Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Luật mới
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (Khoản 5 Điều 2 Luật Đường bộ 2024). 1. Nguyên tắc xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 thì chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây: - Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường (Theo Điều 9 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thì cấp kỹ thuật của đường được hiểu là cấp thiết kế của đường, bao gồm đường cao tốc và đường từ cấp I đến cấp VI); Trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ; - Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ (Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác (Điểm 1.4.22 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD)) nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp; - Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu; - Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh; - Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024; - Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ. Như vậy, tùy thuộc vào từng loại đường, từng khu vực thì chiều rộng hành lang an toàn đường bộ sẽ được xác định theo các nguyên tắc khác nhau phù hợp với loại đường, khu vực đó. 2. Quy định về quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ Điều 16 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ như sau: - Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây: + Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ; + Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; + Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật. - Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024 và phải đáp ứng các quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ở trên. - Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ cũng phải bảo đảm các quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ở trên đồng thời phải đảm bảo các quy định sau: + Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề; + Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ; + Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ. - Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều 2006, Luật Thủy lợi 2017, Luật Đường sắt 2017, Luật Đất đai 2024, Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch; + Bảo đảm an toàn công trình đường bộ; + Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy. Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50 và khoản 1 Điều 84 của Luật Đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024. Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật Đường bộ 2024.
Lấn chiếm hành lang chung cư có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo khoản 2, Điều 100, Luật Nhà ở 2014 thì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: Điều 100. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư … b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; Như vậy, trong trường hợp này, phần hành lang của chung cư - phần sở hữu vốn dĩ phải được dùng chung lại bị sử dụng với mục đích riêng. Mà trong khi đó, tại khoản 6, Điều 6, Luật Nhà ở 2014, quy định các hành vi bị cấm, trong đó có quy định cấm: "Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng". Chính vì vậy, theo điểm c, khoản 2, Điều 70 và điểm c, khoản 3, Điều 4, Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về xây dựng, thì người sử dụng nhà chung cư vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư có thể sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng (đối với tổ chức), 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, cụ thể như sau: Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư … 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
Chỉ giới, lộ giới cần tuân thủ khi xây dựng nhà ở
Chỉ giới, lộ giới là những tiêu chí kỹ thuật mà chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công cần phải nắm rõ khi thiết kế, xây dựng nhà ở nếu không muốn gặp rắc rối với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hai khái niệm này. Lộ giới, chỉ giới xây dựng - Minh họa Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD thì: - Chỉ giới đường đỏ (hay còn gọi là lộ giới) là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng nhà ở và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. Độ rộng của lộ giới được tính từ tâm (tim) đường kéo dài sang hai bên. - Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng nhà ở, gồm cả phần nổi và phần ngầm, với phần đất lưu không. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa về “đất lưu không”, nhưng trong thực tế, nó thường được hiểu như là hành lang an toàn giao thông, phần đất xây dựng công trình thủy lợi, xử lý nước thải, điện lưới… Lộ giới và chỉ giới có thể trùng nhau hoặc cách nhau một cự ly nhất định. Khoảng không gian nằm giữa hai đường ranh giới này được khoảng lùi. Tùy thuộc vào lộ giới và chiều cao công trình muốn xây dựng mà khoảng lùi này dao động từ 0m đến 6m. Thông số chi tiết được quy định tại Mục 2.6.2 QCKTQGVQHXD ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì người nào có hành vi xây dựng nhà ở vi phạm chỉ giới xây dựng có thể bị phạt tới 30.000.000 đồng. Nếu là tổ chức thực hiện thì mức phạt nhân đôi. Ngoài ra còn bị buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều này.
Xây dựng lều quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 về phạm vi đất dành cho đường bộ. Cụ thể: “2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.” Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: “a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này.” Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.” => Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp người dân tự ý xây dựng láng, lều, công trình tạm trên đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ được xác định là hành vi vi phạm. Do đó, cơ quan nhà nước có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả là khôi phục trạng thái ban đầu, trường hợp khi đã có biên bản xử phạt mà người dân không thực hiện thì cơ quan có quyền ra quyết định cưỡng chế đối với người vi phạm.
Quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ theo quy định tại Luật mới
Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm tầm nhìn xe chạy và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (Khoản 5 Điều 2 Luật Đường bộ 2024). 1. Nguyên tắc xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ Căn cứ Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024 thì chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây: - Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường (Theo Điều 9 Nghị định 11/2010/NĐ-CP thì cấp kỹ thuật của đường được hiểu là cấp thiết kế của đường, bao gồm đường cao tốc và đường từ cấp I đến cấp VI); Trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ; - Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ (Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác (Điểm 1.4.22 QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BXD)) nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp; - Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu; - Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh; - Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024; - Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ. Như vậy, tùy thuộc vào từng loại đường, từng khu vực thì chiều rộng hành lang an toàn đường bộ sẽ được xác định theo các nguyên tắc khác nhau phù hợp với loại đường, khu vực đó. 2. Quy định về quản lý, sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ Điều 16 Luật Đường bộ 2024 quy định về việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường bộ như sau: - Đất hành lang an toàn đường bộ đã được Nhà nước thu hồi phải được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ phải bảo đảm các quy định sau đây: + Bảo đảm an toàn công trình đường bộ và công trình khác trong hành lang an toàn đường bộ; + Không che lấp báo hiệu đường bộ, không ảnh hưởng đến tầm nhìn xe chạy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; + Bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định của pháp luật. - Đất hành lang an toàn đường bộ chưa được Nhà nước thu hồi thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024 và phải đáp ứng các quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ở trên. - Việc trồng, chăm sóc và khai thác cây trong hành lang an toàn đường bộ cũng phải bảo đảm các quy định về việc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ ở trên đồng thời phải đảm bảo các quy định sau: + Thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh nguy cơ gãy, đổ cây gây mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ; gây hư hại công trình đường bộ và công trình liền kề; + Cắt xén khi cây che lấp báo hiệu đường bộ, che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ và ảnh hưởng tới an toàn giao thông đường bộ; + Không được ảnh hưởng tới chất lượng và hoạt động bảo trì đường bộ. - Sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ chồng lấn với phạm vi bảo vệ đê điều, vùng phụ cận công trình thủy lợi, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, hành lang bảo vệ đường sắt phải tuân thủ quy định của Luật Đê điều 2006, Luật Thủy lợi 2017, Luật Đường sắt 2017, Luật Đất đai 2024, Luật Đường bộ 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Đường gom phải được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ, trừ trường hợp đường gom đồng thời là đường bên. Trường hợp không thể bố trí được đường gom ngoài hành lang an toàn đường bộ thì có thể bố trí trong hành lang an toàn đường bộ, nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây: + Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ còn lại đủ để mở rộng đường theo quy hoạch; + Bảo đảm an toàn công trình đường bộ; + Bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và tầm nhìn xe chạy. Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực từ 01/01/2025, trừ các trường hợp quy định tại Điểm a, b khoản 2 Điều 42, Điều 43, Điều 50 và khoản 1 Điều 84 của Luật Đường bộ 2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/10/2024. Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại Điều 86 của Luật Đường bộ 2024.
Lấn chiếm hành lang chung cư có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?
Căn cứ theo khoản 2, Điều 100, Luật Nhà ở 2014 thì phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm: Điều 100. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung của nhà chung cư … b) Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư; Như vậy, trong trường hợp này, phần hành lang của chung cư - phần sở hữu vốn dĩ phải được dùng chung lại bị sử dụng với mục đích riêng. Mà trong khi đó, tại khoản 6, Điều 6, Luật Nhà ở 2014, quy định các hành vi bị cấm, trong đó có quy định cấm: "Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng; sử dụng sai mục đích phần diện tích thuộc sở hữu chung hoặc phần diện tích làm dịch vụ trong nhà chung cư hỗn hợp so với quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở và nội dung dự án đã được phê duyệt, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng". Chính vì vậy, theo điểm c, khoản 2, Điều 70 và điểm c, khoản 3, Điều 4, Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về xây dựng, thì người sử dụng nhà chung cư vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư có thể sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đồng đến 80 triệu đồng (đối với tổ chức), 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với cá nhân, cụ thể như sau: Điều 70. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư đối với người sử dụng nhà chung cư … 2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Chiếm dụng diện tích nhà ở trái pháp luật; lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác dưới mọi hình thức;
Chỉ giới, lộ giới cần tuân thủ khi xây dựng nhà ở
Chỉ giới, lộ giới là những tiêu chí kỹ thuật mà chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công cần phải nắm rõ khi thiết kế, xây dựng nhà ở nếu không muốn gặp rắc rối với cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về hai khái niệm này. Lộ giới, chỉ giới xây dựng - Minh họa Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật xây dựng 2014 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD thì: - Chỉ giới đường đỏ (hay còn gọi là lộ giới) là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng nhà ở và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. Độ rộng của lộ giới được tính từ tâm (tim) đường kéo dài sang hai bên. - Chỉ giới xây dựng là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng nhà ở, gồm cả phần nổi và phần ngầm, với phần đất lưu không. Hiện nay pháp luật chưa có định nghĩa về “đất lưu không”, nhưng trong thực tế, nó thường được hiểu như là hành lang an toàn giao thông, phần đất xây dựng công trình thủy lợi, xử lý nước thải, điện lưới… Lộ giới và chỉ giới có thể trùng nhau hoặc cách nhau một cự ly nhất định. Khoảng không gian nằm giữa hai đường ranh giới này được khoảng lùi. Tùy thuộc vào lộ giới và chiều cao công trình muốn xây dựng mà khoảng lùi này dao động từ 0m đến 6m. Thông số chi tiết được quy định tại Mục 2.6.2 QCKTQGVQHXD ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BXD. Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP thì người nào có hành vi xây dựng nhà ở vi phạm chỉ giới xây dựng có thể bị phạt tới 30.000.000 đồng. Nếu là tổ chức thực hiện thì mức phạt nhân đôi. Ngoài ra còn bị buộc tháo dỡ phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều này.
Xây dựng lều quán lấn chiếm hành lang an toàn giao thông
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2008 về phạm vi đất dành cho đường bộ. Cụ thể: “2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.” Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: “a) Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, điểm a khoản 9 Điều này.” Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: - Buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.” => Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp người dân tự ý xây dựng láng, lều, công trình tạm trên đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ được xác định là hành vi vi phạm. Do đó, cơ quan nhà nước có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và yêu cầu khắc phục hậu quả là khôi phục trạng thái ban đầu, trường hợp khi đã có biên bản xử phạt mà người dân không thực hiện thì cơ quan có quyền ra quyết định cưỡng chế đối với người vi phạm.