Điều kiện để một doanh nghiệp được tặng Huân chương Lao động hạng Ba?
Huân chương Lao động là một hình thức khen thưởng để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo Luật Thi đua khen thưởng hiện hành thì Huân chương Lao động cũng có thể được tặng cho các doanh nghiệp có nhiều thành tích, đóng góp cho đất nước. Điều kiện để một doanh nghiệp được tặng Huân chương Lao động hạng Ba? Theo khoản 5 Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định Huân chương Lao động hạng Ba để tặng cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này. Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 thì Huân chương Lao động hạng Ba để tặng cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh; - Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; - Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên; - Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; - Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua. Như vậy, doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước Thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 29 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng nói chung và khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba nói riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều này, cụ thể: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác hoặc tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý; khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác hoặc tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc quyền quản lý nhưng có thành tích đóng góp cho địa phương ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, sau khi lấy ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác đó. - Người đứng đầu bộ, ban, ngành có trách nhiệm khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý; khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc quyền quản lý nhưng có thành tích đóng góp cho lĩnh vực quản lý thuộc bộ, ban, ngành, sau khi lấy ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu doanh nghiệp thuộc quản lý của tỉnh) hoặc bộ quản lý (nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý của bộ).
Thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024
Theo quy định hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Mức tiền thưởng của tất cả các loại huân chương là bao nhiêu? Thủ tục xét tặng huân chương được quy định thế nào? Năm 2024 có bao nhiêu loại Huân chương? Theo Điều 9 Luật Thi đua khen thưởng 2022 thì huân chương là một trong những hình thức khen thưởng Theo Điều 33 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về huân chương như sau: - Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Huân chương gồm: + “Huân chương Sao vàng”; + “Huân chương Hồ Chí Minh”; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”; + “Huân chương Dũng cảm”; + “Huân chương Hữu nghị”. Như vậy, Huân chương là hình thức khen thưởng dành cho cá nhân, tập thể có nhiều thành tích và cống hiến cho đất nước và có tất cả là 10 loại Huân chương. Trong đó, Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024 Theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định mức tiền thưởng Huân chương các loại sẽ tính theo hệ số với lương cơ sở. Đồng thời, Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024 như sau: STT Loại Huân chương Hệ số Tiền thưởng 1 Huân chương Sao vàng 46,0 lần 107.640.000 đồng 2 Huân chương Hồ Chí Minh 30,5 lần 71.370.000 đồng 3 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhất 15,0 lần 35.100.000 đồng 4 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhì 12,5 lần 29.250.000 đồng 5 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng ba 10,5 lần 24.570.000 đồng 6 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 9,0 lần 21.060.000 đồng 7 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc 7,5 lần 17.550.000 đồng 8 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huân chương Dũng cảm 4,5 lần 10.530.000 đồng Như vậy, trên đây là mức tiền thưởng Huân chương đối với cá nhân, tuỳ theo loại Huân chương mà sẽ có mức tiền thưởng khác nhau, tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. Thủ tục xét tặng hoặc truy tặng Huân chương Theo Điều 36 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại (trừ Huân chương Hữu nghị). Theo đó: - Thẩm quyền: + Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước quyết định. + Việc xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” thực hiện theo thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về xét tặng thưởng Huân chương bậc cao. - Hồ sơ đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại: Mỗi loại có 01 bộ (bản chính) gồm: + Tờ trình của bộ, ban, ngành, tỉnh; + Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; + Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh; + Trường hợp cá nhân, tập thể: ++ Được đề nghị khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; ++ Đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; ++ Phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩm, công trình khoa học và công nghệ; Phải có chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về thành tích đề nghị khen thưởng; + Các văn bản liên quan theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này (nếu có). - Hồ sơ Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ gồm: Tờ trình của Bộ Nội vụ kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng (trừ hồ sơ khen thưởng có nội dung bí mật nhà nước). Như vậy, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng các loại Huân chương đã được thực hiện theo quy định trên. Theo đó, thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về Chủ tịch Nước, thẩm quyền xét sẽ thuộc về Thủ tướng theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay?
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay? Mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định như sau: “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; - Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Và theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Cá nhân được trao tặng, truy tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” phải đạt một trong các tiêu chuẩn và giữ các chức danh sau đây: (1) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Bí thư, - Phó Bí thư Tỉnh ủy, - Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (2) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Xứ ủy viên, - Khu ủy viên, - Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (3) Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Ủy viên Bộ Chính trị, - Bí thư Trung ương Đảng, - Phó Chủ tịch nước, - Phó Chủ tịch Quốc hội, - Phó Thủ tướng Chính phủ, - Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (4) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Tổng Bí thư; - Chủ tịch nước; - Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch Quốc hội, 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm. (5) Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội liên tục 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên. Như vậy, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ theo các giai đoạn nêu trên và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 2.340.000 triệu đồng/tháng. Và theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng đối với “Huân chương Hồ Chí Minh” là 30,5 lần mức lương cơ sở; Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương là 30,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh là: 2.340.000 x 30,5 = 71.370.000 đồng. Lưu ý: Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay?
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay? Mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định như sau: “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; - Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Và theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Cá nhân được trao tặng, truy tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” phải đạt một trong các tiêu chuẩn và giữ các chức danh sau đây: (1) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Bí thư, - Phó Bí thư Tỉnh ủy, - Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (2) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Xứ ủy viên, - Khu ủy viên, - Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (3) Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Ủy viên Bộ Chính trị, - Bí thư Trung ương Đảng, - Phó Chủ tịch nước, - Phó Chủ tịch Quốc hội, - Phó Thủ tướng Chính phủ, - Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (4) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Tổng Bí thư; - Chủ tịch nước; - Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch Quốc hội, 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm. (5) Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội liên tục 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên. Như vậy, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ theo các giai đoạn nêu trên và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 2.340.000 triệu đồng/tháng. Và theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng đối với “Huân chương Hồ Chí Minh” là 30,5 lần mức lương cơ sở; Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương hiện nay là: 2.340.000 x 30,5 = 71.370.000 đồng. Lưu ý: Tập thể được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. Tóm lại, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ quan trọng trong các giai đoạn của hệ thống bộ máy nhà nước và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Huân chương Sao vàng có phải là Huân chương cao quý nhất của Việt Nam?
Hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Huân chương nào là huân chương cao quý nhất của Việt Nam? Mẫu Huân chương Sao vàng được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Căn cứ Điều 33 Luật Thi đua khen thưởng 2022 có quy định Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó, hiện nay, có tổng là 10 loại Huân chương bao gồm: - Huân chương Sao vàng. - Huân chương Hồ Chí Minh. - Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Đại đoàn kết dân tộc. - Huân chương Dũng cảm. - Huân chương Hữu nghị. Như vậy, hiện nay, theo Luật Thi đua khen thưởng 2022 thì có tất cả là 10 Huân chương như đã nêu trên. (2) Huân chương nào là huân chương cao quý nhất của Việt Nam? Căn cứ Điều 34 Luật Thi đua khen thưởng 2022 có quy định về Huân chương Sao vàng như sau: Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Huân chương này được tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn như sau: - Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. - Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, KT-XH, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Ngoài ra, Huân chương Sao vàng cũng được dùng để tặng cho các nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị. Các Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội để được tặng Huân chương Sao vàng thì phải đạt các tiêu chuẩn được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 34 Luật Thi đua khen thưởng 2022. Riêng đối với Huân chương Sao vàng được dành tặng cho cá nhân thì được quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn tại Điều 8 Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Như vậy, Huân chương Sao vàng hiện đang là Huân chương cao quý nhất của Việt nam. Các cá nhân, đơn vị khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được xét tặng Huân chương này. Ngoài ra, Huân chương Sao vàng còn có thể tặng cho các cá nhân là nguyên thủ quốc gia nước ngoài mà có công lao to lớn đối với nước ta. (3) Huân chương Sao vàng được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 80 Nghị định 98/2023/NĐ-CP có quy định về mẫu Huân chương Sao vàng như sau: Đối với cuống Huân chương: - Cốt bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co. - Có kích thước 28 mm x 14 mm. - Viền ngoài màu vàng, trong bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có 02 màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng. Đối với dải Huân chương: - Có kích thước 28 mm x 51 mm x 41 mm x 51 mm. - Có hình chữ A cách điệu, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có 02 màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng. Đối với thân Huân chương: - Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co. - Có hình sao vàng năm cánh dập nổi, đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng 55 mm, chính giữa hình tròn nền vàng có ngôi sao vàng năm cánh. - Xung quanh thân Huân chương là dòng chữ “Huân chương Sao vàng”, “Việt Nam” màu đỏ. Theo đó, hiện nay, Huân chương Sao vàng sẽ được làm theo mẫu quy định như đã nêu trên.
