Năm 2023 hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến hiện nay. Mặc dù được thành lập phổ biến, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm chắc các quy định liên quan đến quy trình thành lập công ty. Vậy cụ thể, Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Công ty cổ phần là loại công ty gì? Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Công ty cổ phần được phát hành cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Đây là điểm khác biệt lớn để phân biệt công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác. Dựa vào quy định trên thì công ty cổ phần có những đặc điểm cụ thể như sau: – Phải có ít nhất 3 cổ đông – Khả năng huy động vốn linh hoạt: So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt do được phép phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… – Cổ đông được tự do chuyển nhượng phần vốn. Cụ thể, công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, không bị hạn chế chuyển nhượng trừ 2 trường hợp sau: + Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải là cổ đông sáng lập phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. + Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. – Lợi nhuận của công ty có thể được chi trả bằng cổ tức. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Quyết định 855/QĐ-BKHĐT năm 2021 quy định thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau: – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. – Dự thảo điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức). – Danh sách cổ đông sáng lập: + Danh sách cổ đông sáng lập lập theo mẫu. + Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu. + Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu. – Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội); – Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. – Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: + Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cổ đông. + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp tổ chức là cơ quan nhà nước) và văn bản uỷ quyền kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. – Trường hợp không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: + Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. + Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. Kèm theo văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực). Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại đâu? Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ở trên, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại cổng thông tin quốc gia thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ chấp nhận hồ sơ nộp online, vì thế doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Chia sẻ công cụ soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ và giới thiệu với mọi người một công cụ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thông thường để soạn xong một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chúng ta mất tới 2h đến 3h và có thể tốn thời gian hơn khi mà phải sửa đi sửa lại hồ sơ. Ngoài ra, cũng không thể tránh khỏi những sai sót khi soạn hồ sơ được. Trong quá trình soạn hồ sơ thủ tục mình nhận thấy rằng việc phải điền đi điền lại, lặp đi lặp lại các thông tin trùng lặp là rất nhiều. Điều này dẫn tới 2 vấn đề: - Thứ nhất là rất mất thời gian điền thông tin và copy -> paste từ văn bản này sang văn bản khác; - Thứ hai là không tránh mắc sai sót trong lúc điền thông tin Và để giải quyết được những vấn đề đó, công cụ này ra đời. Công cụ giải quyết được các vấn đề như: - Giải quyết được thời gian soạn hồ sơ: Bình thường để soạn xong một bộ hồ sơ sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng với công cụ này chỉ cần vài phút là có thể soạn xong hồ sơ rồi; - Hạn chế sai sót khi soạn hồ sơ, khi chỉ cần điền một lần thông tin là có thể soạn được hồ sơ, không cần phải copy -> paste hay điền lại nhiều lần một thông tin, dễ dàng thống nhất thông tin tại toàn bộ hồ sơ; - Tiết kiệm được thời gian và sức lao động của người soạn; - Không cần phải là người có kinh nghiệm vẫn có thể soạn được hồ sơ. Công cụ có một số ưu điểm như: - Dễ dàng sử dụng bởi vì công cụ được xây dựng dựa trên nền tảng excel, nền tảng phổ biến đối với dân văn phòng hiện nay. Ngoài ra chỉ cần với 2 thao tác là điền thông tin và click là có thể soạn được hồ sơ; - Các mẫu văn bản được xuất ra đã được căn chỉnh hình thức, nên cũng tiết kiệm được thêm thời gian căn chỉnh hình thức hồ sơ; - Sửa thông tin nhanh mỗi khi có sự thay đổi thông tin. Khi khách hàng muốn sửa thông tin chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại thông tin tại công cụ và bấm soạn lại hồ sơ là xong. Đặc biệt công cụ sử dụng miễn phí, mọi người có thể tham khảo công cụ này tại đây: Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Đề án thành lập trung tâm quốc phòng và an ninh gồm những nội dung gì?
Theo quy định Điều 7 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của cơ sở giáo dục đại học như sau: Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 1. Hồ sơ thành lập a) Tờ trình thành lập trung tâm; b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung chính sau: Tên trung tâm; địa điểm đặt trung tâm; sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm; quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động. Căn cứ quy định trên, có thể thấy đề án thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cần bao gồm các nội dung như: - Tên trung tâm - Địa điểm đặt trung tâm - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm - Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm - Quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động. Như vậy, để thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, ngoài tờ trình thành lập trung tâm thì còn cần phải chuẩn bị đề án với đầy đủ các nội dung trên và thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.
Năm 2023 hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì?
