Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì?
Để được hưởng chế độ bệnh binh thì phải được công nhận là bệnh binh. Vậy, điều kiện để công nhận bệnh binh là gì? Bệnh binh được hưởng những chế độ nào? Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì? Theo Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh như sau: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trong đó, Điều 46 Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn: Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm là thực hiện các nhiệm vụ sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai. Như vậy, hiện nay để được công nhận là bệnh binh thì phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn như trên. Ngoài ra, trước đây Điều 11 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định như sau: Quân nhân bị mất sức lao động từ 41% trở lên về sinh sống với gia đình (kể cả quân nhân hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Nghị định 500-NĐ-LB ngày 12/11/1985 của Liên bộ Quốc Phòng - Cứu tế xã hội - Tài chính và Nghị định 523-TTg ngày 06/01/1958 của Thủ tướng Chính phủ; theo điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành bằng Nghị định 161-CP ngày 30/10/1964 của Hội đồng Chính phủ) và bệnh binh (theo Quyết định 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ) nay gọi chung là bệnh binh và xếp theo 3 hạng: - Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động - Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động. - Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động. Tuy nhiên hiện nay Nghị định 236-HĐBT năm 1985 đã không còn phù hợp, vì vậy chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên đến 61% trước ngày 31/12/1994. Từ ngày 01/01/1994 chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên. Theo đó, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên được công nhận trước ngày 31/12/1994 đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi thì vẫn được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Bệnh binh được hưởng những chế độ nào? Theo Điều 27 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm: - Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau: + Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể; + Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình; + Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng. - Bảo hiểm y tế. - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm. - Chế độ ưu đãi khác bao gồm: + Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; + Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; + Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; + Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; + Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; + Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi được công nhận là bệnh binh thì sẽ được hưởng các chế độ như trên. Bệnh binh và nhân thân được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng bao nhiêu? Theo Phụ lục 1 Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với bệnh binh như sau: MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG STT Đối tượng Mức trợ cấp, phụ cấp Trợ cấp Phụ c 7 Bệnh binh và thân nhân 7.1 Bệnh binh: Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 50% 1.695.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% - 60% 2.112.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 70% 2.692.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% - 80% 3.103.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% - 90% 3.714.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% - 100% 4.137.000 Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên 815.000 Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 1.624.000 Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên 1.624.000 Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 2.086.000 7.2 Thân nhân của bệnh binh: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng 911.000 Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng 1.299.000 Như vậy, bệnh binh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng theo tỷ lệ thương tật, thân nhân của bệnh binh sẽ được hưởng từ 911 nghìn đến 1 triệu 299 nghìn. Ngoài ra, người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên và ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng từ 1 triệu 624 đến 2 triệu 086 nghìn đồng một tháng.
Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát
Hướng dẫn thực hiện các bước giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (1) Trình tự nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do thương tật tái phát Bước 1. Lập, nộp hồ sơ NLĐ lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả giải quyết (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trực tuyến 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Dịch vụ bưu chính 6 Ngày làm việc Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. (3) Thành phần hồ sơ Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng 1. Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 2. Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 3. Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp, vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 4. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 5. Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 6. Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 7. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Bản chính: 0 - Bản sao: 1 (4) Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội cấp huyện Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên, khi thương tật, bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định. - NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật. Trên đây là trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát.
Hưởng chế độ đối với vết thương tai nạn lao động tái phát
1. Điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát được hưởng quyền lợi gì? Theo quy định khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau; "Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này." Theo quy định trên, trường hợp nghỉ điều trị tai nạn lao động mà có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh, người lao động đang đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và điều kiện công việc đang làm mà người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 - 70 ngày/năm. 2. Mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ điều trị tai nạn lao động tái phát Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau để điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát, người lao động sẽ được thanh toán tiền chế độ theo quy định sau: "Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. ..... 4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày." Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Lưu ý: Trường hợp mới bắt đầu làm việc hoặc đã có thời gian đóng BHXH nhưng sau đó bị gián đoạn và phải nghỉ điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát ngay trong tháng đầu trở lại làm việc thì mức hưởng được căn cứ vào mức tiền lương đóng BHXH của tháng đầu đó. 3. Điều trị tai nạn lao động tái phát được thanh toán bảo hiểm y tế thế nào? Theo quy định khoản 2 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau; "Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ. 3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. 4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. 5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp." Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí. Mặc dù thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm y tế khác nhau nhưng theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014, những người bị tai nạn lao động đều được hưởng mức thanh toán BHYT như sau: - Trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến: + Khám, chữa bệnh tại tuyến xã: Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng/lần): Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8,94 triệu đồng): Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh với các trường hợp còn lại: Hưởng 80% chi phí. - Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến: + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú. + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: 80% chi phí điều trị nội trú. + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Chế độ đối với công chức vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn?
