Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?
Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014? "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là gì? "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ dùng để chỉ chế độ đa thê - một chồng có thể lấy nhiều vợ của xã hội Việt Nam ngày xưa. Cả sông đông chợ: ở các sông lớn thì thường sẽ có nhiều chợ tụ tập - nơi buôn bán sầm uất và cũng nơi giao thoa của nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Lắm vợ nhiều con: theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa (xã hội cũ) thì đa đinh (tức có nhiều con trai) là điều phúc cho gia tộc do đó, về nghĩa đen thì việc có nhiều vợ thì sẽ tỷ lệ thuận với việc có nhiều con. Mặt khác, việc so sánh "Cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" còn mang hàm ý nhấn mạnh sự đông đúc, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con. Đặt trong xã hội hiện đại thì chế độ đa thê đã không còn phù hợp bởi một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện đại là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. (Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào? Việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau: (1) Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. (2) Cấm các hành vi sau đây: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. (3) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. (4) Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Tóm lại, "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, dùng để ám chỉ chế độ đa thê của xã hội Việt Nam ngày xưa. Việc sử dụng biện pháp so sánh giữa "cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" đã giúp cho người đọc có góc nhìn đa chiều về sự đông đúc, sự ngột ngạt, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con ở xã hội cũ.
Kính trên nhường dưới là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu tục ngữ "Kính trên nhường dưới" là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Kính trên nhường dưới là gì? "Kính trên nhường dưới" là một câu tục ngữ trong tiếng Việt, biểu thị một nguyên tắc ứng xử quan trọng trong xã hội và gia đình. Cụm từ này nhấn mạnh đến hai khía cạnh chính: [1] Kính trên: Thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn, người có vị trí cao hơn, như ông bà, cha mẹ, thầy cô, hoặc những người có kinh nghiệm và chức vụ trong xã hội. [2] Nhường dưới: Thể hiện sự khoan dung, nhân ái và biết nhường nhịn đối với những người nhỏ tuổi hơn, ít kinh nghiệm hơn, hoặc có địa vị thấp hơn trong xã hội, ví dụ như em nhỏ, người mới vào nghề, người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tục ngữ này phản ánh một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam về sự lễ phép, tôn ti trật tự, khuyến khích tinh thần đoàn kết và hòa thuận giữa các thế hệ trong gia đình và xã hội. Tục ngữ này dạy con người biết tôn trọng những người đi trước, có lòng yêu thương, nhường nhịn những người trẻ tuổi hay yếu thế hơn, từ đó xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ: Trong gia đình, con cháu cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ, đồng thời anh chị cũng cần nhường nhịn, bảo vệ em út. Trong xã hội, người trẻ nên tôn trọng và học hỏi từ người lớn tuổi hơn, còn người có kinh nghiệm thì nên hướng dẫn, giúp đỡ người mới. Giữa các thành viên khác của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? "Kính trên nhường dưới" là một nguyên tắc ứng xử truyền thống thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người lớn tuổi hơn và thái độ nhường nhịn, giúp đỡ và yêu thương đối với những người nhỏ tuổi hơn, thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong phạm vi gia đình. Căn cứ Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình như sau: - Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. - Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. - Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không? Căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: - Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu + Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. + Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo quy định trên, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng. "Kính trên nhường dưới" và "quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì cả hai đều đề cập đến các nguyên tắc và trách nhiệm về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Mối liên hệ giữa chúng thể hiện qua việc xây dựng các giá trị đạo đức, trách nhiệm và sự tôn trọng trong gia đình
Ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không?
Thời gian gần đây, câu chuyện liên quan đến một cặp đôi đã yêu nhau 7 năm nhưng chàng trai trong mối quan hệ lại thường xuyên nhắn tin, quan tâm... có tình cảm với một cô gái khác đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong cộng đồng mạng, đặc biệt là về hành vi "ngoại tình tư tưởng". Vậy, ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Ngoại tình tư tưởng là gì? Ngoại tình tư tưởng chỉ việc một người có những suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi tình cảm với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, mặc dù không có sự quan hệ thể xác. Ngoại tình tư tưởng có thể khó nhận biết vì nó không thể hiện ra thành hành động cụ thể như ngoại tình thể xác. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến của ngoại tình tư tưởng phổ biến như sau: - Thường xuyên suy nghĩ về người khác: Dành nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về một người khác ngoài bạn đời của mình - Giao tiếp thân mật: Thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện với người đó một cách thân mật và chia sẻ những điều mà bạn không chia sẻ với bạn đời - So sánh và lý tưởng hóa: Bắt đầu so sánh người đó với bạn đời của mình và lý tưởng hóa mối quan hệ với người đó - Giữ bí mật: Cảm thấy cần phải giấu giếm mối quan hệ này và không muốn bạn đời biết về sự tồn tại của người đó - Giảm sự quan tâm đến bạn đời: Ít quan tâm, ít chia sẻ và ít dành thời gian cho bạn đời hơn trước - Tìm kiếm sự chú ý: Cố gắng gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đó, chẳng hạn như chăm chút ngoại hình hơn khi gặp họ - Cảm thấy tội lỗi: Cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng về mối quan hệ này, nhưng vẫn không thể ngừng suy nghĩ về người đó. Ngoại tình tư tưởng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả tâm lý và mối quan hệ hôn nhân như: - Gây ra sự xa cách trong hôn nhân: Khi một người dành nhiều thời gian và cảm xúc cho người khác, họ có thể trở nên xa cách và ít quan tâm đến bạn đời của mình - Tạo ra sự thiếu tin tưởng: Ngoại tình tư tưởng có thể làm giảm sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, dẫn đến những nghi ngờ và mâu thuẫn trong mối quan hệ - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người ngoại tình tư tưởng có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên - Dẫn đến ly thân hoặc ly hôn: Nếu không được giải quyết, ngoại tình tư tưởng có thể dẫn đến việc vợ chồng sống ly thân hoặc thậm chí ly hôn - Thay đổi tính cách và hành vi: Người ngoại tình tư tưởng có thể trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với bạn đời, và đôi khi có những hành vi tiêu cực như bạo lực hoặc tìm đến các chất kích thích - Gây tổn thương cho con cái: Nếu có con, những căng thẳng và mâu thuẫn trong hôn nhân do ngoại tình tư tưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về ngoại tình tư tưởng. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo đó, hành vi bị cấm trên có thể hiểu là hành vi ngoại tình trong quan hệ hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, ngoại tình tư tưởng chủ yếu thiên về các cảm xúc cá nhân, không có các hành vi chung sống như vợ chồng. Vì vậy, xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi này không vi phạm quy định Luật Hôn nhân Gia đình hiện nay. Như vậy, ngoài tình tư tưởng có thể bao gồm việc suy nghĩ, mơ mộng về người khác, hoặc cảm thấy hứng thú và cống hiến cho một mối quan hệ khác ngoài một mối quan hệ chính thức như quan hệ hôn nhân. Mặc dù ngoại tình tư tưởng có thể không vi phạm pháp luật, nhưng nó có thể gây ra những tổn thương tinh thần và cảm xúc cho người bạn đời, gây ra những tác động tiêu cực đến hôn nhân, như làm giảm sự gắn kết, tạo ra sự xa cách và thiếu tin tưởng giữa hai vợ chồng.
TANDTC giải đáp một số vướng mắc trong xét xử về hình sự thuộc lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình
Ngày 10/9/2024, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn 163/TANDTC-PC để giải đáp một số vướng mắc trong xét xử hình sự, tố tụng hình sự, trong đó có một số giải đáp liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình. (1) Giải đáp về quy định “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” Theo khoản 1 Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định như sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.” Theo khoản 3 Mục I Công văn 163/TANDTC-PC của TANDTC, quy định về việc “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” được giải đáp như sau: Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 182 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được hiểu là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ mà dẫn đến hậu quả quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên ly hôn. Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Do đó, nếu có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do một người làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. (2) Con đuổi cha, mẹ ra khỏi nhà có áp dụng quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác không? Theo khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; - Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; - Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; - Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. Theo đó, thắc mắc được đặt ra là: Một người có một trong các hành vi trên trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và trường hợp con ở cùng nhà với cha mẹ (nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên không? Theo khoản 7 Mục I Công văn 163/TANDTC-PC, TANDTC giải đáp như sau: Điều 158 của Bộ Luật Hình sự 2015 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp con ở chung với cha mẹ mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, thì hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ” theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, khi con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, mặc dù nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ, thì hành vi này cũng không chỉ đơn thuần là xâm phạm chỗ ở mà còn thể hiện sự ngược đãi. Do đó, hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ. Xem thêm tại Công văn 163/TANDTC-PC ngày 10/9/2024 của TANDTC.
Ðạo vợ nghĩa chồng là gì? Tình nghĩa vợ chồng được quy định như thế nào?
Câu tục ngữ "Đạo vợ nghĩa chồng" mang ý nghĩa gì? Quy định về tình nghĩa vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như thế nào? Ðạo vợ nghĩa chồng là gì? "Ðạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ nói về quan hệ gia đình. - Đạo chỉ nguyên tắc, bổn phận phải thực hiện. - Nghĩa là những gì đúng đắn, hợp lẽ phải trong các mối quan hệ giữa người với người. "Đạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ nhắc nhở về trách nhiệm và bổn phận làm vợ làm chồng. Vợ chồng cần phải biết yêu thương, tôn trọng và chia sẻ với nhau. Người vợ là hậu phương vững chắc, có bổn phận chăm sóc gia đình, con cái, tôn trọng chồng, sống thủy chung. Người chồng trách nhiệm làm trụ cột gia đình, người bảo vệ, che chở cho vợ con, là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Vận dụng câu nói trên vào quy định của pháp luật thì vợ, chồng luôn bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân. Tình nghĩa vợ chồng được quy định như thế nào? Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tình nghĩa vợ chồng được quy định như sau: - Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. - Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình? Tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: - Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Cấm các hành vi sau đây: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ... Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: (1) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; (2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; (3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; (4) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; (5) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; (6) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; (7) Yêu sách của cải trong kết hôn; (8) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (9) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính (10) Bạo lực gia đình; (11) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Theo đó, "Đạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ muốn nhắc đến chuẩn mực đạo đức mà người vợ và người chồng cần tuân thủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân là sự gắn kết lâu dài, cần có sự vun đắp, xây dựng và hy sinh từ cả hai phía. Cả hai vợ chồng cần biết chia sẻ, thấu hiểu và cùng nhau vượt qua khó khăn.
