Thủ tục hòa giải trong ly hôn có bắt buộc?
Hòa giải ly hôn là một thủ tục không kém phần quan trọng vì nó đang ở giai đoạn tiền ly hôn và nhờ vào việc hòa giải nếu vợ chồng có thể hàn gắn thì có thể giảm thiểu các phát sinh pháp lý nếu thực hiện ly hôn tại tòa. Trong trường hợp đơn ly hôn của vợ chồng được Tòa án thụ lý nhưng lại không muốn thực hiện thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian và tiền bạc có được hay không? 1. Thủ tục hòa giải ly hôn là gì? Hòa giải ly hôn là một phương thức hòa giải trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là về vấn đề hôn nhân và gia đình. Qua đó, giải quyết xung đột giữa vợ chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba có thể là người của cơ sở hòa giải hoặc Tòa án. Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích cụm từ hòa giải ly hôn là khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, hòa giải ly hôn là việc Tòa án đứng ra làm bên thứ ba thuyết phục vợ chồng hàn gắn lại tình cảm và rút đơn ly hôn để tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức. 2. Các trường hợp thực hiện hòa giải trong ly hôn Hiện nay, có 02 phương thức hòa giải trong ly hôn được pháp luật quy định là hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Theo đó, vợ chồng có thể tự do lựa chọn hình thức hòa giải với nhau khi cả 2 thuận tình ly hôn. (1) Hòa giải ở cơ sở Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Vì vậy, hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau. Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chỉ được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu. (2) Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đối với hòa giải tại Tòa án thì thủ tục này bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các bên không thể bỏ qua giai đoạn này mà tiến đến giải quyết ly hôn và các vấn đề có liên quan. 3. Các trường hợp không thực hiện hòa giải ly hôn Khi rơi vào trường hợp vợ chồng có một bên đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nhưng sẽ giới hạn số lần hòa giải cho cả hai từ 2 - 3 lần tùy theo tình huống. Tuy nhiên, sau thời gian này mà không dẫn đến kết quả hàn gắn thì Tòa sẽ chuyển sang giải quyết thủ tục ly hôn. Ngoài ra, theo Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định một số trường hợp khác mà các bên không được tiến hành thủ tục hòa giải bao gồm: * Vụ án dân sự không được hòa giải: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. * Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được: - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. - Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. - Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. - Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải. Như vậy, khi giải quyết hòa giải trong ly hôn mà vợ chồng muốn bỏ qua thủ tục này để tiến tới giải quyết ly hôn thì chỉ có thể thực hiện tại cơ sở hòa giải. Còn trong trường hợp hòa giải tại Tòa án thì đây là thủ tục bắt buộc vì vậy các bên ly hôn không thể cắt giảm thủ tục này.
TANDTC giải đáp vấn đề hòa giải khi ly hôn
Tòa án Nhân dân Tối cao vừa ban hành Văn bản số 01/2021/GĐ-TANDTC vào ngày 01/07/2021 để giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại tòa án. Trong đó, nhiều đề nghị của các tòa án cấp dưới đã được TAND Tối cao giải đáp chi tiết bao gồm cả các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn. Vấn đề đầu tiên là khi tiến hành hòa giải tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Hòa giải viên có phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên không?. Căn cứ Khoản 4 Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không quy định việc buộc phải lấy ý kiến của con chưa thành niên trong quá trình Hòa giải viên tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, Hòa giải viên có thể lấy ý kiến của con chưa thành niên để hiểu được nguyện vọng của con, từ đó có phương án hòa giải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Thêm đó, Hòa giải vụ việc ly hôn có phải là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không?. Căn cứ Khoản 1 Điều 3 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định:“Các bên tham gia hòa giải, đối thoại phải tự nguyện hòa giải, đối thoại”.Điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: các bên có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại. Chính vì vậy có thể xác định tự nguyện là nguyên tắc trong hòa giải, đối thoại và hòa giải vụ việc ly hôn theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành theo sự tự nguyện của các bên, không phải là thủ tục bắt buộc. Việc các bên có thể hòa giải luôn được xem là yếu tố khuyến khích trong vụ việc ly hôn nhằm giúp hai bên hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm. Bên cạnh đó, thủ tục hòa giải đồng thời cũng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên so với hình thức giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa án.
Vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận sau khi Tòa án hòa giải thành?
Theo quy định hiện hành, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn: Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả. Vậy, sau khi vợ chồng hòa giải thành tại Tòa án, vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận đã hòa giải trước đó hay không? Câu trả lời cho câu hỏi trên được quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. 3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Theo quy định trên, việc thay đổi thỏa thuận của vợ chồng sau khi Tòa án tiến hành hòa giải thành chỉ được tiến hành trong vòng 07 ngày kể từ ngày ký biên bản hòa giải thành. Theo đó, khi hết thời hạn 07 ngày, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và các đương sự không được quyền thay đổi ý kiến của mình nữa. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục hòa giải trong ly hôn có bắt buộc?