Kính gửi Luật sư! Xin Luật sư giải đáp dùm nội dung: Từ năm 2014 đơn vị Chi cục Thống kê huyện M’Drắk, trụ sở làm việc đóng trên địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk - Tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, toàn bộ công chức đơn vị được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định. Đến năm 2019, sau khi đủ 5 năm, công chức đơn vị chuyển sang hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định cho đến hết năm 2020. Đến tháng 01 năm 2021, Đơn vị được cấp có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập với Chi cục Thống kê huyện EaKar và đổi tên thành Chi cục Thống kê khu vực M’Drắk-EaKar, trụ sở chính được đặt tại Thị trấn EaKar - Huyện EaKar - Tỉnh Đắk Lắk không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy sáp nhập, nhưng do đặc thù Ngành Thống kê vẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đơn vị hành chính cấp huyện riêng biệt, do đó thủ trưởng đơn vị Chi cục khu vực ra quyết định phân công một số công chức làm việc tại trụ sở thuộc địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xin cho hỏi, Các công chức được thủ trưởng ra quyết định phân công làm việc tại trụ sở thuộc địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn này có được hưởng các chế độ phụ cấp (Gồm: (1).Phụ cấp công tác lâu năm đối với công chức đã hưởng hết phụ cấp thu hút đủ 5 năm; (2).Phụ cấp thu hút 70% và Trợ cấp lần đầu đối với công chức lần đầu nhận công tác) theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định hay không. Xin cảm ơn!
Thắc mắc về hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Xin chào luật sư! Tôi là công chức đang công tác tại UBND xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa. Theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận xã Sơn Bình thuộc xã khu vực III (với 3/4 thôn đặc biệt khó khăn). Và Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa xã Sơn Bình vào diện đầu tư Chương trình 135. Hiên nay UBND xã Sơn Bình đang nằm trên Thôn Liên Hòa, là thôn duy nhất không nằm trong danh sách thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582. Vậy xin hỏi Luật sư: Công chức, cán bộ tại UBND xã Sơn Bình có được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ hay không? Vì đến hiện nay, các xã khu vực III khác của huyện Khánh Sơn (Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc,...) đã được thực hiện hưởng chế độ theo NĐ 116, còn xã Sơn Bình vẫn chưa được thực hiện. Mong sự giải đáp từ Luật sư. Xin cảm ơn.
Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì?
Để được hưởng chế độ bệnh binh thì phải được công nhận là bệnh binh. Vậy, điều kiện để công nhận bệnh binh là gì? Bệnh binh được hưởng những chế độ nào? Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh binh là gì? Theo Điều 26 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh như sau: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” khi thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. Trong đó, Điều 46 Nghị định 131/2021/NĐ-CP hướng dẫn: Nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm là thực hiện các nhiệm vụ sau: chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu; thực hiện nhiệm vụ có tính chất nguy hiểm khi: đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; trực tiếp trấn áp, bắt giữ tội phạm; cứu hộ, cứu nạn; ứng cứu thảm họa thiên tai. Như vậy, hiện nay để được công nhận là bệnh binh thì phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn như trên. Ngoài ra, trước đây Điều 11 Nghị định 236-HĐBT năm 1985 quy định như sau: Quân nhân bị mất sức lao động từ 41% trở lên về sinh sống với gia đình (kể cả quân nhân hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động theo Nghị định 500-NĐ-LB ngày 12/11/1985 của Liên bộ Quốc Phòng - Cứu tế xã hội - Tài chính và Nghị định 523-TTg ngày 06/01/1958 của Thủ tướng Chính phủ; theo điều lệ tạm thời về chế độ đãi ngộ quân nhân ban hành bằng Nghị định 161-CP ngày 30/10/1964 của Hội đồng Chính phủ) và bệnh binh (theo Quyết định 78-CP ngày 13/4/1978 của Hội đồng Chính phủ) nay gọi chung là bệnh binh và xếp theo 3 hạng: - Hạng 1: mất từ 81% đến 100% sức lao động - Hạng 2: mất từ 61% đến 80% sức lao động. - Hạng 3: mất từ 41% đến 60% sức lao động. Tuy nhiên hiện nay Nghị định 236-HĐBT năm 1985 đã không còn phù hợp, vì vậy chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên đến 61% trước ngày 31/12/1994. Từ ngày 01/01/1994 chỉ công nhận bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên. Theo đó, bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên được công nhận trước ngày 31/12/1994 đã được công nhận và đang hưởng chế độ ưu đãi thì vẫn được tiếp tục hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Bệnh binh được hưởng những chế độ nào? Theo Điều 27 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 quy định chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm: - Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh như sau: + Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể; + Trợ cấp người phục vụ đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình; + Phụ cấp hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên; d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh đặc biệt nặng. Bệnh binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng. - Bảo hiểm y tế. - Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm. - Chế độ ưu đãi khác bao gồm: + Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; + Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở; + Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước; + Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng; + Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh; + Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi được công nhận là bệnh binh thì sẽ được hưởng các chế độ như trên. Bệnh binh và nhân thân được hưởng mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng bao nhiêu? Theo Phụ lục 1 Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng ban hành kèm theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP. Trong đó, quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với bệnh binh như sau: MỨC TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ƯU ĐÃI HẰNG THÁNG STT Đối tượng Mức trợ cấp, phụ cấp Trợ cấp Phụ c 7 Bệnh binh và thân nhân 7.1 Bệnh binh: Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 50% 1.695.