Hệ thống Huân chương của Việt Nam và quy định về thi đua, khen thưởng
Có tất cả bao nhiêu loại huân chương tại Việt Nam? Quy định về thi đua khen thưởng thế nào? (1) Việt Nam có bao nhiêu loại Huân chương? Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, có tất cả 10 loại huân chương, bao gồm: - “Huân chương Sao vàng” - “Huân chương Hồ Chí Minh” - “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” - “Huân chương Dũng cảm” - “Huân chương Hữu nghị” Theo đó, huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. (2) Khi nào được xét khen thưởng huân chương? Theo quy định tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, căn cứ để xét khen thưởng là: - Thành tích đạt được. - Tiêu chuẩn khen thưởng. - Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. Theo đó, các điều kiện để được tặng, truy tặng huân chương được quy định cụ thể dành cho từng loại huân chương trong Mục 1 Chương III của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Đối với các huân chương có hạng như hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba thì huân chương hạng Ba sẽ là căn cứ tiêu chuẩn để tặng huân chương hạng Nhì, và huân chương hạng Nhì là căn cứ tiêu chuẩn để tặng huân chương hạng Nhất. Như vậy, cá nhân, tập thể là đối tượng được tặng huân chương, khi đạt được các tiêu chuẩn cụ thể theo từng loại huân chương và đến đúng hoàn cảnh (ngày thành lập tròn năm, có thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc đột xuất,..) thì sẽ được tặng huân chương. (3) Hiện vật khen thưởng huân chương là gì? Theo quy định tại Điều 12 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, hiện vật khen thưởng bao gồm: - Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm: + Huân chương, huy chương; + Huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; + Kỷ niệm chương; bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. - Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chương, huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng. Theo đó, cá nhân, tập thể được tặng huân chương thì sẽ được hiện vật là huân chương, mẫu huân chương do Chính phủ quy định. (4) Hành vi bị cấm trong thi đua, khen thưởng Để đảm bảo cho việc thi đua, khen thưởng được diễn ra công tâm, trao thưởng đúng người và bảo vệ sự uy nghiêm của hiện vật được trao tặng, Nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc thi đua, khen thưởng tại Điều 15 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau: - Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi. - Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng. - Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật. - Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội. - Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng và cá nhân, tổ chức, tập thể nhận hình thức khen thưởng có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm quy định trên, không vi phạm các điều pháp luật nghiêm cấm trong công tác thi đua, khen thưởng.
Người nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” mới có thể được tặng “Huân chương hữu nghị”?
"Huân chương Hữu nghị" là một trong số các Huân chương được trao tặng, truy tặng theo Luật Thi đua khen thưởng hiện nay. Huân chương này để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới. 1. Người nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” mới có thể được tặng “Huân chương hữu nghị”? Tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” thì khoản 1 Điều 53 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định: “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam; (1) - Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. (2) Các đối tượng là cá nhân người nước ngoài được khen thưởng bao gồm: (Xem chi tiết toàn bộ các đối tượng khen thưởng tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 98/2023/NĐ-CP) - Cá nhân nước ngoài là người đứng đầu cơ quan, tổ chức (cơ quan, tổ chức này là các đối tượng được khen tặng “Huân chương Hữu nghị”) có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 05 năm liên tục trở lên hoặc có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm; - Trưởng các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với Việt Nam có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm; - Cá nhân nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” và 05 năm tiếp theo tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện với Việt Nam; - Cá nhân nước ngoài khác đạt tiêu chuẩn tại (2) được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. Như vậy, đối với cá nhân người nước ngoài có thể được khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” thì cần đáp ứng các điều kiện cũng như thuộc một trong các đối tượng vừa liệt kê ở trên. Trong số đó, cá nhân nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” và cần đáp ứng điều kiện là có 05 năm tiếp theo tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện với Việt Nam thì thuộc đối tượng khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” theo quy định. Ngoài ra, các cá nhân khác cũng có thể được khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” nếu thuộc đối tượng và đáp ứng tiêu chuẩn mà không nhất thiết trước đó đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” hay chưa. 2. Ai quyết định tặng “Huân chương Hữu nghị” cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài? Huân chương Hữu nghị là một trong số các Huân chương hiện nay theo Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Theo Điều 77 của Luật này thì Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước. Cho nên Chủ tịch nước cũng là người có thẩm quyền quyết định tặng “Huân chương Hữu nghị” cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
Người đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được thưởng đến 8,1 triệu đồng
Ngày 31/12/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Theo đó, tổng hợp mức tiền thưởng danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể được quy định chi tiết như sau: (1) Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua - Đối với cá nhân: + Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở. - Đối với tập thể: + Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 2,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thưởng 12,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu cờ thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; cờ thi đua của Đại học Quốc gia được tặng cờ và được thưởng 6,0 lần mức lương cơ sở. (2) Mức tiền thưởng Huân chương các loại - Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại được tặng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau: + “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhì, “Huân chương Quân công” hạng nhì: 12,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Nhất, “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”: 9,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Nhì, “Huân chương Chiến công” hạng Nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Ba, “Huân chương Chiến công” hạng Ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương cơ sở. - Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này. (3) Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước - Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng danh hiệu, khung và được kèm theo mức tiền 15,5 lần mức lương cơ sở. - Cá nhân được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và được thưởng 15,5 lần mức lương cơ sở. Tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Cờ, Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. - Cá nhân được tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng khen, khung và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu “ưu tú” là 9,0 lần mức lương cơ sở. (4) Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương - Đối với cá nhân: + Cá nhân được tặng hoặc truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng, khung và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,8 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở. - Đối với tập thể: + Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng, khung và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này; + Tập thể được tặng Bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia được tặng Bằng, khung và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; + Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được tặng Bằng, khung và kèm theo tiền thưởng gấp hai lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. - Hộ gia đình được tặng các hình thức khen thưởng được nhận Bằng, khung và mức tiền thưởng bằng 1,5 lần mức tiền thưởng tương ứng với các hình thức khen thưởng tặng cho cá nhân. Xem thêm Nghị định 98/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
06 điểm mới của Luật Thi đua, khen thưởng từ ngày 01/01/2024
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 15/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 , trong đó có nhiều quy định mới. 1. Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng - Bổ sung quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (Điều 24), “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” (Điều 28); - Bổ sung quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành không có tư cách pháp nhân (khoản 3 Điều 79); - Bổ sung quy định về thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về thi đua, khen thưởng (khoản 3 và khoản 5 Điều 83); - Bổ sung trách nhiệm Người đứng đầu phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng (khoản 1 Điều 13), Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng (khoản 6 Điều 83), Cơ quan báo chí (khoản 4 Điều 13); - Phân cấp cho Bộ, ban, ngành, tỉnh theo hướng Luật quy định tiêu chuẩn chung đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đồng thời giao Bộ, ban, ngành, tỉnh trên cơ sở quy định chung của Luật, căn cứ đặc điểm, tình hình của từng đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề để quy định cụ thể một số nội dung được giao trong Luật, phù hợp với từng vùng miền, ngành nghề lĩnh vực. 2. Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó Thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “tích lũy thành tích, cộng dồn thành tích” trước đây: Bổ sung nguyên tắc “thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” (điểm c khoản 2 Điều 5) và được thể hiện trong các điều, khoản của từng hình thức khen thưởng được quy định trong Luật về tiêu chuẩn, thành tích đạt được và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. Đặc biệt, Luật Thi đua, khen thưởng 2022 đã bổ sung quy định “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” là tiêu chuẩn có thể thay thế nếu không có sáng kiến, đề tài, đề án (khoản 2 Điều 23). 3. Đẩy mạnh phong trào thi đua hướng về cơ sở Đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến): - Bỏ quy định đăng ký thi đua là căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua (Điều 7); - Bổ sung trách nhiệm của “Người đứng đầu” cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 1 Điều 13); - Bổ sung danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu (Điều 29); - Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua (Điều 21, 22, 23, 24 và khoản 1 Điều 26); - Bổ sung tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ đối với tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức (khoản 2 Điều 25); tập thể dẫn đầu phong 4 trào thi đua chuyên đề ở cấp toàn quốc và cấp bộ, cấp tỉnh khi sơ kết, tổng kết (khoản 2 Điều 26). 4. Bổ sung nhiều đối tượng khen thưởng cá nhân, tập thể ở cơ sở Chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ…; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo: - Bổ sung nguyên tắc tại điểm d khoản 2 Điều 5; - Bổ sung đối tượng dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động là đối tượng được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” (khoản 2 Điều 24); - Bổ sung đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44), “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 73), Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 74) là nông dân, công nhân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ; công tác xã hội, từ thiện nhân đạo; - Bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” cho đối tượng là cán bộ nghiên cứu giáo dục (Điều 64); - Bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân” cho đối tượng là “hộ sinh” (khoản 1 Điều 65); - Bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” cho đối tượng là “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” (khoản 1 Điều 66); - Bổ sung cách tính thời gian (nhân hệ số 2) làm tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước đối với cán bộ y tế, giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 4 các điều 64 và 65). 5. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân - Quy định cụ thể đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44), “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 73), Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 74) cho đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; - Bổ sung quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác (Điều 81); - Bổ sung thẩm quyền trình khen thưởng đối với doanh nghiệp do Chính phủ quy định (khoản 7 Điều 83). 6. Khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam Quy định cụ thể khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam: - Bổ sung đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh (Điều 35); - Cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng (Điều 36, 37 và Điều 38), Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44); - Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huy chương Hữu nghị (Điều 58). Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Tổng hợp các Luật sẽ có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2024