Công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn phổ biến hiện nay. Mặc dù được thành lập phổ biến, tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm chắc các quy định liên quan đến quy trình thành lập công ty. Vậy cụ thể, Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Công ty cổ phần là loại công ty gì? Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; Công ty cổ phần được phát hành cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu ra công chúng thông qua sàn giao dịch chứng khoán. Đây là điểm khác biệt lớn để phân biệt công ty cổ phần với các loại hình doanh nghiệp khác. Dựa vào quy định trên thì công ty cổ phần có những đặc điểm cụ thể như sau: – Phải có ít nhất 3 cổ đông – Khả năng huy động vốn linh hoạt: So với các loại hình công ty khác, công ty cổ phần có khả năng huy động vốn linh hoạt do được phép phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu… – Cổ đông được tự do chuyển nhượng phần vốn. Cụ thể, công ty cổ phần được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình, không bị hạn chế chuyển nhượng trừ 2 trường hợp sau: + Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần cho người khác không phải là cổ đông sáng lập phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận. + Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác. – Lợi nhuận của công ty có thể được chi trả bằng cổ tức. Hồ sơ thành lập công ty cổ phần gồm những gì? Quyết định 855/QĐ-BKHĐT năm 2021 quy định thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm những giấy tờ sau: – Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu. – Dự thảo điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của cổ đông sáng lập là cá nhân; người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức). – Danh sách cổ đông sáng lập: + Danh sách cổ đông sáng lập lập theo mẫu. + Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài theo mẫu. + Danh sách người đại diện theo ủy quyền (của cổ đông là tổ chức nước ngoài) theo mẫu. – Cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường (đối với doanh nghiệp xã hội); – Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội. – Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: + Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cổ đông. + Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp tổ chức là cơ quan nhà nước) và văn bản uỷ quyền kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức. + Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành. – Trường hợp không phải chủ sở hữu của doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân: + Đối với công dân Việt Nam: Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực. + Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực. Kèm theo văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp (không bắt buộc phải công chứng, chứng thực). Nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần tại đâu? Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như ở trên, doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch & Đầu tư tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ online tại cổng thông tin quốc gia thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư chỉ chấp nhận hồ sơ nộp online, vì thế doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện. Thời hạn giải quyết: Trong vòng 5-7 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo hướng dẫn doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Chia sẻ công cụ soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Chào mọi người, hôm nay mình xin chia sẻ và giới thiệu với mọi người một công cụ soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thông thường để soạn xong một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp, chúng ta mất tới 2h đến 3h và có thể tốn thời gian hơn khi mà phải sửa đi sửa lại hồ sơ. Ngoài ra, cũng không thể tránh khỏi những sai sót khi soạn hồ sơ được. Trong quá trình soạn hồ sơ thủ tục mình nhận thấy rằng việc phải điền đi điền lại, lặp đi lặp lại các thông tin trùng lặp là rất nhiều. Điều này dẫn tới 2 vấn đề: - Thứ nhất là rất mất thời gian điền thông tin và copy -> paste từ văn bản này sang văn bản khác; - Thứ hai là không tránh mắc sai sót trong lúc điền thông tin Và để giải quyết được những vấn đề đó, công cụ này ra đời. Công cụ giải quyết được các vấn đề như: - Giải quyết được thời gian soạn hồ sơ: Bình thường để soạn xong một bộ hồ sơ sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ, nhưng với công cụ này chỉ cần vài phút là có thể soạn xong hồ sơ rồi; - Hạn chế sai sót khi soạn hồ sơ, khi chỉ cần điền một lần thông tin là có thể soạn được hồ sơ, không cần phải copy -> paste hay điền lại nhiều lần một thông tin, dễ dàng thống nhất thông tin tại toàn bộ hồ sơ; - Tiết kiệm được thời gian và sức lao động của người soạn; - Không cần phải là người có kinh nghiệm vẫn có thể soạn được hồ sơ. Công cụ có một số ưu điểm như: - Dễ dàng sử dụng bởi vì công cụ được xây dựng dựa trên nền tảng excel, nền tảng phổ biến đối với dân văn phòng hiện nay. Ngoài ra chỉ cần với 2 thao tác là điền thông tin và click là có thể soạn được hồ sơ; - Các mẫu văn bản được xuất ra đã được căn chỉnh hình thức, nên cũng tiết kiệm được thêm thời gian căn chỉnh hình thức hồ sơ; - Sửa thông tin nhanh mỗi khi có sự thay đổi thông tin. Khi khách hàng muốn sửa thông tin chúng ta chỉ cần điều chỉnh lại thông tin tại công cụ và bấm soạn lại hồ sơ là xong. Đặc biệt công cụ sử dụng miễn phí, mọi người có thể tham khảo công cụ này tại đây: Cannot connect to Ginger Check your internet connection or reload the browserDisable in this text fieldRephraseRephrase current sentenceLog in to edit with Ginger×
Đề án thành lập trung tâm quốc phòng và an ninh gồm những nội dung gì?
Theo quy định Điều 7 Thông tư liên tịch 123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH quy định hồ sơ thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh của cơ sở giáo dục đại học như sau: Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh 1. Hồ sơ thành lập a) Tờ trình thành lập trung tâm; b) Đề án thành lập trung tâm gồm các nội dung chính sau: Tên trung tâm; địa điểm đặt trung tâm; sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm; mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm; quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động. Căn cứ quy định trên, có thể thấy đề án thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh cần bao gồm các nội dung như: - Tên trung tâm - Địa điểm đặt trung tâm - Sự cần thiết và cơ sở pháp lý về việc thành lập trung tâm - Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của trung tâm - Quy chế và các điều kiện cần thiết để trung tâm hoạt động. Như vậy, để thành lập trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, ngoài tờ trình thành lập trung tâm thì còn cần phải chuẩn bị đề án với đầy đủ các nội dung trên và thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định.