Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 15 hạng GPLX mới từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua có nhiều quy định mới về giao thông đường bộ. Trong đó, nổi bật là quy định bỏ và thêm các hạng Giấy phép lái xe so với hiện hành. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 15 hạng GPLX mới từ 01/01/2025 Theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã quy định có 15 hạng Giấy phép lái xe như sau: (1) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW; (2) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; (3) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; (4) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; (5) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có kéo theo rơ mooc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B; (6) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1; (7) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C; (8) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 16 chỗ đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1; (9) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2; (10) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (11) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (12) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; (13) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (14) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (15) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa. Như vậy, so với quy định hiện tại đang có hiệu lực tại Luật giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã lên thành 15 hạng, bỏ các hạng A2, A3, A4, B2, E, FB2, FD, FE, FC và thêm vào hạng A, C1, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E. Xem thêm: Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1, A2, A3, A4 cấp cho người điều khiển xe nào? Từ 01/01/2025 không còn phân hạng GPLX cũ thì có phải thi lại không? Bao nhiêu tuổi được thi cấp GPLX? Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định như sau: - Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: + Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy; + Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; + Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; + Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; + Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE; + Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm phù hợp với tuổi lao động được quy định trong Bộ luật Lao động. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025 thì độ tuổi lái xe sẽ được thực hiện theo quy định trên. Đặc biệt, độ tuổi hành nghề của lái xe ô tô chở khách trên 29 chỗ tối đa đối với nam là 57 tuổi, nữ là 55 tuổi. So với quy định hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, độ tuổi tối đa của nữ tăng 5 tuổi và của nam tăng 2 tuổi. Nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ là gì? Theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm giao thông đường bộ được thông suốt, trật tự, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức. - Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. - Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân. - Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ cần chú ý thực hiện đúng nguyên tắc theo quy định pháp luật. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1, A2, A3, A4 cấp cho người điều khiển xe nào?
Theo quy định hiện nay có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? Loại xe theo từng hạng GPLX được cấp là những loại xe nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1,A2,A3,A4 cấp cho người điều khiển xe nào? Theo quy định hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, GPLX bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC. Quy định này được cụ thể tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. - Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. - Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Ô tô dùng cho người khuyết tật. + Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. - Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. - Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. - Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. - Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. - Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: + Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; + Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; + Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; + Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. - Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô chở người thực hiện theo quy định hạng D, hạng E. Trường hợp xe thiết kế, cải tạo theo quy định của pháp luật về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có số chỗ ít hơn xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương thì hạng giấy phép lái xe được tính theo xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương. Như vậy, theo quy định hiện hành có 13 hạng GPLX. Trong đó hạng A1 cấp cho xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Hạng A2 cấp cho xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A3 cấp cho xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Hạng A4 cấp cho các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. Giấy phép lái xe có thời hạn trong bao lâu? Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. - Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. - Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Như vậy, tùy theo hạng GPLX mà sẽ có thời hạn từ 5 năm, 10 năm và vô thời hạn. Đồng thời khi được cấp GPLX thì thời hạn của giấy phép sẽ được ghi trên đó.
