Hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú
Trong thời đại 4.0, việc xác minh thông tin cư trú đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ ứng dụng VNeID. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng thông tin cá nhân của mình mọi lúc, mọi nơi. (1) Giấy xác nhận cư trú là gì? Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA, giấy xác nhận cư trú được quy định là văn bản dùng để chứng minh thông tin liên quan đến thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin khác của cá nhân hoặc hộ gia đình khi có yêu cầu. Hiện nay, mẫu giấy xác nhận cư trú được quy định là Mẫu CT07, được ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA. Theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 ngày 06/7/2021 của Bộ Công an, công dân có thể đến trực tiếp đến Công an cấp xã bất kỳ để yêu cầu cấp giấy xác nhận thông tin cư trú. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian, người dân cũng có thể thực hiện việc xin giấy xác nhận cư trú trực tuyến thông qua các cổng dịch vụ công như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, và Cổng dịch vụ công quản lý cư trú,... (2) Có thể sử dụng VNeID để thay giấy xác nhận cư trú không? Trước đây, sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giấy là những tài liệu cần thiết cho mọi giao dịch và thủ tục hành chính nhằm xác minh nơi cư trú. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023, hai loại sổ này đã chính thức không còn hiệu lực sử dụng. Theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, các thủ tục hành chính và dịch vụ công yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ được thay thế bằng việc khai thác và sử dụng thông tin cư trú thông qua một trong bốn phương thức sau đây: - Tra cứu và khai thác thông tin cá nhân qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ hoặc cấp tỉnh, đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. - Sử dụng tài khoản định danh điện tử trong ứng dụng VNeID để tra cứu thông tin cá nhân. - Áp dụng thiết bị đọc mã QR Code hoặc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Các phương thức khai thác khác cũng được chấp nhận. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng VNeID thay thế cho các thông tin về cư trú có trong giấy xác nhận cư trú. (3) Hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú Theo đó, qua ứng dụng VNeID thì bạn có thể khai thác và sử dụng thông tin về cư trú của mình thay cho giấy xác nhận cư trú. Để sử dụng tiện ích này, trước tiên thì bạn cần có có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Sau khi đăng nhập vào tài khoản, thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Truy cập vào ứng dụng và chọn vào mục ‘Ví giấy tờ” Bước 2: Kế tiếp, nhấn vào ô “Thông tin cư trú” ở góc dưới màn hình. Bước 3: Tiến hành nhập mật khẩu theo yêu cầu. Sau khi thực hiện thành công thì thông tin cư trú sẽ được hiển thị bao gồm: - Thông tin hành chính: Họ tên, số định danh, dân tộc, quê quán,.. - Thông tin cư trú gồm: Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại. - Thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình như họ tên, ngày sinh, quan hệ với chủ hộ,.. Chúc bạn thực hiện thành công!
Thí điểm: Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 về hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Theo đó, Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy là một trong những nội dung được thí điểm. Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy Theo Điều 6 Quyết định 2733/QĐ-BYT quy định hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh như sau: Bước 1. Đăng ký và tạo tài khoản, xác thực: Người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID và đã xác thực định danh mức độ 2, tích hợp thông tin thẻ BHYT (nếu có). Đăng nhập ứng dụng VNeID và truy cập vào ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử”, đọc điều khoản và nhấn “Đồng ý sử dụng ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID”. Bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin y tế cơ bản khác. Bước 2. Người dân sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám, chữa bệnh: Người dân khi đi khám chữa bệnh nếu có Sổ sức khoẻ điện tử VNeID đề nghị xuất trình Sổ sức khoẻ VNeID thay cho sổ giấy. Bước 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh: Bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong Sổ sức khoẻ VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị. Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy. Bước 4. Ghi nhận và liên thông kết quả khám, chữa bệnh: Các thông tin tóm tắt quá trình khám, chữa bệnh được bác sĩ và nhân viên y tế ghi nhận trên hệ thống phần mềm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và liên thông lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT sau khi kết thúc để tiếp tục hiển thị trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID phục vụ các lần khám bệnh, chữa bệnh tiếp theo. Bước 5. Đăng xuất ứng dụng: Đăng xuất khỏi tài khoản VNeID trước khi thay đổi thiết bị để bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin sức khỏe. Theo đó, bên cạnh hướng dẫn việc sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh thì Bộ Y tế cũng đã lưu ý khi sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID thì các thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy. Các thông tin trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được bảo mật như thế nào? Theo Điều 7 Quyết định 2733/QĐ-BYT quy định bảo mật thông tin cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID như sau: - Thông tin sức khoẻ cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID có chế độ bảo mật như những thông tin khác trên VNeID. - Bác sĩ điều trị, nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa bệnh cho người bệnh được truy cập và sử dụng thông tin trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của người bệnh. - Người giám hộ, người nuôi dưỡng chính, người đại diện hợp pháp được quản lý Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của người phụ thuộc trong trường hợp người phụ thuộc không tự quản lý được Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của mình: trẻ em, người già, người khuyết tật, người đang trong tình trạng quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. - Bộ Y tế là “Bên kiểm soát” đối với dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử VNeID, việc chia sẻ dữ liệu sức khoẻ trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Như vậy, các thông tin cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID sẽ được bảo mật theo quy định trên và chỉ có bác sĩ, nhân viên y tế được truy cập, sử dụng thông tin này trong quá trình khám, chữa bệnh.
