03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F
Từ 01/6/2024, đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F, học viên được phép học từ xa các môn lý thuyết, tuy nhiên có 03 môn bắt buộc phải tham gia học tập trung 100% (1) 03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, đối với nội dung học lý thuyết của các hạng B2, C, D, E và các hạng F, học viên có thể lựa chọn học theo một trong các hình thức sau: - Tập trung tại cơ sở đào tạo - Tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn - Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn Tuy nhiên, có 03 môn học bắt buộc học tập trung 100% đó là: - Cấu tạo và sửa chữa thông thường - Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Kỹ thuật lái xe Đối với các môn lý thuyết khác như: Pháp luật giao thông đường bộ, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe, Văn hóa giao thông thì học viên có thể học từ xa, tự học có hướng dẫn; học tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Về phần nội dung thi thực hành lái xe, học viên sẽ học dưới hình thức học tập trung. Sau khi học xong các nội dung lý thuyết và nội dung học thực hành, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra để được xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo. Lưu ý, tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVTđược bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra hoặc xét cấp chứng chỉ kết thúc khóa học mà học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới. Việc học tập trung 100% cho 3 môn học lý thuyết bắt buộc đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F là quy định hợp lý và cần thiết, giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng lái xe cho học viên, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh. (2) Hồ sơ của người học lái xe Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định >>> Tải đơn đề nghị học, sát hạch theo mẫu tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/Phuluc7.docx Học viên khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. (3) Điều kiện đối với người học lái xe Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT, người học lái xe phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Bên cạnh đó, người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: - Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. Cần lưu ý, người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.
Các kỹ năng cá nhân phải thành thạo để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở
Khi đi du lịch ở những vùng biển ta thường thấy có những dịch vụ lặn có ống thở để được khám phá thế giới dưới nước. Vậy hướng dẫn viên lặn có ống thở phải thành thạo các kỹ năng cá nhân nào? Lặn có ống thở là hoạt động gì? Hiện nay TCVN 13826:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, TCVN 13826:2023 quy định về yêu cầu đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở với mục đích giải trí. Trong đó có quy định về lặn có ống thở như sau: - Hoạt động bơi lội có sử dụng mặt nạ lặn, ống thở và chân vịt, người tham gia vẫn ở trên mặt nước hoặc thỉnh thoảng nín thở lặn xuống và có thể sử dụng thiết bị nổi để hỗ trợ nổi trên mặt nước, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và khả năng của người tham gia. - Hướng dẫn viên lặn có ống thở phải được đào tạo sao cho khi được đánh giá theo quy định, họ có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện lặn với ống thở và dẫn đường những người lặn giải trí trong vùng nước mở. Như vậy, lặn có ống thở là hoạt động bơi lội và lúc lặn xuống sẽ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Hoạt động này sẽ có các hướng dẫn viên được đào tạo và đánh giá theo quy định để có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hướng dẫn lặn. Các kỹ năng cá nhân phải thành thạo để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở Theo Mục 8 TCVN 13826:2023 quy định về kỹ năng cá nhân về lặn có ống thở như sau: - Năng lực của học viên trong tất cả các kỹ năng lặn có ống thở phải phù hợp để đối phó với các yếu tố hoạt động khắt khe nhất trong khu vực của họ. Các yếu tố ảnh hưởng có thể bao gồm: + quy mô và kinh nghiệm của nhóm lặn; + tầm nhìn dưới nước; + dòng nước và thủy triều; + các điều kiện mặt nước; + nhiệt độ nước; + giao thông trên mặt nước; + thiết bị sử dụng; + hệ thực vật và động vật. - Học viên phải có năng lực để thực hiện các kỹ năng sau đây một cách thành thạo và thể hiện khả năng thành thạo ở mức cao nhất: + sử dụng mặt nạ lặn, chân vịt và ống thở; + chuẩn bị thiết bị lặn có ống thở; + kiểm tra thiết bị lặn có ống thở trước khi lặn; + vào và ra khỏi môi trường lặn an toàn; + điều chỉnh trọng lượng thích hợp (nếu thích hợp); + làm sạch ống thở; + thực hiện chính xác các quy trình lặn xuống và nổi lên (ví dụ: cân bằng áp suất trong tai và kính lặn); + khả năng