Mới: Nghị định 49/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân
Ngày 6/6/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về: chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân, hy sinh, từ trần; chế độ, chính sách đối với công nhân công an; kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân. Về tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ 1. Tiền lương để tính hưởng chế độ a) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định này được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) cuối trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu; b) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này là tiền lương (bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc hàm, ngạch, bậc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan; tiền lương theo nhóm, ngạch, bậc đối với công nhân công an và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc mức chênh lệch bảo lưu) của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân công an thôi việc, hy sinh, từ trần. 2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 4 Điều 3 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này là tổng thời gian công tác, học tập, làm việc có đóng bảo hiểm xã hội chưa được hưởng trợ cấp một lần (xuất ngũ, thôi việc); b) Khi tính thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này và khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đứt quãng thì được cộng dồn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2019 thay thế Nghị định 103/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Tổng hợp văn bản hướng dẫn các Luật, Bộ luật (còn hiệu lực)
Mình đã tổng hợp văn bản hướng dẫn các Luật, Bộ luật, các tội phạm, các vấn đề dân sự,... 1. Tổng hợp các văn bản pháp luật đất đai 2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 3. Tất tần tật văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 4. Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 5. Văn bản hướng dẫn luật nhà ở còn hiệu lực 6. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình 7. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017 8.Các văn bản hướng dẫn xét xử tội phạm về ma túy 9. Tập hợp văn bản hướng dẫn Luật tố tụng hành chính 2015 10. Tập hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất 11. Link văn bản hướng dẫn các Luật - Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017 - Luật Cảnh vệ 2017 (thay thế Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005) - Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (thay thế Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2013) - Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009) - Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (thay thế Luật Chuyển giao công nghệ 2006) - Luật Thủy lợi 2017 (thay thế Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001) - Luật Đường sắt 2017 (thay thế Luật Đường sắt 2005) - Luật tiếp cận thông tin 2016 12. Văn bản hướng dẫn các Luật - Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017, - Luật Quản lý nợ công 2017, - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, - Luật Chuyển giao công nghệ 2017 , - Luật Thủy lợi 2017 13. Link văn bản hướng dẫn các Luật - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 - Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2017 - Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 - Luật trợ giúp pháp lý 2017 - Luật du lịch 2017 - Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 14. Tập hợp văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ 15. Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 16. Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng 17. Tổng hợp VB hướng dẫn các loại tội phạm trong Hình sự
Nghị định 15/2018/NĐ-CP: hướng dẫn mới Luật an toàn thực phẩm
Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018. Theo đó, Nghị định này quy định các nội dung chính sau đây: - Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; - Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen; - Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; - Ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; - Truy xuất nguồn gốc thực phẩm; - Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây: 1- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm. 2- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa. 3- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành. Nghị định cũng quy định cụ thể về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới. Theo đó, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép Về sử dụng phụ gia thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định. Bên cạnh đó, sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: Đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương Các sản phẩm còn lại: Doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn tại Nghị định Mời các bạn xem chi tiết Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại file đính kèm.
văn bản hướng dẫn thi hành có thể sẽ được ban hành nhanh hơn
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực liệu có làm cho cơ quan ban hành ra văn bản hướng dẫn nhanh hơn? Theo quy định trước đây của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ hết hiệu lực trong 03 trường hợp: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là luật hết hiệu lực thì nghị định hay thông tư hướng dẫn vẫn còn hiệu lực nếu các văn bản này không rơi vào 1 trong 3 trường hợp hết hiệu lực như trên, như vậy các cơ quan ban hành có xu hướng ban hành chậm các văn bản hướng dẫn của luật mới vì văn bản cũ vẫn còn áp dụng, vẫn có thể hướng dẫn được những nội dung không trái với quy định của luật mới. Tuy nhiên sắp tới ngày 01/07/2016 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bắt đầu có hiệu lực đã quy định những văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ hết hiệu lực khi văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực như vậy khi ban hành luật các cơ quan cần phải nhanh chóng có những nội dung ban hành để hướng dẫn thực hiện những nội dung của luật, nghị định để áp dụng luật hiệu quả. Hi vọng quy định này sẽ là dấu hiệu tốt cho việc ban hành nhanh chóng những nội dung hướng dẫn áp dụng luật để cho người dân, các doanh nghiệp và các đối tượng khác làm về luật có thể nắm bắt và áp dụng pháp luật đầy đủ theo quy định.
