Giám sát viên bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 5000 giờ bay lái chính
Ngày 09/6/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BGTVT sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT và các văn bản sửa đổi. Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành một số quy định mới thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng trong đó thay đổi Quy chế An toàn hàng không như sau: (1) Giám sát viên bay phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm Sửa đổi, bổ sung tiết i và ii, bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT như sau: - Sửa đổi, bổ sung tiết i, ii điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 như sau: - Đối với giám sát viên bay: có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực giám sát an toàn khai thác tàu bay hoặc có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm giờ bay tích lũy tối thiểu 5000 giờ bay ở vị trí lái chính. - Các giám sát viên bay phải được đào tạo ban đầu, bay tích lũy kinh nghiệm, huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo định kỳ theo tiêu chuẩn của tài liệu (doc) 8335 và 10070 của ICAO. Giám sát viên bay phải có Giấy phép, năng định tương đương hoặc cao hơn giấy phép, năng định của người được kiểm tra và giám sát. Bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033. (2) Quy định mới về bay biển đường dài đối với tàu bay Sửa đổi, bổ sung điểm 45 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: Bay biển đường dài: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và ở vị trí xa hơn khoảng cách tương ứng với: - 120 phút bay bằng hoặc 740 km (400 nm) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp (lấy giá trị nào đến trước), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau: Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch. Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế; - 60 phút bay bằng hoặc 370 km (200 nm) (lấy giá trị nào đến trước) đối với máy bay hai động cơ không có khả năng thuộc nhóm 1 tại tiết i điểm này. - 30 phút bay bằng hoặc 185 km (100 nm) (lấy giá trị nào đến trước) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp hơn cho các loại máy bay không thuộc tiết i và ii điểm này.” (3) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO trong hoạt động tàu bay Sửa đổi, bổ sung điểm 195 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: (195) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO: là hệ thống tàu bay mà sự hỏng hóc hoặc xuống cấp của nó sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới an toàn của chuyến bay EDTO hoặc hệ thống có các tính năng hoạt động liên tục đặc biệt quan trọng đối với sự an toàn của chuyến bay và việc hạ cánh của tàu bay khi chuyển hướng EDTO. Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO bao gồm các hệ thống có tính chất như sau: - Hệ thống giống nhau ở các vị trí khác nhau. - Hệ thống có tác động như nhau tới hệ thống trọng yếu khai thác EDTO. - Hệ thống dự phòng cho hệ thống trọng yếu khai thác EDTO. (4) 02 hạng mục phải kiểm tra tăng cường Sửa đổi, bổ sung điểm 495 tại Mục 2 Phụ lục 1 Điều 1.007 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT như sau: (495) Các hạng mục phải kiểm tra tăng cường (Required Inspection Item - RII): là các hạng mục bảo dưỡng nếu không được thực hiện chuẩn xác hoặc sử dụng phụ tùng, vật liệu không phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay. (5) Bổ sung một số định nghĩa trong lĩnh vực hàng không Bổ sung các định nghĩa sau vào Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: (529) Bảo dưỡng EDTO kép (EDTO dual maintenance): là công việc bảo dưỡng trên các hệ thống trọng yếu khai thác EDTO được thực hiện trong cùng một lần bảo dưỡng. (530) Bay biển: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và khoảng cách tới đất liền lớn hơn 90 km (50 nm), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau: i. Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch. ii Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, trong trường hợp có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế; iii. Khi bay trên vùng nước bên ngoài khả năng bay lượn (gliding) tới đất liền của máy bay, trừ thuỷ phi cơ; iv. Khi cất hạ cánh ở những sân bay phải bay trên hoặc gần vùng nước mà mỗi sai sót của quá trình CHC có thể có nguy cơ dẫn đến hạ cánh xuống nước. (531) Khuyến cáo an toàn của rủi ro an toàn mang tính toàn cầu (SRGC): là khuyến cáo an toàn liên quan đến sự khiếm khuyết mang tính hệ thống có khả năng tái diễn với những nguy cơ uy hiếp an toàn ở cấp độ toàn cầu và yêu cầu hành động kịp thời để cải thiện an toàn. Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 30/12/2023 sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.