bơi trên mặt nước và dưới nước với thiết bị lặn có ống thở sử dụng các kỹ thuật đạp chân vịt khác nhau (ví dụ: đạp chân bơi sải, đạp chân bơi uốn sóng kiểu cá heo); + bảo trì và bảo dưỡng thiết bị; + kỹ thuật hỗ trợ người dùng ống thở (tự thực hiện/bạn lặn) (nghĩa là hỗ trợ bạn lặn lên mặt nước và thực hiện hỗ trợ trên mặt nước). Như vậy, học viên sẽ phải thực hiện thành thạo các kỹ năng như trên thì mới có thể đáp ứng điều kiện về kỹ năng cá nhân để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở, ngoài ra còn các điều kiện khác như điều kiện tiên quyết, kiến thức lý thuyết, kỹ năng lãnh đạo và được đánh giá theo quy định. Việc đánh giá học viên hướng dẫn viên lặn có ống thở được thực hiện thế nào? Theo Mục 10 TCVN 13826:2023 quy định về đánh giá học viên như sau: 1) Đánh giá kỹ năng dưới nước và kỹ năng lặn với ống thở Học viên phải chứng minh với huấn luyện viên lặn có ống thở các kỹ năng sau đây bằng cách sử dụng thiết bị lặn có ống thở: - trong trường hợp nếu nước quá sâu thì bắt đầu tiếp nước theo phương thẳng đứng so với mặt nước; - bơi ít nhất 25 m dưới nước trong một lần hít thở không khí; - lên cao một cách an toàn bằng cách nhìn lên xung quanh khi bơi và đưa một tay qua đầu; - làm sạch nước trong ống thở và tiếp tục thở bằng ống thở mà không cần nhấc mặt lên khỏi mặt nước; - bơi úp mặt với cự ly 800 m bằng ống thở trong thời gian 15 min hoặc ít hơn. 2) Đánh giá kỹ năng quản lý chuyến lặn Học viên phải chứng minh cho huấn luyện viên lặn có ống thở việc nắm vững về lập kế hoạch và thực hiện chuyến lặn với ống thở theo tiêu chuẩn TCVN 13827 (ISO 13289). Những cuộc diễn tập như vậy có thể dưới dạng các chuyến lặn có ống thở mô phỏng hoặc thực tế, huấn luyện viên lặn có ống thở phải giám sát cả hai trường hợp này. 3) Đánh giá kỹ năng cứu hộ Học viên phải chứng minh cho huấn luyện viên lặn có ống thở đánh giá độ thành thạo về việc cứu hộ theo quy định. Như vậy, học viên sẽ được đánh giá theo các kỹ năng như kỹ năng dưới nước và kỹ năng lặn với ống thở, kỹ năng quản lý chuyến lặn và kỹ năng cứu hộ. Sau khi đánh giá đạt yêu cầu thì mới có thể làm hướng dẫn viên lặn có ống thở.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 ban hành Quy chế xét tốt nghiệp trung học cơ sở. Theo đó, điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024 được quy định như sau: (1) Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT. (2) Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. - Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: + Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp; + Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; + Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. (3) Số lần xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trong một năm - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học. (4) Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Xem thêm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT: Ban hành xếp loại kết quả đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số
Đây là nội dung tại Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ dân tộc thiểu số. Theo đó, đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập đối với học viên tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ dân tộc thiểu số như sau: (1) Xếp loại kết quả học tập lớp đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau: - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi; - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá; - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình. (2) Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá - Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. - Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: + Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; + Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. - Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết. - Thi cuối khóa: + Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình; + Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; + Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý. - Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình. (3) Trách nhiệm của học học viên tham gia đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số - Nhiệm vụ của học viên: Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số trong quá trình học tập và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Quyền của học viên: + Được chọn hình thức học, địa điểm học, thời gian học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; + Được cung cấp đầy đủ thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng; + Được hưởng các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định hiện hành Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 03/6/2023 thay thế Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT.
