Nếu xảy ra lây nhiễm chéo tại Hải Dương, người quản lý khu cách ly cũng có thể bị truy cứu hình sự!
Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự người làm lây nhiễm chéo tại Hải Dương? Hiện nay, ở Hải Dương đã có đến 13.000 người đang bị cách ly, trong đó có BN mang bệnh nền và phụ nữ có thai. Tại hai cơ sở cách ly, có đến 80 trường hợp F1 trở thành F0. Nhiều người cho rằng những bất cập trong khâu quản lý đã dẫn đến hậu quả này, nếu để xảy ra lây nhiễm chéo dịch bệnh, ai sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Theo ghi nhận, sự bất cập trong công tác quản lý đến từ cả người bệnh lẫn người đứng đầu. Đoàn khảo sát cho biết có nhiều vấn đề: bố trí sắp xếp khu cách ly chưa ổn khi người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người có bệnh nền, phụ nữ có thai thay vì phải cách ly riêng nhưng ở đây vẫn cách ly chung. Thậm chí, nhà vệ sinh còn được sử dung chung cho 60 người! Một bất cập lớn nữa là mỗi phòng cách ly tiêu chuẩn chỉ nên có 5 người/phòng, tuy nhiên tại đây con số thực tế lên đến 10-15 người. Đáng quan ngại hơn nữa là những trường hợp cố tình không tuân thủ nội quy khu cách ly, vẫn tự tiện đi sang các phòng khác và tụ tập đông người ngay trong khu cách ly. Chỉ thị 11/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn sau Tết Tân Sửu nêu rõ Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức cách ly tập trung. Ngoài ra nếu phát hiện và có chứng cứ rõ ràng trường hợp xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm trên diện rộng đến từ một cá nhân đang mang trong mình dịch bệnh, người này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự giống như nam tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines hồi tháng 11. >>> Nam tiếp viên hàng không - BN1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào? >>> Khởi tố vụ án tiếp viên hàng không “làm lây lan nCoV” Xử lý ra sao Các hình thức xử phạt hành chính liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh đã được nhắc đến nhiều trên DanLuat (XEM TẠI ĐÂY), ở bài viết này, chúng ta sẽ xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người làm lây lan dịch bệnh. Đối với bệnh nhân làm lây lan dịch bệnh, tương tự như trường hợp của Bệnh nhân 1342, áp dụng Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 của TAND tối cao và Điều 240 Bộ luật hình sự 2015, người làm lây lan dịch bệnh Không tuân thủ quy định về cách ly có thể phải chịu mức án cao nhất lên đến 12 năm tù nếu hành vi vi phạm Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Làm chết 02 người trở lên. Đối với người có trách nhiệm quản lý khu cách ly, có quy định xử lý riêng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: "1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng." Điều này có nghĩa, trừ một số trường hợp đặc biệt đã được quy định vào các tội khác, người thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khu cách ly sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu để xảy ra trường hợp có người chết do dịch bệnh, hoặc Nhà nước (hay bất kể chủ thể nào) phải bị thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên sau khi dịch bệnh bùng phát! Khung cao nhất của tội này là 12 năm tù. Trên đây là những phân tích cụ thể về trách nhiệm hình sự của những chủ thể liên quan nếu để xảy ra lây nhiễm chéo, bùng dịch tại Hải Dương. Mời các bạn đóng góp ý kiến!