Bắt đầu từ tháng đầu tiên của năm 2024 sẽ có rất nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực. Đáng chú ý nhất là 03 văn bản Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. 1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 09/01/2023 trong đó có 12 chương và 121 Điều. * Thay đổi đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh Theo khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám, chữa bệnh có nêu các đối tượng ưu tiên khám, chữa bệnh gồm: - Người bệnh trong tình trạng cấp cứu. - Trẻ em dưới 06 tuổi. - Phụ nữ có thai. - Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng (Đối tượng mới bổ sung) - Người từ đủ 75 tuổi trở lên (Trước đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đối tượng ưu tiên là 80 tuổi) - Người có công với cách mạng. Lưu ý: Các đối tượng này phải phù hợp với đặc thù của cơ sở khám, chữa bệnh. Do đó, từ đầu năm 2024 người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng được ưu tiên khám chữa bệnh và giảm độ tuổi người cao tuổi ưu tiên xuống 75 tuổi). * Bổ sung quy định thân nhân người bệnh Theo khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; - Người đại diện của người bệnh; - Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề. * Điều kiện chuyển khoa, chuyển viện mới - Chuyển khoa (khoản 3 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) + Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh; + Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới. (Quy định cũ người bệnh phải đáp ứng các điều kiện như mắc phải bệnh không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang điều trị. Bệnh đang được khám, chữa liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác. Chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án đến khoa mới). - Chuyển viện (khoản 10 Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) + Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; + Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng; + Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động; + Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh. * 03 đối tượng có thể điều động tham gia hỗ trợ dịch bệnh trên cả nước Cụ thể tại Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cơ quan, người có thẩm quyền được huy động, điều động những người sau đây tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép hành nghề: Thứ nhất: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam; Thứ hai: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề; Thứ ba: Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề. Lưu ý: Việc phân công nhiệm vụ cho các đối tượng trên phải bảo đảm phù hợp đến mức tối đa với trình độ chuyên môn của người được huy động, điều động và an toàn cho người bệnh. XEM THÊM: Chính sách mới về Thuế - Phí, Công chức và NVQS có hiệu lực từ 01/01/2024 (2) Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Đấu thầu 2023 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2023 và có 10 Chương, 96 Điều với các điểm mới đáng chú ý như sau: * 05 trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu Theo khoản Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm: - Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu; - Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này; - Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. * Luật hóa thêm 03 trường hợp áp dụng chỉ định thầu Căn cứ Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chỉ định nhà thầu trong trường hợp đặc biệt các gói thầu được bổ sung bao gồm: - Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay. - Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng. - Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm. 3. Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022 bao gồm 08 chương với 96 Điều. * Không còn hình thức khen thưởng “Huy hiệu” cho cá nhân Theo Điều 9 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 chính thức chỉ còn 07 hình thức khen thưởng dành cho cá nhân, tập thể, tổ chức bao gồm: - Huân chương. - Huy chương. - Danh hiệu vinh dự nhà nước. - “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”. - Kỷ niệm chương. - Bằng khen. - Giấy khen. * 10 loại huân chương dành để trao tặng cho cá nhân, tập thể Theo Điều 33 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm: - “Huân chương Sao vàng”; - “Huân chương Hồ Chí Minh”; - “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”; - “Huân chương Dũng cảm”; - “Huân chương Hữu nghị”.
02 tiêu chí xét thăng hàm cấp tướng Công an trước thời hạn
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 57/2023/NĐ-CP ngày 11/8/2023 Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân 2018. Theo đó, để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân (CAND) hiện được quy định chi tiết như sau: Sĩ quan được phong tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 Nghị định 49/2019/NĐ-CP về xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn được thực hiện theo tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 được quy định cụ thể như sau: - Sĩ quan CAND được xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn được tặng thưởng một trong các hình thức huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước trong việc lập thành tích đặc biệt xuất sắc như: + Trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. + Xây dựng CAND, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập. * Các hình thức phong tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước: - Các hình thức huân chương: + Huân chương Sao vàng. + Huân chương Hồ Chí Minh. + Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Danh hiệu vinh dự nhà nước: + Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. + Danh hiệu Anh hùng Lao động. Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 01 năm - Trong thời gian giữ một chức vụ chỉ được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn một lần và thời điểm tặng thưởng huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc phải trong niên hạn giữ cấp bậc hàm hiện tại. - Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 12 tháng và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi xem xét các trường hợp cụ thể căn cứ mức độ thành tích, phạm vi ảnh hưởng của các hình thức khen thưởng để quyết định thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn cho phù hợp. Xem thêm Nghị định 57/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2019/NĐ-CP.
Đảng viên từ trần có được xét tặng huy hiệu Huân chương 60 năm tuổi Đảng sớm không?
Tại Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về tặng Huy hiệu Đảng, theo đó: 18.1. Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu 30,40,45, 50, 55, 60, 65 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định; được xét tặng Huy hiệu 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 24 tháng so với thời gian quy định. 18.2. Đảng viên từ trần được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định. 18.3. Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. 18.4. Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng - Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định. - Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân. - Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. - Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng. - Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng. 18.5. Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng - Cấp ủy cơ sở: + Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. + Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở: + Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn. + Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ. - Tỉnh ủy và tương đương: + Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng. + Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi. + Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương). Theo đó, Đảng khi từ trần sẽ được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
Các loại Huân chương, Huy chương theo Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành
Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay có các loại Huân chương, Huy chương như sau: 1. Huân chương - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị". 2. Huy chương - "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; - "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; - "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huy chương Hữu nghị". Cơ sở pháp lý: Luật Thi đua, Khen thưởng 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013.
Huân chương Lao động là gì, tặng cho ai? Có những loại huân chương nào?
Huân chương lao động - Minh họa Gần đây, có thông tin ông Đoàn Ngọc Hải đã “bán” một huân chương Lao động hạng 3 của mình để đổi lấy một số tiền nhằm ủng hộ người nghèo. Thuật ngữ “huân chương” chắc chắn không còn xa lạ với các bạn, tuy nhiên bạn có biết chính xác đó có bao nhiêu loại huân chương và được trao tặng trong những trường hợp nào hay không? Huân chương lao động và các loại huân chương của Việt Nam Quy định về việc tặng thưởng các loại huân, huy chương nằm trong Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi, bổ sung 2013). Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng. Trong đó những hình thức khen thưởng gồm: 1. Huân chương; 2. Huy chương; 3. Danh hiệu vinh dự nhà nước; 4. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước"; 5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu; 6. Bằng khen; 7. Giấy khen. (Điều 8) Có thể thấy, ở Việt Nam, hình thức khen thưởng cao quý nhất chính là Huân chương, theo đó Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. (Điều 32) Các loại huân chương bao gồm: - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị". Huân chương lao động được tặng cho ai? Trong 3 cấp bậc Huân chương lao động, hạng thấp nhất là hạng thứ 3. Để đạt được Huân chương này, Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng quy định: *Đối với cá nhân: Người được tặng phải gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: - Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể; - Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực; đối với công nhân, nông dân, người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả được cấp huyện công nhận. *Đối với Tập thể: - Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương - Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có quá trình xây dựng và phát triển từ 10 năm trở lên. Sau khi đạt được Huân chương này, để có thể nhận được Huân chương Lao động ở các hạng cao hơn, cá nhân, tổ chức cần có 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và một số yêu cầu khác (quy định tại Điều 43, 43 Luật Thi đua, khen thưởng) Như vậy, có thể thấy rằng, để nhận được một chiếc huân chương lao động hạng nhất, chúng ta cần phải phấn đâu không dưới 10 năm!
