Hạn sử dụng của rau, củ, quả là bao lâu?
Hạn sử dụng của rau, củ, quả được xác định dựa trên các yếu tố như điều kiện bảo quản, loại rau củ quả và các phương pháp xử lý sau thu hoạch. Việc quy định hạn sử dụng rau, củ, quả giúp người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm an toàn và tránh các rủi ro về sức khỏe. Trong cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm. Rau, củ, quả là những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Đặc biệt, rau, củ, quả tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng nên việc hiểu rõ hạn sử dụng và các quy định liên quan là rất cần thiết. (1) Hạn sử dụng của thực phẩm Thời hạn sử dụng thực phẩm được giải thích tại khoản 19 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau: Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hạn sử dụng thường được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm, bao gồm ngày sản xuất và ngày hết hạn. Theo Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. Và tại Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngày sản xuất, hạn sử dụng, cụ thể: - Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. - Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. - Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. - Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 14 thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng. Như vậy, hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. (2) Hạn sử dụng của rau, củ, quả là bao lâu? Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất theo khoản 19 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 Như vậy, ta có thể hiểu hạn sử dụng của rau, củ, quả là khoảng thời gian mà sản phẩm này giữ được chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng khi được bảo quản trong điều kiện nhất định. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể từng loại rau, củ, quả có thời hạn sử dụng là bao lâu mà tùy thuộc vào từng loại thực phẩm và theo nhãn sản phẩm được hướng dẫn của nhà sản xuất. Yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng - Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và sự lưu thông không khí. - Loại rau củ quả: Mỗi loại có thời gian bảo quản khác nhau, ví dụ rau lá có hạn sử dụng ngắn hơn củ quả. - Phương pháp xử lý sau thu hoạch: Các biện pháp như làm lạnh, sấy khô, đóng gói kín khí có thể kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, rau, củ, quả tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng. Mỗi loại rau, củ, quả sẽ có thời gian hạn sử dụng khác nhau, được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hạn sử dụng của các loại rau, củ, quả thường gặp (Chỉ mang tính chất tham khảo) Các loại rau củ Bảo quản trong tủ lạnh Bảo quản ở nhiệt độ phòng Rau lá xanh (rau muống, rau cải) 2-5 ngày ở nhiệt độ 4-8°C. 1-2 ngày. Củ quả (cà rốt, khoai tây) 1-3 tháng. 1-2 tuần. Trái cây (táo, cam) 3-4 tuần. 1-2 tuần. Rau thơm (húng quế, rau mùi) 3-7 ngày 1-2 ngày Cà chua 2 tuần 1 tuần Các loại dưa 5 ngày 3 ngày Tóm lại, hạn sử dụng của rau, củ, quả là khoảng thời gian mà các thực phẩm này giữ được chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi được bảo quản trong điều kiện nhất định. Mỗi loại rau, củ, quả sẽ có thời gian hạn sử dụng khác nhau tùy theo thông tin được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Người nước ngoài có hộ chiếu còn hạn sử dụng 06 tháng thì nhập cảnh được không?
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau: 1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng; b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 cũng quy định về các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau: 1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. 4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. 8. Vì lý do thiên tai. 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, theo quy định hiện hành thì hộ chiếu nhập cảnh có thời hạn ít nhất 06 tháng thì vẫn có thể nhập cảnh tùy nhiên ngoài việc có hộ chiếu 06 tháng bạn cũng cần phải đáp ứng các điều kiện còn lại được quy định phía trên để có thể nhập cảnh.
Hạn sử dụng của máy móc điện tử là 10 năm?
Hiện tại pháp luật không quy định mặt hàng nào thì có thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm, vấn đề này hoàn toàn do nhà sản xuất quyết định. Chỉ có quy định khi nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ vào Việt Nam thì niên hạn không được quá 10 năm (tức là đã sử dụng không quá 10 năm). Căn cứ tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành: "Điều 6. Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau: 1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này."
Hạn sử dụng của rau, củ, quả là bao lâu?