Bắc Ninh yêu cầu chủ doanh nghiệp trên địa bàn không sử dụng lao động Hải Dương
Công văn 99/UBND-KGVX Ngày 17/2/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn 99/UBND-KGVX về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: 1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 98/UBND-KGVX ngày 16/02/2021, cụ thể như sau: - Đối với những người đã đến, đi từ Hải Dương về Bắc Ninh từ 00 giờ ngày 16/02/2021 trở về trước: + Người đã đủ 14 ngày thì phải khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đến khi đủ 21 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. + Người chưa đủ 14 ngày thì phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm PCR, theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đến khi đủ 14 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Đối với những người đã đến, đi từ Hải Dương về Bắc Ninh từ 00 giờ ngày 16/02/2021 đến nay: + Nếu là công dân Hải Dương thì phải khai báo y tế, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và đưa trở lại tỉnh Hải Dương. + Nếu là công dân Bắc Ninh thì phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm PCR, tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đủ 14 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Đối với những người từ vùng dịch (theo Thông báo và cập nhật của Bộ Y tế) về Bắc Ninh phải thực hiện khai báo y tế, được lấy mẫu xét nghiệm PCR và cách ly theo quy định. 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR theo đúng quy định. 3. Trong thời gian tỉnh Hải Dương cách ly xã hội (Từ ngày 16/02/2021 đến ngày 02/3/2021): - Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ người từ Hải Dương về Bắc Ninh và ngược lại. Yêu cầu các chủ doanh nghiệp trên địa bàn có cam kết về việc không sử dụng lao động của tỉnh Hải Dương. - Giao Công an tỉnh lập kế hoạch rà soát đồng bộ những người từ các địa phương khác mới đến lưu trú tại tất cả các cơ sở lưu trú, nhà cho thuê, nhà trọ trên địa bàn tỉnh; tăng cường lực lượng cho các xã giáp ranh với tỉnh Hải Dương. Lập biên bản xử phạt nghiêm các công dân tỉnh Hải Dương cố tình không thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh di chuyển sang địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đưa các công dân là người Hải Dương vào tỉnh Bắc Ninh sau 10 giờ ngày 16/02/2021 trở lại tỉnh Hải Dương. Xem chi tiết tại:
Các lĩnh vực kinh doanh không bị ngưng hoạt động ở Hải Dương Ngày 17/2/2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn 521/UBND-VP về việc công bố danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 00h ngày 16/02/2021. Danh mục bao gồm: 1. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được mở cửa hoạt động và bán hàng trực tiếp cho khách hàng: 1.1. Lĩnh vực kinh doanh Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ trong siêu thị); 1.2. Lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm trong các Chợ dân sinh; 1.3. Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, 1.4. Lĩnh vực kinh doanh nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; 15. Lĩnh vực kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; 1.6. Lĩnh vực kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, 1.7. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); 1.8. Lĩnh vực kinh doanh giấy vệ sinh; tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi; 1.9. Lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm.v.v.) phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi: 2.1. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm: xi măng, sắt thép, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh.vv.) phục vụ các công trình xây dựng; 2.2. Lĩnh vực kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; 2.3. Lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 3. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: 3.1. Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; 3.2. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống 3.3. Các loại hình dịch vụ như: cơ sở giáo dục; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ dịch vụ ăn uống giải khát không phục vụ khách lưu trú; vui chơi giải trí; massage, games, thể thao, ca nhạc,...). Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
UBND Tỉnh Hải Dương: Tạm dừng hoạt động nhiều phương tiện, kể cả công tác đào tạo, đăng kiểm
Thông báo của UBND tỉnh Hải Dương về phòng, chống Covid-19 Ngày 28/1/2021, UBND Tỉnh Hải Dương ra Thông báo 21/TB-UBND về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong nội dung Thông báo, những hoạt động sau đây phải tạm ngưng từ 0h00 ngày 29/1/2021 cho đến khi có thông báo mới: - Hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, bao gồm cả phương tiện của các Tỉnh, Thành phố khác (trừ xe chở công nhân, xe taxi hoạt động nội tỉnh và phải thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19) Các phương tiện đang trên hành trình nhanh chóng giải tỏa hành khách và đưa xe về nơi đỗ xe, thực hiện vệ sinh khử khuẩn phương tiện, theo dõi sức khỏe lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. - Công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại các Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn Tỉnh. - Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ thành phố Chí Linh. - Hoạt động của các bến xe, trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 18. Ngoài ra, một số hoạt động cụ thể phải thực hiện giãn cách xã hội như sau: - Xe chở công nhân, không được chở quá 50% số ghế và không quá 20 người/xe; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K, trước và sau hành trình phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, trong khi di chuyển cần mở của kính để thông gió tự nhiên. - Các bến phà và bến khách ngang sông không được chở quá 50% số chỗ và không quá 20 người/chuyến; người lái, nhân viên phục vụ và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K. - Các Trung tâm đăng kiểm khác không được tụ tập quá 20 người và phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K. - Xe taxi không được đi vào địa bàn thành phố Chí Linh, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn; không được chở quá 50% số ghế; lái xe và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K; trước và sau hành trình phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, trong khi di chuyển cần mở cửa kính để thông gió tự nhiên. Xem chi tiết tại file đính kèm.
