng dẫn của hệ thống và đính kèm các giấy tờ có liên quan. - Bước 05: Chọn hình thức nhận thông báo về kết quả giải quyết hồ sơ sau đấy ấn gửi hồ sơ.
Lệ phí đăng ký cư trú cho trẻ em khi làm thủ tục đăng ký thường trú
Tình huống phát sinh con nhỏ 6 tuổi đang đăng ký thường trú theo địa chỉ của mẹ tại quê ngoại. Do nhu cầu nên giờ chuyển về sống cùng bố tại quê nội ở địa bàn khác. Vậy việc đăng ký thường trú con về ở với cha trong trường hợp này thực hiện như thế nào và lệ phí ra sao? Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em Liên quan vấn đề này, tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 nêu về điều kiện để con về ở với cha, mẹ (đăng ký thường trú cùng với cha mẹ) là được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Lúc này, hồ sơ đăng ký thường trú cho con được nêu tại Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; Thủ tục đăng ký thường trú tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 với các bước như sau: - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Lệ phí đăng ký thường trú cho trẻ em Đối với nội dung này, theo biểu lệ phí mức thu kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu lệ phí đăng ký thường trú như sau: - Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp: 20.000 Đồng/lần đăng ký; - Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 10.000 Đồng/lần đăng ký. Tuy nhiên, tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành nêu các trường hợp miễn lệ phí đăng ký cư trú như sau: - Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. - Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. - Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ. Căn cứ theo nội dung nêu trên thì trẻ em khi đăng ký cư trú (đăng ký thường trú về ở với cha) sẽ được miễn lệ phí. Chỉ khi nào người con đã đủ 16 tuổi, không còn là trẻ em nữa thì mới phát sinh nghĩa vụ nộp lệ phí khi đăng ký thường trú.
Con chưa thành niên có được đăng ký thường trú khác nơi ở cha mẹ không?
Làm thủ tục đăng ký thường trú là nghĩa vụ của công dân khi chuyển đến sinh sống, làm việc và học tập thường xuyên tại một nơi nào đó thường cùng một gia đình. Vậy đối với trẻ chưa thành niên thì có được đăng ký thường trú tại nơi ở khác cha mẹ không? 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định ra sao? Theo Điều 12 Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định như sau: - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. - Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. - Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận. - Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 2. Trẻ chưa thành niên có được đăng ký thường trú tại nơi khác? Căn cứ Điều 10 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình và chủ hộ khi có thành viên thực hiện cư trú có quyền và nghĩa vụ như sau: - Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình. - Người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Cư trú 2020 nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình. - Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp. - Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ. - Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020. - Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Do đó, con chưa thành niên thì có thể đăng ký thường trú tại nơi ở của những thành viên khác trong cùng gia đình của mình, trường hợp khác thì phải đáp ứng các quy định về đăng ký thường trú. 3. Đăng ký thường trú cho người chưa thành niên cần chuẩn bị hồ sơ gì? Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người chưa thành niên chuyển đến nơi khác sinh sống thì chuẩn bị theo Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau: Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó, bao gồm: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. - Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý bao gồm: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Như vậy, con chưa thành niên vẫn được đăng ký thường trú tại nơi ở khác cha mẹ nếu nơi ở đăng ký là thành viên trong một gia đình hoặc sở hữu của cha mẹ. Trường hợp không cùng gia đình thì phải đáp ứng các điều kiện đăng ký thường trú và tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Xóa đăng ký thường trú online như thế nào?
Trường hợp ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú như thế nào? Có thể thực hiện online được không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên. (1) Ra nước ngoài định cư có bị cắt khẩu không? Căn cứ theo Điểm b Điều 24 Luật Cư trú 2020 quy định những trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như sau: “1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú: a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết; b) Ra nước ngoài để định cư; …” Từ dẫn chiếu quy định nêu trên, có thể thấy trường hợp ra nước ngoài định cư thuộc một trong những trường hợp bị xóa đăng ký cư trú (cắt khẩu) theo quy định của pháp luật. (2) Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú 2024 gồm những gì? Năm 2024, hồ sơ và thủ tục xóa đăng ký thường trú bao gồm 04 bước như sau: Bước 01: Công dân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo Mẫu CT01 được ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA. https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/16/Mau-CT01.doc Mẫu CT01 - Giấy tờ và tài liệu chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú. Bước 02: Sau khi đã chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thường trú cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Công an cấp xã Bước 03: Sau khi tiếp nhận hồ sơ xóa đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ và cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký. - Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ thì hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký. - Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ. Bước 04: Công dân căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). (3) Hướng dẫn xóa đăng ký thường trú online Bên cạnh việc nộp hồ sơ trực tiếp, công dân còn có thể thực hiện xóa đăng ký thường trú online theo các bước như sau: - Bước 01: Truy cập vào Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, tại đây công dân tiến hành đăng ký hoặc đăng nhập tài khoản. - Bước 02: Tại ô tìm kiếm, công dân nhập vào từ khóa “xóa đăng ký thường trú”. - Bước 03: Hệ thống sau đó mở ra trang xóa đăng ký thường trú, công dân chọn vào mục “Nộp hồ sơ”. - Bước 04: Tại đây, công dân tiến hành điền thông tin theo hướng dẫn của hệ thống và đính kèm các giấy tờ có liên quan. - Bước 05: Chọn hình thức nhận thông báo về kết quả giải quyết hồ sơ sau đấy ấn gửi hồ sơ.