Hạn sử dụng của rau, củ, quả được xác định dựa trên các yếu tố như điều kiện bảo quản, loại rau củ quả và các phương pháp xử lý sau thu hoạch. Việc quy định hạn sử dụng rau, củ, quả giúp người tiêu dùng có thể sử dụng thực phẩm an toàn và tránh các rủi ro về sức khỏe. Trong cuộc sống hiện đại, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến vấn đề an toàn thực phẩm. Rau, củ, quả là những thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn hàng ngày của chúng ta. Đặc biệt, rau, củ, quả tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng nên việc hiểu rõ hạn sử dụng và các quy định liên quan là rất cần thiết. (1) Hạn sử dụng của thực phẩm Thời hạn sử dụng thực phẩm được giải thích tại khoản 19 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau: Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hạn sử dụng thường được ghi rõ trên nhãn mác sản phẩm, bao gồm ngày sản xuất và ngày hết hạn. Theo Điều 44 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. Và tại Điều 14 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ngày sản xuất, hạn sử dụng, cụ thể: - Ngày sản xuất, hạn sử dụng hàng hóa được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp ghi theo thứ tự khác thì phải có chú thích thứ tự đó bằng tiếng Việt. - Mỗi số chỉ ngày, chỉ tháng, chỉ năm ghi bằng hai chữ số, được phép ghi số chỉ năm bằng bốn chữ số. Số chỉ ngày, tháng, năm của một mốc thời gian phải ghi cùng một dòng. - Trường hợp quy định ghi tháng sản xuất thì ghi theo thứ tự tháng, năm của năm dương lịch. - Trường hợp quy định ghi năm sản xuất thì ghi bốn chữ số chỉ năm của năm dương lịch. “ngày sản xuất”, “hạn sử dụng” hoặc “hạn dùng” ghi trên nhãn được ghi đầy đủ hoặc ghi tắt bằng chữ in hoa là: “NSX”, “HSD” hoặc “HD”. Trường hợp hàng hóa bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 14 thì hạn sử dụng được phép ghi là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất và ngược lại nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì ngày sản xuất được phép ghi là khoảng thời gian trước hạn sử dụng. Như vậy, hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”. (2) Hạn sử dụng của rau, củ, quả là bao lâu? Thời hạn sử dụng thực phẩm là thời hạn mà thực phẩm vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất theo khoản 19 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 Như vậy, ta có thể hiểu hạn sử dụng của rau, củ, quả là khoảng thời gian mà sản phẩm này giữ được chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng khi được bảo quản trong điều kiện nhất định. Pháp luật hiện nay không quy định cụ thể từng loại rau, củ, quả có thời hạn sử dụng là bao lâu mà tùy thuộc vào từng loại thực phẩm và theo nhãn sản phẩm được hướng dẫn của nhà sản xuất. Yếu tố ảnh hưởng đến hạn sử dụng - Điều kiện bảo quản: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và sự lưu thông không khí. - Loại rau củ quả: Mỗi loại có thời gian bảo quản khác nhau, ví dụ rau lá có hạn sử dụng ngắn hơn củ quả. - Phương pháp xử lý sau thu hoạch: Các biện pháp như làm lạnh, sấy khô, đóng gói kín khí có thể kéo dài thời gian bảo quản. Đặc biệt, rau, củ, quả tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn và dễ hỏng. Mỗi loại rau, củ, quả sẽ có thời gian hạn sử dụng khác nhau, được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Hạn sử dụng của các loại rau, củ, quả thường gặp (Chỉ mang tính chất tham khảo) Các loại rau củ Bảo quản trong tủ lạnh Bảo quản ở nhiệt độ phòng Rau lá xanh (rau muống, rau cải) 2-5 ngày ở nhiệt độ 4-8°C. 1-2 ngày. Củ quả (cà rốt, khoai tây) 1-3 tháng. 1-2 tuần. Trái cây (táo, cam) 3-4 tuần. 1-2 tuần. Rau thơm (húng quế, rau mùi) 3-7 ngày 1-2 ngày Cà chua 2 tuần 1 tuần Các loại dưa 5 ngày 3 ngày Tóm lại, hạn sử dụng của rau, củ, quả là khoảng thời gian mà các thực phẩm này giữ được chất lượng và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng khi được bảo quản trong điều kiện nhất định. Mỗi loại rau, củ, quả sẽ có thời gian hạn sử dụng khác nhau tùy theo thông tin được ghi trên nhãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Người nước ngoài có hộ chiếu còn hạn sử dụng 06 tháng thì nhập cảnh được không?
Căn cứ Khoản 11 Điều 1 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 quy định về điều kiện nhập cảnh như sau: 1. Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng; b) Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của Luật này. 2. Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 cũng quy định về các trường hợp chưa cho nhập cảnh như sau: 1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này. 2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng. 3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú. 4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. 5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực. 6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực. 7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh. 8. Vì lý do thiên tai. 9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Như vậy, theo quy định hiện hành thì hộ chiếu nhập cảnh có thời hạn ít nhất 06 tháng thì vẫn có thể nhập cảnh tùy nhiên ngoài việc có hộ chiếu 06 tháng bạn cũng cần phải đáp ứng các điều kiện còn lại được quy định phía trên để có thể nhập cảnh.
Hạn sử dụng của máy móc điện tử là 10 năm?
Hiện tại pháp luật không quy định mặt hàng nào thì có thời hạn sử dụng là bao nhiêu năm, vấn đề này hoàn toàn do nhà sản xuất quyết định. Chỉ có quy định khi nhập khẩu máy móc, thiết bị cũ vào Việt Nam thì niên hạn không được quá 10 năm (tức là đã sử dụng không quá 10 năm). Căn cứ tại Quyết định 18/2019/QĐ-TTg quy định về nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành: "Điều 6. Tiêu chí nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng Máy móc, thiết bị đã qua sử dụng được phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau: 1. Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm. Đối với máy móc, thiết bị thuộc một số lĩnh vực cụ thể, tuổi thiết bị được quy định chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này."