CSGT mặc thường phục được kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
Mặc thường phục để tăng cường hiệu quả tuần tra, kiểm soát giao thông, đặc biệt là đối với các lỗi vi phạm như nồng độ cồn, là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng (1) CSGT mặc thường phục được xử lý vi phạm nồng độ cồn không? Việc CSGT mặc thường phục để kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Liệu việc làm này có đúng quy định pháp luật và có đảm bảo quyền lợi của người dân hay không? Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định: Nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm, cán bộ hóa trang phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định Từ đó có thể hiểu, khi thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ không trực tiếp xử lý vi phạm về giao thông nói chung hay vi phạm về nồng độ cồn nói riêng mà chỉ âm thầm giám sát, mật phục, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ báo cho lực lượng mặc cảnh phục (tức bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai) để xử lý theo quy định. (2) Trường hợp nào CSGT hóa trang được trực tiếp xử lý vi phạm? Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong trường hợp cán bộ CSGT đang hóa trang mà phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội,... thì cán bộ hóa trang sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động người dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm Đồng thời thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định Như vậy, trong một số trường hợp cần thiết thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ sử dụng “thẻ ngành” của mình để chứng minh thân phận, đồng thời phối hợp với người dân hoặc lực lượng chức năng khác để giải quyết tình huống theo đúng quy định. (3) Mức phạt vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt đối với việc vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với xe ô tô, xe gắn máy và xe đạp được quy định như sau: Mức nồng độ cồn Đối tượng Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở Ô tô 06 - 08 triệu đồng Tước Bằng từ 10 - 12 tháng Xe máy 02 - 03 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 80.000 - 100.000 đồng Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở Ô tô 16 - 18 triệu đồng Tước Bằng từ 16 - 18 tháng Xe máy 04 - 05 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 200.000 - 400.000 đồng Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở Ô tô 30 - 40 triệu đồng Tước Bằng 22 - 24 tháng Xe máy 06 - 08 triệu đồng Xe đạp 600 - 800.000 đồng Việc uống rượu bia khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Thông qua việc cho phép CSGT mặc thường phục kiểm tra nồng độ cồn, cơ quan chức năng đã tạo ra một rào cản tâm lý đối với những người có ý định vi phạm, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc quy định mức phạt thật nặng đối với vi phạm có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một thông điệp rõ ràng gửi đến toàn xã hội về sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này.
Cách nhận biết chính xác đối với CSGT hóa trang tránh bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản
Vừa qua, người dân đã gửi thắc mắc đến Cổng TTĐT Bộ Công an về sự lo lắng đối với các đối tượng xấu mạo danh lực lượng Cảnh sát giao thông để xử phạt nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, theo Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định việc Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông. Như vậy, để nhận biết một cách chính xác những dấu hiệu nhận diện hay được quyền yêu cầu giấy tờ gì đối với lực lượng Cảnh sát giao thông để đảm bảo thực hiện đúng khi lực lượng chức năng xử lý vi phạm? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong đó nêu rõ: Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA đã quy định cụ thể hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang của lực lượng Cảnh sát giao thông, như: các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định. Tham khảo: CSGT không được tùy tiện dừng phương tiện nếu không vi phạm Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: (1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; (3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; (4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau: - An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông; - Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định. Như vậy, CSGT chỉ có thể dừng phương tiện để kiểm soát khi người dân không vi phạm theo trường hợp (2), (3). Đồng nghĩa, trong trường hợp, người điều khiển phương tiện không vi phạm giao thông mà CSGT cũng không thuộc diện thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát,...hay văn bản đề nghị của Thủ trưởng (như nêu trên) thì không được dừng phương tiện để kiểm soát. Xem bài viết liên quan: Bị CSGT dừng xe để kiểm soát, người dân có quyền xem hình ảnh vi phạm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA Bộ Công an trả lời về những trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào? Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Cảnh sát cơ động được mặc thường phục đi tuần khám xét người không?
Hiện nay, tình trạng an ninh trật tự ở một số thành phố lớn đang diễn biến phức tạp do lượng lớn người dân từ các tỉnh thành khác đổ về. Việc tuần tra, giám sát an ninh trật tự ở thành phố cũng diễn ra liên tục thường xuyên. Vậy khi cảnh sát cơ động đi tuần thì họ có được mặc thường phục, yêu cầu khám xét người dân không? Căn cứ Điều 11 Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định như sau: Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang 1. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu; b) Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. 2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. 3. Việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt. Khi tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, cảnh sát cơ động được phép tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.
CSGT mặc thường phục được kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn không?