Phân biệt Huân Chương và Huy chương
Phân biệt Huân chương và Huy chương Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng đã nghe Huy chương chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí minh,... Vậy Huân chương và Huy chương khác nhau như thế nào? Để đạt được những huân chương, huy chương này cần những điều kiện gì? Bài viết này sẽ phân biệt về Huân chương và Huy chương. Tiêu chí Huân chương Huy chương Định nghĩa Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đối tượng Nhà nước dành tặng cho cá nhân/tập thể để ghi nhận công lao Chủ yếu danh tặng cho những người trong lực lượng quân đội và công an Người trao tặng Chủ tịch nước Thủ tưởng Chính phủ Phân loại Có 10 loại huân chương gồm: - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị" Có 4 loại Huy chương gồm: - "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; - "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; - "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huy chương Hữu nghị". Xếp loại và điều kiện trao tặng Thứ nhất là "Huân chương Sao vàng" để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thứ hai là Huân chương "Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Huân chương cao quý thứ ba là “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thứ nhất là Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ hai, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ ba, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. - Hạng nhất: có quá trình cống hiến liên tục từ 20 năm trở lên; - Hạng nhì: có quá trình cống hiến liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm; - Hạng ba: có quá trình cống hiến liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm. Thứ tư, Huân chương Hữu nghị" để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài, tặng cho tập thể người nước ngoài có những đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Căn cứ pháp lý: - Luật Thi đua khen thưởng 2003 - Luật thi đua khen thưởng sửa đổi 2013
Nhận Huân chương Chiến công có được tiền thưởng?
Tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng mà thành tích đạt được trong thời kỳ đổi mới được tặng Bằng, Huân chương và tiền thưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 và Điều 70 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ. Trường hợp cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” thành tích trong các cuộc kháng chiến hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào là hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước mang ý nghĩa động viên tinh thần, hiện chưa có quy định về tiền thưởng.
Điều kiện để một doanh nghiệp được tặng Huân chương Lao động hạng Ba?
Huân chương Lao động là một hình thức khen thưởng để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo Luật Thi đua khen thưởng hiện hành thì Huân chương Lao động cũng có thể được tặng cho các doanh nghiệp có nhiều thành tích, đóng góp cho đất nước. Điều kiện để một doanh nghiệp được tặng Huân chương Lao động hạng Ba? Theo khoản 5 Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định Huân chương Lao động hạng Ba để tặng cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này. Dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 thì Huân chương Lao động hạng Ba để tặng cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh; - Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; - Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên; - Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước; - Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua. Như vậy, doanh nghiệp chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn nêu trên thì có thể được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. Thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước Thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 29 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì thẩm quyền khen thưởng, trình khen thưởng nói chung và khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba nói riêng đối với các doanh nghiệp thực hiện theo khoản 1, khoản 2 Điều này, cụ thể: - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác hoặc tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý; khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác hoặc tập thể, cá nhân thuộc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc quyền quản lý nhưng có thành tích đóng góp cho địa phương ngoài nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, sau khi lấy ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác đó. - Người đứng đầu bộ, ban, ngành có trách nhiệm khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý; khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác không thuộc quyền quản lý nhưng có thành tích đóng góp cho lĩnh vực quản lý thuộc bộ, ban, ngành, sau khi lấy ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu doanh nghiệp thuộc quản lý của tỉnh) hoặc bộ quản lý (nếu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác thuộc quyền quản lý của bộ).
Thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024
Theo quy định hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Mức tiền thưởng của tất cả các loại huân chương là bao nhiêu? Thủ tục xét tặng huân chương được quy định thế nào? Năm 2024 có bao nhiêu loại Huân chương? Theo Điều 9 Luật Thi đua khen thưởng 2022 thì huân chương là một trong những hình thức khen thưởng Theo Điều 33 Luật Thi đua khen thưởng 2022 quy định về huân chương như sau: - Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. - Huân chương gồm: + “Huân chương Sao vàng”; + “Huân chương Hồ Chí Minh”; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; + “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”; + “Huân chương Dũng cảm”; + “Huân chương Hữu nghị”. Như vậy, Huân chương là hình thức khen thưởng dành cho cá nhân, tập thể có nhiều thành tích và cống hiến cho đất nước và có tất cả là 10 loại Huân chương. Trong đó, Huân chương Sao vàng là Huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024 Theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định mức tiền thưởng Huân chương các loại sẽ tính theo hệ số với lương cơ sở. Đồng thời, Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, ta có bảng thống kê mức tiền thưởng của tất cả các loại Huân chương mới nhất 2024 như sau: STT Loại Huân chương Hệ số Tiền thưởng 1 Huân chương Sao vàng 46,0 lần 107.640.000 đồng 2 Huân chương Hồ Chí Minh 30,5 lần 71.370.000 đồng 3 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhất 15,0 lần 35.100.000 đồng 4 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng nhì 12,5 lần 29.250.000 đồng 5 Huân chương Độc lập, Huân chương Quân công hạng ba 10,5 lần 24.570.000 đồng 6 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất 9,0 lần 21.060.000 đồng 7 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc 7,5 lần 17.550.000 đồng 8 Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba, Huân chương Dũng cảm 4,5 lần 10.530.000 đồng Như vậy, trên đây là mức tiền thưởng Huân chương đối với cá nhân, tuỳ theo loại Huân chương mà sẽ có mức tiền thưởng khác nhau, tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. Thủ tục xét tặng hoặc truy tặng Huân chương Theo Điều 36 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về hồ sơ, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại (trừ Huân chương Hữu nghị). Theo đó: - Thẩm quyền: + Bộ Nội vụ thẩm định hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xét, trình Chủ tịch nước quyết định. + Việc xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ Chí Minh” thực hiện theo thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về xét tặng thưởng Huân chương bậc cao. - Hồ sơ đề nghị tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại: Mỗi loại có 01 bộ (bản chính) gồm: + Tờ trình của bộ, ban, ngành, tỉnh; + Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; + Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng bộ, ban, ngành, tỉnh; + Trường hợp cá nhân, tập thể: ++ Được đề nghị khen thưởng thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; ++ Đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; ++ Phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩm, công trình khoa học và công nghệ; Phải có chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về thành tích đề nghị khen thưởng; + Các văn bản liên quan theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này (nếu có). - Hồ sơ Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ gồm: Tờ trình của Bộ Nội vụ kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng và các tệp tin điện tử của hồ sơ khen thưởng (trừ hồ sơ khen thưởng có nội dung bí mật nhà nước). Như vậy, thủ tục xét tặng hoặc truy tặng các loại Huân chương đã được thực hiện theo quy định trên. Theo đó, thẩm quyền quyết định sẽ thuộc về Chủ tịch Nước, thẩm quyền xét sẽ thuộc về Thủ tướng theo đề nghị của Bộ Nội vụ.
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay?
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay? Mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định như sau: “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; - Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Và theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Cá nhân được trao tặng, truy tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” phải đạt một trong các tiêu chuẩn và giữ các chức danh sau đây: (1) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Bí thư, - Phó Bí thư Tỉnh ủy, - Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (2) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Xứ ủy viên, - Khu ủy viên, - Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (3) Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Ủy viên Bộ Chính trị, - Bí thư Trung ương Đảng, - Phó Chủ tịch nước, - Phó Chủ tịch Quốc hội, - Phó Thủ tướng Chính phủ, - Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (4) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Tổng Bí thư; - Chủ tịch nước; - Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch Quốc hội, 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm. (5) Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội liên tục 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên. Như vậy, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ theo các giai đoạn nêu trên và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 2.340.000 triệu đồng/tháng. Và theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng đối với “Huân chương Hồ Chí Minh” là 30,5 lần mức lương cơ sở; Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương là 30,5 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh là: 2.340.000 x 30,5 = 71.370.000 đồng. Lưu ý: Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay?
Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì theo quy định hiện nay? Mức tiền thưởng kèm theo Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho những người giữ chức vụ gì? Theo khoản 1 Điều 35 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định như sau: “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây: - Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; - Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Và theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 9 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Cá nhân được trao tặng, truy tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” phải đạt một trong các tiêu chuẩn và giữ các chức danh sau đây: (1) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Bí thư, - Phó Bí thư Tỉnh ủy, - Phó Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (2) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Trưởng ban của Đảng ở trung ương, - Xứ ủy viên, - Khu ủy viên, - Bộ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (3) Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Ủy viên Bộ Chính trị, - Bí thư Trung ương Đảng, - Phó Chủ tịch nước, - Phó Chủ tịch Quốc hội, - Phó Thủ tướng Chính phủ, - Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc chức vụ tương đương 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân. (4) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: - Tổng Bí thư; - Chủ tịch nước; - Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch Quốc hội, 01 nhiệm kỳ từ 03 đến 05 năm. (5) Thường trực Ban Bí thư; Ủy viên Bộ Chính trị; Ủy viên Ban Bí thư; Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội liên tục 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trở lên. Như vậy, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ theo các giai đoạn nêu trên và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn. Mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh hiện nay là bao nhiêu? Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì mức lương cơ sở mới nhất hiện nay là 2.340.000 triệu đồng/tháng. Và theo Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định về mức tiền thưởng đối với “Huân chương Hồ Chí Minh” là 30,5 lần mức lương cơ sở; Như vậy, mức tiền thưởng kèm theo khi được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương hiện nay là: 2.340.000 x 30,5 = 71.370.000 đồng. Lưu ý: Tập thể được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. Tóm lại, người được xét tặng "Huân chương Hồ Chí Minh" là những người giữ các chức vụ quan trọng trong các giai đoạn của hệ thống bộ máy nhà nước và có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Huân chương Sao vàng có phải là Huân chương cao quý nhất của Việt Nam?
Hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Huân chương nào là huân chương cao quý nhất của Việt Nam? Mẫu Huân chương Sao vàng được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây. (1) Hiện nay có bao nhiêu loại Huân chương? Căn cứ Điều 33 Luật Thi đua khen thưởng 2022 có quy định Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Theo đó, hiện nay, có tổng là 10 loại Huân chương bao gồm: - Huân chương Sao vàng. - Huân chương Hồ Chí Minh. - Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Huân chương Đại đoàn kết dân tộc. - Huân chương Dũng cảm. - Huân chương Hữu nghị. Như vậy, hiện nay, theo Luật Thi đua khen thưởng 2022 thì có tất cả là 10 Huân chương như đã nêu trên. (2) Huân chương nào là huân chương cao quý nhất của Việt Nam? Căn cứ Điều 34 Luật Thi đua khen thưởng 2022 có quy định về Huân chương Sao vàng như sau: Huân chương Sao vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, Huân chương này được tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn như sau: - Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. - Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, KT-XH, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác. Ngoài ra, Huân chương Sao vàng cũng được dùng để tặng cho các nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị. Các Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội để được tặng Huân chương Sao vàng thì phải đạt các tiêu chuẩn được quy định tại các Khoản 3, 4 và 5 Điều 34 Luật Thi đua khen thưởng 2022. Riêng đối với Huân chương Sao vàng được dành tặng cho cá nhân thì được quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn tại Điều 8 Nghị định 98/2023/NĐ-CP. Như vậy, Huân chương Sao vàng hiện đang là Huân chương cao quý nhất của Việt nam. Các cá nhân, đơn vị khi đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định sẽ được xét tặng Huân chương này. Ngoài ra, Huân chương Sao vàng còn có thể tặng cho các cá nhân là nguyên thủ quốc gia nước ngoài mà có công lao to lớn đối với nước ta. (3) Huân chương Sao vàng được quy định như thế nào? Căn cứ Điều 80 Nghị định 98/2023/NĐ-CP có quy định về mẫu Huân chương Sao vàng như sau: Đối với cuống Huân chương: - Cốt bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co. - Có kích thước 28 mm x 14 mm. - Viền ngoài màu vàng, trong bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có 02 màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng. Đối với dải Huân chương: - Có kích thước 28 mm x 51 mm x 41 mm x 51 mm. - Có hình chữ A cách điệu, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có 02 màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng. Đối với thân Huân chương: - Chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co. - Có hình sao vàng năm cánh dập nổi, đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng 55 mm, chính giữa hình tròn nền vàng có ngôi sao vàng năm cánh. - Xung quanh thân Huân chương là dòng chữ “Huân chương Sao vàng”, “Việt Nam” màu đỏ. Theo đó, hiện nay, Huân chương Sao vàng sẽ được làm theo mẫu quy định như đã nêu trên.
Hệ thống Huân chương của Việt Nam và quy định về thi đua, khen thưởng
Có tất cả bao nhiêu loại huân chương tại Việt Nam? Quy định về thi đua khen thưởng thế nào? (1) Việt Nam có bao nhiêu loại Huân chương? Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, có tất cả 10 loại huân chương, bao gồm: - “Huân chương Sao vàng” - “Huân chương Hồ Chí Minh” - “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” - “Huân chương Dũng cảm” - “Huân chương Hữu nghị” Theo đó, huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. (2) Khi nào được xét khen thưởng huân chương? Theo quy định tại Điều 10 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, căn cứ để xét khen thưởng là: - Thành tích đạt được. - Tiêu chuẩn khen thưởng. - Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. Theo đó, các điều kiện để được tặng, truy tặng huân chương được quy định cụ thể dành cho từng loại huân chương trong Mục 1 Chương III của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Đối với các huân chương có hạng như hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba thì huân chương hạng Ba sẽ là căn cứ tiêu chuẩn để tặng huân chương hạng Nhì, và huân chương hạng Nhì là căn cứ tiêu chuẩn để tặng huân chương hạng Nhất. Như vậy, cá nhân, tập thể là đối tượng được tặng huân chương, khi đạt được các tiêu chuẩn cụ thể theo từng loại huân chương và đến đúng hoàn cảnh (ngày thành lập tròn năm, có thành tích xuất sắc, đặc biệt xuất sắc đột xuất,..) thì sẽ được tặng huân chương. (3) Hiện vật khen thưởng huân chương là gì? Theo quy định tại Điều 12 Luật Thi đua, khen thưởng 2022, hiện vật khen thưởng bao gồm: - Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm: + Huân chương, huy chương; + Huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; + Kỷ niệm chương; bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng. - Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chương, huy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằng, cờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; thủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng. Theo đó, cá nhân, tập thể được tặng huân chương thì sẽ được hiện vật là huân chương, mẫu huân chương do Chính phủ quy định. (4) Hành vi bị cấm trong thi đua, khen thưởng Để đảm bảo cho việc thi đua, khen thưởng được diễn ra công tâm, trao thưởng đúng người và bảo vệ sự uy nghiêm của hiện vật được trao tặng, Nhà nước quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc thi đua, khen thưởng tại Điều 15 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 như sau: - Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi. - Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng. - Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật. - Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội. - Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng và cá nhân, tổ chức, tập thể nhận hình thức khen thưởng có trách nhiệm phải thực hiện nghiêm quy định trên, không vi phạm các điều pháp luật nghiêm cấm trong công tác thi đua, khen thưởng.
Người nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” mới có thể được tặng “Huân chương hữu nghị”?