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 15 hạng GPLX mới từ 01/01/2025
Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được thông qua có nhiều quy định mới về giao thông đường bộ. Trong đó, nổi bật là quy định bỏ và thêm các hạng Giấy phép lái xe so với hiện hành. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: 15 hạng GPLX mới từ 01/01/2025 Theo khoản 1 Điều 57 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã quy định có 15 hạng Giấy phép lái xe như sau: (1) Hạng A1 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh đến 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện đến 11 kW; (2) Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh trên 125 cm3 hoặc có công suất động cơ điện trên 11 kW và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; (3) Hạng B1 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1; (4) Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 8 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; (5) Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 3.500kg đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có kéo theo rơ mooc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B; (6) Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1; (7) Hạng D1 cấp cho người lái xe ô tô chở người trên 08 chỗ đến 16 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C; (8) Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 16 chỗ đến 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1; (9) Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe); xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo theo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế đến 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D1, D2; (10) Hạng BE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (11) Hạng C1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (12) Hạng CE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; (13) Hạng D1E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D1 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (14) Hạng D2E cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; (15) Hạng DE cấp cho người lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D kéo rơ moóc có khối lượng toàn bộ theo thiết kế trên 750 kg; xe ô tô chở khách nối toa. Như vậy, so với quy định hiện tại đang có hiệu lực tại Luật giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC. Đến Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã lên thành 15 hạng, bỏ các hạng A2, A3, A4, B2, E, FB2, FD, FE, FC và thêm vào hạng A, C1, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E. Xem thêm: Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1, A2, A3, A4 cấp cho người điều khiển xe nào? Từ 01/01/2025 không còn phân hạng GPLX cũ thì có phải thi lại không? Bao nhiêu tuổi được thi cấp GPLX? Theo Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định như sau: - Độ tuổi của người lái xe quy định như sau: + Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy; + Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; + Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE; + Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE; + Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE; + Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm phù hợp với tuổi lao động được quy định trong Bộ luật Lao động. - Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng. - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Như vậy, kể từ ngày 01/01/2025 thì độ tuổi lái xe sẽ được thực hiện theo quy định trên. Đặc biệt, độ tuổi hành nghề của lái xe ô tô chở khách trên 29 chỗ tối đa đối với nam là 57 tuổi, nữ là 55 tuổi. So với quy định hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, độ tuổi tối đa của nữ tăng 5 tuổi và của nam tăng 2 tuổi. Nguyên tắc tham gia giao thông đường bộ là gì? Theo Điều 4 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau: - Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. - Bảo đảm giao thông đường bộ được thông suốt, trật tự, an toàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức. - Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. - Người tham gia giao thông phải chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác. - Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. - Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân. - Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Như vậy, khi tham gia giao thông đường bộ cần chú ý thực hiện đúng nguyên tắc theo quy định pháp luật. Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 01/01/2025
Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1, A2, A3, A4 cấp cho người điều khiển xe nào?
Theo quy định hiện nay có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? Loại xe theo từng hạng GPLX được cấp là những loại xe nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc trên. Có tất cả bao nhiêu hạng GPLX? GPLX hạng A1,A2,A3,A4 cấp cho người điều khiển xe nào? Theo quy định hiện hành tại Luật Giao thông đường bộ 2008, GPLX bao gồm 13 hạng: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FD, FE, FC. Quy định này được cụ thể tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi Khoản 11 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/06/2024 quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau: - Hạng A1 cấp cho: + Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3; + Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. - Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. - Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. - Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. - Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Ô tô dùng cho người khuyết tật. + Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. - Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1. - Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2. - Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C. - Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây: + Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; + Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D. - Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg. - Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau: + Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2; + Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2; + Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; + Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. - Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô chở người thực hiện theo quy định hạng D, hạng E. Trường hợp xe thiết kế, cải tạo theo quy định của pháp luật về cải tạo phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có số chỗ ít hơn xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương thì hạng giấy phép lái xe được tính theo xe cùng kiểu loại, kích thước giới hạn tương đương. Như vậy, theo quy định hiện hành có 13 hạng GPLX. Trong đó hạng A1 cấp cho xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3, xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật. Hạng A2 cấp cho xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1. Hạng A3 cấp cho xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự. Hạng A4 cấp cho các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg. Giấy phép lái xe có thời hạn trong bao lâu? Thời hạn của giấy phép lái xe được quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau: - Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn. - Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp. - Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. - Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe. Như vậy, tùy theo hạng GPLX mà sẽ có thời hạn từ 5 năm, 10 năm và vô thời hạn. Đồng thời khi được cấp GPLX thì thời hạn của giấy phép sẽ được ghi trên đó.