Lệ phí đăng ký cư trú cho trẻ em khi làm thủ tục đăng ký thường trú
Tình huống phát sinh con nhỏ 6 tuổi đang đăng ký thường trú theo địa chỉ của mẹ tại quê ngoại. Do nhu cầu nên giờ chuyển về sống cùng bố tại quê nội ở địa bàn khác. Vậy việc đăng ký thường trú con về ở với cha trong trường hợp này thực hiện như thế nào và lệ phí ra sao? Thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em Liên quan vấn đề này, tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 nêu về điều kiện để con về ở với cha, mẹ (đăng ký thường trú cùng với cha mẹ) là được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý. Lúc này, hồ sơ đăng ký thường trú cho con được nêu tại Khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau: - Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; - Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; Thủ tục đăng ký thường trú tại Điều 22 Luật Cư trú 2020 với các bước như sau: - Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. - Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. - Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký. Lệ phí đăng ký thường trú cho trẻ em Đối với nội dung này, theo biểu lệ phí mức thu kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nêu lệ phí đăng ký thường trú như sau: - Trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp: 20.000 Đồng/lần đăng ký; - Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến: 10.000 Đồng/lần đăng ký. Tuy nhiên, tại Điều 4 Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký cư trú do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành nêu các trường hợp miễn lệ phí đăng ký cư trú như sau: - Trẻ em theo quy định tại Luật Trẻ em; người cao tuổi theo quy định tại Luật Người cao tuổi; người khuyết tật theo quy định tại Luật Người khuyết tật. - Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. - Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thường trú tại các xã biên giới; công dân thường trú tại các huyện đảo; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật. - Công dân từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ. Căn cứ theo nội dung nêu trên thì trẻ em khi đăng ký cư trú (đăng ký thường trú về ở với cha) sẽ được miễn lệ phí. Chỉ khi nào người con đã đủ 16 tuổi, không còn là trẻ em nữa thì mới phát sinh nghĩa vụ nộp lệ phí khi đăng ký thường trú.
Con chưa thành niên có được đăng ký thường trú khác nơi ở cha mẹ không?
Làm thủ tục đăng ký thường trú là nghĩa vụ của công dân khi chuyển đến sinh sống, làm việc và học tập thường xuyên tại một nơi nào đó thường cùng một gia đình. Vậy đối với trẻ chưa thành niên thì có được đăng ký thường trú tại nơi ở khác cha mẹ không? 1. Nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định ra sao? Theo Điều 12 Luật Cư trú 2020 thì nơi cư trú của người chưa thành niên được quy định như sau: - Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ. - Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống. - Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận. - Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định. - Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định. 2. Trẻ chưa thành niên có được đăng ký thường trú tại nơi khác? Căn cứ Điều 10 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình và chủ hộ khi có thành viên thực hiện cư trú có quyền và nghĩa vụ như sau: - Những người cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột thì có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo hộ gia đình. - Người không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Cư trú 2020 nếu có đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp theo quy định của Luật này thì được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào cùng một hộ gia đình. - Nhiều hộ gia đình có thể đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp. - Chủ hộ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ do các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp hộ gia đình không có người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì chủ hộ là người được các thành viên hộ gia đình thống nhất đề cử; trường hợp các thành viên hộ gia đình không đề cử được thì chủ hộ là thành viên hộ gia đình do Tòa án quyết định. Trường hợp hộ gia đình chỉ có một người thì người đó là chủ hộ. - Chủ hộ có quyền và nghĩa vụ thực hiện, tạo điều kiện, hướng dẫn thành viên hộ gia đình thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú và những nội dung khác theo quy định của Luật này; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú về việc trong hộ gia đình có thành viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24, khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020. - Thành viên hộ gia đình có quyền và nghĩa vụ thống nhất đề cử chủ hộ; thực hiện đầy đủ quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Do đó, con chưa thành niên thì có thể đăng ký thường trú tại nơi ở của những thành viên khác trong cùng gia đình của mình, trường hợp khác thì phải đáp ứng các quy định về đăng ký thường trú. 3. Đăng ký thường trú cho người chưa thành niên cần chuẩn bị hồ sơ gì? Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người chưa thành niên chuyển đến nơi khác sinh sống thì chuẩn bị theo Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau: Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản. - Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó, bao gồm: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp. - Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020 công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý bao gồm: + Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; + Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020. Như vậy, con chưa thành niên vẫn được đăng ký thường trú tại nơi ở khác cha mẹ nếu nơi ở đăng ký là thành viên trong một gia đình hoặc sở hữu của cha mẹ. Trường hợp không cùng gia đình thì phải đáp ứng các điều kiện đăng ký thường trú và tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.