"Huân chương Hữu nghị" là một trong số các Huân chương được trao tặng, truy tặng theo Luật Thi đua khen thưởng hiện nay. Huân chương này để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới. 1. Người nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” mới có thể được tặng “Huân chương hữu nghị”? Tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” thì khoản 1 Điều 53 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 có quy định: “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây: - Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam; (1) - Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. (2) Các đối tượng là cá nhân người nước ngoài được khen thưởng bao gồm: (Xem chi tiết toàn bộ các đối tượng khen thưởng tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 98/2023/NĐ-CP) - Cá nhân nước ngoài là người đứng đầu cơ quan, tổ chức (cơ quan, tổ chức này là các đối tượng được khen tặng “Huân chương Hữu nghị”) có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 05 năm liên tục trở lên hoặc có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm; - Trưởng các Cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược hoặc đối tác toàn diện với Việt Nam có thời gian công tác tại Việt Nam ít nhất một nhiệm kỳ 03 năm; - Cá nhân nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” và 05 năm tiếp theo tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện với Việt Nam; - Cá nhân nước ngoài khác đạt tiêu chuẩn tại (2) được bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị. Như vậy, đối với cá nhân người nước ngoài có thể được khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” thì cần đáp ứng các điều kiện cũng như thuộc một trong các đối tượng vừa liệt kê ở trên. Trong số đó, cá nhân nước ngoài đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” và cần đáp ứng điều kiện là có 05 năm tiếp theo tiếp tục có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện với Việt Nam thì thuộc đối tượng khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” theo quy định. Ngoài ra, các cá nhân khác cũng có thể được khen thưởng “Huân chương Hữu nghị” nếu thuộc đối tượng và đáp ứng tiêu chuẩn mà không nhất thiết trước đó đã được tặng “Huy chương Hữu nghị” hay chưa. 2. Ai quyết định tặng “Huân chương Hữu nghị” cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài? Huân chương Hữu nghị là một trong số các Huân chương hiện nay theo Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Theo Điều 77 của Luật này thì Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước. Cho nên Chủ tịch nước cũng là người có thẩm quyền quyết định tặng “Huân chương Hữu nghị” cho các tổ chức, cá nhân người nước ngoài.
Người đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được thưởng đến 8,1 triệu đồng
Ngày 31/12/2023 Chính phủ ban hành Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng 2022. Theo đó, tổng hợp mức tiền thưởng danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể được quy định chi tiết như sau: (1) Mức tiền thưởng danh hiệu thi đua - Đối với cá nhân: + Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu Chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng chứng nhận, khung, Huy hiệu, hộp dựng Huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở. - Đối với tập thể: + Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 2,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa được tặng Bằng chứng nhận, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thưởng 12,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu cờ thi đua của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở; + Danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; cờ thi đua của Đại học Quốc gia được tặng cờ và được thưởng 6,0 lần mức lương cơ sở. (2) Mức tiền thưởng Huân chương các loại - Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại được tặng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau: + “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Nhì, “Huân chương Quân công” hạng nhì: 12,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Độc lập” hạng Ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Nhất, “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”: 9,0 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Nhì, “Huân chương Chiến công” hạng Nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương cơ sở; + “Huân chương Lao động” hạng Ba, “Huân chương Chiến công” hạng Ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương cơ sở. - Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại được tặng thưởng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này. (3) Mức tiền thưởng danh hiệu vinh dự nhà nước - Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng danh hiệu, khung và được kèm theo mức tiền 15,5 lần mức lương cơ sở. - Cá nhân được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và được thưởng 15,5 lần mức lương cơ sở. Tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Cờ, Bằng, khung, Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu và kèm theo mức tiền thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân. - Cá nhân được tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởng Huy hiệu, Hộp đựng Huy hiệu, Bằng khen, khung và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5 lần mức lương cơ sở; danh hiệu “ưu tú” là 9,0 lần mức lương cơ sở. (4) Mức tiền thưởng Bằng khen, Giấy khen, Kỷ niệm chương - Đối với cá nhân: + Cá nhân được tặng hoặc truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng, khung và được thưởng 3,5 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng, khung và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,8 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương được tặng Bằng, khung, Kỷ niệm chương, Hộp đựng Kỷ niệm chương và kèm theo mức tiền thưởng không quá 0,6 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở; + Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch UBND cấp xã được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở. - Đối với tập thể: + Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen của bộ, ban, ngành, tỉnh được tặng Bằng, khung và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều này; + Tập thể được tặng Bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ; Bằng khen của Đại học Quốc gia được tặng Bằng, khung và được thưởng gấp hai lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này; + Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được tặng Bằng, khung và kèm theo tiền thưởng gấp hai lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. - Hộ gia đình được tặng các hình thức khen thưởng được nhận Bằng, khung và mức tiền thưởng bằng 1,5 lần mức tiền thưởng tương ứng với các hình thức khen thưởng tặng cho cá nhân. Xem thêm Nghị định 98/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
06 điểm mới của Luật Thi đua, khen thưởng từ ngày 01/01/2024
Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua vào ngày 15/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2024 , trong đó có nhiều quy định mới. 1. Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh hơn trong công tác thi đua, khen thưởng - Bổ sung quy định Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định thẩm quyền công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (Điều 24), “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” (Điều 28); - Bổ sung quy định cụ thể thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng các bộ, ban, ngành tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”cho cá nhân, tập thể thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, ban, ngành không có tư cách pháp nhân (khoản 3 Điều 79); - Bổ sung quy định về thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về thi đua, khen thưởng (khoản 3 và khoản 5 Điều 83); - Bổ sung trách nhiệm Người đứng đầu phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng (khoản 1 Điều 13), Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng (khoản 6 Điều 83), Cơ quan báo chí (khoản 4 Điều 13); - Phân cấp cho Bộ, ban, ngành, tỉnh theo hướng Luật quy định tiêu chuẩn chung đối với các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đồng thời giao Bộ, ban, ngành, tỉnh trên cơ sở quy định chung của Luật, căn cứ đặc điểm, tình hình của từng đối tượng, lĩnh vực, ngành nghề để quy định cụ thể một số nội dung được giao trong Luật, phù hợp với từng vùng miền, ngành nghề lĩnh vực. 2. Thành tích đến đâu khen thưởng đến đó Thể hiện rõ nguyên tắc thành tích đến đâu, khen đến đó và đề cao tính kịp thời của hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được để khắc phục tình trạng khen thưởng “tích lũy thành tích, cộng dồn thành tích” trước đây: Bổ sung nguyên tắc “thành tích đến đâu khen thưởng đến đó” (điểm c khoản 2 Điều 5) và được thể hiện trong các điều, khoản của từng hình thức khen thưởng được quy định trong Luật về tiêu chuẩn, thành tích đạt được và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. Đặc biệt, Luật Thi đua, khen thưởng 2022 đã bổ sung quy định “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” là tiêu chuẩn có thể thay thế nếu không có sáng kiến, đề tài, đề án (khoản 2 Điều 23). 3. Đẩy mạnh phong trào thi đua hướng về cơ sở Đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, thiết thực, gắn với lợi ích của người trực tiếp tham gia thi đua, hạn chế tính hình thức trong thi đua, bảo đảm thực hiện đồng bộ ở 4 khâu (phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến): - Bỏ quy định đăng ký thi đua là căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua (Điều 7); - Bổ sung trách nhiệm của “Người đứng đầu” cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 1 Điều 13); - Bổ sung danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu (Điều 29); - Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng một số danh hiệu thi đua (Điều 21, 22, 23, 24 và khoản 1 Điều 26); - Bổ sung tiêu chuẩn xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ đối với tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức (khoản 2 Điều 25); tập thể dẫn đầu phong 4 trào thi đua chuyên đề ở cấp toàn quốc và cấp bộ, cấp tỉnh khi sơ kết, tổng kết (khoản 2 Điều 26). 