Kiều nữ cưỡng hiếp lái xe taxi ở Hải Dương là có thật
Tại Thông báo số 22/PC45 ngày 18/04/2014 của Công an tỉnh Hải Dương trả lời đơn bà Pham Ngoc Thi Thanh có đoạn viết: “Qua xem xét nội dung đơn và kết quả xác minh ban đầu xác định: Trong các bài báo “Hoang mang kiều nữ có sở thích…cưỡng hiếp lái xe taxi”, “Lết khỏi nhà kiều nữ, tài xế lẩy bẩy nhập viện” và “Diện kiến kiều nữ thích lạm dụng tài xế taxi trong phòng ngủ” do phóng viên Diệu Nam, Sa Hà viết đăng trên báo điện tử Người đưa tin các ngày: 26, 28 và 31 tháng 12 năm 2013 phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhân vật được gọi là “nữ dâm tặc”, “kẻ cuồng dâm” trong bài viết không bị nêu đích danh họ tên, địa chỉ cụ thể. Do đó không có cơ sở cho rằng phóng viên Sa Hà và Diệu Nam viết bài xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bất cứ cá nhân nào, vì vậy không có dấu hiệu của tội vu khống theo điều 122 Bộ luật Hình sự”. Điều đáng chú ý ở đây là Công an tỉnh Hải Dương đã khẳng định: “Vụ kiều nữ cưỡng hiếp tài xế taxi như báo đưa tin là phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương“. Vậy Kiều nữ đó là ai hay là cố ý gây cho bạn đọc hiểu nhầm là bà Pham Ngoc Thi Thanh??? Rất mong Công an tỉnh Hải Dương làm rõ!
Nếu xảy ra lây nhiễm chéo tại Hải Dương, người quản lý khu cách ly cũng có thể bị truy cứu hình sự!
Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự người làm lây nhiễm chéo tại Hải Dương? Hiện nay, ở Hải Dương đã có đến 13.000 người đang bị cách ly, trong đó có BN mang bệnh nền và phụ nữ có thai. Tại hai cơ sở cách ly, có đến 80 trường hợp F1 trở thành F0. Nhiều người cho rằng những bất cập trong khâu quản lý đã dẫn đến hậu quả này, nếu để xảy ra lây nhiễm chéo dịch bệnh, ai sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai? Theo ghi nhận, sự bất cập trong công tác quản lý đến từ cả người bệnh lẫn người đứng đầu. Đoàn khảo sát cho biết có nhiều vấn đề: bố trí sắp xếp khu cách ly chưa ổn khi người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người có bệnh nền, phụ nữ có thai thay vì phải cách ly riêng nhưng ở đây vẫn cách ly chung. Thậm chí, nhà vệ sinh còn được sử dung chung cho 60 người! Một bất cập lớn nữa là mỗi phòng cách ly tiêu chuẩn chỉ nên có 5 người/phòng, tuy nhiên tại đây con số thực tế lên đến 10-15 người. Đáng quan ngại hơn nữa là những trường hợp cố tình không tuân thủ nội quy khu cách ly, vẫn tự tiện đi sang các phòng khác và tụ tập đông người ngay trong khu cách ly. Chỉ thị 11/CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn sau Tết Tân Sửu nêu rõ Bí thư, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức cách ly tập trung. Ngoài ra nếu phát hiện và có chứng cứ rõ ràng trường hợp xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm trên diện rộng đến từ một cá nhân đang mang trong mình dịch bệnh, người này hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự giống như nam tiếp viên hàng không của hãng Vietnam Airlines hồi tháng 11. >>> Nam tiếp viên hàng không - BN1342 có thể bị xử lý hình sự như thế nào? >>> Khởi tố vụ án tiếp viên hàng không “làm lây lan nCoV” Xử lý ra sao Các hình thức xử phạt hành chính liên quan đến công tác phòng, chống dịch bệnh đã được nhắc đến nhiều trên DanLuat (XEM TẠI ĐÂY), ở bài viết này, chúng ta sẽ xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự với người làm lây lan dịch bệnh. Đối với bệnh nhân làm lây lan dịch bệnh, tương tự như trường hợp của Bệnh nhân 1342, áp dụng Công văn 45/TANDTC-PC năm 2020 của TAND tối cao và Điều 240 Bộ luật hình sự 2015, người làm lây lan dịch bệnh Không tuân thủ quy định về cách ly có thể phải chịu mức án cao nhất lên đến 12 năm tù nếu hành vi vi phạm Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc Làm chết 02 người trở lên. Đối với người có trách nhiệm quản lý khu cách ly, có quy định xử lý riêng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng tại Điều 360 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau: "1. Người nào có chức vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm: a) Làm chết người; b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng." Điều này có nghĩa, trừ một số trường hợp đặc biệt đã được quy định vào các tội khác, người thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khu cách ly sẽ bị truy cứu trách nhiệm nếu để xảy ra trường hợp có người chết do dịch bệnh, hoặc Nhà nước (hay bất kể chủ thể nào) phải bị thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đồng trở lên sau khi dịch bệnh bùng phát! Khung cao nhất của tội này là 12 năm tù. Trên đây là những phân tích cụ thể về trách nhiệm hình sự của những chủ thể liên quan nếu để xảy ra lây nhiễm chéo, bùng dịch tại Hải Dương. Mời các bạn đóng góp ý kiến!