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 51% - 60% 2.112.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% - 70% 2.692.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 71% - 80% 3.103.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% - 90% 3.714.000 Có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 91% - 100% 4.137.000 Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên 815.000 Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 1.624.000 Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên 1.624.000 Người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng 2.086.000 7.2 Thân nhân của bệnh binh: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng 911.000 Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng 1.299.000 Như vậy, bệnh binh sẽ được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng theo tỷ lệ thương tật, thân nhân của bệnh binh sẽ được hưởng từ 911 nghìn đến 1 triệu 299 nghìn. Ngoài ra, người phục vụ bệnh binh ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên và ở gia đình có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng sẽ được hưởng từ 1 triệu 624 đến 2 triệu 086 nghìn đồng một tháng.
Thủ tục, hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát
Hướng dẫn thực hiện các bước giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát. Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Theo khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. (1) Trình tự nộp hồ sơ hưởng chế độ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp do thương tật tái phát Bước 1. Lập, nộp hồ sơ NLĐ lập hồ sơ theo quy định tại mục Thành phần hồ sơ; nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú. Bước 2. Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định. Bước 3. Nhận kết quả giải quyết (2) Cách thức thực hiện Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả Trực tiếp 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan BHXH. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Trực tuyến 6 Ngày làm việc 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính công ích. 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. Dịch vụ bưu chính 6 Ngày làm việc Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định. 1. Nộp hồ sơ: NLĐ nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích; 2. Nhận kết quả giải quyết: NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau: - Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. - Tiền trợ cấp: + Trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân; + Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “Ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật. (3) Thành phần hồ sơ Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng 1. Bản chính Sổ BHXH (trong trường hợp bảo lưu thời gian đóng BHXH mà chưa có dữ liệu trong hệ thống hoặc chưa được cấp mã BHXH đối với trường hợp bị TNLĐ, BNN đã được GĐYK nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp) Bản chính: 1 - Bản sao: 0 2. Đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01/7/2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN: Biên bản điều tra TNLĐ hoặc kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động; Trường hợp bị TNGT được xác định là TNLĐ thì có thêm bản sao một trong các giấy tờ sau: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường hoặc Biên bản TNGT của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 3. Trường hợp đang hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN trước ngày 1/1/2007 đã được trang cấp PTTGSH nay đề nghị trang cấp tiếp: Hóa đơn, chứng từ mua các phương tiện được trang cấp, vé tàu xe đi lại để làm hoặc nhận phương tiện trang cấp (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 4. Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ lần trước gần nhất của Hội đồng GĐYK đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm KNLĐ để hưởng trợ cấp. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 5. Biên bản giám định lại mức suy giảm KNLĐ sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng GĐYK. Bản chính: 1 - Bản sao: 0 6. Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh và tương đương trở lên về việc trang cấp PTTGSH (nếu có). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 7. Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK). Bản chính: 1 - Bản sao: 0 Bao gồm: Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng Trường hợp không quy định rõ bản chính thì có thể nộp bản sao hợp lệ Bản chính: 0 - Bản sao: 1 (4) Cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội cấp huyện Bảo hiểm xã hội cấp Tỉnh (5) Yêu cầu, điều kiện thực hiện - NLĐ tham gia BHXH bắt buộc bị TNLĐ, BNN có mức suy giảm KNLĐ từ 5% trở lên, khi thương tật, bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định. - NLĐ bị TNLĐ mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp PTTGSH theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật. Trên đây là trình tự, thủ tục thực hiện giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do thương tật, bệnh tật tái phát.