Thủ tướng chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 24/02/2023 về việc nâng cao công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới như sau: (1) Quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK Thủ tướng chỉ ra rằng ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Qua đó cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. ANHK được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Công tác bảo đảm ANHK phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm ANHK. Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam. Xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Ủy ban ANHK cần tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò, vị trí là cơ quan chỉ đạo chiến lược, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm ANHK. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: - Phương án đối phó tại chỗ. - Lực lượng tại chỗ. - Trang thiết bị tại chỗ. - Hậu cần tại chỗ. (2) Kiện toàn hệ thống văn bản về hàng không Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về ANHK, đặc biệt, tập trung hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đồng thời, rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về ANHK; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về ANHK. (3) Thực hiện nghiêm các quy định ANHK Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm quy định về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định liên quan về tăng cường quản lý, giám sát và thiết lập khu cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ. Các quy định về cấm sử dụng tia laser, nguồn sáng có công suất lớn. Nghiên cứu báo cáo rủi ro ANHK do Hội đồng quản lý rủi ro ANHK quốc gia ban hành, triển khai áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro ANHK phù hợp. (4) Phối hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm ANHK; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay. (5) Tham gia diễn tập ứng phó ANHK Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức, tham gia tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. (6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế bảo đảm ANHK Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK. Tham gia tích cực các diễn đàn, các chương trình hỗ trợ các nước thành viên của ICAO trong việc phòng ngừa và đối phó với nguy cơ đe dọa ANHK. Tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin; kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay; bảo đảm an ninh vùng trời. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo đảm ANHK; chia sẻ kết quả Chương trình thanh tra ANHK toàn cầu (USAP) của ICAO giữa các quốc gia thành viên. Xem thêm Chỉ thị 06/CT-TTg ban hành ngày 24/02/2023.
Từ 01/7/2015, Nghị định 20/2009/NĐ-CP quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam hết hiệu lực
Theo đó, từ ngày 01/7/2015, Nghị định thay thế Nghị định 20/2009/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực. Về cơ bản, Nghị định này đã phù hợp với thực tiễn, nên Nghị định mới vẫn sẽ giữ nguyên nhiều nội dung, trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung sau: 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Bổ sung thêm quy định đối với sân bay dân dụng, các đài ra đa, vô tuyến hàng không. 2. Giải thích từ ngữ: Một số từ ngữ được sửa đổi, bổ sung theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 Sân bay dân dụng -Yêu cầu chung về Thiết kế và Khai thác. 3. Thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay sân dụng, sân bay dùng chung, các đài trạm ra đa, vô tuyến hàng không và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời: được quy định cụ thể hơn. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay dân dụng, sân bay quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống bãi cất, hạ cánh trực thăng, dải cất hạ cánh trên mặt nước, trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch hệ thống đài trạm dẫn đường hàng không. 4. Các hành vi bị cấm: được cụ thể hóa từ các Điểm c, g, h, i, k, n Khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam để thuận tiện cho việc tham chiếu, gồm các hành vi sau: - Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, mội trường và dân sinh. - Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay. - Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửu, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay. - Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tầu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay. - Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay. - Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật nghị tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay. - Cấp phép xây dựng, lắp đặt các công trình chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cảnh báo hàng không đối với các công trình quy định tại Điều 8 và Phụ lục IV Nghị định này, trừ trường hợp được cơ quan chấp thuận độ cao của Bộ Quốc phòng quy định riêng. 5. Về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời: quy định rõ trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, địa phương và các Bộ, ngành liên quan đến công tác quản lý chướng ngại vật hàng không. 6. Về việc thay đổi các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không Xem xét điều kiện thực tế về việc quản lý các bề mặt chướng ngại vật hàng không bảo đảm an toàn cho các hoạt động bay trong thời gian qua, điều chỉnh các thông số kỹ thuật như sau: - Đối với sân bay quân sự, giữ nguyên các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không được quy định tại Nghị định 20 - Đối với sân bay dân dụng và sân bay dung chung, điều chỉnh và áp dụng chung một tiêu chuẩn, cụ thể: + Đối với tĩnh không đầu theo tiêu chuẩn của HKDD Việt Nam và ICAO có độ dốc là 2% như hiện nay. + Đối với tĩnh không sườn, mặt phẳng ngang trong có độ cao tối đa là 50 mét theo tiêu chuẩn quân sự, thay vì khuyến cáo của ICAO 45 mét trong Phụ lục II của Nghị định 20. 7. Bổ sung thêm Điều 17: quy định việc bảo đảm ngân sách cho công tác quy hoạch, quản lý chướng ngại vật hàng không. Bổ sung thêm Phụ lục V: Quy định khoảng cách tối thiểu của chướng ngại vật nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật đến mép ngoài bãi ăng ten hàng không dân dụng. Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.