Thay lòng đổi dạ là gì? Chồng ngoại tình với người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Thay lòng đổi dạ được hiểu như thế nào? Chồng ngoại tình với người khác có bị xử phạt không? Nếu có thì bị xử phạt trong trường hợp nào, bao nhiêu tiền? Thay lòng đổi dạ là gì? Thay lòng đổi dạ là một cụm từ thường dùng để miêu tả sự thay đổi trong tình cảm, thái độ của một người đối với người khác, thường là từ yêu thương, chung thủy chuyển sang lạnh nhạt, thờ ơ, thậm chí là phản bội. Chồng ngoại tình với người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình như sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; .... Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. .... Thông qua các quy định trên, pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm ngoại tình. Tuy nhiên, một trong các hành vi liên quan đến ngoại tình được pháp luật quy định là việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Như vậy, không phải mọi trường hợp chồng ngoại tình đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính (cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) mà chỉ có những mối quan hệ có các đặc điểm dưới đây: - Đang có vợ mà kết hôn với người khác. - Đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chồng ngoại tình có được dành quyền nuôi con không? Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo đó, việc chồng ngoại tình chỉ là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong việc xác định người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” để quyết định cha hay mẹ là người trực tiếp nuôi con thông qua các tiêu chí quy định tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cụ thể: - Điều kiện, khả năng trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột. - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha không trực tiếp nuôi. - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ. - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con. - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con; - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con; - Nguyện vọng của con được sống chung với cha, mẹ. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi người chồng có hành vi ngoại tình thì vẫn có thể được quyền nuôi con nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và chứng minh được mình là người phù hợp hơn để chăm sóc con. Tóm lại, ngoại tình là một biểu hiện rõ ràng của việc "thay lòng đổi dạ" trong cuộc sống hôn nhân. Mục đích của việc xử phạt hành vi chồng ngoại tình không chỉ là phạt tiền mà còn nhằm răn đe, bảo vệ chế độ một vợ một chồng và quyền lợi của người vợ.
"Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con?
"Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? Chứng cứ nào được sử dụng để chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật hiện hành? "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là một câu tục ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta. Câu nói ngắn gọn này mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa các thế hệ trong một gia đình, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cha mẹ lên con cái. Từ xa xưa, cha ông ta đã nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ giữa các thế hệ trong một gia đình. "Tông" ở đây ám chỉ dòng họ, gia tộc, nhưng gần gũi hơn cả là cha mẹ. Còn "lông" và "cánh" tượng trưng cho những nét đặc trưng, từ ngoại hình đến tính cách của mỗi người. Câu nói này như một lời khẳng định rằng, dù có những khác biệt nhất định, con cái vẫn mang trong mình những dấu ấn rõ nét của cha mẹ, của gia đình mình. Chính vì thế, người ta thường dùng câu "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" khi muốn nhận xét về những điểm tương đồng giữa con cái và cha mẹ. Ví dụ, “con bé có đôi mắt sáng, chiếc mũi cao giống hệt bố mình”, người ta thường đưa ra nhận xét này như một lời khen ngợi. Điều đó cho thấy, sự ảnh hưởng của gia đình, đặc biệt là cha mẹ, là rất lớn trong việc hình thành nên con người của mỗi chúng ta. Như vậy, câu tục ngữ "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là một lời nhắc nhở chúng ta về những giá trị truyền thống, về sự kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp từ thế hệ trước. Đồng thời, câu tục ngữ cũng khẳng định sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong một gia đình, tạo nên một sợi dây tình cảm bền chặt. Chứng cứ nào dùng để chứng minh quan hệ cha mẹ con? Việc xác định cha mẹ con được quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: (i) Xác định cha, mẹ - Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. - Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. - Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. - Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. (ii) Xác định con - Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. - Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình. Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Tóm lại, câu tục ngữ "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" như một lời khẳng định rằng, dù có những khác biệt nhất định, con cái vẫn mang trong mình những dấu ấn rõ nét của cha mẹ, của gia đình mình.
Bách niên giai lão là gì? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
"Bách niên giai lão" được sử dụng như một lời chúc dành cho các cặp vợ chồng mới cưới và cũng là lời nhắc nhở về giá trị của tình yêu và hôn nhân. Vậy, bách niên giai lão là gì? Bách niên giai lão là gì? Nguồn gốc: - Bách niên: Trăm năm, tượng trưng cho một khoảng thời gian dài, một cuộc đời viên mãn. - Giai lão: Cùng già, cùng sống đến già. Theo đó, bách niên giai lão có nghĩa là sống đến trăm tuổi, cùng nhau già đi. Thành ngữ này thường được dùng để chúc mừng cho các cặp vợ chồng mới cưới, mong họ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn và sống bên nhau đến trọn đời. Ý nghĩa của lời chúc "Bách niên giai lão": - Tình yêu vĩnh cửu: Bách niên giai lão thể hiện mong ước về một tình yêu bền chặt, trường tồn, vượt qua mọi thử thách của thời gian. - Hạnh phúc viên mãn: Bách niên giai lão thể hiện một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sung túc, cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. - Gia đình sum vầy: Bách niên giai lão còn mang ý nghĩa về một gia đình sum vầy, con cháu đề huề, hạnh phúc. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ra sao? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: (1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. (2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. (3) Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. (4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. (5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Có thể khẳng định rằng, hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, pháp luật về hôn nhân và gia đình cấm những hành vi sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Nhìn chung, để xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình, vợ chồng chung sống hạnh phúc đến "Bách niên giai lão" thì các bên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như: tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc,...
“Vợ chồng như đũa có đôi” là gì? Trường hợp nào được xem là người đang có vợ hoặc có chồng?
Câu tục ngữ “Vợ chồng như đũa có đôi” được hiểu như thế nào? Những trường hợp nào được xác định là người đang có vợ hoặc có chồng? “Vợ chồng như đũa có đôi” là gì? Hình ảnh "đôi đũa" không xa lạ gì đối với mỗi người Việt Nam. Đó là vật dụng quen thuộc trên mâm cơm gia đình, tượng trưng cho sự gắn kết, đồng hành và chia sẻ. Việc so sánh "đôi đũa" với "vợ chồng" trong câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" đã mang đến nhiều tầng nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện quan niệm về mối quan hệ vợ chồng trong văn hóa Việt Nam. Thứ nhất, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự gắn bó, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau giữa vợ và chồng. Giống như hai chiếc đũa luôn đi kèm, không thể thiếu nhau, vợ chồng cần gắn kết, chung thủy, cùng nhau vun đắp cho tổ ấm. Họ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, khó khăn trong cuộc sống. Thứ hai, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự bổ sung cho nhau giữa vợ và chồng. Mỗi người mang những ưu điểm, tính cách riêng biệt, bổ sung cho nhau để tạo nên một "đôi đũa" hoàn chỉnh. Người chồng như "cây đũa dài" mạnh mẽ, che chở cho vợ con, người vợ như "cây đũa ngắn" khéo léo, vun vén cho gia đình. Sự kết hợp hài hòa giữa hai cá tính khác biệt giúp họ cùng nhau gánh vác trách nhiệm, vun đắp hạnh phúc cho tổ ấm. Thứ ba, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự hòa hợp, thấu hiểu và chia sẻ giữa vợ và chồng. Để sử dụng "đôi đũa" một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Vợ chồng cũng vậy, cần hòa hợp, thấu hiểu, chia sẻ với nhau trong mọi việc. Họ cùng nhau vượt qua khó khăn, vun đắp hạnh phúc cho tổ ấm, tạo nên một gia đình ấm êm, bền vững. Bằng hình ảnh ẩn dụ độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" đã mang đến bài học quý giá về mối quan hệ vợ chồng trong văn hóa Việt Nam. Đây là lời khuyên đắt giá cho những ai đang xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình. Trường hợp nào được xem là người đang có vợ hoặc có chồng? Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì người đang có vợ hoặc có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. Tóm lại, câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" ca ngợi vợ chồng hòa thuận. Vợ chồng là phải sống chung hòa, gắn kết, như đũa thì phải có đôi.
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" là gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân?
Câu nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" mang ý nghĩa gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân được pháp luật quy định ra sao? "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" là gì? Câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" từ lâu đã trở thành một quan niệm quen thuộc trong xã hội Việt Nam. Nó thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình. Trong đó, hình ảnh "Đàn ông xây nhà" thể hiện vai trò của người đàn ông trong gia đình, cụ thể, người đàn ông thường đóng vai trò trụ cột, gánh vác trách nhiệm về mặt tài chính, tạo dựng nền tảng vật chất cho gia đình. Họ là người đi làm kiếm tiền, lo toan cho mọi chi tiêu, đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho vợ con. Về mặt nghĩa bóng, hình ảnh “Đàn ông xây nhà” đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình là người bảo vệ và che chở, mang lại nền tảng vật chất và cảm giác an toàn cho các thành viên trong gia đình. Còn hình ảnh “Đàn bà xây tổ ấm" nghĩa là người phụ nữ vun vén, chăm sóc tổ ấm gia đình, tạo dựng bầu không khí ấm áp, hạnh phúc. Họ là người quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái, vun đắp tình cảm vợ chồng, tạo dựng tổ ấm bình yên cho cả gia đình. Về nghĩa bóng, hình ảnh “Đàn bà xây tổ ấm" cho thấy người phụ nữ đóng vai trò gắn kết tình cảm và tạo nên sự gắn kết, mang đến sự ấm áp và hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình. Như vậy, câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" đã khái quát một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về vai trò quan trọng và bổ sung cho nhau của người đàn ông và người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng câu tục ngữ này được hình thành trong xã hội truyền thống, khi vai trò giới còn bị phân chia rạch ròi. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nam và nữ trong gia đình đã có nhiều thay đổi, cả hai đều có thể tham gia vào cả hai mặt "xây nhà" và "xây tổ ấm" và điều quan trọng là sự đồng lòng, chia sẻ và yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân? (i) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân (Chương III Luật Hôn nhân và gia đình 2014): - Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng (quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014); - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. - Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Tình nghĩa vợ chồng + Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. + Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. - Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng + Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng + Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. - Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (ii) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. (iii) Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. (iv) Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Tóm lại, câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" khái quát một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về vai trò quan trọng và bổ sung cho nhau của người đàn ông và người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
Bảo vệ quyền lợi trẻ em: Hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn
Ngày 16/5/2024, TAND tối cao ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP nhằm hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong đó có việc nuôi con khi ly hôn (1) Pháp luật quy định việc nuôi con khi ly hôn như thế nào? Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn được quy định như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Như vậy, pháp luật quy định sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ phải chăm sóc cho con. Việc ai là người trực tiếp nuôi con thì vợ, chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi con, nếu con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con, tuy nhiên, mọi quyết định phải căn cứ vào “quyền lợi về mọi mặt của con”. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ được trực tiếp nuôi trừ khi mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khá rõ ràng về việc nuôi con khi ly hôn nhưng để hiểu rõ và thống nhất thế nào là “quyền lợi về mọi mặt cho con”, “con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con” hay “mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP để hướng dẫn việc này. (2) Hướng dẫn về việc nuôi con khi ly hôn của HĐTP-TANDTC Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn như sau: Hướng dẫn về việc xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây: - Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con - Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ Có thể thấy, bộ tiêu chí để xem xét quyền lợi về mọi mặt của con được Hội đồng thẩm phán hướng dẫn bám rất sát vào thực tế, quan tâm đến tâm lý, tình cảm của con, tìm ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất, ít ảnh hưởng, ít xáo trộn đến cuộc sống và sự phát triển của con nhất để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi cha, mẹ ly hôn. Ngoài ra, việc quy định một bộ tiêu chí để xem xét quyền lợi về mọi mặt của con như vậy sẽ giúp cho việc ra quyết định của Tòa án được thống nhất hơn, có căn cứ, cơ sở để xem xét, quyết định cho ai trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Hướng dẫn về việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; - Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con; - Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con. Qua hướng dẫn này có thể thấy, Hội đồng Thẩm phán rất đề cao quyết định của con trẻ trong việc lựa chọn theo cha hoặc mẹ khi cha, mẹ ly hôn. Hội đồng Thẩm phán tạo mọi điều kiện tốt nhất về tâm lý, không gian và biện pháp lấy ý kiến con trẻ để con được thật lòng, không gặp bất kì áp lực nào khi bày tỏ ý kiến của mình. Bởi lẽ, không ai hiểu con hơn chính con, do đó khi Tòa án xem xét, quyết định ai trực tiếp nuôi dưỡng con, các quyết định này sẽ phần lớn hướng theo theo mong muốn, nguyện vọng của con trẻ. Hướng dẫn xem xét trường hợp “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Như vậy, nếu người mẹ thuộc các trường hợp trên đây thì sẽ không đủ điều kiện được trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha còn không tốt hơn điều kiện của người mẹ đã nêu trên đây thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi. Trên đây là hướng dẫn của HĐTP TANDTC về việc giải quyết việc nuôi con khi ly hôn. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Lòng chim dạ cá là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân quan hệ vợ chồng?