Hưởng chế độ đối với vết thương tai nạn lao động tái phát
1. Điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát được hưởng quyền lợi gì? Theo quy định khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau; "Điều 3. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau: a) Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. b) Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. c) Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này." Theo quy định trên, trường hợp nghỉ điều trị tai nạn lao động mà có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh, người lao động đang đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau. Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tùy thuộc vào số năm đóng BHXH và điều kiện công việc đang làm mà người lao động sẽ được nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa 30 - 70 ngày/năm. 2. Mức hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ điều trị tai nạn lao động tái phát Căn cứ khoản 1, khoản 4 Điều 28 Luật BHXH năm 2014 và hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, trong thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau để điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát, người lao động sẽ được thanh toán tiền chế độ theo quy định sau: "Điều 28. Mức hưởng chế độ ốm đau 1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. ..... 4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày." Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau: Mức hưởng chế độ ốm đau = Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc x 75 (%) x Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau Lưu ý: Trường hợp mới bắt đầu làm việc hoặc đã có thời gian đóng BHXH nhưng sau đó bị gián đoạn và phải nghỉ điều trị vết thương tai nạn lao động tái phát ngay trong tháng đầu trở lại làm việc thì mức hưởng được căn cứ vào mức tiền lương đóng BHXH của tháng đầu đó. 3. Điều trị tai nạn lao động tái phát được thanh toán bảo hiểm y tế thế nào? Theo quy định khoản 2 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau; "Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng 1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng. 2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ. 3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành. 4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng. 5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp." Như vậy, người lao động đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng do bị tai nạn lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) miễn phí. Mặc dù thuộc các đối tượng đóng bảo hiểm y tế khác nhau nhưng theo Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014, những người bị tai nạn lao động đều được hưởng mức thanh toán BHYT như sau: - Trường hợp đi khám, chữa bệnh đúng tuyến: + Khám, chữa bệnh tại tuyến xã: Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh trong trường hợp chi phí cho một lần khám thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 223.500 đồng/lần): Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở (lớn hơn 8,94 triệu đồng): Hưởng 100% chi phí. + Khám, chữa bệnh với các trường hợp còn lại: Hưởng 80% chi phí. - Trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến: + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương: 32% chi phí điều trị nội trú. + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh: 80% chi phí điều trị nội trú. + Khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Chế độ đối với công chức vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn?
Kính gửi Luật sư! Xin Luật sư giải đáp dùm nội dung: Từ năm 2014 đơn vị Chi cục Thống kê huyện M’Drắk, trụ sở làm việc đóng trên địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk - Tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, toàn bộ công chức đơn vị được hưởng chế độ theo Nghị định 116/2010/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định. Đến năm 2019, sau khi đủ 5 năm, công chức đơn vị chuyển sang hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn áp dụng theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định cho đến hết năm 2020. Đến tháng 01 năm 2021, Đơn vị được cấp có thẩm quyền ra quyết định sáp nhập với Chi cục Thống kê huyện EaKar và đổi tên thành Chi cục Thống kê khu vực M’Drắk-EaKar, trụ sở chính được đặt tại Thị trấn EaKar - Huyện EaKar - Tỉnh Đắk Lắk không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tuy sáp nhập, nhưng do đặc thù Ngành Thống kê vẫn thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đơn vị hành chính cấp huyện riêng biệt, do đó thủ trưởng đơn vị Chi cục khu vực ra quyết định phân công một số công chức làm việc tại trụ sở thuộc địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Xin cho hỏi, Các công chức được thủ trưởng ra quyết định phân công làm việc tại trụ sở thuộc địa bàn Thôn Tân Lập - Xã Cư Mta - Huyện M’Drắk thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn này có được hưởng các chế độ phụ cấp (Gồm: (1).Phụ cấp công tác lâu năm đối với công chức đã hưởng hết phụ cấp thu hút đủ 5 năm; (2).Phụ cấp thu hút 70% và Trợ cấp lần đầu đối với công chức lần đầu nhận công tác) theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP và phụ cấp khu vực theo quy định hay không. Xin cảm ơn!
Thắc mắc về hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ
Xin chào luật sư! Tôi là công chức đang công tác tại UBND xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn, Tỉnh Khánh Hòa. Theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã công nhận xã Sơn Bình thuộc xã khu vực III (với 3/4 thôn đặc biệt khó khăn). Và Quyết định 900/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa xã Sơn Bình vào diện đầu tư Chương trình 135. Hiên nay UBND xã Sơn Bình đang nằm trên Thôn Liên Hòa, là thôn duy nhất không nằm trong danh sách thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 582. Vậy xin hỏi Luật sư: Công chức, cán bộ tại UBND xã Sơn Bình có được hưởng chế độ theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ hay không? Vì đến hiện nay, các xã khu vực III khác của huyện Khánh Sơn (Sơn Hiệp, Ba Cụm Bắc,...) đã được thực hiện hưởng chế độ theo NĐ 116, còn xã Sơn Bình vẫn chưa được thực hiện. Mong sự giải đáp từ Luật sư. Xin cảm ơn.