Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ? Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn nào? Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ? Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT có hướng dẫn cụ thể về đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ như sau: Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp chấm điểm. Điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết về năng lực, kinh nghiệm không thấp hơn ___ % điểm tối đa của tiêu chuẩn đó [ghi giá trị % nhưng không thấp hơn 60%]. Điểm tối thiểu của từng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm là ___ % điểm tối đa của tiêu chí đó [ghi giá trị % nhưng không thấp hơn 50%]. - Đối với nhà đầu tư liên danh: + Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%; + Vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh; + Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện. Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự đáp ứng yêu cầu của dự án đang xét. - Nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Đối tác là tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu về kinh nghiệm quy định tại hồ sơ mời thầu. - Nhà đầu tư trong nước được sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu trong nước. (Ghi nội dung này nếu dự án có yêu cầu thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế theo quy định tại khoản 5 Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP). Tiêu chuẩn đánh giá Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 Tải về. Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai như sau: - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này. - Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này. - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về làm rõ hồ sơ dự thầu như sau: - Sau khi mở thầu, trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu. Việc làm rõ các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu. ... Như vậy, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm sau khi mở thầu nếu hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự ở giai đoạn hai. Tóm lại, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tưu theo phương thức 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá trên. Và, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn hai
04 biểu mẫu dành cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên cuối năm 2020
Lại sắp hết một năm, đây cũng là thời điểm mà cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên cần hoàn thành một số nội dung trước khi bước qua năm mới (Xem TẠI ĐÂY). Dưới đây là một số biểu mẫu liên quan cần hoàn thành để đánh giá, kiểm điểm lại chất lượng của các đối tượng nêu trên. 1. 03 mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì hằng năm sẽ thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (tải các mẫu tại file đính kèm: Mẫu số 01 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ Mẫu số 02 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Mẫu số 03 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức 2. Mẫu bản kiểm điểm đảng viên năm 2020 Hằng năm các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW. Tải mẫu bản kiểm điểm đảng viên năm 2020 tại file đính kèm Xem hướng dẫn cách ghi TẠI ĐÂY
Đây là Công văn hướng dẫn đánh giá, phân loại, kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung lý lịch công chức, viên chức, người lao động năm 2017 của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, các Bộ, ngành khác cũng có để sử dụng để thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung Công văn gồm: 1. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức - Đối tượng đánh giá và phân loại - Nội dung, tiêu chí, thời gian đánh giá - Về thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá - Trình tự, thủ tục đánh giá công chức, viên chức - Thông báo, khiếu nại kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức Lưu ý: Việc tổ chức đánh giá công chức, viên chức 2017 cần thực hiện trước hoặc cùng thời điểm thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng năm 2017 để bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. 2. Kê khai tài sản, thu nhập 3. Bổ sung lý lịch - Đối tượng bổ sung lý lịch: Công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP - Nội dung bổ sung lý lịch công chức, viên chức: Gồm những thông tin phát sinh có liên quan đến bản thân, quan hệ gia đình và xã hội của công chức, viên chức, tính từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 (theo mẫu 4a Kèm theo Công văn này). - Trình tự bổ sung Xem chi tiết Công văn 4998 cùng các biểu mẫu kèm theo tại file đính kèm.
Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ?
Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ? Bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn nào? Hướng dẫn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ? Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2024/TT-BKHĐT có hướng dẫn cụ thể về đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ như sau: Phương pháp đánh giá: Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư sẽ sử dụng phương pháp chấm điểm. Điểm tối thiểu của tiêu chuẩn, tiêu chuẩn chi tiết về năng lực, kinh nghiệm không thấp hơn ___ % điểm tối đa của tiêu chuẩn đó [ghi giá trị % nhưng không thấp hơn 60%]. Điểm tối thiểu của từng tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm là ___ % điểm tối đa của tiêu chí đó [ghi giá trị % nhưng không thấp hơn 50%]. - Đối với nhà đầu tư liên danh: + Vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần góp vốn chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh. Nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ góp vốn chủ sở hữu tối thiểu là 15%; + Vốn vay của nhà đầu tư liên danh bằng tổng vốn vay của các thành viên liên danh; + Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự của nhà đầu tư liên danh bằng tổng số dự án của các thành viên liên danh đã thực hiện. Đối với kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự, phải có ít nhất một thành viên liên danh có kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, dự án tương tự đáp ứng yêu cầu của dự án đang xét. - Nhà đầu tư được sử dụng kinh nghiệm của đối tác để chứng minh kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự. Đối tác là tổ chức ký kết hợp đồng với nhà đầu tư để tham gia thực hiện dự án đầu tư kinh doanh và được nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu trên cơ sở yêu cầu về kinh nghiệm quy định tại hồ sơ mời thầu. - Nhà đầu tư trong nước được sử dụng đối tác là nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu trong nước. (Ghi nội dung này nếu dự án có yêu cầu thúc đẩy sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý quốc tế theo quy định tại khoản 5 Điều 45 Nghị định 23/2024/NĐ-CP). Tiêu chuẩn đánh giá Việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư được thực hiện theo Bảng số 01 Tải về. Bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn nào? Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai như sau: - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này. - Việc làm rõ hồ sơ dự thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này. - Việc đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai thực hiện theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này. Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 20 Nghị định 23/2024/NĐ-CP về làm rõ hồ sơ dự thầu như sau: - Sau khi mở thầu, trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về tư cách hợp lệ, báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự thì bên mời thầu yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm. Nhà đầu tư có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu khi bên mời thầu có yêu cầu. Việc làm rõ các nội dung về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi bản chất về tư cách hợp lệ, năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư tham dự thầu. ... Như vậy, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh năng lực và kinh nghiệm sau khi mở thầu nếu hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư thiếu tài liệu về báo cáo tài chính, tài liệu chứng minh kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự ở giai đoạn hai. Tóm lại, việc đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tưu theo phương thức 2 giai đoạn 1 túi hồ sơ thực hiện theo phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá trên. Và, bên mời thầu có quyền yêu cầu nhà đầu tư bổ sung tài liệu chứng minh năng lực và kinh nghiệm ở giai đoạn hai
04 biểu mẫu dành cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên cuối năm 2020
Lại sắp hết một năm, đây cũng là thời điểm mà cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên cần hoàn thành một số nội dung trước khi bước qua năm mới (Xem TẠI ĐÂY). Dưới đây là một số biểu mẫu liên quan cần hoàn thành để đánh giá, kiểm điểm lại chất lượng của các đối tượng nêu trên. 1. 03 mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức Theo quy định tại Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì hằng năm sẽ thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Dưới đây là mẫu phiếu đánh giá và xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức (tải các mẫu tại file đính kèm: Mẫu số 01 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ Mẫu số 02 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức Mẫu số 03 Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức 2. Mẫu bản kiểm điểm đảng viên năm 2020 Hằng năm các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất là người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng theo Hướng dẫn 21-HD/BTCTW. Tải mẫu bản kiểm điểm đảng viên năm 2020 tại file đính kèm Xem hướng dẫn cách ghi TẠI ĐÂY
Đây là Công văn hướng dẫn đánh giá, phân loại, kê khai tài sản, thu nhập và bổ sung lý lịch công chức, viên chức, người lao động năm 2017 của Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, các Bộ, ngành khác cũng có để sử dụng để thực hiện theo Nghị định 56/2015/NĐ-CP và Nghị định 88/2017/NĐ-CP về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Nội dung Công văn gồm: 1. Đánh giá, phân loại công chức, viên chức - Đối tượng đánh giá và phân loại - Nội dung, tiêu chí, thời gian đánh giá - Về thẩm quyền, trách nhiệm đánh giá - Trình tự, thủ tục đánh giá công chức, viên chức - Thông báo, khiếu nại kết quả và lưu giữ tài liệu đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức Lưu ý: Việc tổ chức đánh giá công chức, viên chức 2017 cần thực hiện trước hoặc cùng thời điểm thực hiện việc bình xét thi đua, khen thưởng năm 2017 để bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. 2. Kê khai tài sản, thu nhập 3. Bổ sung lý lịch - Đối tượng bổ sung lý lịch: Công chức, viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP - Nội dung bổ sung lý lịch công chức, viên chức: Gồm những thông tin phát sinh có liên quan đến bản thân, quan hệ gia đình và xã hội của công chức, viên chức, tính từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017 (theo mẫu 4a Kèm theo Công văn này). - Trình tự bổ sung Xem chi tiết Công văn 4998 cùng các biểu mẫu kèm theo tại file đính kèm.