Bắc Ninh yêu cầu chủ doanh nghiệp trên địa bàn không sử dụng lao động Hải Dương
Công văn 99/UBND-KGVX Ngày 17/2/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Công văn 99/UBND-KGVX về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: 1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn 98/UBND-KGVX ngày 16/02/2021, cụ thể như sau: - Đối với những người đã đến, đi từ Hải Dương về Bắc Ninh từ 00 giờ ngày 16/02/2021 trở về trước: + Người đã đủ 14 ngày thì phải khai báo y tế, tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đến khi đủ 21 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. + Người chưa đủ 14 ngày thì phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm PCR, theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đến khi đủ 14 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Đối với những người đã đến, đi từ Hải Dương về Bắc Ninh từ 00 giờ ngày 16/02/2021 đến nay: + Nếu là công dân Hải Dương thì phải khai báo y tế, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế và đưa trở lại tỉnh Hải Dương. + Nếu là công dân Bắc Ninh thì phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm PCR, tự theo dõi sức khỏe và cách ly tại nhà đủ 14 ngày; nếu có các triệu chứng bất thường như sốt, ho, khó thở,... phải liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Đối với những người từ vùng dịch (theo Thông báo và cập nhật của Bộ Y tế) về Bắc Ninh phải thực hiện khai báo y tế, được lấy mẫu xét nghiệm PCR và cách ly theo quy định. 2. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm PCR theo đúng quy định. 3. Trong thời gian tỉnh Hải Dương cách ly xã hội (Từ ngày 16/02/2021 đến ngày 02/3/2021): - Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tăng cường giám sát chặt chẽ người từ Hải Dương về Bắc Ninh và ngược lại. Yêu cầu các chủ doanh nghiệp trên địa bàn có cam kết về việc không sử dụng lao động của tỉnh Hải Dương. - Giao Công an tỉnh lập kế hoạch rà soát đồng bộ những người từ các địa phương khác mới đến lưu trú tại tất cả các cơ sở lưu trú, nhà cho thuê, nhà trọ trên địa bàn tỉnh; tăng cường lực lượng cho các xã giáp ranh với tỉnh Hải Dương. Lập biên bản xử phạt nghiêm các công dân tỉnh Hải Dương cố tình không thực hiện cách ly xã hội toàn tỉnh di chuyển sang địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện đưa các công dân là người Hải Dương vào tỉnh Bắc Ninh sau 10 giờ ngày 16/02/2021 trở lại tỉnh Hải Dương. Xem chi tiết tại:
Các lĩnh vực kinh doanh không bị ngưng hoạt động ở Hải Dương Ngày 17/2/2021, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn 521/UBND-VP về việc công bố danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh này kể từ 00h ngày 16/02/2021. Danh mục bao gồm: 1. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được mở cửa hoạt động và bán hàng trực tiếp cho khách hàng: 1.1. Lĩnh vực kinh doanh Siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ trong siêu thị); 1.2. Lĩnh vực kinh doanh lương thực, thực phẩm trong các Chợ dân sinh; 1.3. Kinh doanh Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư, 1.4. Lĩnh vực kinh doanh nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; 15. Lĩnh vực kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; 1.6. Lĩnh vực kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, 1.7. Lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); 1.8. Lĩnh vực kinh doanh giấy vệ sinh; tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi; 1.9. Lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vắc-xin phòng bệnh gia súc, gia cầm.v.v.) phục vụ sản xuất nông nghiệp. 2. Các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động nhưng không được mở cửa hàng mà chỉ bán hàng thông qua giao hàng trực tiếp cho khách hàng tại công trường, trang trại, nơi sản xuất, chăn nuôi: 2.1. Lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng (gồm: xi măng, sắt thép, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh.vv.) phục vụ các công trình xây dựng; 2.2. Lĩnh vực kinh doanh vật tư, trang thiết bị ngành điện, thiết bị ngành nước, đồ kim khí phục vụ cho các công trình xây dựng; 2.3. Lĩnh vực kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 3. Các loại hình dịch vụ khác được phép hoạt động như: 3.1. Dịch vụ vận tải chuyên chở hàng hóa, hàng vật tư, nguyên liệu, sản phẩm cung ứng cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Các loại hình dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu, hàng hóa cho xuất khẩu; 3.2. Dịch vụ cung cấp điện, nước cho sản xuất và đời sống 3.3. Các loại hình dịch vụ như: cơ sở giáo dục; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh; tang lễ; dịch vụ thu gom xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; dịch vụ khách sạn lưu trú (trừ dịch vụ ăn uống giải khát không phục vụ khách lưu trú; vui chơi giải trí; massage, games, thể thao, ca nhạc,...). Xem chi tiết công văn tại file đính kèm.