“Ai ngờ lòng chim, dạ cá” là một câu tục ngữ được sử dụng để nói về sự không chung thủy. Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng? Lòng chim dạ cá là gì? Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người giả dối, họ giả dối về lòng chung thủy, về tính trung thực của bản thân mình “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu tục ngữ này cũng được sử dụng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, để bộc lộ tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật Vũ Nương khi bị chồng nghi oan không chung thủy. Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng? Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ như sau: “Tình nghĩa vợ chồng 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.” Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung thủy là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng. Đòng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: "Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn." Như vậy có thể thấy, sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi ngoại tình như sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ Ngoài ra, tại Mục 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng như sau: - Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. - Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Tình nghĩa vợ chồng + Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. + Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. - Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. - Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tóm lại, Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người không chung thủy, những người có sự giả dối trong đời sống sẽ không được người khác tôn trọng và không được mọi người chăm sóc, yêu thương.
"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" là gì? Lựa chọn giới tính thai nhi có trái luật?
"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" mang ý nghĩa gì và việc lựa chọn giới tính thai nhi có trái với quy định của luật hay không? "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" là gì? Nghề nông, đặc biệt là nghề trồng lúa luôn là đặc sản nổi bật của ông cha ta. Ruộng lúa là tài sản giá trị nuôi sống cả một gia đình, những mầm lúa, hạt gạo chính là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống chúng ta. Vì vậy, ruộng lúa luôn được ông cha ta quý trọng. Với câu khẳng định “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng, chúng ta thấy được hình ảnh ruộng sâu, là một gợi ý giúp hình dung về các mảnh ruộng sâu tươi tốt, không phải bỏ quá nhiều công sức để tát nước hay làm cỏ. Hầu hết phân bón hay chất dinh dưỡng nuôi dưỡng đều chảy về nơi ruộng sâu, vì thế việc chăm sóc thảnh thơi hơn so với các mẫu ruộng nông khác. Với hình ảnh trâu nái, là sự thịnh vượng, mang lại tài lộc cho người nông, bởi trâu nái sẽ để ra chú nghé con, kinh tế cũng từ đó mà phát triển. Vậy nếu so sánh ruộng sâu và trâu nái cũng chẳng bằng con gái đầu lòng, được hiểu ngầm là đề cao việc đẻ con gái đầu, là niềm tự hào của bậc sinh thành. Có gái lớn trong nhà có thể đỡ đần các công việc thay cho bố mẹ khi đi vắng, quán xuyến việc nhà và phụ giúp chăm lo cho đàn em thơ. Chưa dừng lại ở đó, nếu con gái cả trong nhà có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh, được cưới gả vào gia đình danh giá của mang lại tiếng thơm cho cả gia đình, cả dòng họ. Qua phân tích trên, chúng ta hiểu thêm một ý nghĩa mà từ lâu đã không được làm rõ trong câu nói ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Và cũng trong thời đại ngày nay, việc trọng nam khinh nữ cũng đã giảm dần theo thời gian, sự bình đẳng giữa con cái đã được coi trọng và cải thiện. Lựa chọn giới tính thai nhi vì muốn sinh con gái đầu lòng là trái luật đúng không? Qua phân tích câu nói trên, không ít gia đình mong muốn sinh con gái đầu lòng thông qua việc lựa chọn giới tính thai nhi. Vậy lựa chọn giới tính thai nhi có trái luật không? Dẫn chiếu đến điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định lựa chọn giới tính thai nhi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời tại Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP có quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: - Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi. - Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, .... - Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác. Như vậy, trường hợp vì muốn sinh con gái đầu lòng mà lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các hình thức như xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,.... thì đều là trái với quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, mọi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đều là trái luật. Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Cụ thể theo quy định này nếu phụ nữ mang thai thực hiện phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tóm lại, câu nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" cho thấy rằng việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý việc lựa chọn giới tính thai nhi là trái với quy định của pháp luật. Do vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi và tuân thủ quy định của pháp luật để bảo vệ sức khỏe sinh sản và đạo đức xã hội.
Thuyền theo lái, gái theo chồng là gì? Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không?
Dân gian ta từ xưa đến nay luôn có quan niệm: "Thuyền theo lái, gái theo chồng", thế nhưng ở hiện tại được cho là đã không còn đúng trong nhiều trường hợp. Vậy cùng tìm hiểu "Thuyền theo lái, gái theo chồng" là gì? Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không? Thuyền theo lái, gái theo chồng là gì? Đầu tiên, hãy cùng giải nghĩa câu thành ngữ “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. - Thuyền theo lái là một điều hiển nhiên khi thuyền luôn phải dựa vào bánh lái, bánh lái rẽ sang bên nào thì thuyền sẽ sang bên đấy. - Gái theo chồng có nghĩa là người con gái khi lấy chồng thì phải nghe theo ý của chồng, không tự quyết định hay cãi lời. Hình ảnh người phụ nữ xưa được ví như hình ảnh chiếc thuyền. Người phụ nữ khi đã lấy chồng phải đi theo chồng, không được có ý nghĩ chống đối, hay có ý kiến cá nhân, cũng giống như chiếc thuyền luôn dựa vào bánh lái để đi theo hướng nhất định. Thuyền theo lái, gái theo chồng là tư tưởng, quan niệm cổ hủ từ xa xưa của ông bà ta. Giống như thuyết “tam tòng” của Nho giáo thì người phụ nữ khi còn ở nhà theo bố, khi lấy chồng thì theo chồng, còn nếu chồng chết thì phải theo phục tùng con (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử). Điều này cũng cho thấy, ở chế độ phong kiến, đa số người phụ nữ luôn phải chịu chung số phận gian truân và bất hạnh. Bên cạnh đó, câu thành ngữ “Thuyền theo lái gái theo chồng” cũng diễn tả sự hy sinh, vất vả của người phụ nữ. Hình ảnh người vợ trong gia đình luôn toát lên sự yêu thương, hết lòng vì chồng con. Đó vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm, vừa là hạnh phúc của người phụ nữ. Tựu chung lại, thành ngữ “Thuyền theo lái, gái theo chồng” khơi gợi tình cảnh của người phụ nữ xưa và cho ta hiểu toàn diện hơn về khuôn khổ và áp đặt của cuộc đời. Đồng thời, câu thành ngữ cũng nhằm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cao quý của phái yếu khi đã xuất giá theo chồng. Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Tuy nhiên, Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Ngoài ra, tại Điều 14 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, không bắt buộc phải rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ chuyển hộ khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn. Nếu đang chung sống cùng chồng thì chỉ cần đăng ký tạm trú khi đáp ứng các điều kiện của Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại các địa điểm sau: + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ những nội dung trên, có thể thấy hình ảnh người phụ nữ xưa được ví như hình ảnh chiếc thuyền. Người phụ nữ khi đã lấy chồng phải đi theo chồng, làm theo ý chồng và không được có ý nghĩ chống đối, hay có ý kiến cá nhân, cũng giống như chiếc thuyền luôn dựa vào bánh lái để đi theo hướng nhất định không tách ra được.
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân gia đình được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên do BCH Trung ương ban hành. 1. Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình Theo quy định tại khoản 7 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW, đảng viên vi phạm quy định hôn nhân và gia đình là khi thực hiện một số hành vi sau đây: - Có con đẻ ngoài hôn nhân với người khác. - Từ chối hoặc không hợp tác thực hiện nghĩa vụ để xác nhận huyết thống theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn. - Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. - Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án). - Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. - Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi. - Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng. - Vi phạm pháp luật về mang thai hộ. (2) Trường hợp đã kỷ luật mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn. - Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định. - Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng. (3) Trường hợp vi phạm mục (1) mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội. - Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đảng viên Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đảng viên được quy định tại khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: - Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật. - Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật. - Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định. - Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. - Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật. Tóm lại, tùy vào mức đọ của hành vi và hậu quả gây ra mà đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ) và nặng nhất là kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng.
Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của dì ghẻ đối với con chồng?
Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ, con chồng được quy định ra sao? Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Từ bao đời nay, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam luôn ẩn chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống. Trong số đó, câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” đã trở nên quen thuộc với mỗi người con đất Việt. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, thể hiện quan điểm của người xưa về những điều không thể xảy ra hoặc rất khó xảy ra. Để hiểu được ý nghĩa của câu nói này, chúng ta cần tìm hiểu về nghĩa đen và nghĩa bóng của câu nói. Cụ thể, về nghĩa đen, Bánh đúc là món ăn được làm từ bột gạo, thường được tráng mỏng và cắt thành từng miếng vuông hoặc chữ nhật. Bánh đúc có đặc điểm mềm mịn, dai dai và không có xương. Câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương" khẳng định rằng bánh đúc không bao giờ có xương, điều này hiển nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, câu nói được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra. Thông thường, chúng ta thường nghe câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng". Như đã đề cập ở trên, Bánh đúc được làm bằng bột gạo, có thể là bánh nhân ngọt đậu xanh hoặc là nhân mặn nên làm sao mà có xương cho được. Vậy theo ý của dân gian muốn nói ở đây chính dễ gì mà tìm ra được xương trong bánh đúc, cũng như là tình cảm của mẹ kế dành cho con của chồng sẽ không mặn mà, sâu sắc, dễ gì tìm được người mẹ ghẻ yêu thương con chồng. Quan niệm "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" xuất phát từ thực tế đó, thể hiện sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình. Câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho những đứa trẻ mồ côi mẹ, phải sống trong cảnh "mẹ ghẻ con chồng". Câu nói cũng là lời khuyên cho những người phụ nữ khi tái hôn cần đối xử tốt với con riêng của chồng. Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng? Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng được quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mẹ ghẻ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này. Cụ thể, mẹ ghẻ có các quyền và nghĩa vụ sau đối với con chồng: (1) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. (3) Nghĩa vụ và quyền giáo dục con - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ được quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể gồm: (1) Quyền và nghĩa vụ của con - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Tóm lại, câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương" được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra. Khi kết hợp với "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thì câu nói mang hàm ý sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình. Về quyền và nghĩa vụ giữa dì ghẻ và con chồng thì thực hiện như quy định trên.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký lại giấy kết hôn khi bị mất năm 2024
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là loại giấy tờ quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Vậy trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký hôn thì thủ tục đăng ký lại được thực hiện ra sao? 1. Đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cần điều kiện gì? Vợ chồng đăng ký lại giấy kết hôn cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm: - Việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. - Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại. - Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. 2. Hồ sơ đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP người thực hiện thủ tục đăng ký lại giấy chứng nhận kết hôn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký lại giấy chứng nhận kết hôn tải - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. - Trường hợp đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. 3. Thủ tục đăng lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Người có nhu cầu đến UBND cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hôn. * Trường hợp đăng ký lại giấy kết hôn là UBND xã nơi đăng ký trước đây: Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn trước đó. Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014. * Trường hợp đăng ký lại giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã là nơi khác: Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Trường hợp nào nhận cha, con không cần làm xét nghiệm ADN?
Trên thực tế, nhiều cặp cha, mẹ không đăng ký kết hôn và có con chung, người cha có nhu cầu nhận cha, con thì cần có xét nghiệm ADN để chứng minh quan hệ. Như vậy, pháp luật có quy định trường hợp nào không cần làm xét nghiệm ADN và vẫn được công nhận quan hệ cha, con hay không? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề trên. Quy định về xác nhận cha, con theo Luật hôn nhân và gia đình 2014: Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, xác định cha, mẹ theo nguyên tắc sau: - Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. - Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. - Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Như vậy, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng thì được xác định quan hệ cha, mẹ, con, trường hợp này người cha và người con được công nhận quan hệ cha, con mà không yêu cầu phải có quan hệ huyết thống. Xác nhận cha, con theo trường hợp thông thường thì cần xét nghiệm ADN Theo Luật hộ tịch 2014 thì người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Như vậy, theo trường hợp thông thường, đăng ký nhận cha, con thì cần có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con, mà được thể hiện qua văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con, tức giấy xét nghiệm ADN. Chỉ trường hợp vì lý do đặc biệt nào đó mà không xét nghiệm ADN được thì được lập văn bản cam đoan quan hệ cha, con và có thêm ít nhất hai người làm chứng. Ngoài các trường hợp thông thường, Thông tư 04/2020/TT-BTP vẫn có quy định một số trường hợp đặc biệt sau không yêu cầu chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nhưng vẫn được công nhận mối quan hệ cha, con: Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. - Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật. Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này. Như vậy, trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con nên không cần xét nghiệm ADN và vẫn được công nhận mới quan hệ cha, con thông qua thông tin được bổ sung hộ tịch trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh (nếu đã đăng ký khai sinh) hoặc thông qua thông tin Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh khi đăng ký khai sinh lần đầu.
Em trai chồng kết hôn với em gái vợ có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân như sau: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về “những người có họ trong phạm vi ba đời” như sau: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Theo đó, em trai của người chồng và em gái của người vợ không thuộc những người có họ trong phạm vi ba đời. Vậy việc em trai chồng kết hôn với em gái của vợ không rơi vào hành vi bị cấm trong hôn nhân. Do đó, em trai của chồng hoàn toàn có thể kết hôn với em gái của người vợ.
Qua lại với người khác trong thời gian ly thân có vi phạm luật hôn nhân không?
Theo khoản 13, 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa về “thời kỳ hôn nhân” và "ly hôn" như sau: 13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Theo khoản 1, 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; ....... Theo đó, thời kỳ hôn nhân được tính từ lúc đăng ký kết hôn đến lúc ly hôn, trong trường hợp này, bạn và chồng chưa tiến hành ly hôn nên các bạn được xem là đang trong thời kỳ hôn nhân và được pháp luật bảo vệ về quan hệ hôn nhân của mình. Do đó, người đang trong thoief gian ly thân có hành vi chung sống với người khác là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình và thuộc vào điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình.
Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào?
Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con là gì? Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014? "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là gì? "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ dùng để chỉ chế độ đa thê - một chồng có thể lấy nhiều vợ của xã hội Việt Nam ngày xưa. Cả sông đông chợ: ở các sông lớn thì thường sẽ có nhiều chợ tụ tập - nơi buôn bán sầm uất và cũng nơi giao thoa của nhiều mối quan hệ, nhiều vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Lắm vợ nhiều con: theo quan niệm của ông cha ta ngày xưa (xã hội cũ) thì đa đinh (tức có nhiều con trai) là điều phúc cho gia tộc do đó, về nghĩa đen thì việc có nhiều vợ thì sẽ tỷ lệ thuận với việc có nhiều con. Mặt khác, việc so sánh "Cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" còn mang hàm ý nhấn mạnh sự đông đúc, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con. Đặt trong xã hội hiện đại thì chế độ đa thê đã không còn phù hợp bởi một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện đại là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. (Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014) Nhà nước bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như thế nào? Việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau: (1) Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. (2) Cấm các hành vi sau đây: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. (3) Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. (4) Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình. Tóm lại, "Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều con" là một câu tục ngữ mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau, dùng để ám chỉ chế độ đa thê của xã hội Việt Nam ngày xưa. Việc sử dụng biện pháp so sánh giữa "cả sông đông chợ" với "lắm vợ nhiều con" đã giúp cho người đọc có góc nhìn đa chiều về sự đông đúc, sự ngột ngạt, nhiều vấn đề, nhiều thử thách có thể xảy ra trong một gia đình có nhiều vợ, nhiều con ở xã hội cũ.
Kính trên nhường dưới là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu tục ngữ "Kính trên nhường dưới" là gì? Giữa các thành viên của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này. Kính trên nhường dưới là gì? "Kính trên nhường dưới" là một câu tục ngữ trong tiếng Việt, biểu thị một nguyên tắc ứng xử quan trọng trong xã hội và gia đình. Cụm từ này nhấn mạnh đến hai khía cạnh chính: [1] Kính trên: Thể hiện sự tôn trọng, kính trọng đối với những người lớn tuổi hơn, người có vị trí cao hơn, như ông bà, cha mẹ, thầy cô, hoặc những người có kinh nghiệm và chức vụ trong xã hội. [2] Nhường dưới: Thể hiện sự khoan dung, nhân ái và biết nhường nhịn đối với những người nhỏ tuổi hơn, ít kinh nghiệm hơn, hoặc có địa vị thấp hơn trong xã hội, ví dụ như em nhỏ, người mới vào nghề, người có hoàn cảnh khó khăn hơn. Tục ngữ này phản ánh một giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa Việt Nam về sự lễ phép, tôn ti trật tự, khuyến khích tinh thần đoàn kết và hòa thuận giữa các thế hệ trong gia đình và xã hội. Tục ngữ này dạy con người biết tôn trọng những người đi trước, có lòng yêu thương, nhường nhịn những người trẻ tuổi hay yếu thế hơn, từ đó xây dựng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp hơn. Ví dụ: Trong gia đình, con cháu cần biết kính trọng ông bà, cha mẹ, đồng thời anh chị cũng cần nhường nhịn, bảo vệ em út. Trong xã hội, người trẻ nên tôn trọng và học hỏi từ người lớn tuổi hơn, còn người có kinh nghiệm thì nên hướng dẫn, giúp đỡ người mới. Giữa các thành viên khác của gia đình có quyền và nghĩa vụ gì? "Kính trên nhường dưới" là một nguyên tắc ứng xử truyền thống thể hiện sự tôn trọng và biết ơn đối với những người lớn tuổi hơn và thái độ nhường nhịn, giúp đỡ và yêu thương đối với những người nhỏ tuổi hơn, thể hiện rõ ràng và cụ thể nhất trong phạm vi gia đình. Căn cứ Điều 103 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên khác của gia đình như sau: - Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. - Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. - Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để các thế hệ trong gia đình quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội cùng tham gia vào việc giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu không? Căn cứ Điều 104 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu: - Quyền, nghĩa vụ của ông bà nội, ông bà ngoại và cháu + Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu; trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng theo quy định tại Điều 105 của Luật này thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu. + Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại; trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng. Theo quy định trên, ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng. "Kính trên nhường dưới" và "quyền, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình" có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, vì cả hai đều đề cập đến các nguyên tắc và trách nhiệm về cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. Mối liên hệ giữa chúng thể hiện qua việc xây dựng các giá trị đạo đức, trách nhiệm và sự tôn trọng trong gia đình
Ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không?