Hòa giải ly hôn là một thủ tục không kém phần quan trọng vì nó đang ở giai đoạn tiền ly hôn và nhờ vào việc hòa giải nếu vợ chồng có thể hàn gắn thì có thể giảm thiểu các phát sinh pháp lý nếu thực hiện ly hôn tại tòa. Trong trường hợp đơn ly hôn của vợ chồng được Tòa án thụ lý nhưng lại không muốn thực hiện thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian và tiền bạc có được hay không? 1. Thủ tục hòa giải ly hôn là gì? Hòa giải ly hôn là một phương thức hòa giải trong lĩnh vực dân sự, đặc biệt là về vấn đề hôn nhân và gia đình. Qua đó, giải quyết xung đột giữa vợ chồng với nhau khi tình cảm đã rạn nứt thông qua một bên thứ ba có thể là người của cơ sở hòa giải hoặc Tòa án. Căn cứ Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có giải thích cụm từ hòa giải ly hôn là khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Như vậy, hòa giải ly hôn là việc Tòa án đứng ra làm bên thứ ba thuyết phục vợ chồng hàn gắn lại tình cảm và rút đơn ly hôn để tiết kiệm tiền bạc, thời gian và công sức. 2. Các trường hợp thực hiện hòa giải trong ly hôn Hiện nay, có 02 phương thức hòa giải trong ly hôn được pháp luật quy định là hòa giải ở cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Theo đó, vợ chồng có thể tự do lựa chọn hình thức hòa giải với nhau khi cả 2 thuận tình ly hôn. (1) Hòa giải ở cơ sở Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Vì vậy, hòa giải tại cơ sở là thủ tục không bắt buộc mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết mâu thuẫn với nhau. Việc tiến hành hòa giải tại cơ sở chỉ được thực hiện khi hai bên vợ chồng có nhu cầu. (2) Hòa giải tại Tòa án Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Bên cạnh đó, Thẩm phán phải tiến hành hòa giải để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình (khoản 2 Điều 397 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015). Đối với hòa giải tại Tòa án thì thủ tục này bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật và các bên không thể bỏ qua giai đoạn này mà tiến đến giải quyết ly hôn và các vấn đề có liên quan. 3. Các trường hợp không thực hiện hòa giải ly hôn Khi rơi vào trường hợp vợ chồng có một bên đơn phương ly hôn thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải nhưng sẽ giới hạn số lần hòa giải cho cả hai từ 2 - 3 lần tùy theo tình huống. Tuy nhiên, sau thời gian này mà không dẫn đến kết quả hàn gắn thì Tòa sẽ chuyển sang giải quyết thủ tục ly hôn. Ngoài ra, theo Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định một số trường hợp khác mà các bên không được tiến hành thủ tục hòa giải bao gồm: * Vụ án dân sự không được hòa giải: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. * Vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được: - Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt. - Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng. - Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự. - Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải. Như vậy, khi giải quyết hòa giải trong ly hôn mà vợ chồng muốn bỏ qua thủ tục này để tiến tới giải quyết ly hôn thì chỉ có thể thực hiện tại cơ sở hòa giải. Còn trong trường hợp hòa giải tại Tòa án thì đây là thủ tục bắt buộc vì vậy các bên ly hôn không thể cắt giảm thủ tục này.
TANDTC giải đáp vấn đề hòa giải khi ly hôn
Tòa án Nhân dân Tối cao vừa ban hành Văn bản số 01/2021/GĐ-TANDTC vào ngày 01/07/2021 để giải đáp một số vấn đề nghiệp vụ về hòa giải, đối thoại tại tòa án. Trong đó, nhiều đề nghị của các tòa án cấp dưới đã được TAND Tối cao giải đáp chi tiết bao gồm cả các vấn đề liên quan đến thủ tục ly hôn. Vấn đề đầu tiên là khi tiến hành hòa giải tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Hòa giải viên có phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên không?. Căn cứ Khoản 4 Điều 33 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không quy định việc buộc phải lấy ý kiến của con chưa thành niên trong quá trình Hòa giải viên tiến hành hòa giải. Tuy nhiên, Hòa giải viên có thể lấy ý kiến của con chưa thành niên để hiểu được nguyện vọng của con, từ đó có phương án hòa giải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Thêm đó, Hòa giải vụ việc ly hôn có phải là thủ tục bắt buộc theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án không?. Căn cứ Khoản 1 Điều 3 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định:“Các bên tham gia hòa giải, đối thoại phải tự nguyện hòa giải, đối thoại”.Điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định: các bên có quyền đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại. Chính vì vậy có thể xác định tự nguyện là nguyên tắc trong hòa giải, đối thoại và hòa giải vụ việc ly hôn theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án được tiến hành theo sự tự nguyện của các bên, không phải là thủ tục bắt buộc. Việc các bên có thể hòa giải luôn được xem là yếu tố khuyến khích trong vụ việc ly hôn nhằm giúp hai bên hàn gắn lại mối quan hệ vợ chồng đang bên bờ vực thẳm. Bên cạnh đó, thủ tục hòa giải đồng thời cũng giúp tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc của các bên so với hình thức giải quyết vụ án ly hôn tại Tòa án.
Vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận sau khi Tòa án hòa giải thành?
Theo quy định hiện hành, hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc cần thực hiện khi giải quyết vụ án ly hôn: Điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014: Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thủ tục hòa giải tại tòa án này được thực hiện trong giai đoạn trong khi chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý. Việc hòa giải này có ý nghĩa rất quan trọng, nó thể hiện tính trách nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, luôn đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự có cơ hội chia sẻ, trình bày, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định việc ly hôn của hai người. Thủ tục bắt buộc này phải được tiến hành kể cả khi có yếu tố cho rằng không hề khả quan và khó có kết quả. Vậy, sau khi vợ chồng hòa giải thành tại Tòa án, vợ chồng có quyền thay đổi thỏa thuận đã hòa giải trước đó hay không? Câu trả lời cho câu hỏi trên được quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự 1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. 2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án. 3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản. Theo quy định trên, việc thay đổi thỏa thuận của vợ chồng sau khi Tòa án tiến hành hòa giải thành chỉ được tiến hành trong vòng 07 ngày kể từ ngày ký biên bản hòa giải thành. Theo đó, khi hết thời hạn 07 ngày, Tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và các đương sự không được quyền thay đổi ý kiến của mình nữa. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.