UBND Tỉnh Hải Dương: Tạm dừng hoạt động nhiều phương tiện, kể cả công tác đào tạo, đăng kiểm
Thông báo của UBND tỉnh Hải Dương về phòng, chống Covid-19 Ngày 28/1/2021, UBND Tỉnh Hải Dương ra Thông báo 21/TB-UBND về việc áp dụng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Trong nội dung Thông báo, những hoạt động sau đây phải tạm ngưng từ 0h00 ngày 29/1/2021 cho đến khi có thông báo mới: - Hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, bao gồm cả phương tiện của các Tỉnh, Thành phố khác (trừ xe chở công nhân, xe taxi hoạt động nội tỉnh và phải thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19) Các phương tiện đang trên hành trình nhanh chóng giải tỏa hành khách và đưa xe về nơi đỗ xe, thực hiện vệ sinh khử khuẩn phương tiện, theo dõi sức khỏe lái xe và nhân viên phục vụ trên xe. - Công tác đào tạo, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tại các Trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn Tỉnh. - Công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ tại Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ thành phố Chí Linh. - Hoạt động của các bến xe, trạm dừng nghỉ trên Quốc lộ 18. Ngoài ra, một số hoạt động cụ thể phải thực hiện giãn cách xã hội như sau: - Xe chở công nhân, không được chở quá 50% số ghế và không quá 20 người/xe; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K, trước và sau hành trình phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, trong khi di chuyển cần mở của kính để thông gió tự nhiên. - Các bến phà và bến khách ngang sông không được chở quá 50% số chỗ và không quá 20 người/chuyến; người lái, nhân viên phục vụ và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K. - Các Trung tâm đăng kiểm khác không được tụ tập quá 20 người và phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K. - Xe taxi không được đi vào địa bàn thành phố Chí Linh, huyện Nam Sách, thị xã Kinh Môn; không được chở quá 50% số ghế; lái xe và hành khách phải thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế 5K; trước và sau hành trình phải vệ sinh khử khuẩn phương tiện, trong khi di chuyển cần mở cửa kính để thông gió tự nhiên. Xem chi tiết tại file đính kèm.
Kiều nữ cưỡng hiếp lái xe taxi ở Hải Dương là có thật
Tại Thông báo số 22/PC45 ngày 18/04/2014 của Công an tỉnh Hải Dương trả lời đơn bà Pham Ngoc Thi Thanh có đoạn viết: “Qua xem xét nội dung đơn và kết quả xác minh ban đầu xác định: Trong các bài báo “Hoang mang kiều nữ có sở thích…cưỡng hiếp lái xe taxi”, “Lết khỏi nhà kiều nữ, tài xế lẩy bẩy nhập viện” và “Diện kiến kiều nữ thích lạm dụng tài xế taxi trong phòng ngủ” do phóng viên Diệu Nam, Sa Hà viết đăng trên báo điện tử Người đưa tin các ngày: 26, 28 và 31 tháng 12 năm 2013 phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nhân vật được gọi là “nữ dâm tặc”, “kẻ cuồng dâm” trong bài viết không bị nêu đích danh họ tên, địa chỉ cụ thể. Do đó không có cơ sở cho rằng phóng viên Sa Hà và Diệu Nam viết bài xâm phạm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bất cứ cá nhân nào, vì vậy không có dấu hiệu của tội vu khống theo điều 122 Bộ luật Hình sự”. Điều đáng chú ý ở đây là Công an tỉnh Hải Dương đã khẳng định: “Vụ kiều nữ cưỡng hiếp tài xế taxi như báo đưa tin là phản ánh về một hiện tượng, vụ việc xảy ra trên địa bàn tỉnh Hải Dương“. Vậy Kiều nữ đó là ai hay là cố ý gây cho bạn đọc hiểu nhầm là bà Pham Ngoc Thi Thanh??? Rất mong Công an tỉnh Hải Dương làm rõ!