4. Bổ sung nhiều đối tượng khen thưởng cá nhân, tập thể ở cơ sở Chú trọng khen thưởng tập thể ở cơ sở, công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ…; quan tâm khen thưởng cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo: - Bổ sung nguyên tắc tại điểm d khoản 2 Điều 5; - Bổ sung đối tượng dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động là đối tượng được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” (khoản 2 Điều 24); - Bổ sung đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44), “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 73), Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 74) là nông dân, công nhân, người trực tiếp lao động, sản xuất, công tác; doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; cá nhân, tập thể có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội; ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ; công tác xã hội, từ thiện nhân đạo; - Bổ sung đối tượng được xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” cho đối tượng là cán bộ nghiên cứu giáo dục (Điều 64); - Bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân” cho đối tượng là “hộ sinh” (khoản 1 Điều 65); - Bổ sung đối tượng xét danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” cho đối tượng là “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” (khoản 1 Điều 66); - Bổ sung cách tính thời gian (nhân hệ số 2) làm tiêu chuẩn để xét tặng danh hiệu vinh dự nhà nước đối với cán bộ y tế, giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (khoản 4 các điều 64 và 65). 5. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong khen thưởng ở khu vực ngoài nhà nước và kinh tế tư nhân - Quy định cụ thể đối tượng khen thưởng Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44), “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (Điều 73), Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh (Điều 74) cho đối tượng là doanh nhân, doanh nghiệp, trí thức, nhà khoa học; - Bổ sung quy định nguyên tắc xét tôn vinh và trao tặng giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác (Điều 81); - Bổ sung thẩm quyền trình khen thưởng đối với doanh nghiệp do Chính phủ quy định (khoản 7 Điều 83). 6. Khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam Quy định cụ thể khen thưởng đối với người nước ngoài có nhiều đóng góp cho đất nước Việt Nam: - Bổ sung đối tượng khen thưởng là cá nhân người nước ngoài đối với Huân chương Hồ Chí Minh (Điều 35); - Cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài đối với Huân chương Độc lập các hạng (Điều 36, 37 và Điều 38), Huân chương Lao động các hạng (Điều 42, 43 và Điều 44); - Quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huy chương Hữu nghị (Điều 58). Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
Tổng hợp các Luật sẽ có hiệu thi hành từ ngày 01/01/2024
Bắt đầu từ tháng đầu tiên của năm 2024 sẽ có rất nhiều chính sách mới nổi bật có hiệu lực. Đáng chú ý nhất là 03 văn bản Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. 1. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 được Quốc hội thông qua ngày 09/01/2023 trong đó có 12 chương và 121 Điều. * Thay đổi đối tượng được ưu tiên trong khám, chữa bệnh Theo khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về nguyên tắc trong khám, chữa bệnh có nêu các đối tượng ưu tiên khám, chữa bệnh gồm: - Người bệnh trong tình trạng cấp cứu. - Trẻ em dưới 06 tuổi. - Phụ nữ có thai. - Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng (Đối tượng mới bổ sung) - Người từ đủ 75 tuổi trở lên (Trước đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 đối tượng ưu tiên là 80 tuổi) - Người có công với cách mạng. Lưu ý: Các đối tượng này phải phù hợp với đặc thù của cơ sở khám, chữa bệnh. Do đó, từ đầu năm 2024 người khuyết tật đặc biệt nặng, khuyết tật nặng được ưu tiên khám chữa bệnh và giảm độ tuổi người cao tuổi ưu tiên xuống 75 tuổi). * Bổ sung quy định thân nhân người bệnh Theo khoản 11 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thân nhân của người bệnh là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể của người bệnh hoặc thành viên khác trong gia đình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; - Người đại diện của người bệnh; - Người trực tiếp chăm sóc cho người bệnh trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không phải là người hành nghề. * Điều kiện chuyển khoa, chuyển viện mới - Chuyển khoa (khoản 3 Điều 77 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) + Trong trường hợp phát hiện việc khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh tại chuyên khoa khác phù hợp hơn với tình trạng bệnh của người bệnh; + Khoa chuyển người bệnh đi phải hoàn chỉnh hồ sơ bệnh án, chuyển người bệnh và hồ sơ bệnh án đến khoa mới. (Quy định cũ người bệnh phải đáp ứng các điều kiện như mắc phải bệnh không thuộc phạm vi chuyên môn của khoa đang điều trị. Bệnh đang được khám, chữa liên quan chủ yếu đến chuyên khoa khác. Chuyển toàn bộ hồ sơ bệnh án đến khoa mới). - Chuyển viện (khoản 10 Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023) + Tình trạng bệnh vượt quá khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; + Theo yêu cầu của người bệnh, người đại diện của người bệnh và được sự đồng ý của người hành nghề trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc người trực lâm sàng; + Tạm dừng hoặc bị đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép hoạt động; + Gặp sự cố bất khả kháng mà không thể tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận, điều trị cho người bệnh. * 03 đối tượng có thể điều động tham gia hỗ trợ dịch bệnh trên cả nước Cụ thể tại Điều 115 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cơ quan, người có thẩm quyền được huy động, điều động những người sau đây tham gia khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp mà không phải điều chỉnh hoặc cấp mới giấy phép hành nghề: Thứ nhất: Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm cả người nước ngoài đang hành nghề tại Việt Nam; Thứ hai: Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp giấy phép hành nghề; Thứ ba: Học viên, sinh viên, học sinh đang học tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe; người thuộc đối tượng được cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nhưng chưa được cấp giấy phép hành nghề. Lưu ý: Việc phân công nhiệm vụ cho các đối tượng trên phải bảo đảm phù hợp đến mức tối đa với trình độ chuyên môn của người được huy động, điều động và an toàn cho người bệnh. XEM THÊM: Chính sách mới về Thuế - Phí, Công chức và NVQS có hiệu lực từ 01/01/2024 (2) Luật Đấu thầu 2023 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Đấu thầu 2023 được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2023 và có 10 Chương, 96 Điều với các điểm mới đáng chú ý như sau: * 05 trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu Theo khoản Điều 17 Luật Đấu thầu 2023 quy định các trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm: - Tất cả hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất không đáp ứng được các yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Thay đổi về mục tiêu, phạm vi đầu tư trong quyết định đầu tư đã được phê duyệt làm thay đổi khối lượng công việc, tiêu chuẩn đánh giá đã ghi trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; - Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến nhà thầu được lựa chọn không đáp ứng yêu cầu để thực hiện gói thầu; - Nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 của Luật này; - Tổ chức, cá nhân khác ngoài nhà thầu trúng thầu thực hiện hành vi bị cấm quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 dẫn đến sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu. * Luật hóa thêm 03 trường hợp áp dụng chỉ định thầu Căn cứ Điều 23 Luật Đấu thầu 2023 đã luật hóa một số trường hợp lựa chỉ định nhà thầu trong trường hợp đặc biệt các gói thầu được bổ sung bao gồm: - Gói thầu vận chuyển hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, viện trợ trong trường hợp phải giao hàng ngay. - Gói thầu thuê kho lưu giữ hàng tạm giữ, gói thầu thuê vận chuyển, bốc xếp hàng tạm giữ tại các cảng biển, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung trong trường hợp chỉ có duy nhất một đơn vị cung cấp dịch vụ trong cảng. - Gói thầu nhập khẩu vũ khí thể thao phục vụ các câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo huấn luyện thể thao tập luyện, thi đấu hằng năm. 3. Luật Thi đua, khen thưởng 2022 (có hiệu lực ngày 01/01/2024) Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022 bao gồm 08 chương với 96 Điều. * Không còn hình thức khen thưởng “Huy hiệu” cho cá nhân Theo Điều 9 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 chính thức chỉ còn 07 hình thức khen thưởng dành cho cá nhân, tập thể, tổ chức bao gồm: - Huân chương. - Huy chương. - Danh hiệu vinh dự nhà nước. - “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”. - Kỷ niệm chương. - Bằng khen. - Giấy khen. * 10 loại huân chương dành để trao tặng cho cá nhân, tập thể Theo Điều 33 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm: - “Huân chương Sao vàng”; - “Huân chương Hồ Chí Minh”; - “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; - “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”; - “Huân chương Dũng cảm”; - “Huân chương Hữu nghị”.
02 tiêu chí xét thăng hàm cấp tướng Công an trước thời hạn
Đây là nội dung được quy định tại Nghị định 57/2023/NĐ-CP ngày 11/8/2023 Chính phủ ban hành sửa đổi Nghị định 49/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân 2018. Theo đó, để xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn đối với sĩ quan Công an nhân dân (CAND) hiện được quy định chi tiết như sau: Sĩ quan được phong tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước Bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 Nghị định 49/2019/NĐ-CP về xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn được thực hiện theo tiêu chí, tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Công an nhân dân 2018 được quy định cụ thể như sau: - Sĩ quan CAND được xét thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn được tặng thưởng một trong các hình thức huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước trong việc lập thành tích đặc biệt xuất sắc như: + Trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật. + Xây dựng CAND, nghiên cứu khoa học, công tác, học tập. * Các hình thức phong tặng huân chương, danh hiệu vinh dự nhà nước: - Các hình thức huân chương: + Huân chương Sao vàng. + Huân chương Hồ Chí Minh. + Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. + Huân chương Chiến công hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. - Danh hiệu vinh dự nhà nước: + Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. + Danh hiệu Anh hùng Lao động. Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 01 năm - Trong thời gian giữ một chức vụ chỉ được xét thăng cấp bậc hàm trước thời hạn một lần và thời điểm tặng thưởng huân chương, thành tích đặc biệt xuất sắc phải trong niên hạn giữ cấp bậc hàm hiện tại. - Thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn không quá 12 tháng và do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi xem xét các trường hợp cụ thể căn cứ mức độ thành tích, phạm vi ảnh hưởng của các hình thức khen thưởng để quyết định thời gian thăng cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn cho phù hợp. Xem thêm Nghị định 57/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 sửa đổi, bổ sung Nghị định 49/2019/NĐ-CP.