Giám sát viên bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 5000 giờ bay lái chính
Ngày 09/6/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BGTVT sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT và các văn bản sửa đổi. Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành một số quy định mới thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng trong đó thay đổi Quy chế An toàn hàng không như sau: (1) Giám sát viên bay phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm Sửa đổi, bổ sung tiết i và ii, bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT như sau: - Sửa đổi, bổ sung tiết i, ii điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 như sau: - Đối với giám sát viên bay: có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực giám sát an toàn khai thác tàu bay hoặc có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm giờ bay tích lũy tối thiểu 5000 giờ bay ở vị trí lái chính. - Các giám sát viên bay phải được đào tạo ban đầu, bay tích lũy kinh nghiệm, huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo định kỳ theo tiêu chuẩn của tài liệu (doc) 8335 và 10070 của ICAO. Giám sát viên bay phải có Giấy phép, năng định tương đương hoặc cao hơn giấy phép, năng định của người được kiểm tra và giám sát. Bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033. (2) Quy định mới về bay biển đường dài đối với tàu bay Sửa đổi, bổ sung điểm 45 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: Bay biển đường dài: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và ở vị trí xa hơn khoảng cách tương ứng với: - 120 phút bay bằng hoặc 740 km (400 nm) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp (lấy giá trị nào đến trước), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau: Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch. Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế; - 60 phút bay bằng hoặc 370 km (200 nm) (lấy giá trị nào đến trước) đối với máy bay hai động cơ không có khả năng thuộc nhóm 1 tại tiết i điểm này. - 30 phút bay bằng hoặc 185 km (100 nm) (lấy giá trị nào đến trước) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp hơn cho các loại máy bay không thuộc tiết i và ii điểm này.” (3) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO trong hoạt động tàu bay Sửa đổi, bổ sung điểm 195 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: (195) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO: là hệ thống tàu bay mà sự hỏng hóc hoặc xuống cấp của nó sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới an toàn của chuyến bay EDTO hoặc hệ thống có các tính năng hoạt động liên tục đặc biệt quan trọng đối với sự an toàn của chuyến bay và việc hạ cánh của tàu bay khi chuyển hướng EDTO. Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO bao gồm các hệ thống có tính chất như sau: - Hệ thống giống nhau ở các vị trí khác nhau. - Hệ thống có tác động như nhau tới hệ thống trọng yếu khai thác EDTO. - Hệ thống dự phòng cho hệ thống trọng yếu khai thác EDTO. (4) 02 hạng mục phải kiểm tra tăng cường Sửa đổi, bổ sung điểm 495 tại Mục 2 Phụ lục 1 Điều 1.007 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT như sau: (495) Các hạng mục phải kiểm tra tăng cường (Required Inspection Item - RII): là các hạng mục bảo dưỡng nếu không được thực hiện chuẩn xác hoặc sử dụng phụ tùng, vật liệu không phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay. (5) Bổ sung một số định nghĩa trong lĩnh vực hàng không Bổ sung các định nghĩa sau vào Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau: (529) Bảo dưỡng EDTO kép (EDTO dual maintenance): là công việc bảo dưỡng trên các hệ thống trọng yếu khai thác EDTO được thực hiện trong cùng một lần bảo dưỡng. (530) Bay biển: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và khoảng cách tới đất liền lớn hơn 90 km (50 nm), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau: i. Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch. ii Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, trong trường hợp có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế; iii. Khi bay trên vùng nước bên ngoài khả năng bay lượn (gliding) tới đất liền của máy bay, trừ thuỷ phi cơ; iv. Khi cất hạ cánh ở những sân bay phải bay trên hoặc gần vùng nước mà mỗi sai sót của quá trình CHC có thể có nguy cơ dẫn đến hạ cánh xuống nước. (531) Khuyến cáo an toàn của rủi ro an toàn mang tính toàn cầu (SRGC): là khuyến cáo an toàn liên quan đến sự khiếm khuyết mang tính hệ thống có khả năng tái diễn với những nguy cơ uy hiếp an toàn ở cấp độ toàn cầu và yêu cầu hành động kịp thời để cải thiện an toàn. Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 30/12/2023 sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.