Thời gian gần đây, câu chuyện liên quan đến một cặp đôi đã yêu nhau 7 năm nhưng chàng trai trong mối quan hệ lại thường xuyên nhắn tin, quan tâm... có tình cảm với một cô gái khác đã gây ra nhiều tranh cãi và bức xúc trong cộng đồng mạng, đặc biệt là về hành vi "ngoại tình tư tưởng". Vậy, ngoại tình tư tưởng là gì? Có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Ngoại tình tư tưởng là gì? Ngoại tình tư tưởng chỉ việc một người có những suy nghĩ, cảm xúc hay hành vi tình cảm với người khác ngoài mối quan hệ chính thức của mình, mặc dù không có sự quan hệ thể xác. Ngoại tình tư tưởng có thể khó nhận biết vì nó không thể hiện ra thành hành động cụ thể như ngoại tình thể xác. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu phổ biến của ngoại tình tư tưởng phổ biến như sau: - Thường xuyên suy nghĩ về người khác: Dành nhiều thời gian suy nghĩ, mơ mộng về một người khác ngoài bạn đời của mình - Giao tiếp thân mật: Thường xuyên nhắn tin, gọi điện hoặc trò chuyện với người đó một cách thân mật và chia sẻ những điều mà bạn không chia sẻ với bạn đời - So sánh và lý tưởng hóa: Bắt đầu so sánh người đó với bạn đời của mình và lý tưởng hóa mối quan hệ với người đó - Giữ bí mật: Cảm thấy cần phải giấu giếm mối quan hệ này và không muốn bạn đời biết về sự tồn tại của người đó - Giảm sự quan tâm đến bạn đời: Ít quan tâm, ít chia sẻ và ít dành thời gian cho bạn đời hơn trước - Tìm kiếm sự chú ý: Cố gắng gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đó, chẳng hạn như chăm chút ngoại hình hơn khi gặp họ - Cảm thấy tội lỗi: Cảm thấy tội lỗi hoặc lo lắng về mối quan hệ này, nhưng vẫn không thể ngừng suy nghĩ về người đó. Ngoại tình tư tưởng có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả tâm lý và mối quan hệ hôn nhân như: - Gây ra sự xa cách trong hôn nhân: Khi một người dành nhiều thời gian và cảm xúc cho người khác, họ có thể trở nên xa cách và ít quan tâm đến bạn đời của mình - Tạo ra sự thiếu tin tưởng: Ngoại tình tư tưởng có thể làm giảm sự tin tưởng giữa hai vợ chồng, dẫn đến những nghi ngờ và mâu thuẫn trong mối quan hệ - Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần: Người ngoại tình tư tưởng có thể cảm thấy tội lỗi, lo lắng và căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai bên - Dẫn đến ly thân hoặc ly hôn: Nếu không được giải quyết, ngoại tình tư tưởng có thể dẫn đến việc vợ chồng sống ly thân hoặc thậm chí ly hôn - Thay đổi tính cách và hành vi: Người ngoại tình tư tưởng có thể trở nên thờ ơ, lạnh nhạt với bạn đời, và đôi khi có những hành vi tiêu cực như bạo lực hoặc tìm đến các chất kích thích - Gây tổn thương cho con cái: Nếu có con, những căng thẳng và mâu thuẫn trong hôn nhân do ngoại tình tư tưởng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Ngoại tình tư tưởng có vi phạm Luật Hôn nhân và gia đình không? Hiện nay, pháp luật vẫn chưa có quy định về ngoại tình tư tưởng. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có cấm hành vi người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Theo đó, hành vi bị cấm trên có thể hiểu là hành vi ngoại tình trong quan hệ hôn nhân gia đình. Tuy nhiên, ngoại tình tư tưởng chủ yếu thiên về các cảm xúc cá nhân, không có các hành vi chung sống như vợ chồng. Vì vậy, xét dưới góc độ pháp lý thì hành vi này không vi phạm quy định Luật Hôn nhân Gia đình hiện nay. Như vậy, ngoài tình tư tưởng có thể bao gồm việc suy nghĩ, mơ mộng về người khác, hoặc cảm thấy hứng thú và cống hiến cho một mối quan hệ khác ngoài một mối quan hệ chính thức như quan hệ hôn nhân. Mặc dù ngoại tình tư tưởng có thể không vi phạm pháp luật, nhưng nó có thể gây ra những tổn thương tinh thần và cảm xúc cho người bạn đời, gây ra những tác động tiêu cực đến hôn nhân, như làm giảm sự gắn kết, tạo ra sự xa cách và thiếu tin tưởng giữa hai vợ chồng.
TANDTC giải đáp một số vướng mắc trong xét xử về hình sự thuộc lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình
Ngày 10/9/2024, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) đã ban hành Công văn 163/TANDTC-PC để giải đáp một số vướng mắc trong xét xử hình sự, tố tụng hình sự, trong đó có một số giải đáp liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân & Gia đình. (1) Giải đáp về quy định “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” Theo khoản 1 Điều 182 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định như sau: “Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: - Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn; - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.” Theo khoản 3 Mục I Công văn 163/TANDTC-PC của TANDTC, quy định về việc “Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn” được giải đáp như sau: Quy định tại điểm a khoản 1 Điều 182 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) được hiểu là người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ mà dẫn đến hậu quả quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên ly hôn. Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Do đó, nếu có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án về việc chấm dứt quan hệ hôn nhân do một người làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn thì người đó sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. (2) Con đuổi cha, mẹ ra khỏi nhà có áp dụng quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác không? Theo khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau: Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: - Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; - Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; - Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; - Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác. Theo đó, thắc mắc được đặt ra là: Một người có một trong các hành vi trên trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự; và trường hợp con ở cùng nhà với cha mẹ (nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ) mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên không? Theo khoản 7 Mục I Công văn 163/TANDTC-PC, TANDTC giải đáp như sau: Điều 158 của Bộ Luật Hình sự 2015 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định xâm phạm chỗ ở của người khác trong thời gian bao lâu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, người nào thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 158 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Trường hợp con ở chung với cha mẹ mà đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, thì hành vi này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ” theo quy định tại Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Như vậy, khi con đuổi cha mẹ ra khỏi nhà, mặc dù nhà thuộc quyền sở hữu của cha mẹ, thì hành vi này cũng không chỉ đơn thuần là xâm phạm chỗ ở mà còn thể hiện sự ngược đãi. Do đó, hành vi này sẽ bị xử lý theo Điều 185 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về Tội ngược đãi hoặc hành hạ cha mẹ. Xem thêm tại Công văn 163/TANDTC-PC ngày 10/9/2024 của TANDTC.
Ðạo vợ nghĩa chồng là gì? Tình nghĩa vợ chồng được quy định như thế nào?
Câu tục ngữ "Đạo vợ nghĩa chồng" mang ý nghĩa gì? Quy định về tình nghĩa vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 được quy định như thế nào? Ðạo vợ nghĩa chồng là gì? "Ðạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ nói về quan hệ gia đình. - Đạo chỉ nguyên tắc, bổn phận phải thực hiện. - Nghĩa là những gì đúng đắn, hợp lẽ phải trong các mối quan hệ giữa người với người. "Đạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ nhắc nhở về trách nhiệm và bổn phận làm vợ làm chồng. Vợ chồng cần phải biết yêu thương, tôn trọng và chia sẻ với nhau. Người vợ là hậu phương vững chắc, có bổn phận chăm sóc gia đình, con cái, tôn trọng chồng, sống thủy chung. Người chồng trách nhiệm làm trụ cột gia đình, người bảo vệ, che chở cho vợ con, là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Vận dụng câu nói trên vào quy định của pháp luật thì vợ, chồng luôn bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân. Tình nghĩa vợ chồng được quy định như thế nào? Tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tình nghĩa vợ chồng được quy định như sau: - Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. - Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình? Tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: - Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. - Cấm các hành vi sau đây: + Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; + Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; + Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; ... Như vậy, hành vi bị nghiêm cấm nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình bao gồm: (1) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; (2) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; (3) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; (4) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; (5) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; (6) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; (7) Yêu sách của cải trong kết hôn; (8) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; (9) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính (10) Bạo lực gia đình; (11) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Theo đó, "Đạo vợ nghĩa chồng" là câu tục ngữ muốn nhắc đến chuẩn mực đạo đức mà người vợ và người chồng cần tuân thủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc, bền vững. Hôn nhân là sự gắn kết lâu dài, cần có sự vun đắp, xây dựng và hy sinh từ cả hai phía. Cả hai vợ chồng cần biết chia sẻ, thấu hiểu và cùng nhau vượt qua khó khăn.
Thay lòng đổi dạ là gì? Chồng ngoại tình với người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Thay lòng đổi dạ được hiểu như thế nào? Chồng ngoại tình với người khác có bị xử phạt không? Nếu có thì bị xử phạt trong trường hợp nào, bao nhiêu tiền? Thay lòng đổi dạ là gì? Thay lòng đổi dạ là một cụm từ thường dùng để miêu tả sự thay đổi trong tình cảm, thái độ của một người đối với người khác, thường là từ yêu thương, chung thủy chuyển sang lạnh nhạt, thờ ơ, thậm chí là phản bội. Chồng ngoại tình với người khác bị xử phạt bao nhiêu tiền? Theo khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định các hành vi cấm trong quan hệ hôn nhân và gia đình như sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; .... Ngoài ra, căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau: - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; + Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; + Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn. .... Thông qua các quy định trên, pháp luật hiện hành không quy định về khái niệm ngoại tình. Tuy nhiên, một trong các hành vi liên quan đến ngoại tình được pháp luật quy định là việc người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ Như vậy, không phải mọi trường hợp chồng ngoại tình đều bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý vi phạm hành chính (cụ thể là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng) mà chỉ có những mối quan hệ có các đặc điểm dưới đây: - Đang có vợ mà kết hôn với người khác. - Đang có vợ mà chung sống như vợ chồng với người khác. Chồng ngoại tình có được dành quyền nuôi con không? Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Theo đó, việc chồng ngoại tình chỉ là căn cứ để Tòa án giải quyết cho ly hôn không phải là yếu tố quyết định duy nhất trong việc xác định người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” để quyết định cha hay mẹ là người trực tiếp nuôi con thông qua các tiêu chí quy định tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP cụ thể: - Điều kiện, khả năng trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột. - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha không trực tiếp nuôi. - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ. - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con. - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con; - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con; - Nguyện vọng của con được sống chung với cha, mẹ. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi người chồng có hành vi ngoại tình thì vẫn có thể được quyền nuôi con nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên và chứng minh được mình là người phù hợp hơn để chăm sóc con. Tóm lại, ngoại tình là một biểu hiện rõ ràng của việc "thay lòng đổi dạ" trong cuộc sống hôn nhân. Mục đích của việc xử phạt hành vi chồng ngoại tình không chỉ là phạt tiền mà còn nhằm răn đe, bảo vệ chế độ một vợ một chồng và quyền lợi của người vợ.
"Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? Chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con?
"Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? Chứng cứ nào được sử dụng để chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định của pháp luật hiện hành? "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là gì? "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là một câu tục ngữ đã trở thành một phần không thể thiếu trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc ta. Câu nói ngắn gọn này mang trong mình một ý nghĩa sâu sắc về mối quan hệ giữa các thế hệ trong một gia đình, đặc biệt là sự ảnh hưởng của cha mẹ lên con cái. Từ xa xưa, cha ông ta đã nhận thấy sự tương đồng kỳ lạ giữa các thế hệ trong một gia đình. "Tông" ở đây ám chỉ dòng họ, gia tộc, nhưng gần gũi hơn cả là cha mẹ. Còn "lông" và "cánh" tượng trưng cho những nét đặc trưng, từ ngoại hình đến tính cách của mỗi người. Câu nói này như một lời khẳng định rằng, dù có những khác biệt nhất định, con cái vẫn mang trong mình những dấu ấn rõ nét của cha mẹ, của gia đình mình. Chính vì thế, người ta thường dùng câu "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" khi muốn nhận xét về những điểm tương đồng giữa con cái và cha mẹ. Ví dụ, “con bé có đôi mắt sáng, chiếc mũi cao giống hệt bố mình”, người ta thường đưa ra nhận xét này như một lời khen ngợi. Điều đó cho thấy, sự ảnh hưởng của gia đình, đặc biệt là cha mẹ, là rất lớn trong việc hình thành nên con người của mỗi chúng ta. Như vậy, câu tục ngữ "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" là một lời nhắc nhở chúng ta về những giá trị truyền thống, về sự kế thừa và phát huy những gì tốt đẹp từ thế hệ trước. Đồng thời, câu tục ngữ cũng khẳng định sự liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong một gia đình, tạo nên một sợi dây tình cảm bền chặt. Chứng cứ nào dùng để chứng minh quan hệ cha mẹ con? Việc xác định cha mẹ con được quy định tại Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể: (i) Xác định cha, mẹ - Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. - Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. - Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. - Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. (ii) Xác định con - Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình. - Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình. Về chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con được quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Tóm lại, câu tục ngữ "Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh" như một lời khẳng định rằng, dù có những khác biệt nhất định, con cái vẫn mang trong mình những dấu ấn rõ nét của cha mẹ, của gia đình mình.