Đảng viên từ trần có được xét tặng huy hiệu Huân chương 60 năm tuổi Đảng sớm không?
Tại Mục 18 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định về tặng Huy hiệu Đảng, theo đó: 18.1. Đảng viên có đủ 30, 40, 45, 50, 55, 60, 65, 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng được xét tặng Huy hiệu Đảng. Đảng viên bị bệnh nặng được xét tặng Huy hiệu 30,40,45, 50, 55, 60, 65 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định; được xét tặng Huy hiệu 70, 75, 80, 85, 90 năm tuổi đảng sớm, nhưng thời gian xét tặng sớm không được quá 24 tháng so với thời gian quy định. 18.2. Đảng viên từ trần được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm, nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định. 18.3. Mức tặng phẩm kèm theo Huy hiệu Đảng thực hiện theo Quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng. 18.4. Trao tặng, sử dụng, quản lý Huy hiệu Đảng - Việc trao tặng Huy hiệu Đảng được tổ chức kịp thời vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn 3/2; 19/5; 2/9; 7/11 và các dịp kỷ niệm quan trọng khác tại tổ chức cơ sở đảng. Trường hợp đặc biệt ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xem xét, quyết định. - Đảng viên sử dụng Huy hiệu Đảng trong các ngày lễ của Đảng, của dân tộc, trong đại hội, hội nghị của Đảng và kỷ niệm ngày vào Đảng của bản thân. - Đảng viên được tặng Huy hiệu Đảng khi từ trần thì gia đình đảng viên được giữ Huy hiệu Đảng để làm lưu niệm. - Đảng viên để mất Huy hiệu Đảng, nếu có lý do chính đáng thì được xét cấp lại Huy hiệu Đảng. - Đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng phải giao lại Huy hiệu Đảng cho tổ chức đảng. 18.5. Trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng - Cấp ủy cơ sở: + Làm thủ tục đề nghị cấp ủy cấp trên xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng cho đảng viên bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên hy sinh, từ trần có đủ tiêu chuẩn. + Tổ chức trao tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Thu hồi Huy hiệu Đảng của đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng, xoá tên gửi lên cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. - Cấp ủy cấp trên trực tiếp của cấp ủy cơ sở: + Xét và lập danh sách đảng viên đề nghị ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng, cấp lại Huy hiệu Đảng bị mất và truy tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên có đủ tiêu chuẩn. + Quản lý sổ tặng Huy hiệu Đảng của đảng bộ. - Tỉnh ủy và tương đương: + Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. + Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng. + Quản lý Huy hiệu Đảng do cấp dưới đã thu hồi. + Hằng năm sơ kết công tác xét tặng Huy hiệu Đảng để rút kinh nghiệm và báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương). Theo đó, Đảng khi từ trần sẽ được xét truy tặng Huy hiệu Đảng sớm nhưng thời gian xét truy tặng sớm không được quá 12 tháng so với thời gian quy định.
Các loại Huân chương, Huy chương theo Luật Thi đua, Khen thưởng hiện hành
Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Hiện nay có các loại Huân chương, Huy chương như sau: 1. Huân chương - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị". 2. Huy chương - "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; - "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; - "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huy chương Hữu nghị". Cơ sở pháp lý: Luật Thi đua, Khen thưởng 2003, Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2013.
Huân chương Lao động là gì, tặng cho ai? Có những loại huân chương nào?
Huân chương lao động - Minh họa Gần đây, có thông tin ông Đoàn Ngọc Hải đã “bán” một huân chương Lao động hạng 3 của mình để đổi lấy một số tiền nhằm ủng hộ người nghèo. Thuật ngữ “huân chương” chắc chắn không còn xa lạ với các bạn, tuy nhiên bạn có biết chính xác đó có bao nhiêu loại huân chương và được trao tặng trong những trường hợp nào hay không? Huân chương lao động và các loại huân chương của Việt Nam Quy định về việc tặng thưởng các loại huân, huy chương nằm trong Luật Thi đua, khen thưởng 2003 (sửa đổi, bổ sung 2013). Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyền và trình tự, thủ tục thi đua, khen thưởng. Trong đó những hình thức khen thưởng gồm: 1. Huân chương; 2. Huy chương; 3. Danh hiệu vinh dự nhà nước; 4. "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng nhà nước"; 5. Kỷ niệm chương, Huy hiệu; 6. Bằng khen; 7. Giấy khen. (Điều 8) Có thể thấy, ở Việt Nam, hình thức khen thưởng cao quý nhất chính là Huân chương, theo đó Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. (Điều 32) Các loại huân chương bao gồm: - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị". Huân chương lao động được tặng cho ai? Trong 3 cấp bậc Huân chương lao động, hạng thấp nhất là hạng thứ 3. Để đạt được Huân chương này, Điều 44 Luật Thi đua, khen thưởng quy định: *Đối với cá nhân: Người được tặng phải gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau: - Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể; - Có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất hoặc có công trình khoa học, nghệ thuật, có sáng kiến được Hội đồng khoa học cấp bộ, cấp tỉnh đánh giá xuất sắc, được ứng dụng vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao, thiết thực; đối với công nhân, nông dân, người lao động có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất hoặc có sáng kiến đã được ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả được cấp huyện công nhận. *Đối với Tập thể: - Lập được thành tích xuất sắc có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đoàn thể trung ương - Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có quá trình xây dựng và phát triển từ 10 năm trở lên. Sau khi đạt được Huân chương này, để có thể nhận được Huân chương Lao động ở các hạng cao hơn, cá nhân, tổ chức cần có 5 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và một số yêu cầu khác (quy định tại Điều 43, 43 Luật Thi đua, khen thưởng) Như vậy, có thể thấy rằng, để nhận được một chiếc huân chương lao động hạng nhất, chúng ta cần phải phấn đâu không dưới 10 năm!
Phân biệt Huân Chương và Huy chương
Phân biệt Huân chương và Huy chương Có lẽ trong chúng ta ai cũng từng đã nghe Huy chương chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí minh,... Vậy Huân chương và Huy chương khác nhau như thế nào? Để đạt được những huân chương, huy chương này cần những điều kiện gì? Bài viết này sẽ phân biệt về Huân chương và Huy chương. Tiêu chí Huân chương Huy chương Định nghĩa Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến trong cơ quan, tổ chức, đoàn thể. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Đối tượng Nhà nước dành tặng cho cá nhân/tập thể để ghi nhận công lao Chủ yếu danh tặng cho những người trong lực lượng quân đội và công an Người trao tặng Chủ tịch nước Thủ tưởng Chính phủ Phân loại Có 10 loại huân chương gồm: - "Huân chương Sao vàng"; - "Huân chương Hồ Chí Minh"; - "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huân chương Đại đoàn kết dân tộc"; - "Huân chương Dũng cảm"; - "Huân chương Hữu nghị" Có 4 loại Huy chương gồm: - "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; - "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; - "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; - "Huy chương Hữu nghị". Xếp loại và điều kiện trao tặng Thứ nhất là "Huân chương Sao vàng" để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thứ hai là Huân chương "Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Huân chương cao quý thứ ba là “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh. Thứ nhất là Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ hai, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thứ ba, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân. - Hạng nhất: có quá trình cống hiến liên tục từ 20 năm trở lên; - Hạng nhì: có quá trình cống hiến liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm; - Hạng ba: có quá trình cống hiến liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm. Thứ tư, Huân chương Hữu nghị" để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài, tặng cho tập thể người nước ngoài có những đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Căn cứ pháp lý: - Luật Thi đua khen thưởng 2003 - Luật thi đua khen thưởng sửa đổi 2013
Nhận Huân chương Chiến công có được tiền thưởng?
Tập thể, cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng mà thành tích đạt được trong thời kỳ đổi mới được tặng Bằng, Huân chương và tiền thưởng theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 và Điều 70 Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ. Trường hợp cá nhân được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” thành tích trong các cuộc kháng chiến hoặc làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào là hình thức khen thưởng của Đảng, Nhà nước mang ý nghĩa động viên tinh thần, hiện chưa có quy định về tiền thưởng.