Kính trọng giáo viên tại Trung tâm GDTX là nhiệm vụ của học viên
Ngày 06/01/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Cụ thể, đối với học viên theo học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ sau: - Kính trọng thầy giáo, có giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này. - Thực hiện đầy dù các yêu cầu về học tập, lao động thực hành theo quy định của Trung tâm. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm, - Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm. - Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí). Quyền của học viên học tại Trung tâm Đầu tiên, người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình. Ngoài ra, được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và của Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nêu có nguyện vọng và dược nơi chuyển đến tiếp nhận. Đồng thời, Trung tâm sẽ tạo các hoạt động chung của trường và các học viên có thể tham gia hoạt động của Trung tâm theo quy định, để giúp học viên trao đổi làm quen với nhau. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác của Trung tâm. Đặc biệt, được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật. Học viên học hết các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 15 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT thì được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học viên tại Trung tâm Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học viên phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống trong môi trường giáo dục. Đồng thời, đi kèm đó là trang phục phải gọn gàng, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở Trung tâm. Về hoạt động học tập tại Trung tâm Học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tổ chức theo lớp học. - Theo đó, mỗi lớp học có giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, các lớp phó và các học viên. - Lớp trưởng và lớp phó do học viên trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. - Học viên được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lép học với sự hỗ trợ của giáo viên. Sĩ số học viên mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông không quá 45 học viên. Hình thức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm bao gồm: (1) Vừa học vừa làm. (2) Học trực tuyến. (3) Tự học có hướng dẫn và các hình thức học khác theo nhu cầu của người học. Hình thức vừa học vừa làm, học trực tuyến, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xem thêm Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu từ ngày 22/02/2023.
Học viên theo học chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng thực hiện đề án trong mấy tháng?
Căn cứ Điều 11 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng như sau: 1. Học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án (sau đây gọi chung là đề án). Học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng. 2. Đề án được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước. 3. Báo cáo đề án là một bản thuyết minh quá trình xây dựng, triển khai và kết quả triển khai đề án, đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đề xuất và kiểm nghiệm được mô hình, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên; b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam; c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 4. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn đề án, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện luận văn của chương trình định hướng nghiên cứu); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên. 5. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề án có ít nhất 03 thành viên, trong đó có chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Trường hợp hội đồng có hơn 03 thành viên, người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên, nhưng không được cho điểm đánh giá. Buổi bảo vệ chỉ tổ chức khi hội đồng đánh giá có mặt chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo. 6. Trong trường hợp đề án không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung đề án để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 45 ngày tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá đề án lần thứ ba. 7. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn báo cáo đề án (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước. 8. Quy chế của cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế này và quy định tại Điều này để quy định chi tiết về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định đề án. Theo đó, học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ, học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng.
03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F
Từ 01/6/2024, đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F, học viên được phép học từ xa các môn lý thuyết, tuy nhiên có 03 môn bắt buộc phải tham gia học tập trung 100% (1) 03 môn bắt buộc học tập trung 100% khi học lái xe hạng B2, C, D, E, F Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, đối với nội dung học lý thuyết của các hạng B2, C, D, E và các hạng F, học viên có thể lựa chọn học theo một trong các hình thức sau: - Tập trung tại cơ sở đào tạo - Tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn - Đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn Tuy nhiên, có 03 môn học bắt buộc học tập trung 100% đó là: - Cấu tạo và sửa chữa thông thường - Kỹ năng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Kỹ thuật lái xe Đối với các môn lý thuyết khác như: Pháp luật giao thông đường bộ, Nghiệp vụ vận tải, Đạo đức người lái xe, Văn hóa giao thông thì học viên có thể học từ xa, tự học có hướng dẫn; học tập trung tại cơ sở đào tạo kết hợp với đào tạo từ xa, tự học có hướng dẫn. Về phần nội dung thi thực hành lái xe, học viên sẽ học dưới hình thức học tập trung. Sau khi học xong các nội dung lý thuyết và nội dung học thực hành, các học viên sẽ được cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra để được xét cấp chứng chỉ sơ cấp nghề, chứng chỉ đào tạo. Lưu ý, tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 12/2021/TT-BGTVTđược bổ sung bởi điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT quy định, trường hợp quá thời hạn 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo tổ chức kiểm tra hoặc xét cấp chứng chỉ kết thúc khóa học mà học viên không đủ điều kiện cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới. Việc học tập trung 100% cho 3 môn học lý thuyết bắt buộc đối với các hạng bằng lái xe B2, C, D, E, F là quy định hợp lý và cần thiết, giúp đảm bảo chất lượng đào tạo, nâng cao kiến thức và kỹ năng lái xe cho học viên, góp phần xây dựng một môi trường giao thông an toàn và văn minh. (2) Hồ sơ của người học lái xe Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT, người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm: - Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BGTVT - Bản sao thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài - Giấy khám sức khoẻ của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định >>> Tải đơn đề nghị học, sát hạch theo mẫu tại đâyhttps://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/06/24/Phuluc7.docx Học viên khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe. (3) Điều kiện đối với người học lái xe Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2021/TT-BGTVT, người học lái xe phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam. - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định. Bên cạnh đó, người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau: - Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên; - Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên. Cần lưu ý, người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc tương đương trở lên.