Thủ tướng chỉ đạo công tác bảo đảm an ninh hàng không trong tình hình mới
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 06/CT-TTg ngày 24/02/2023 về việc nâng cao công tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới. Theo đó, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trong tình hình mới như sau: (1) Quán triệt, thực hiện nghiêm mục tiêu, nguyên tắc bảo đảm ANHK Thủ tướng chỉ ra rằng ANHK là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành hàng không dân dụng Việt Nam. Qua đó cần được quan tâm thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, phù hợp với tình hình an ninh quốc tế ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. ANHK được đặt trong tổng thể hệ thống an ninh quốc gia, được xây dựng trên nền tảng của nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Công tác bảo đảm ANHK phù hợp với điều kiện Việt Nam, đáp ứng tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế; mở rộng hợp tác quốc tế trong bảo đảm ANHK. Xây dựng hệ thống bảo đảm ANHK vững mạnh, hiệu quả; lực lượng kiểm soát ANHK có hệ thống tổ chức độc lập, hoạt động thống nhất, chuyên nghiệp, đủ năng lực thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp pháp luật Việt Nam. Xây dựng kết cấu hạ tầng bảo đảm ANHK đồng bộ, hiện đại, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế. Ủy ban ANHK cần tiếp tục đổi mới hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò, vị trí là cơ quan chỉ đạo chiến lược, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối hoạt động giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong công tác bảo đảm ANHK. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có cảng hàng không, sân bay phát huy vai trò quản lý Nhà nước tại địa phương; tích cực, chủ động thực hiện đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn bảo đảm an ninh trật tự, an ninh, an toàn hàng không. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ, bao gồm: - Phương án đối phó tại chỗ. - Lực lượng tại chỗ. - Trang thiết bị tại chỗ. - Hậu cần tại chỗ. (2) Kiện toàn hệ thống văn bản về hàng không Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn, các tiêu chuẩn về ANHK, đặc biệt, tập trung hoàn thiện Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đồng thời, rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các quy định của pháp luật về ANHK; các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Hoàn thiện hệ thống tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, tiêu chuẩn về ANHK. (3) Thực hiện nghiêm các quy định ANHK Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm quy định về công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy định liên quan về tăng cường quản lý, giám sát và thiết lập khu cấm bay, hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ. Các quy định về cấm sử dụng tia laser, nguồn sáng có công suất lớn. Nghiên cứu báo cáo rủi ro ANHK do Hội đồng quản lý rủi ro ANHK quốc gia ban hành, triển khai áp dụng các biện pháp giảm thiểu rủi ro ANHK phù hợp. (4) Phối hợp giữa nhà nước với doanh nghiệp Các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị Công an, Quân đội và Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không trong công tác bảo đảm ANHK; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại cảng hàng không, sân bay. (5) Tham gia diễn tập ứng phó ANHK Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức, tham gia tổ chức diễn tập đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng. (6) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế bảo đảm ANHK Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm ANHK. Tham gia tích cực các diễn đàn, các chương trình hỗ trợ các nước thành viên của ICAO trong việc phòng ngừa và đối phó với nguy cơ đe dọa ANHK. Tăng cường hợp tác song phương, đa phương trong trong đào tạo, chuyển giao công nghệ, trao đổi thông tin; kiểm soát an ninh đối với giấy tờ sử dụng đi tàu bay; bảo đảm an ninh vùng trời. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ bảo đảm ANHK; chia sẻ kết quả Chương trình thanh tra ANHK toàn cầu (USAP) của ICAO giữa các quốc gia thành viên. Xem thêm Chỉ thị 06/CT-TTg ban hành ngày 24/02/2023.