Hướng dẫn sử dụng Thư Viện Bản án
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và áp dụng trong xét xử, Thư Viện Pháp Luật ra mắt chuyên trang Thư Viện Bản án. Chuyên trang Thư Viện Bản án bao gồm 2 phần chính: Bản án Online và Án lệ Online. Ngoài ra, còn có các phần Theo dòng thời sự, Án lệ thế giới là phần phụ của chuyên trang này. Bản án Online được cập nhật và sắp xếp theo các lĩnh vực là Hình sự, Dân sự, Hành chính, Lao động và Kinh tế. Phần Bản án Online Để tìm kiếm bản án, bạn có thể gõ số hiệu bản án hoặc tên bản án vào ô tìm kiếm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Tìm kiếm nâng cao bao gồm các tiêu chí Cơ quan ban hành, Ngày ban hành, Kết quả tìm kiếm, Cấp xét xử, Lĩnh vực, Tình trạng. Mỗi bản án bao gồm các phần: mục lục, án lệ (nếu có), thuộc tính, lược đồ, văn bản liên quan và mục tải về. Đặc biệt: Ở phần lược đồ được bố trí một cách khoa học để người xem có thể biết được vị trí bản án mình đang xem ở đâu, bản án được xét xử căn cứ trên văn bản nào và có là nguồn của án lệ không. Phần Án lệ Online Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. (Theo Điều 1 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP) Bạn có thể tìm kiếm Án lệ tương tự như đối với Bản án Online, hoặc xem tổng thể các Án lệ đã được thông qua tại mục Án lệ. P/S: Trong trường hợp có thắc mắc về việc sử dụng, tra cứu bản án, án lệ tại trang THƯ VIỆN BẢN ÁN, các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới topic này.
Đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng” trước khi dùng
Mấy hôm nay báo chí cứ rôm rả mấy vụ “con ruồi và chai nước ngọt” rồi đến “ăn bánh mì bị ngộ độc không được bồi thường vì không có hóa đơn”… Qua những sự việc nêu trên, người tiêu dùng trước hết nên tự bảo vệ mình. Sau đây là “hướng dẫn sử dụng” gồm 03 bước cho người tiêu dùng để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra: 1/ Khi mua bất cứ mặt hàng nào cũng phải “đòi” hóa đơn. Có thể không đòi hóa đơn trong trường hợp bao bì sản phẩm gắn liền với tên cửa hàng. Nếu không “đòi” được hóa đơn thì yêu cầu người bán hàng viết giấy xác nhận đã bán hàng cho mình. 2/ Đến khi mang sản phẩm về dùng, phải kiểm tra kỹ trước khi dùng. Nếu phát hiện có dị vật lạ trong sản phẩm phải chụp hình, quay phim lại. Rồi nhờ những người xung quanh làm chứng. Sau đó, mang sản phẩm đến nơi bán hàng khiếu nại để được đổi sản phẩm khác và được bồi thường. (Mà mình nghĩ là phát hiện trong sản phẩm có dị vật lạ, đa phần là sẽ trả lại rồi đòi tiền chứ ít ai đòi đổi sản phẩm khác) Đồng thời, mang bằng chứng để chứng minh điều mình nói. Nếu không được bồi thường thì mình đi kiện, lúc này cũng an tâm rằng mình đã có bằng chứng. 3/ Kiểm tra bằng mắt không có gì, mới bắt đầu sử dụng sản phẩm Sử dụng xong rồi vẫn phải giữ cái vỏ (trường hợp có nhãn hiệu của cửa hàng) hoặc hóa đơn, giấy xác nhận… Đợi 1 tuần xem có bị “tào tháo rượt” không? Nếu không thì có thể bỏ rác vỏ bọc sản phẩm hoặc hóa đơn, giấy xác nhận.. Nếu bị “tào tháo rượt” thật, vào bệnh viện ngay, yêu cầu xét nghiệm trong người xem có nhiễm khuẩn do sử dụng sản phẩm đó hay không? Có kết quả là đúng thì có thể đi kiện mà không bị hụt vì thiếu bằng chứng. Các bạn lưu ý nhé !
Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.2.1
Ngày 03/03/2014, Tổng cục Thuế có thông báo về việc nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế lên phiên bản 3.2.1 (Tải phần mềm tại đây). Thời gian qua, trong quá trình cài đặt và sử dụng phần mềm người dùng gặp nhiều vướng mắc, bởi vậy Tổng cục Thuế vừa cung cấp “Tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng hỗ trợ kê khai dành cho người nộp thuế (HTKK – PHIÊN BẢN 3.2.1)”. Theo đó, tài liệu gồm 4 phần: - Giới thiệu; - Đảm bảo của cơ quan thuế; - Hướng dẫn sử dụng các chức năng kê khai; - Thông tin hỗ trợ. Tải tài liệu hướng dẫn tại đây.
Hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú
Trong thời đại 4.0, việc xác minh thông tin cư trú đã trở nên đơn giản hơn bao giờ hết nhờ ứng dụng VNeID. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, bạn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng thông tin cá nhân của mình mọi lúc, mọi nơi. (1) Giấy xác nhận cư trú là gì? Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 56/2021/TT-BCA, giấy xác nhận cư trú được quy định là văn bản dùng để chứng minh thông tin liên quan đến thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các thông tin khác của cá nhân hoặc hộ gia đình khi có yêu cầu. Hiện nay, mẫu giấy xác nhận cư trú được quy định là Mẫu CT07, được ban hành kèm theo Thông tư 56/2021/TT-BCA. Theo hướng dẫn tại Quyết định 5548/QĐ-BCA-C06 ngày 06/7/2021 của Bộ Công an, công dân có thể đến trực tiếp đến Công an cấp xã bất kỳ để yêu cầu cấp giấy xác nhận thông tin cư trú. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian, người dân cũng có thể thực hiện việc xin giấy xác nhận cư trú trực tuyến thông qua các cổng dịch vụ công như: Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Công an, và Cổng dịch vụ công quản lý cư trú,... (2) Có thể sử dụng VNeID để thay giấy xác nhận cư trú không? Trước đây, sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giấy là những tài liệu cần thiết cho mọi giao dịch và thủ tục hành chính nhằm xác minh nơi cư trú. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2023, hai loại sổ này đã chính thức không còn hiệu lực sử dụng. Theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, các thủ tục hành chính và dịch vụ công yêu cầu nộp hoặc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sẽ được thay thế bằng việc khai thác và sử dụng thông tin cư trú thông qua một trong bốn phương thức sau đây: - Tra cứu và khai thác thông tin cá nhân qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp Bộ hoặc cấp tỉnh, đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia. - Sử dụng tài khoản định danh điện tử trong ứng dụng VNeID để tra cứu thông tin cá nhân. - Áp dụng thiết bị đọc mã QR Code hoặc chip trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. - Các phương thức khai thác khác cũng được chấp nhận. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng VNeID thay thế cho các thông tin về cư trú có trong giấy xác nhận cư trú. (3) Hướng dẫn sử dụng VNeID thay giấy xác nhận cư trú Theo đó, qua ứng dụng VNeID thì bạn có thể khai thác và sử dụng thông tin về cư trú của mình thay cho giấy xác nhận cư trú. Để sử dụng tiện ích này, trước tiên thì bạn cần có có tài khoản định danh điện tử mức độ 2. Sau khi đăng nhập vào tài khoản, thực hiện theo các bước như sau: Bước 1: Truy cập vào ứng dụng và chọn vào mục ‘Ví giấy tờ” Bước 2: Kế tiếp, nhấn vào ô “Thông tin cư trú” ở góc dưới màn hình. Bước 3: Tiến hành nhập mật khẩu theo yêu cầu. Sau khi thực hiện thành công thì thông tin cư trú sẽ được hiển thị bao gồm: - Thông tin hành chính: Họ tên, số định danh, dân tộc, quê quán,.. - Thông tin cư trú gồm: Nơi thường trú; Nơi tạm trú; Nơi ở hiện tại. - Thông tin về thành viên khác trong hộ gia đình như họ tên, ngày sinh, quan hệ với chủ hộ,.. Chúc bạn thực hiện thành công!
Thí điểm: Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy
Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 2733/QĐ-BYT ngày 17/9/2024 về hướng dẫn thí điểm thực hiện Sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Theo đó, Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy là một trong những nội dung được thí điểm. Phiếu hẹn khám lại, Giấy chuyển tuyến trên VNeID có giá trị như bản giấy Theo Điều 6 Quyết định 2733/QĐ-BYT quy định hướng dẫn sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh như sau: Bước 1. Đăng ký và tạo tài khoản, xác thực: Người dân cần cài đặt ứng dụng VNeID và đã xác thực định danh mức độ 2, tích hợp thông tin thẻ BHYT (nếu có). Đăng nhập ứng dụng VNeID và truy cập vào ứng dụng “Sổ sức khoẻ điện tử”, đọc điều khoản và nhấn “Đồng ý sử dụng ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID”. Bổ sung đầy đủ các thông tin cá nhân như tên, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin y tế cơ bản khác. Bước 2. Người dân sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám, chữa bệnh: Người dân khi đi khám chữa bệnh nếu có Sổ sức khoẻ điện tử VNeID đề nghị xuất trình Sổ sức khoẻ VNeID thay cho sổ giấy. Bước 3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận thông tin trong Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi khám, chữa bệnh: Bác sĩ, nhân viên y tế sử dụng thông tin có trong Sổ sức khoẻ VNeID của người bệnh để khai thác thông tin hành chính, ra quyết định hỗ trợ chẩn đoán, điều trị. Chú ý: các thông tin trên VNeID có giá trị như trên bản giấy: thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy. Bước 4. Ghi nhận và liên thông kết quả khám, chữa bệnh: Các thông tin tóm tắt quá trình khám, chữa bệnh được bác sĩ và nhân viên y tế ghi nhận trên hệ thống phần mềm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, và liên thông lên Cổng tiếp nhận dữ liệu giám định BHYT sau khi kết thúc để tiếp tục hiển thị trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID phục vụ các lần khám bệnh, chữa bệnh tiếp theo. Bước 5. Đăng xuất ứng dụng: Đăng xuất khỏi tài khoản VNeID trước khi thay đổi thiết bị để bảo vệ thông tin cá nhân và thông tin sức khỏe. Theo đó, bên cạnh hướng dẫn việc sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID khi đi khám chữa bệnh thì Bộ Y tế cũng đã lưu ý khi sử dụng Sổ sức khoẻ điện tử VNeID thì các thông tin cá nhân; số định danh công dân; thông tin thẻ BHYT; lịch sử khám, chữa bệnh; phiếu hẹn khám lại; giấy chuyển tuyến trên ứng dụng VNeID có giá trị như trên bản giấy. Các thông tin trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID được bảo mật như thế nào? Theo Điều 7 Quyết định 2733/QĐ-BYT quy định bảo mật thông tin cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID như sau: - Thông tin sức khoẻ cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID có chế độ bảo mật như những thông tin khác trên VNeID. - Bác sĩ điều trị, nhân viên y tế trong quá trình khám, chữa bệnh cho người bệnh được truy cập và sử dụng thông tin trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của người bệnh. - Người giám hộ, người nuôi dưỡng chính, người đại diện hợp pháp được quản lý Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của người phụ thuộc trong trường hợp người phụ thuộc không tự quản lý được Sổ sức khoẻ điện tử VNeID của mình: trẻ em, người già, người khuyết tật, người đang trong tình trạng quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023. - Bộ Y tế là “Bên kiểm soát” đối với dữ liệu Sổ sức khoẻ điện tử VNeID, việc chia sẻ dữ liệu sức khoẻ trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Như vậy, các thông tin cá nhân trên Sổ sức khoẻ điện tử VNeID sẽ được bảo mật theo quy định trên và chỉ có bác sĩ, nhân viên y tế được truy cập, sử dụng thông tin này trong quá trình khám, chữa bệnh.