Các kỹ năng cá nhân phải thành thạo để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở
Khi đi du lịch ở những vùng biển ta thường thấy có những dịch vụ lặn có ống thở để được khám phá thế giới dưới nước. Vậy hướng dẫn viên lặn có ống thở phải thành thạo các kỹ năng cá nhân nào? Lặn có ống thở là hoạt động gì? Hiện nay TCVN 13826:2023 do Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng biên soạn, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, TCVN 13826:2023 quy định về yêu cầu đối với việc đào tạo hướng dẫn viên lặn có ống thở với mục đích giải trí. Trong đó có quy định về lặn có ống thở như sau: - Hoạt động bơi lội có sử dụng mặt nạ lặn, ống thở và chân vịt, người tham gia vẫn ở trên mặt nước hoặc thỉnh thoảng nín thở lặn xuống và có thể sử dụng thiết bị nổi để hỗ trợ nổi trên mặt nước, tùy thuộc vào điều kiện môi trường và khả năng của người tham gia. - Hướng dẫn viên lặn có ống thở phải được đào tạo sao cho khi được đánh giá theo quy định, họ có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để lập kế hoạch, tổ chức và thực hiện lặn với ống thở và dẫn đường những người lặn giải trí trong vùng nước mở. Như vậy, lặn có ống thở là hoạt động bơi lội và lúc lặn xuống sẽ có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ. Hoạt động này sẽ có các hướng dẫn viên được đào tạo và đánh giá theo quy định để có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm hướng dẫn lặn. Các kỹ năng cá nhân phải thành thạo để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở Theo Mục 8 TCVN 13826:2023 quy định về kỹ năng cá nhân về lặn có ống thở như sau: - Năng lực của học viên trong tất cả các kỹ năng lặn có ống thở phải phù hợp để đối phó với các yếu tố hoạt động khắt khe nhất trong khu vực của họ. Các yếu tố ảnh hưởng có thể bao gồm: + quy mô và kinh nghiệm của nhóm lặn; + tầm nhìn dưới nước; + dòng nước và thủy triều; + các điều kiện mặt nước; + nhiệt độ nước; + giao thông trên mặt nước; + thiết bị sử dụng; + hệ thực vật và động vật. - Học viên phải có năng lực để thực hiện các kỹ năng sau đây một cách thành thạo và thể hiện khả năng thành thạo ở mức cao nhất: + sử dụng mặt nạ lặn, chân vịt và ống thở; + chuẩn bị thiết bị lặn có ống thở; + kiểm tra thiết bị lặn có ống thở trước khi lặn; + vào và ra khỏi môi trường lặn an toàn; + điều chỉnh trọng lượng thích hợp (nếu thích hợp); + làm sạch ống thở; + thực hiện chính xác các quy trình lặn xuống và nổi lên (ví dụ: cân bằng áp suất trong tai và kính lặn); + khả năng bơi trên mặt nước và dưới nước với thiết bị lặn có ống thở sử dụng các kỹ thuật đạp chân vịt khác nhau (ví dụ: đạp chân bơi sải, đạp chân bơi uốn sóng kiểu cá heo); + bảo trì và bảo dưỡng thiết bị; + kỹ thuật hỗ trợ người dùng ống thở (tự thực hiện/bạn lặn) (nghĩa là hỗ trợ bạn lặn lên mặt nước và thực hiện hỗ trợ trên mặt nước). Như vậy, học viên sẽ phải thực hiện thành thạo các kỹ năng như trên thì mới có thể đáp ứng điều kiện về kỹ năng cá nhân để được làm hướng dẫn viên lặn có ống thở, ngoài ra còn các điều kiện khác như điều kiện tiên quyết, kiến thức lý thuyết, kỹ năng lãnh đạo và được đánh giá theo quy định. Việc đánh giá học viên hướng dẫn viên lặn có ống thở được thực hiện thế nào? Theo Mục 10 TCVN 13826:2023 quy định về đánh giá học viên như sau: 1) Đánh giá kỹ năng dưới nước và kỹ năng lặn với ống thở Học viên phải chứng minh với huấn luyện viên lặn có ống thở các kỹ năng sau đây bằng cách sử dụng thiết bị lặn có ống thở: - trong trường hợp nếu nước quá sâu thì bắt đầu tiếp nước theo phương thẳng đứng so với mặt nước; - bơi ít nhất 25 m dưới nước trong một lần hít thở không khí; - lên cao một cách an toàn bằng cách nhìn lên xung quanh khi bơi và đưa một tay qua đầu; - làm sạch nước trong ống thở và tiếp tục thở bằng ống thở mà không cần nhấc mặt lên khỏi mặt nước; - bơi úp mặt với cự ly 800 m bằng ống thở trong thời gian 15 min hoặc ít hơn. 2) Đánh giá kỹ năng quản lý chuyến lặn Học viên phải chứng minh cho huấn luyện viên lặn có ống thở việc nắm vững về lập kế hoạch và thực hiện chuyến lặn với ống thở theo tiêu chuẩn TCVN 13827 (ISO 13289). Những cuộc diễn tập như vậy có thể dưới dạng các chuyến lặn có ống thở mô phỏng hoặc thực tế, huấn luyện viên lặn có ống thở phải giám sát cả hai trường hợp này. 3) Đánh giá kỹ năng cứu hộ Học viên phải chứng minh cho huấn luyện viên lặn có ống thở đánh giá độ thành thạo về việc cứu hộ theo quy định. Như vậy, học viên sẽ được đánh giá theo các kỹ năng như kỹ năng dưới nước và kỹ năng lặn với ống thở, kỹ năng quản lý chuyến lặn và kỹ năng cứu hộ. Sau khi đánh giá đạt yêu cầu thì mới có thể làm hướng dẫn viên lặn có ống thở.
Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT ngày 29/12/2023 ban hành Quy chế xét tốt nghiệp trung học cơ sở. Theo đó, điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở từ ngày 15/2/2024 được quy định như sau: (1) Điều kiện công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở Học sinh được công nhận tốt nghiệp nếu có đủ các điều kiện sau: - Không quá 21 tuổi (tính theo năm) đối với học sinh học hết Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở; từ 15 tuổi trở lên (tính theo năm) đối với học viên học hết Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. Trường hợp học sinh ở nước ngoài về nước, học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, thực hiện theo quy định về độ tuổi theo cấp học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Đã hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở hoặc Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở. - Có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 6 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT. (2) Hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Đối với học sinh học hết lớp 9 tại cơ sở giáo dục trong năm tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp là học bạ học sinh. - Đối với học sinh không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp gồm: + Đơn đăng ký dự xét công nhận tốt nghiệp; + Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc căn cước công dân hoặc thẻ căn cước; + Bản chính học bạ học sinh hoặc bản in học bạ điện tử có xác nhận của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. Trường hợp học sinh bị mất bản chính học bạ hoặc không có bản in học bạ điện tử thì phải có bản xác nhận kết quả rèn luyện và kết quả học tập lớp 9 của cơ sở giáo dục nơi học sinh đã học hết lớp 9. (3) Số lần xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trong một năm - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp nhiều nhất 02 (hai) lần. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. - Đối với các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, trong năm có học sinh học hết lớp 9, tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 01 (một) lần ngay sau khi kết thúc năm học. (4) Quy trình xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở - Cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp; thông báo công khai kế hoạch xét công nhận tốt nghiệp, trong đó hướng dẫn cụ thể thời gian, hình thức gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp cho đối tượng học sinh được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này trước ngày tổ chức xét công nhận tốt nghiệp ít nhất 30 ngày; tiếp nhận và chuẩn bị hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại Điều 6 của Quy chế này để bàn giao cho Hội đồng. - Học sinh thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này gửi hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy chế này đến cơ sở giáo dục có tổ chức xét công nhận tốt nghiệp theo hướng dẫn của cơ sở giáo dục. - Căn cứ hồ sơ dự xét công nhận tốt nghiệp, Hội đồng tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh; lập biên bản xét công nhận tốt nghiệp và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. Biên bản đề nghị công nhận tốt nghiệp phải có đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng. - Hội đồng gửi hồ sơ đề nghị công nhận tốt nghiệp cho cơ sở giáo dục trình Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, hồ sơ gồm: + Tờ trình đề nghị công nhận tốt nghiệp; + Biên bản và danh sách học sinh được đề nghị công nhận tốt nghiệp. - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp cho học sinh theo đề nghị của cơ sở giáo dục. Xem thêm Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/2/2024.
Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT: Ban hành xếp loại kết quả đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số
Đây là nội dung tại Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT ngày 18/4/2023 ban hành quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ dân tộc thiểu số. Theo đó, đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập đối với học viên tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ dân tộc thiểu số như sau: (1) Xếp loại kết quả học tập lớp đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau: - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi; - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá; - Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình. (2) Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá - Đối tượng tuyển sinh: Tuyển sinh vào học chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; nói được tiếng dân tộc thiểu số của chương trình đào tạo. Ưu tiên tuyển sinh đối với người dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm thường trú ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Tuyển sinh vào học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số; cán bộ, công chức, viên chức và sĩ quan, chiến sĩ trong lực lượng công an, quân đội đang công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. - Hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng: + Tổ chức đào tạo theo hình thức tập trung đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số; + Tổ chức bồi dưỡng theo hình thức tập trung, bán tập trung hoặc từ xa đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số. - Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết. - Thi cuối khóa: + Học viên dự thi cuối khoá cần đảm bảo các điều kiện sau: Đạt điểm trung bình chung các bài kiểm tra (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2) từ 5,0 trở lên tính theo thang điểm 10, không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm; không nghỉ học quá 20% số tiết so với tổng số tiết của chương trình; + Bài thi cuối khóa có lượng kiến thức, kỹ năng theo quy định tại các Chương trình khung tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Thời gian thi cuối khóa đối với chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút, đối với chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; + Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số chịu trách nhiệm tổ chức thi cuối khóa cho học viên. Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thi cuối khóa cho học viên học chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý. - Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình. (3) Trách nhiệm của học học viên tham gia đào tạo chứng chỉ dân tộc thiểu số - Nhiệm vụ của học viên: Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số trong quá trình học tập và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Quyền của học viên: + Được chọn hình thức học, địa điểm học, thời gian học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số; + Được cung cấp đầy đủ thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng; + Được hưởng các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng (nếu có) theo quy định hiện hành Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực ngày 03/6/2023 thay thế Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT.
Kính trọng giáo viên tại Trung tâm GDTX là nhiệm vụ của học viên
Ngày 06/01/2023 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Cụ thể, đối với học viên theo học tại Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có nhiệm vụ sau: - Kính trọng thầy giáo, có giáo, cán bộ quản lý, nhân viên của Trung tâm; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này. - Thực hiện đầy dù các yêu cầu về học tập, lao động thực hành theo quy định của Trung tâm. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản của Trung tâm, - Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của Trung tâm. - Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn (đối với học viên thuộc diện phải đóng học phí). Quyền của học viên học tại Trung tâm Đầu tiên, người học được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình. Ngoài ra, được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và của Trung tâm; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nêu có nguyện vọng và dược nơi chuyển đến tiếp nhận. Đồng thời, Trung tâm sẽ tạo các hoạt động chung của trường và các học viên có thể tham gia hoạt động của Trung tâm theo quy định, để giúp học viên trao đổi làm quen với nhau. Trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp đề bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, góp ý về nội dung, phương pháp giảng dạy và các hoạt động khác của Trung tâm. Đặc biệt, được hưởng một phần thành quả lao động sản xuất, thực hành kỹ thuật, các hoạt động khác mà mình tham gia; được xét cấp học bổng trợ cấp xã hội theo quy định của pháp luật. Học viên học hết các chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định tại Điều 15 của Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT thì được cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận. Hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của học viên tại Trung tâm Hành vi, ngôn ngữ ứng xử của học viên phải có văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống trong môi trường giáo dục. Đồng thời, đi kèm đó là trang phục phải gọn gàng, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt ở Trung tâm. Về hoạt động học tập tại Trung tâm Học viên học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được tổ chức theo lớp học. - Theo đó, mỗi lớp học có giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng, các lớp phó và các học viên. - Lớp trưởng và lớp phó do học viên trong lớp bầu chọn vào đầu mỗi năm học hoặc sau mỗi học kỳ. - Học viên được chủ động thảo luận, tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ và của lép học với sự hỗ trợ của giáo viên. Sĩ số học viên mỗi lớp học ở các cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông không quá 45 học viên. Hình thức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm bao gồm: (1) Vừa học vừa làm. (2) Học trực tuyến. (3) Tự học có hướng dẫn và các hình thức học khác theo nhu cầu của người học. Hình thức vừa học vừa làm, học trực tuyến, tự học có hướng dẫn được thực hiện theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Xem thêm Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT có hiệu từ ngày 22/02/2023.
