Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường xử lý hàng nhập lậu trong dịp Tết Nguyên đán 2023
Ngày 23/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành cơ tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán 2023 theo nhiệm vụ sau: (1) Bộ Công Thương Theo đó, có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và xử lý các biến động bất thường của thị trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa nhập lậu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tại các tỉnh biên giới tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không đề thiếu hụt trong mọi tình huống. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. (2) Bộ Tài chính Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyển, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. (3) Bộ Công an Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu bảo vệ, các địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội, điểm du lịch, nơi hoạt động tập trung đông người; chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, đốt pháo nổ trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất ma túy. Xem thêm Chỉ thị 22/CT-TTg ban hành ngày 23/12/2022.
Buôn "hàng xách tay" là vi phạm pháp luật
“Hàng xách tay” không phải là một cụm từ mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không ít người chuộng “hàng xách tay” hơn hàng mua ở những cửa hàng chính hang. Bởi vì “nghiệp vụ” kinh doanh của những cá nhân, cửa hàng bán đồ xách tay giúp người dùng có thể mua được hàng chính hãng với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều. Câu hỏi đặt ra, tại sao hàng chính hãng mà giá lại rẻ? Thực tế cho thấy, nhiều nơi lợi dụng những chính sách miễn thuế đối với những đối tượng nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc. theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (thường là những phi công, tiếp viên hàng không). Những nơi kinh doanh này, nhờ hoặc thuê những tiếp viên hàng không, phi công… những người thường xuyên nhập cảnh, mua hàng hóa tại nước sở tại. Chính vì có chính sách miễn thuế nhập khẩu nên những hàng hóa này khi về Việt Nam giá rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm tương tự ở những nơi kinh doanh, nhập khẩu khác. Nói cách khác, kinh doanh “hàng xách tay” chính là kinh doanh hàng hóa trốn thuế, nhập lậu. Chiếu theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm: - Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; - Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; - Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng. Và cũng tại Nghị định này, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt tùy theo giá trị lô hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP - Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập như trên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa; + Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; + Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.” - Ngoài ra, đối với các hành vi nhập lậu như trên, còn xử phạt hành chính đối với các đối tượng liên quan như: + Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; + Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; + Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.” - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm + Tịch thu phương tiện vận tải nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Trong thực tế, đa số những nơi bán “hàng xách tay” là bán online, đa số là qua mạng xã hội facebook cho nên chưa có quy định điều chỉnh lĩnh vực này. Còn nếu bạn nghĩ đến chuyện đăng ký kinh doanh “hàng xách tay”, thì hãy cẩn thận, rủi ro pháp lý sẽ đến với bạn bất cứ lúc nào.
Thủ tướng chỉ thị: Tăng cường xử lý hàng nhập lậu trong dịp Tết Nguyên đán 2023
Ngày 23/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 22/CT-TTg về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ban, ngành cơ tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán 2023 theo nhiệm vụ sau: (1) Bộ Công Thương Theo đó, có phương án chuẩn bị nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng tăng cao, bảo đảm chất lượng, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người dân và xử lý các biến động bất thường của thị trường. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi về buôn bán hàng nhập lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng vận chuyển, buôn bán hàng cấm là pháo nổ, pháo hoa nhập lậu. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan liên quan tại các tỉnh biên giới tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa vi phạm vận chuyển từ biên giới vào thị trường nội địa tiêu thụ. Chỉ đạo các doanh nghiệp, đơn vị bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, không đề thiếu hụt trong mọi tình huống. Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát các chương trình khuyến mại trên toàn quốc, bảo đảm tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật. (2) Bộ Tài chính Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Tập trung kiểm tra, tuần tra chặt chẽ tại các tuyển, địa bàn trọng điểm, các mặt hàng nhập lậu, hàng giả thường có xu hướng gia tăng trong dịp Tết (như chất nổ, pháo nổ, vũ khí, hàng hóa vi phạm môi trường, thuốc lá, rượu bia, gia cầm, thực phẩm...). Đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt là tại các vùng xảy ra thiên tai, bão lũ không để người dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt. (3) Bộ Công an Bố trí lực lượng, phương tiện bảo vệ an toàn tuyệt đối các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các mục tiêu bảo vệ, các địa bàn trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội quan trọng của đất nước. Bảo đảm an ninh, trật tự tại các lễ hội, điểm du lịch, nơi hoạt động tập trung đông người; chủ động nắm chắc tình hình liên quan đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự an toàn xã hội, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, phát hiện và xử lý nghiêm các hoạt động sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, đốt pháo nổ trái phép; buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường. Tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, có phương án hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc giao thông trước và sau Tết Nguyên đán; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, nhất là liên quan đến sử dụng rượu, bia, chất ma túy. Xem thêm Chỉ thị 22/CT-TTg ban hành ngày 23/12/2022.
Buôn "hàng xách tay" là vi phạm pháp luật
“Hàng xách tay” không phải là một cụm từ mới mẻ ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không ít người chuộng “hàng xách tay” hơn hàng mua ở những cửa hàng chính hang. Bởi vì “nghiệp vụ” kinh doanh của những cá nhân, cửa hàng bán đồ xách tay giúp người dùng có thể mua được hàng chính hãng với giá rẻ hơn giá thị trường rất nhiều. Câu hỏi đặt ra, tại sao hàng chính hãng mà giá lại rẻ? Thực tế cho thấy, nhiều nơi lợi dụng những chính sách miễn thuế đối với những đối tượng nhập cảnh thường xuyên theo tính chất công việc. theo quy định tại Khoản 5 Điều 58 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (thường là những phi công, tiếp viên hàng không). Những nơi kinh doanh này, nhờ hoặc thuê những tiếp viên hàng không, phi công… những người thường xuyên nhập cảnh, mua hàng hóa tại nước sở tại. Chính vì có chính sách miễn thuế nhập khẩu nên những hàng hóa này khi về Việt Nam giá rẻ hơn rất nhiều so với những sản phẩm tương tự ở những nơi kinh doanh, nhập khẩu khác. Nói cách khác, kinh doanh “hàng xách tay” chính là kinh doanh hàng hóa trốn thuế, nhập lậu. Chiếu theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm: - Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; - Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường; - Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; - Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn; - Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng. Và cũng tại Nghị định này, hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt tùy theo giá trị lô hàng hóa nhập khẩu. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 185/2013/NĐ-CP - Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập như trên mà thuộc một trong các trường hợp sau đây: + Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa; + Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu; + Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.” - Ngoài ra, đối với các hành vi nhập lậu như trên, còn xử phạt hành chính đối với các đối tượng liên quan như: + Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; + Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; + Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.” - Hình thức xử phạt bổ sung: + Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm + Tịch thu phương tiện vận tải nếu tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; Trong thực tế, đa số những nơi bán “hàng xách tay” là bán online, đa số là qua mạng xã hội facebook cho nên chưa có quy định điều chỉnh lĩnh vực này. Còn nếu bạn nghĩ đến chuyện đăng ký kinh doanh “hàng xách tay”, thì hãy cẩn thận, rủi ro pháp lý sẽ đến với bạn bất cứ lúc nào.