Hướng dẫn sử dụng Thư Viện Bản án
Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, học tập và áp dụng trong xét xử, Thư Viện Pháp Luật ra mắt chuyên trang Thư Viện Bản án. Chuyên trang Thư Viện Bản án bao gồm 2 phần chính: Bản án Online và Án lệ Online. Ngoài ra, còn có các phần Theo dòng thời sự, Án lệ thế giới là phần phụ của chuyên trang này. Bản án Online được cập nhật và sắp xếp theo các lĩnh vực là Hình sự, Dân sự, Hành chính, Lao động và Kinh tế. Phần Bản án Online Để tìm kiếm bản án, bạn có thể gõ số hiệu bản án hoặc tên bản án vào ô tìm kiếm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng công cụ Tìm kiếm nâng cao bao gồm các tiêu chí Cơ quan ban hành, Ngày ban hành, Kết quả tìm kiếm, Cấp xét xử, Lĩnh vực, Tình trạng. Mỗi bản án bao gồm các phần: mục lục, án lệ (nếu có), thuộc tính, lược đồ, văn bản liên quan và mục tải về. Đặc biệt: Ở phần lược đồ được bố trí một cách khoa học để người xem có thể biết được vị trí bản án mình đang xem ở đâu, bản án được xét xử căn cứ trên văn bản nào và có là nguồn của án lệ không. Phần Án lệ Online Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử. (Theo Điều 1 Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP) Bạn có thể tìm kiếm Án lệ tương tự như đối với Bản án Online, hoặc xem tổng thể các Án lệ đã được thông qua tại mục Án lệ. P/S: Trong trường hợp có thắc mắc về việc sử dụng, tra cứu bản án, án lệ tại trang THƯ VIỆN BẢN ÁN, các bạn có thể đặt câu hỏi bên dưới topic này.
Đọc kỹ “hướng dẫn sử dụng” trước khi dùng
Mấy hôm nay báo chí cứ rôm rả mấy vụ “con ruồi và chai nước ngọt” rồi đến “ăn bánh mì bị ngộ độc không được bồi thường vì không có hóa đơn”… Qua những sự việc nêu trên, người tiêu dùng trước hết nên tự bảo vệ mình. Sau đây là “hướng dẫn sử dụng” gồm 03 bước cho người tiêu dùng để tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra: 1/ Khi mua bất cứ mặt hàng nào cũng phải “đòi” hóa đơn. Có thể không đòi hóa đơn trong trường hợp bao bì sản phẩm gắn liền với tên cửa hàng. Nếu không “đòi” được hóa đơn thì yêu cầu người bán hàng viết giấy xác nhận đã bán hàng cho mình. 2/ Đến khi mang sản phẩm về dùng, phải kiểm tra kỹ trước khi dùng. Nếu phát hiện có dị vật lạ trong sản phẩm phải chụp hình, quay phim lại. Rồi nhờ những người xung quanh làm chứng. Sau đó, mang sản phẩm đến nơi bán hàng khiếu nại để được đổi sản phẩm khác và được bồi thường. (Mà mình nghĩ là phát hiện trong sản phẩm có dị vật lạ, đa phần là sẽ trả lại rồi đòi tiền chứ ít ai đòi đổi sản phẩm khác) Đồng thời, mang bằng chứng để chứng minh điều mình nói. Nếu không được bồi thường thì mình đi kiện, lúc này cũng an tâm rằng mình đã có bằng chứng. 3/ Kiểm tra bằng mắt không có gì, mới bắt đầu sử dụng sản phẩm Sử dụng xong rồi vẫn phải giữ cái vỏ (trường hợp có nhãn hiệu của cửa hàng) hoặc hóa đơn, giấy xác nhận… Đợi 1 tuần xem có bị “tào tháo rượt” không? Nếu không thì có thể bỏ rác vỏ bọc sản phẩm hoặc hóa đơn, giấy xác nhận.. Nếu bị “tào tháo rượt” thật, vào bệnh viện ngay, yêu cầu xét nghiệm trong người xem có nhiễm khuẩn do sử dụng sản phẩm đó hay không? Có kết quả là đúng thì có thể đi kiện mà không bị hụt vì thiếu bằng chứng. Các bạn lưu ý nhé !
Tài liệu hướng dẫn sử dụng HTKK 3.2.1
Ngày 03/03/2014, Tổng cục Thuế có thông báo về việc nâng cấp phần mềm hỗ trợ kê khai thuế lên phiên bản 3.2.1 (Tải phần mềm tại đây). Thời gian qua, trong quá trình cài đặt và sử dụng phần mềm người dùng gặp nhiều vướng mắc, bởi vậy Tổng cục Thuế vừa cung cấp “Tài liệu hướng dẫn sử dụng ứng dụng hỗ trợ kê khai dành cho người nộp thuế (HTKK – PHIÊN BẢN 3.2.1)”. Theo đó, tài liệu gồm 4 phần: - Giới thiệu; - Đảm bảo của cơ quan thuế; - Hướng dẫn sử dụng các chức năng kê khai; - Thông tin hỗ trợ. Tải tài liệu hướng dẫn tại đây.