Mới: Nghị định 49/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Công an nhân dân
Ngày 6/6/2019 Chính phủ ban hành Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân Nghị định này quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về: chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân, hy sinh, từ trần; chế độ, chính sách đối với công nhân công an; kéo dài hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân. Về tiền lương và thời gian công tác để tính hưởng chế độ 1. Tiền lương để tính hưởng chế độ a) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định này được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm (60 tháng) cuối trước khi sĩ quan, hạ sĩ quan nghỉ hưu; b) Tiền lương để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3, điểm b khoản 2 Điều 5 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này là tiền lương (bao gồm: Tiền lương theo cấp bậc hàm, ngạch, bậc đối với sĩ quan, hạ sĩ quan; tiền lương theo nhóm, ngạch, bậc đối với công nhân công an và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nghề, phụ cấp thâm niên vượt khung hoặc mức chênh lệch bảo lưu) của tháng liền kề trước thời điểm sĩ quan, hạ sĩ quan và công nhân công an thôi việc, hy sinh, từ trần. 2. Thời gian công tác để tính hưởng chế độ a) Thời gian công tác để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần quy định tại khoản 4 Điều 3 và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định này là tổng thời gian công tác, học tập, làm việc có đóng bảo hiểm xã hội chưa được hưởng trợ cấp một lần (xuất ngũ, thôi việc); b) Khi tính thời gian công tác quy định tại điểm a khoản này và khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đứt quãng thì được cộng dồn, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau: Dưới 03 tháng không tính, từ đủ 03 tháng đến đủ 06 tháng được tính là 1/2 năm, từ trên 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính tròn là 01 năm. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/7/2019 thay thế Nghị định 103/2019/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân Mời bạn xem chi tiết tại file đính kèm:
Tổng hợp văn bản hướng dẫn các Luật, Bộ luật (còn hiệu lực)
Mình đã tổng hợp văn bản hướng dẫn các Luật, Bộ luật, các tội phạm, các vấn đề dân sự,... 1. Tổng hợp các văn bản pháp luật đất đai 2. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật dân sự 2015 3. Tất tần tật văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động 2012 4. Tổng hợp những văn bản hướng dẫn Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 5. Văn bản hướng dẫn luật nhà ở còn hiệu lực 6. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật hôn nhân gia đình 7. Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương 2017 8.Các văn bản hướng dẫn xét xử tội phạm về ma túy 9. Tập hợp văn bản hướng dẫn Luật tố tụng hành chính 2015 10. Tập hợp văn bản hướng dẫn Bộ luật hình sự mới nhất 11. Link văn bản hướng dẫn các Luật - Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài sửa đổi 2017 - Luật Cảnh vệ 2017 (thay thế Pháp lệnh cảnh vệ năm 2005) - Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 (thay thế Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2013) - Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 (thay thế Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009) - Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (thay thế Luật Chuyển giao công nghệ 2006) - Luật Thủy lợi 2017 (thay thế Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi năm 2001) - Luật Đường sắt 2017 (thay thế Luật Đường sắt 2005) - Luật tiếp cận thông tin 2016 12. Văn bản hướng dẫn các Luật - Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi 2017, - Luật Quản lý nợ công 2017, - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, - Luật Chuyển giao công nghệ 2017 , - Luật Thủy lợi 2017 13. Link văn bản hướng dẫn các Luật - Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 - Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật hình sự năm 2017 - Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 - Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 - Luật trợ giúp pháp lý 2017 - Luật du lịch 2017 - Luật quản lý, sử dụng tài sản công 2017 14. Tập hợp văn bản hướng dẫn đánh giá cán bộ 15. Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện 16. Tất tần tật các văn bản liên quan đến hợp đồng 17. Tổng hợp VB hướng dẫn các loại tội phạm trong Hình sự
Nghị định 15/2018/NĐ-CP: hướng dẫn mới Luật an toàn thực phẩm
Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Nghị định 15/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 02/02/2018. Theo đó, Nghị định này quy định các nội dung chính sau đây: - Thủ tục tự công bố sản phẩm; thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm; - Bảo đảm an toàn thực phẩm biến đổi gen; - Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; - Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; - Ghi nhãn thực phẩm; quảng cáo thực phẩm; - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phụ gia thực phẩm; - Truy xuất nguồn gốc thực phẩm; - Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trong đó, quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây: 1- Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm. 2- Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa. 3- Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành. Nghị định cũng quy định cụ thể về phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới. Theo đó, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới phải được liệt kê thành phần định lượng đối với từng phụ gia trong thành phần cấu tạo. Sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép Về sử dụng phụ gia thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản suất, kinh doanh sản phẩm có trách nhiệm chỉ được sử dụng phụ gia thực phẩm trong danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Trong trường hợp phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm tại Bộ Y tế theo quy định. Bên cạnh đó, sử dụng phụ gia thực phẩm không vượt quá mức sử dụng tối đa cho phép; đúng đối tượng thực phẩm; có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; còn thời hạn sử dụng; đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với phụ gia thực phẩm. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới sẽ đăng ký bản công bố tại Cục An toàn thực phẩm Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi: Đăng ký bản công bố tại Sở Y tế địa phương Các sản phẩm còn lại: Doanh nghiệp tự công bố theo hướng dẫn tại Nghị định Mời các bạn xem chi tiết Nghị định 15/2018/NĐ-CP tại file đính kèm.
văn bản hướng dẫn thi hành có thể sẽ được ban hành nhanh hơn
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có hiệu lực liệu có làm cho cơ quan ban hành ra văn bản hướng dẫn nhanh hơn? Theo quy định trước đây của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì văn bản quy phạm pháp luật chỉ hết hiệu lực trong 03 trường hợp: 1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản; 2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó; 3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Điều đó có nghĩa là luật hết hiệu lực thì nghị định hay thông tư hướng dẫn vẫn còn hiệu lực nếu các văn bản này không rơi vào 1 trong 3 trường hợp hết hiệu lực như trên, như vậy các cơ quan ban hành có xu hướng ban hành chậm các văn bản hướng dẫn của luật mới vì văn bản cũ vẫn còn áp dụng, vẫn có thể hướng dẫn được những nội dung không trái với quy định của luật mới. Tuy nhiên sắp tới ngày 01/07/2016 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bắt đầu có hiệu lực đã quy định những văn bản hướng dẫn chi tiết sẽ hết hiệu lực khi văn bản được hướng dẫn hết hiệu lực như vậy khi ban hành luật các cơ quan cần phải nhanh chóng có những nội dung ban hành để hướng dẫn thực hiện những nội dung của luật, nghị định để áp dụng luật hiệu quả. Hi vọng quy định này sẽ là dấu hiệu tốt cho việc ban hành nhanh chóng những nội dung hướng dẫn áp dụng luật để cho người dân, các doanh nghiệp và các đối tượng khác làm về luật có thể nắm bắt và áp dụng pháp luật đầy đủ theo quy định.