Học viên theo học chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng thực hiện đề án trong mấy tháng?
Căn cứ Điều 11 Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư 23/2021/TT-BGDĐT quy định về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định học phần tốt nghiệp chương trình định hướng ứng dụng như sau: 1. Học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ dưới hình thức đề án, đồ án hoặc dự án (sau đây gọi chung là đề án). Học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng. 2. Đề án được tổ chức đánh giá bằng hình thức bảo vệ trước hội đồng. Buổi bảo vệ được tổ chức công khai trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước. 3. Báo cáo đề án là một bản thuyết minh quá trình xây dựng, triển khai và kết quả triển khai đề án, đáp ứng các yêu cầu sau: a) Đề xuất và kiểm nghiệm được mô hình, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những thách thức trong thực tiễn; thể hiện năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ và giải quyết vấn đề của học viên; b) Phù hợp với các chuẩn mực về văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam; c) Tuân thủ quy định của cơ sở đào tạo về liêm chính học thuật và các quy định hiện hành của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 4. Mỗi học viên có một hoặc hai người hướng dẫn đề án, trong đó phải có một người là giảng viên cơ hữu của cơ sở đào tạo. Tại một thời điểm, một người hướng dẫn độc lập không quá 05 học viên (tính cả số học viên thực hiện luận văn của chương trình định hướng nghiên cứu); trường hợp đồng hướng dẫn 02 học viên được tính tương đương hướng dẫn độc lập 01 học viên. 5. Hội đồng đánh giá kết quả thực hiện đề án có ít nhất 03 thành viên, trong đó có chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Trường hợp hội đồng có hơn 03 thành viên, người hướng dẫn có thể tham gia hội đồng với tư cách là ủy viên, nhưng không được cho điểm đánh giá. Buổi bảo vệ chỉ tổ chức khi hội đồng đánh giá có mặt chủ tịch, thư ký và ủy viên phản biện. Hình thức bảo vệ trực tuyến có thể được thực hiện khi có sự đồng thuận của các thành viên hội đồng và học viên; toàn bộ diễn biến của buổi bảo vệ trực tuyến được ghi hình, ghi âm và lưu trữ tại cơ sở đào tạo. 6. Trong trường hợp đề án không đạt yêu cầu, học viên được chỉnh sửa, bổ sung đề án để được đánh giá lần thứ hai trong thời hạn 45 ngày tính từ ngày họp hội đồng đánh giá lần thứ nhất; không tổ chức đánh giá đề án lần thứ ba. 7. Sau khi bảo vệ thành công, toàn văn báo cáo đề án (đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của hội đồng nếu có) phải được nộp và lưu trữ tại thư viện của cơ sở đào tạo; được công bố trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo trong thời gian ít nhất 30 ngày, trừ những đề tài thuộc các lĩnh vực cần bảo mật thực hiện theo quy định của Nhà nước. 8. Quy chế của cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 10 của Quy chế này và quy định tại Điều này để quy định chi tiết về hướng dẫn, đánh giá và thẩm định đề án. Theo đó, học viên theo học chương trình định hướng ứng dụng phải thực hiện một học phần tốt nghiệp từ 6 đến 9 tín chỉ, học viên thực hiện đề án trong thời gian ít nhất 03 tháng.