Từ 01/7/2015, Nghị định 20/2009/NĐ-CP quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam hết hiệu lực
Theo đó, từ ngày 01/7/2015, Nghị định thay thế Nghị định 20/2009/NĐ-CP về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời Việt Nam sẽ bắt đầu có hiệu lực. Về cơ bản, Nghị định này đã phù hợp với thực tiễn, nên Nghị định mới vẫn sẽ giữ nguyên nhiều nội dung, trên cơ sở đó, chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung sau: 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng: Bổ sung thêm quy định đối với sân bay dân dụng, các đài ra đa, vô tuyến hàng không. 2. Giải thích từ ngữ: Một số từ ngữ được sửa đổi, bổ sung theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8753:2011 Sân bay dân dụng -Yêu cầu chung về Thiết kế và Khai thác. 3. Thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch xây dựng sân bay quân sự, sân bay sân dụng, sân bay dùng chung, các đài trạm ra đa, vô tuyến hàng không và trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời: được quy định cụ thể hơn. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay dùng chung, sân bay dân dụng, sân bay quân sự. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt quy hoạch hệ thống bãi cất, hạ cánh trực thăng, dải cất hạ cánh trên mặt nước, trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch hệ thống đài trạm dẫn đường hàng không. 4. Các hành vi bị cấm: được cụ thể hóa từ các Điểm c, g, h, i, k, n Khoản 1 Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam để thuận tiện cho việc tham chiếu, gồm các hành vi sau: - Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an toàn bay, mội trường và dân sinh. - Xây dựng công trình kiến trúc, lắp đặt trang bị, thiết bị, trồng cây có khả năng gây ảnh hưởng đến hoạt động bay và hoạt động của các trang bị, thiết bị quản lý vùng trời, quản lý hoạt động bay. - Xây dựng trong khu vực cảng hàng không, sân bay, khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các công trình hoặc lắp đặt các trang bị, thiết bị gây ra nhiều khói, bụi, lửu, khí thải hoặc xây dựng trường bắn hoặc các công trình, lắp đặt các trang bị, thiết bị khác có khả năng ảnh hưởng đến an toàn bay, hoạt động của các trang bị, thiết bị tại cảng hàng không, sân bay. - Lắp đặt, sử dụng trong khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tầu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay. - Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay. - Phá hủy, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật nghị tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay; làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay. - Cấp phép xây dựng, lắp đặt các công trình chưa có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền quy định. - Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cảnh báo hàng không đối với các công trình quy định tại Điều 8 và Phụ lục IV Nghị định này, trừ trường hợp được cơ quan chấp thuận độ cao của Bộ Quốc phòng quy định riêng. 5. Về trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời: quy định rõ trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, địa phương và các Bộ, ngành liên quan đến công tác quản lý chướng ngại vật hàng không. 6. Về việc thay đổi các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không Xem xét điều kiện thực tế về việc quản lý các bề mặt chướng ngại vật hàng không bảo đảm an toàn cho các hoạt động bay trong thời gian qua, điều chỉnh các thông số kỹ thuật như sau: - Đối với sân bay quân sự, giữ nguyên các thông số kỹ thuật quy định bề mặt chướng ngại vật hàng không được quy định tại Nghị định 20 - Đối với sân bay dân dụng và sân bay dung chung, điều chỉnh và áp dụng chung một tiêu chuẩn, cụ thể: + Đối với tĩnh không đầu theo tiêu chuẩn của HKDD Việt Nam và ICAO có độ dốc là 2% như hiện nay. + Đối với tĩnh không sườn, mặt phẳng ngang trong có độ cao tối đa là 50 mét theo tiêu chuẩn quân sự, thay vì khuyến cáo của ICAO 45 mét trong Phụ lục II của Nghị định 20. 7. Bổ sung thêm Điều 17: quy định việc bảo đảm ngân sách cho công tác quy hoạch, quản lý chướng ngại vật hàng không. Bổ sung thêm Phụ lục V: Quy định khoảng cách tối thiểu của chướng ngại vật nằm trong hành lang an toàn kỹ thuật đến mép ngoài bãi ăng ten hàng không dân dụng. Xem chi tiết dự thảo Nghị định tại đây.