Mặc thường phục để tăng cường hiệu quả tuần tra, kiểm soát giao thông, đặc biệt là đối với các lỗi vi phạm như nồng độ cồn, là một giải pháp được nhiều nước trên thế giới áp dụng (1) CSGT mặc thường phục được xử lý vi phạm nồng độ cồn không? Việc CSGT mặc thường phục để kiểm tra, xử lý vi phạm giao thông, đặc biệt là vi phạm nồng độ cồn, đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Liệu việc làm này có đúng quy định pháp luật và có đảm bảo quyền lợi của người dân hay không? Theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định: Nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm, cán bộ hóa trang phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định Từ đó có thể hiểu, khi thực hiện nhiệm vụ thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ không trực tiếp xử lý vi phạm về giao thông nói chung hay vi phạm về nồng độ cồn nói riêng mà chỉ âm thầm giám sát, mật phục, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm thì sẽ báo cho lực lượng mặc cảnh phục (tức bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai) để xử lý theo quy định. (2) Trường hợp nào CSGT hóa trang được trực tiếp xử lý vi phạm? Cũng theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA, trong trường hợp cán bộ CSGT đang hóa trang mà phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội,... thì cán bộ hóa trang sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động người dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm Đồng thời thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định Như vậy, trong một số trường hợp cần thiết thì lực lượng CSGT hóa trang sẽ sử dụng “thẻ ngành” của mình để chứng minh thân phận, đồng thời phối hợp với người dân hoặc lực lượng chức năng khác để giải quyết tình huống theo đúng quy định. (3) Mức phạt vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 và Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP), mức phạt đối với việc vi phạm có nồng độ cồn khi tham gia giao thông đối với xe ô tô, xe gắn máy và xe đạp được quy định như sau: Mức nồng độ cồn Đối tượng Mức phạt tiền Xử phạt bổ sung Mức 1: Chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở Ô tô 06 - 08 triệu đồng Tước Bằng từ 10 - 12 tháng Xe máy 02 - 03 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 80.000 - 100.000 đồng Mức 2: Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở Ô tô 16 - 18 triệu đồng Tước Bằng từ 16 - 18 tháng Xe máy 04 - 05 triệu đồng Xe đạp, xe đạp điện 200.000 - 400.000 đồng Mức 3: Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở Ô tô 30 - 40 triệu đồng Tước Bằng 22 - 24 tháng Xe máy 06 - 08 triệu đồng Xe đạp 600 - 800.000 đồng Việc uống rượu bia khi lái xe là một trong những nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông, gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản. Thông qua việc cho phép CSGT mặc thường phục kiểm tra nồng độ cồn, cơ quan chức năng đã tạo ra một rào cản tâm lý đối với những người có ý định vi phạm, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Việc quy định mức phạt thật nặng đối với vi phạm có nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là một thông điệp rõ ràng gửi đến toàn xã hội về sự nghiêm khắc của pháp luật đối với hành vi này.
Cách nhận biết chính xác đối với CSGT hóa trang tránh bị lợi dụng chiếm đoạt tài sản
Vừa qua, người dân đã gửi thắc mắc đến Cổng TTĐT Bộ Công an về sự lo lắng đối với các đối tượng xấu mạo danh lực lượng Cảnh sát giao thông để xử phạt nhằm chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, theo Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông có quy định việc Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông. Như vậy, để nhận biết một cách chính xác những dấu hiệu nhận diện hay được quyền yêu cầu giấy tờ gì đối với lực lượng Cảnh sát giao thông để đảm bảo thực hiện đúng khi lực lượng chức năng xử lý vi phạm? Theo đó, Bộ Công an có câu trả lời như sau: Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, trong đó nêu rõ: Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA đã quy định cụ thể hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp hóa trang của lực lượng Cảnh sát giao thông, như: các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang; điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Theo đó, nhiệm vụ của bộ phận cán bộ hóa trang là trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định. Tham khảo: CSGT không được tùy tiện dừng phương tiện nếu không vi phạm Cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau: (1) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, thu thập được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác; (2) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội; kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trật tự xã hội đã được cấp có thẩm quyền ban hành; (3) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự; đấu tranh phòng, chống tội phạm; phòng, chống thiên tai, cháy nổ; phòng, chống dịch bệnh; cứu nạn, cứu hộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp; (4) Có tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố giác của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Ngoài ra, việc dừng, kiểm soát phương tiện giao thông phải bảo đảm các yêu cầu sau: - An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông; - Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định. Như vậy, CSGT chỉ có thể dừng phương tiện để kiểm soát khi người dân không vi phạm theo trường hợp (2), (3). Đồng nghĩa, trong trường hợp, người điều khiển phương tiện không vi phạm giao thông mà CSGT cũng không thuộc diện thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát,...hay văn bản đề nghị của Thủ trưởng (như nêu trên) thì không được dừng phương tiện để kiểm soát. Xem bài viết liên quan: Bị CSGT dừng xe để kiểm soát, người dân có quyền xem hình ảnh vi phạm theo Thông tư 32/2023/TT-BCA Bộ Công an trả lời về những trường hợp CSGT được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát Chống đối khi được CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn bị xử lý thế nào? Theo Cổng TTĐT Bộ Công an
Cảnh sát cơ động được mặc thường phục đi tuần khám xét người không?
Hiện nay, tình trạng an ninh trật tự ở một số thành phố lớn đang diễn biến phức tạp do lượng lớn người dân từ các tỉnh thành khác đổ về. Việc tuần tra, giám sát an ninh trật tự ở thành phố cũng diễn ra liên tục thường xuyên. Vậy khi cảnh sát cơ động đi tuần thì họ có được mặc thường phục, yêu cầu khám xét người dân không? Căn cứ Điều 11 Thông tư 54/2022/TT-BCA quy định như sau: Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang 1. Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khi có yêu cầu; b) Khi có diễn biến phức tạp về an ninh, trật tự. 2. Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. 3. Việc thực hiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch, phương án tuần tra, kiểm soát được Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt. Khi tuần tra, kiểm soát phải bố trí cán bộ hóa trang (mặc thường phục) để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo đó, cảnh sát cơ động được phép tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang để nắm tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự trong phạm vi khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công.