Bách niên giai lão là gì? Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ra sao?
"Bách niên giai lão" được sử dụng như một lời chúc dành cho các cặp vợ chồng mới cưới và cũng là lời nhắc nhở về giá trị của tình yêu và hôn nhân. Vậy, bách niên giai lão là gì? Bách niên giai lão là gì? Nguồn gốc: - Bách niên: Trăm năm, tượng trưng cho một khoảng thời gian dài, một cuộc đời viên mãn. - Giai lão: Cùng già, cùng sống đến già. Theo đó, bách niên giai lão có nghĩa là sống đến trăm tuổi, cùng nhau già đi. Thành ngữ này thường được dùng để chúc mừng cho các cặp vợ chồng mới cưới, mong họ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, viên mãn và sống bên nhau đến trọn đời. Ý nghĩa của lời chúc "Bách niên giai lão": - Tình yêu vĩnh cửu: Bách niên giai lão thể hiện mong ước về một tình yêu bền chặt, trường tồn, vượt qua mọi thử thách của thời gian. - Hạnh phúc viên mãn: Bách niên giai lão thể hiện một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, sung túc, cùng nhau chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống. - Gia đình sum vầy: Bách niên giai lão còn mang ý nghĩa về một gia đình sum vầy, con cháu đề huề, hạnh phúc. Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ra sao? Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: (1) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. (2) Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. (3) Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con. (4) Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình. (5) Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Có thể khẳng định rằng, hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình cần ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển. Bên cạnh đó, căn cứ Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, pháp luật về hôn nhân và gia đình cấm những hành vi sau: - Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; - Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; - Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; - Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; - Yêu sách của cải trong kết hôn; - Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; - Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; - Bạo lực gia đình; - Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Nhìn chung, để xây dựng và gìn giữ hạnh phúc gia đình, vợ chồng chung sống hạnh phúc đến "Bách niên giai lão" thì các bên cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như: tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; thực hiện kế hoạch hóa gia đình; kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc,...
“Vợ chồng như đũa có đôi” là gì? Trường hợp nào được xem là người đang có vợ hoặc có chồng?
Câu tục ngữ “Vợ chồng như đũa có đôi” được hiểu như thế nào? Những trường hợp nào được xác định là người đang có vợ hoặc có chồng? “Vợ chồng như đũa có đôi” là gì? Hình ảnh "đôi đũa" không xa lạ gì đối với mỗi người Việt Nam. Đó là vật dụng quen thuộc trên mâm cơm gia đình, tượng trưng cho sự gắn kết, đồng hành và chia sẻ. Việc so sánh "đôi đũa" với "vợ chồng" trong câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" đã mang đến nhiều tầng nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện quan niệm về mối quan hệ vợ chồng trong văn hóa Việt Nam. Thứ nhất, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự gắn bó, yêu thương và hỗ trợ lẫn nhau giữa vợ và chồng. Giống như hai chiếc đũa luôn đi kèm, không thể thiếu nhau, vợ chồng cần gắn kết, chung thủy, cùng nhau vun đắp cho tổ ấm. Họ là chỗ dựa tinh thần vững chắc, sẵn sàng chia sẻ mọi buồn vui, khó khăn trong cuộc sống. Thứ hai, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự bổ sung cho nhau giữa vợ và chồng. Mỗi người mang những ưu điểm, tính cách riêng biệt, bổ sung cho nhau để tạo nên một "đôi đũa" hoàn chỉnh. Người chồng như "cây đũa dài" mạnh mẽ, che chở cho vợ con, người vợ như "cây đũa ngắn" khéo léo, vun vén cho gia đình. Sự kết hợp hài hòa giữa hai cá tính khác biệt giúp họ cùng nhau gánh vác trách nhiệm, vun đắp hạnh phúc cho tổ ấm. Thứ ba, hình ảnh "đôi đũa" thể hiện sự hòa hợp, thấu hiểu và chia sẻ giữa vợ và chồng. Để sử dụng "đôi đũa" một cách hiệu quả, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Vợ chồng cũng vậy, cần hòa hợp, thấu hiểu, chia sẻ với nhau trong mọi việc. Họ cùng nhau vượt qua khó khăn, vun đắp hạnh phúc cho tổ ấm, tạo nên một gia đình ấm êm, bền vững. Bằng hình ảnh ẩn dụ độc đáo và ý nghĩa sâu sắc, câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" đã mang đến bài học quý giá về mối quan hệ vợ chồng trong văn hóa Việt Nam. Đây là lời khuyên đắt giá cho những ai đang xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình. Trường hợp nào được xem là người đang có vợ hoặc có chồng? Căn cứ khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì người đang có vợ hoặc có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; - Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. Tóm lại, câu tục ngữ "Vợ chồng như đũa có đôi" ca ngợi vợ chồng hòa thuận. Vợ chồng là phải sống chung hòa, gắn kết, như đũa thì phải có đôi.
"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" là gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân?
Câu nói "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" mang ý nghĩa gì? Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân được pháp luật quy định ra sao? "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" là gì? Câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ" từ lâu đã trở thành một quan niệm quen thuộc trong xã hội Việt Nam. Nó thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của mỗi người trong việc xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình. Trong đó, hình ảnh "Đàn ông xây nhà" thể hiện vai trò của người đàn ông trong gia đình, cụ thể, người đàn ông thường đóng vai trò trụ cột, gánh vác trách nhiệm về mặt tài chính, tạo dựng nền tảng vật chất cho gia đình. Họ là người đi làm kiếm tiền, lo toan cho mọi chi tiêu, đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho vợ con. Về mặt nghĩa bóng, hình ảnh “Đàn ông xây nhà” đề cao vai trò của người đàn ông trong gia đình là người bảo vệ và che chở, mang lại nền tảng vật chất và cảm giác an toàn cho các thành viên trong gia đình. Còn hình ảnh “Đàn bà xây tổ ấm" nghĩa là người phụ nữ vun vén, chăm sóc tổ ấm gia đình, tạo dựng bầu không khí ấm áp, hạnh phúc. Họ là người quán xuyến việc nhà, chăm sóc con cái, vun đắp tình cảm vợ chồng, tạo dựng tổ ấm bình yên cho cả gia đình. Về nghĩa bóng, hình ảnh “Đàn bà xây tổ ấm" cho thấy người phụ nữ đóng vai trò gắn kết tình cảm và tạo nên sự gắn kết, mang đến sự ấm áp và hạnh phúc cho các thành viên trong gia đình. Như vậy, câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" đã khái quát một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về vai trò quan trọng và bổ sung cho nhau của người đàn ông và người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng câu tục ngữ này được hình thành trong xã hội truyền thống, khi vai trò giới còn bị phân chia rạch ròi. Trong xã hội hiện đại, vai trò của nam và nữ trong gia đình đã có nhiều thay đổi, cả hai đều có thể tham gia vào cả hai mặt "xây nhà" và "xây tổ ấm" và điều quan trọng là sự đồng lòng, chia sẻ và yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong hôn nhân? (i) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng về nhân thân (Chương III Luật Hôn nhân và gia đình 2014): - Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng (quy định tại Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014); - Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật. - Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Tình nghĩa vợ chồng + Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. + Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. - Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng + Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng + Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. - Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (ii) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình theo Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau: - Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình. - Trong trường hợp vợ chồng không có tài sản chung hoặc tài sản chung không đủ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì vợ, chồng có nghĩa vụ đóng góp tài sản riêng theo khả năng kinh tế của mỗi bên. (iii) Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng Theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; - Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì cha mẹ phải bồi thường; - Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan. (iv) Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây: - Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn; - Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; - Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình; - Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng. Tóm lại, câu tục ngữ "Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" khái quát một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ về vai trò quan trọng và bổ sung cho nhau của người đàn ông và người phụ nữ trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình.
Bảo vệ quyền lợi trẻ em: Hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn
Ngày 16/5/2024, TAND tối cao ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP nhằm hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong đó có việc nuôi con khi ly hôn (1) Pháp luật quy định việc nuôi con khi ly hôn như thế nào? Theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi ly hôn được quy định như sau: - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ Luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con Như vậy, pháp luật quy định sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ phải chăm sóc cho con. Việc ai là người trực tiếp nuôi con thì vợ, chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi con, nếu con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con, tuy nhiên, mọi quyết định phải căn cứ vào “quyền lợi về mọi mặt của con”. Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ được trực tiếp nuôi trừ khi mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khá rõ ràng về việc nuôi con khi ly hôn nhưng để hiểu rõ và thống nhất thế nào là “quyền lợi về mọi mặt cho con”, “con trên 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con” hay “mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”, TANDTC đã ban hành Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP để hướng dẫn việc này. (2) Hướng dẫn về việc nuôi con khi ly hôn của HĐTP-TANDTC Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn giải quyết việc nuôi con khi ly hôn như sau: Hướng dẫn về việc xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây: - Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột - Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi - Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ - Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con - Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con - Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con - Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ Có thể thấy, bộ tiêu chí để xem xét quyền lợi về mọi mặt của con được Hội đồng thẩm phán hướng dẫn bám rất sát vào thực tế, quan tâm đến tâm lý, tình cảm của con, tìm ra phương án tốt nhất, phù hợp nhất, ít ảnh hưởng, ít xáo trộn đến cuộc sống và sự phát triển của con nhất để quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi cha, mẹ ly hôn. Ngoài ra, việc quy định một bộ tiêu chí để xem xét quyền lợi về mọi mặt của con như vậy sẽ giúp cho việc ra quyết định của Tòa án được thống nhất hơn, có căn cứ, cơ sở để xem xét, quyết định cho ai trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Hướng dẫn về việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: - Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; - Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con; - Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con. Qua hướng dẫn này có thể thấy, Hội đồng Thẩm phán rất đề cao quyết định của con trẻ trong việc lựa chọn theo cha hoặc mẹ khi cha, mẹ ly hôn. Hội đồng Thẩm phán tạo mọi điều kiện tốt nhất về tâm lý, không gian và biện pháp lấy ý kiến con trẻ để con được thật lòng, không gặp bất kì áp lực nào khi bày tỏ ý kiến của mình. Bởi lẽ, không ai hiểu con hơn chính con, do đó khi Tòa án xem xét, quyết định ai trực tiếp nuôi dưỡng con, các quyết định này sẽ phần lớn hướng theo theo mong muốn, nguyện vọng của con trẻ. Hướng dẫn xem xét trường hợp “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” “Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con - Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Như vậy, nếu người mẹ thuộc các trường hợp trên đây thì sẽ không đủ điều kiện được trực tiếp nuôi dưỡng con. Tuy nhiên trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha còn không tốt hơn điều kiện của người mẹ đã nêu trên đây thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi. Trên đây là hướng dẫn của HĐTP TANDTC về việc giải quyết việc nuôi con khi ly hôn. Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.
Lòng chim dạ cá là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân quan hệ vợ chồng?
“Ai ngờ lòng chim, dạ cá” là một câu tục ngữ được sử dụng để nói về sự không chung thủy. Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng? Lòng chim dạ cá là gì? Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người giả dối, họ giả dối về lòng chung thủy, về tính trung thực của bản thân mình “Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang, ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu tục ngữ này cũng được sử dụng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của tác giả Nguyễn Dữ, để bộc lộ tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của nhân vật Vũ Nương khi bị chồng nghi oan không chung thủy. Chung thủy có phải là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng? Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ như sau: “Tình nghĩa vợ chồng 1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. 2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.” Như vậy, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, chung thủy là một trong những nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng. Đòng thời căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP có quy định như sau: "Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn." Như vậy có thể thấy, sẽ phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi ngoại tình như sau: - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; - Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; - Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ Ngoài ra, tại Mục 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có nêu rõ các quyền và nghĩa vụ về nhân thân của quan hệ giữa vợ và chồng như sau: - Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan. - Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ. - Tình nghĩa vợ chồng + Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. + Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. - Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. - Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. - Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau. - Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Tóm lại, Lòng chim dạ cá là một câu tục ngữ nói về những người không chung thủy, những người có sự giả dối trong đời sống sẽ không được người khác tôn trọng và không được mọi người chăm sóc, yêu thương.
"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" là gì? Lựa chọn giới tính thai nhi có trái luật?
"Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" mang ý nghĩa gì và việc lựa chọn giới tính thai nhi có trái với quy định của luật hay không? "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" là gì? Nghề nông, đặc biệt là nghề trồng lúa luôn là đặc sản nổi bật của ông cha ta. Ruộng lúa là tài sản giá trị nuôi sống cả một gia đình, những mầm lúa, hạt gạo chính là nguồn lương thực chủ yếu nuôi sống chúng ta. Vì vậy, ruộng lúa luôn được ông cha ta quý trọng. Với câu khẳng định “Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng, chúng ta thấy được hình ảnh ruộng sâu, là một gợi ý giúp hình dung về các mảnh ruộng sâu tươi tốt, không phải bỏ quá nhiều công sức để tát nước hay làm cỏ. Hầu hết phân bón hay chất dinh dưỡng nuôi dưỡng đều chảy về nơi ruộng sâu, vì thế việc chăm sóc thảnh thơi hơn so với các mẫu ruộng nông khác. Với hình ảnh trâu nái, là sự thịnh vượng, mang lại tài lộc cho người nông, bởi trâu nái sẽ để ra chú nghé con, kinh tế cũng từ đó mà phát triển. Vậy nếu so sánh ruộng sâu và trâu nái cũng chẳng bằng con gái đầu lòng, được hiểu ngầm là đề cao việc đẻ con gái đầu, là niềm tự hào của bậc sinh thành. Có gái lớn trong nhà có thể đỡ đần các công việc thay cho bố mẹ khi đi vắng, quán xuyến việc nhà và phụ giúp chăm lo cho đàn em thơ. Chưa dừng lại ở đó, nếu con gái cả trong nhà có đầy đủ công, dung, ngôn, hạnh, được cưới gả vào gia đình danh giá của mang lại tiếng thơm cho cả gia đình, cả dòng họ. Qua phân tích trên, chúng ta hiểu thêm một ý nghĩa mà từ lâu đã không được làm rõ trong câu nói ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng. Và cũng trong thời đại ngày nay, việc trọng nam khinh nữ cũng đã giảm dần theo thời gian, sự bình đẳng giữa con cái đã được coi trọng và cải thiện. Lựa chọn giới tính thai nhi vì muốn sinh con gái đầu lòng là trái luật đúng không? Qua phân tích câu nói trên, không ít gia đình mong muốn sinh con gái đầu lòng thông qua việc lựa chọn giới tính thai nhi. Vậy lựa chọn giới tính thai nhi có trái luật không? Dẫn chiếu đến điểm g khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định lựa chọn giới tính thai nhi là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Đồng thời tại Điều 10 Nghị định 104/2003/NĐ-CP có quy định nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: - Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi. - Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, .... - Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác. Như vậy, trường hợp vì muốn sinh con gái đầu lòng mà lựa chọn giới tính thai nhi thông qua các hình thức như xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,.... thì đều là trái với quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, mọi hành vi lựa chọn giới tính thai nhi đều là trái luật. Lưu ý: Tại khoản 1 Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Cụ thể theo quy định này nếu phụ nữ mang thai thực hiện phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tóm lại, câu nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng" cho thấy rằng việc sinh con gái đầu lòng là phước phần và cũng là niềm tự hào của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên cần lưu ý việc lựa chọn giới tính thai nhi là trái với quy định của pháp luật. Do vậy, mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về tác hại của việc lựa chọn giới tính thai nhi và tuân thủ quy định của pháp luật để bảo vệ sức khỏe sinh sản và đạo đức xã hội.
Thuyền theo lái, gái theo chồng là gì? Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không?
Dân gian ta từ xưa đến nay luôn có quan niệm: "Thuyền theo lái, gái theo chồng", thế nhưng ở hiện tại được cho là đã không còn đúng trong nhiều trường hợp. Vậy cùng tìm hiểu "Thuyền theo lái, gái theo chồng" là gì? Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không? Thuyền theo lái, gái theo chồng là gì? Đầu tiên, hãy cùng giải nghĩa câu thành ngữ “Thuyền theo lái, gái theo chồng”. - Thuyền theo lái là một điều hiển nhiên khi thuyền luôn phải dựa vào bánh lái, bánh lái rẽ sang bên nào thì thuyền sẽ sang bên đấy. - Gái theo chồng có nghĩa là người con gái khi lấy chồng thì phải nghe theo ý của chồng, không tự quyết định hay cãi lời. Hình ảnh người phụ nữ xưa được ví như hình ảnh chiếc thuyền. Người phụ nữ khi đã lấy chồng phải đi theo chồng, không được có ý nghĩ chống đối, hay có ý kiến cá nhân, cũng giống như chiếc thuyền luôn dựa vào bánh lái để đi theo hướng nhất định. Thuyền theo lái, gái theo chồng là tư tưởng, quan niệm cổ hủ từ xa xưa của ông bà ta. Giống như thuyết “tam tòng” của Nho giáo thì người phụ nữ khi còn ở nhà theo bố, khi lấy chồng thì theo chồng, còn nếu chồng chết thì phải theo phục tùng con (Tại gia tòng phụ, Xuất giá tòng phu, Phu tử tòng tử). Điều này cũng cho thấy, ở chế độ phong kiến, đa số người phụ nữ luôn phải chịu chung số phận gian truân và bất hạnh. Bên cạnh đó, câu thành ngữ “Thuyền theo lái gái theo chồng” cũng diễn tả sự hy sinh, vất vả của người phụ nữ. Hình ảnh người vợ trong gia đình luôn toát lên sự yêu thương, hết lòng vì chồng con. Đó vừa là bổn phận, vừa là trách nhiệm, vừa là hạnh phúc của người phụ nữ. Tựu chung lại, thành ngữ “Thuyền theo lái, gái theo chồng” khơi gợi tình cảnh của người phụ nữ xưa và cho ta hiểu toàn diện hơn về khuôn khổ và áp đặt của cuộc đời. Đồng thời, câu thành ngữ cũng nhằm ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn cao quý của phái yếu khi đã xuất giá theo chồng. Có bắt buộc rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ theo chồng không? Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác. Tuy nhiên, Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính. Ngoài ra, tại Điều 14 Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau: - Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống; - Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan. Như vậy, không bắt buộc phải rút hộ khẩu nhà mẹ đẻ chuyển hộ khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn. Nếu đang chung sống cùng chồng thì chỉ cần đăng ký tạm trú khi đáp ứng các điều kiện của Điều 27 Luật Cư trú 2020 như sau: - Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú. - Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần - Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại các địa điểm sau: + Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. + Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ những nội dung trên, có thể thấy hình ảnh người phụ nữ xưa được ví như hình ảnh chiếc thuyền. Người phụ nữ khi đã lấy chồng phải đi theo chồng, làm theo ý chồng và không được có ý nghĩ chống đối, hay có ý kiến cá nhân, cũng giống như chiếc thuyền luôn dựa vào bánh lái để đi theo hướng nhất định không tách ra được.
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình
Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân gia đình được quy định tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên do BCH Trung ương ban hành. 1. Vi phạm quy định hôn nhân và gia đình Theo quy định tại khoản 7 Mục III Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW, đảng viên vi phạm quy định hôn nhân và gia đình là khi thực hiện một số hành vi sau đây: - Có con đẻ ngoài hôn nhân với người khác. - Từ chối hoặc không hợp tác thực hiện nghĩa vụ để xác nhận huyết thống theo yêu cầu của tổ chức đảng có thẩm quyền. 2. Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình Hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 51 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau: (1) Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: - Can thiệp việc kết hôn, ly hôn hoặc để con tảo hôn. - Trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con, lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. - Cản trở người không trực tiếp nuôi con được thăm con sau khi ly hôn (trừ trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền thăm con theo quyết định của toà án). - Trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã làm thủ tục công nhận giám hộ tại cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật. - Sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giả mạo giấy tờ để đăng ký nuôi con nuôi. - Không đăng ký kết hôn hoặc đang có vợ (chồng) nhưng vẫn sống chung với người khác như vợ, chồng. - Vi phạm pháp luật về mang thai hộ. (2) Trường hợp đã kỷ luật mục (1) mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): - Vi phạm việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung hoặc giả mạo giấy tờ để đăng ký kết hôn. - Thiếu trách nhiệm, xác nhận không đúng tình trạng hôn nhân dẫn đến người khác đăng ký kết hôn không hợp pháp hoặc trái quy định. - Khai gian dối hoặc có hành vi lừa dối khi đăng ký kết hôn hoặc cho, nhận nuôi con nuôi; có con với người khác khi đang có vợ hoặc chồng. (3) Trường hợp vi phạm mục (1) mục (2) gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ: - Vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây dư luận xấu trong xã hội. - Ép buộc vợ (chồng), con làm những việc trái đạo lý, trái pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. - Từ chối thực hiện, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật. 3. Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đảng viên Trường hợp chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật đảng viên được quy định tại khoản 14 Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 như sau: - Đảng viên là nữ giới đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc đảng viên là nam giới (trường hợp vợ chết hoặc vì lý do khách quan, bất khả kháng khác) đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chưa xem xét kỷ luật. - Đảng viên bị bệnh nặng đang điều trị nội trú tại bệnh viện thì chưa xem xét kỷ luật, khi sức khỏe ổn định (được ra viện) mới xem xét kỷ luật. - Đảng viên vi phạm đã qua đời thì tổ chức đảng xem xét, kết luận nhưng không quyết định kỷ luật, trừ trường hợp có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng. - Đảng viên bị tuyên bố mất tích nếu phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận nhưng chưa xử lý kỷ luật, khi phát hiện đảng viên đó còn sống thì thi hành kỷ luật theo quy định. - Đảng viên thực hiện đề xuất về đổi mới, sáng tạo theo Kết luận 14-KL/TW, ngày 22/9/2021 của Bộ Chính trị, được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhưng xảy ra thiệt hại thì cơ quan có thẩm quyền xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan, đánh giá khách quan, toàn diện; nếu đã thực hiện đúng chủ trương, có động cơ trong sáng, vì lợi ích chung thì miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm. - Vi phạm do chấp hành chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai trái của tổ chức, cấp trên hoặc do bị ép buộc nhưng đã chủ động, kịp thời báo cáo bằng văn bản với tổ chức, cơ quan có thẩm quyền biết ý kiến, đề xuất của mình trước khi thực hiện thì miễn kỷ luật. Tóm lại, tùy vào mức đọ của hành vi và hậu quả gây ra mà đảng viên vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ) và nặng nhất là kỷ luật bằng hình thức khai trừ đảng.
Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của dì ghẻ đối với con chồng?
Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ, con chồng được quy định ra sao? Phân tích câu “Mấy đời bánh đúc có xương”? Từ bao đời nay, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam luôn ẩn chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống. Trong số đó, câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” đã trở nên quen thuộc với mỗi người con đất Việt. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng lại mang ý nghĩa to lớn, thể hiện quan điểm của người xưa về những điều không thể xảy ra hoặc rất khó xảy ra. Để hiểu được ý nghĩa của câu nói này, chúng ta cần tìm hiểu về nghĩa đen và nghĩa bóng của câu nói. Cụ thể, về nghĩa đen, Bánh đúc là món ăn được làm từ bột gạo, thường được tráng mỏng và cắt thành từng miếng vuông hoặc chữ nhật. Bánh đúc có đặc điểm mềm mịn, dai dai và không có xương. Câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương" khẳng định rằng bánh đúc không bao giờ có xương, điều này hiển nhiên và dễ hiểu. Tuy nhiên, câu nói được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra. Thông thường, chúng ta thường nghe câu nói "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng". Như đã đề cập ở trên, Bánh đúc được làm bằng bột gạo, có thể là bánh nhân ngọt đậu xanh hoặc là nhân mặn nên làm sao mà có xương cho được. Vậy theo ý của dân gian muốn nói ở đây chính dễ gì mà tìm ra được xương trong bánh đúc, cũng như là tình cảm của mẹ kế dành cho con của chồng sẽ không mặn mà, sâu sắc, dễ gì tìm được người mẹ ghẻ yêu thương con chồng. Quan niệm "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" xuất phát từ thực tế đó, thể hiện sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình. Câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thể hiện sự đồng cảm, thương xót cho những đứa trẻ mồ côi mẹ, phải sống trong cảnh "mẹ ghẻ con chồng". Câu nói cũng là lời khuyên cho những người phụ nữ khi tái hôn cần đối xử tốt với con riêng của chồng. Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng? Quyền và nghĩa vụ của mẹ ghẻ đối với con chồng được quy định tại khoản 1 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định mẹ ghẻ có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 của Luật này. Cụ thể, mẹ ghẻ có các quyền và nghĩa vụ sau đối với con chồng: (1) Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ - Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội. - Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. - Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội. (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. (3) Nghĩa vụ và quyền giáo dục con - Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con. - Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con. - Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi gặp khó khăn không thể tự giải quyết được. Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ? Quyền và nghĩa vụ của con cái đối với mẹ ghẻ được quy định tại khoản 2 Điều 79 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể gồm: (1) Quyền và nghĩa vụ của con - Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức. - Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. - Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình. - Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. (2) Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng - Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. - Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Tóm lại, câu ca dao "Mấy đời bánh đúc có xương" được sử dụng với nghĩa bóng, dùng hình ảnh bánh đúc để tượng trưng cho những điều không thể xảy ra, hoặc rất khó xảy ra. Khi kết hợp với "mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng" thì câu nói mang hàm ý sự nghi ngờ, không tin tưởng vào khả năng một người phụ nữ không phải mẹ ruột có thể yêu thương con chồng như con ruột của mình. Về quyền và nghĩa vụ giữa dì ghẻ và con chồng thì thực hiện như quy định trên.
Hướng dẫn thủ tục đăng ký lại giấy kết hôn khi bị mất năm 2024
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn là loại giấy tờ quan trọng đối với các cặp vợ chồng. Vậy trường hợp bị mất giấy chứng nhận đăng ký hôn thì thủ tục đăng ký lại được thực hiện ra sao? 1. Đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cần điều kiện gì? Vợ chồng đăng ký lại giấy kết hôn cần đáp ứng điều kiện được quy định tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP bao gồm: - Việc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại. - Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại. - Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ. 2. Hồ sơ đăng ký lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định 123/2015/NĐ-CP người thực hiện thủ tục đăng ký lại giấy chứng nhận kết hôn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký lại kết hôn gồm các giấy tờ sau: - Tờ khai đăng ký lại giấy chứng nhận kết hôn tải - Bản sao Giấy chứng nhận kết hôn được cấp trước đây. Nếu không có bản sao Giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao hồ sơ, giấy tờ cá nhân có các thông tin liên quan đến nội dung đăng ký kết hôn. - Trường hợp đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì ngoài các giấy tờ nêu trên phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm: Họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha - con, mẹ - con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý. 3. Thủ tục đăng lại giấy chứng nhận đăng ký kết hôn Người có nhu cầu đến UBND cấp xã, nơi đã đăng ký kết hôn trước đây hoặc UBND cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại kết hôn. * Trường hợp đăng ký lại giấy kết hôn là UBND xã nơi đăng ký trước đây: Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn trước đó. Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đăng ký lại kết hôn là đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật thì công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện đăng ký lại kết hôn như trình tự quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014. * Trường hợp đăng ký lại giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã là nơi khác: Nếu việc đăng ký lại kết hôn thực hiện tại UBND cấp xã không phải là nơi đã đăng ký kết hôn trước đây thì công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch UBND có văn bản đề nghị UBND nơi đăng ký kết hôn trước đây kiểm tra, xác minh về việc lưu giữ sổ hộ tịch tại địa phương. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, UBND nơi đã đăng ký kết hôn trước đây tiến hành kiểm tra, xác minh và trả lời bằng văn bản về việc còn lưu giữ hoặc không lưu giữ được sổ hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh về việc không còn lưu giữ được sổ hộ tịch tại nơi đã đăng ký kết hôn, nếu thấy hồ sơ đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện việc đăng ký lại kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn trước đây và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ hộ tịch. Trường hợp không xác định được ngày, tháng đăng ký kết hôn trước đây thì quan hệ hôn nhân được công nhận từ ngày 01 tháng 01 của năm đăng ký kết hôn trước đây.
Trường hợp nào nhận cha, con không cần làm xét nghiệm ADN?
Trên thực tế, nhiều cặp cha, mẹ không đăng ký kết hôn và có con chung, người cha có nhu cầu nhận cha, con thì cần có xét nghiệm ADN để chứng minh quan hệ. Như vậy, pháp luật có quy định trường hợp nào không cần làm xét nghiệm ADN và vẫn được công nhận quan hệ cha, con hay không? Bài viết này sẽ giải đáp vấn đề trên. Quy định về xác nhận cha, con theo Luật hôn nhân và gia đình 2014: Căn cứ Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, xác định cha, mẹ theo nguyên tắc sau: - Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. - Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng. - Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Như vậy, theo Luật hôn nhân và gia đình 2014, con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng thì được xác định quan hệ cha, mẹ, con, trường hợp này người cha và người con được công nhận quan hệ cha, con mà không yêu cầu phải có quan hệ huyết thống. Xác nhận cha, con theo trường hợp thông thường thì cần xét nghiệm ADN Theo Luật hộ tịch 2014 thì người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Theo Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP: Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây: - Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. - Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con. Như vậy, theo trường hợp thông thường, đăng ký nhận cha, con thì cần có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con, mà được thể hiện qua văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con, tức giấy xét nghiệm ADN. Chỉ trường hợp vì lý do đặc biệt nào đó mà không xét nghiệm ADN được thì được lập văn bản cam đoan quan hệ cha, con và có thêm ít nhất hai người làm chứng. Ngoài các trường hợp thông thường, Thông tư 04/2020/TT-BTP vẫn có quy định một số trường hợp đặc biệt sau không yêu cầu chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con nhưng vẫn được công nhận mối quan hệ cha, con: Đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con. - Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con. Trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cung cấp thông tin về người mẹ và lập văn bản thừa nhận con chung không đúng sự thật tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. - Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo quy định pháp luật. Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa xác định được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối giải quyết của Tòa án và chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này. Như vậy, trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, nay vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con nên không cần xét nghiệm ADN và vẫn được công nhận mới quan hệ cha, con thông qua thông tin được bổ sung hộ tịch trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh (nếu đã đăng ký khai sinh) hoặc thông qua thông tin Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh khi đăng ký khai sinh lần đầu.
Em trai chồng kết hôn với em gái vợ có vi phạm việc kết hôn trong phạm vi ba đời không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm trong hôn nhân như sau: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; đ) Yêu sách của cải trong kết hôn; e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn; g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính; h) Bạo lực gia đình; i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi. Ngoài ra, theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích về “những người có họ trong phạm vi ba đời” như sau: Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Theo đó, em trai của người chồng và em gái của người vợ không thuộc những người có họ trong phạm vi ba đời. Vậy việc em trai chồng kết hôn với em gái của vợ không rơi vào hành vi bị cấm trong hôn nhân. Do đó, em trai của chồng hoàn toàn có thể kết hôn với em gái của người vợ.
Qua lại với người khác trong thời gian ly thân có vi phạm luật hôn nhân không?
Theo khoản 13, 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 định nghĩa về “thời kỳ hôn nhân” và "ly hôn" như sau: 13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. 14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Theo khoản 1, 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau: 1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. 2. Cấm các hành vi sau đây: a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; ....... Theo đó, thời kỳ hôn nhân được tính từ lúc đăng ký kết hôn đến lúc ly hôn, trong trường hợp này, bạn và chồng chưa tiến hành ly hôn nên các bạn được xem là đang trong thời kỳ hôn nhân và được pháp luật bảo vệ về quan hệ hôn nhân của mình. Do đó, người đang trong thoief gian ly thân có hành vi chung sống với người khác là hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình và thuộc vào điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình.