Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu
Theo quan niệm dân gian, ngũ hành bao gồm 5 yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là những thành phần tạo nên tất cả mọi vật trên Trái Đất. Mỗi người sẽ thuộc một cung mệnh gắn liền với vận mệnh cũng như tính cách của người đó. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh. Xem thêm: Cách tính mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh mới nhất 2025? Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Để biết năm sinh của mình thuộc mệnh nào thì ta tính theo công thức: Can + Chi = Mệnh. Trong đó: - Can ứng với 10 can khác nhau. Theo thứ tự gồm : Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Cụ thể: Giáp, Ất = 1; Bính, Đinh = 2; Mậu, Kỷ = 3; Canh, Tân = 4; Nhâm, Quý = 5 - Chi tức là 12 con giáp. Các con giáp lần lượt là: Tý (chuột) – Sửu (trâu) – Dần (hổ) – Mão (mèo, hoặc thỏ ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản) – Thìn (rồng) – Tỵ (rắn) – Ngọ (ngựa) – Mùi (dê) – Thân (khỉ) – Dậu (gà) – Tuất (chó) – Hợi (lợn). Cụ thể: + Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0 + Dần, Mão, Thân, Dậu = 1 + Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2 - Giá trị ứng với các Mệnh như sau: Kim = 1, Thủy =2, Hỏa = 3, Thổ = 4, Mộc = 5. Nếu kết quả > 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh. Theo đó, để xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh ta chỉ cần lấy Can + Chi và đối chiếu giá trị tương ứng với các mệnh. Ví dụ: Tuổi nhâm ngọ (2002): Có Can là 5 + Chi là 0 = 5. Theo đó, người sinh năm 2002 (nhâm ngọ) sẽ có mệnh Mộc. Tham khảo bảng thống kê mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh Dưới đây là một số mệnh theo năm sinh đã được tính sẵn, người đọc có thể tham khảo: 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách) 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn) 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát) 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi) 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng) 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách) 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim) 1964, 1965, 2024, 2025: Phú đăng hỏa (Lửa đèn dầu) 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời) 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn) 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức) 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu) 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn) 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát) 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời) 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu) 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương) 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển) 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò) 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn) 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường) 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm) 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi) 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe) 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành) 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn) 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu) 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối) 2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà) Theo đó, bài viết trên đây đã hướng dẫn cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu, người đọc có thể ứng dụng để xem mệnh của mình. Việc xem mệnh có thể coi là một tín ngưỡng dân gian, là một niềm tin để người dân có thể dựa vào đó để đưa ra những quyết định phù hợp, xác định con đường thuận lợi hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không lạm dụng tín ngưỡng này để trục lợi cá nhân, khi tín ngưỡng bị lợi dụng sẽ trở thành mê tín dị đoan, và người có hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi sẽ bị xử lý theo quy định. Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân có bị ở tù không? Theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: - Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, người nào hành nghề mê tín dị đoan mà làm chết người, thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị phạt tù cao nhất là 10 năm. Ngoài ra, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 14, khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan
Xem màu sắc hợp với bản mệnh là một trong những quan niệm dân gian, khi chọn được màu sắc phù hợp thì công việc cũng sẽ thuận lợi. Bài viết sau đây sẽ liệt kê các màu sắc hợp và khắc của mệnh kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan thế nào? Xem thêm: Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ hợp và khắc màu gì? (1) Mệnh Kim - Màu bản mệnh: Màu trắng - Màu hợp (màu tương sinh): Theo Ngũ hành, “Thổ sinh Kim” (đất bao bọc và nuôi dưỡng kim loại) nên những màu sắc của mệnh Thổ như màu vàng, màu nâu sẽ tương hợp với người mệnh Kim. - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Hỏa khắc Kim” nên người mệnh Kim cần tránh những màu thuộc hành Hỏa như đỏ, hồng, tím. (2) Mệnh Mộc - Màu bản mệnh: Màu xanh lá, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh lá, xanh biển và màu nâu - Màu khắc (màu tương khắc: Người mệnh Mộc cần tránh các màu trắng, bạc, kem thuộc hành Kim. (3) Mệnh Thuỷ - Màu bản mệnh: Màu đen, xanh biển sẫm - Màu hợp (màu tương sinh): Người mang mệnh Thủy hợp với các tông màu trắng, những sắc ánh kim, màu đen huyền bí. - Màu khắc (màu tương khắc: “Thổ khắc Thuỷ” nên người mệnh Thủy cần tránh các màu nâu đất, nâu nhạt, xanh lá cây (vì quan niệm đất, cây hút nước). Ngoài ra, còn có các màu đỏ, cam, tím của mệnh Hỏa cũng tương khắc với mệnh Thủy. (4) Mệnh Hoả - Màu bản mệnh: Màu đỏ, cam, tím. - Màu hợp (màu tương sinh): Màu xanh, nâu, vàng của Mộc (vì Mộc sinh ra Hỏa - Gỗ cháy thành lửa) - Màu khắc (màu tương khắc: “Hoả khắc Thuỷ” nên mệnh Hoả cần tránh màu đen, màu xanh biển sẫm (5) Mệnh Thổ - Màu bản mệnh: Màu vàng đất, màu nâu - Màu hợp (màu tương sinh): “Hoả sinh Thổ” nên màu hồng, màu đỏ, màu tím sẽ hợp với người mệnh Thổ - Màu khắc (màu tương khắc: Vì “Mộc khắc Thổ” nên người mệnh Thổ nên tránh dùng những màu của Mộc như xanh lục, xanh da trời. Thông tin mang tính chất tham khảo Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan Theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có định nghĩa về tín ngưỡng như sau: - Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. - Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội. Còn mê tín dị đoan hiện nay chưa được pháp luật định nghĩa, nhưng có thể hiểu mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, không có căn cứ khoa học, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Các hình thức mê tín dị đoan có thể gây hậu quả xấu cho cá nhân và cộng đồng về sức khỏe, tài chính và tinh thần. Như vậy, tín ngưỡng và mê tín dị đoan là khác nhau, bởi mê tín dị đoan liên quan đến những niềm tin không có căn cứ, trong khi tín ngưỡng thường dựa vào các giá trị văn hóa, tôn giáo. Quyền tự do tín ngưỡng của mọi người được thể hiện như thế nào? Theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau: - Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. - Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. - Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. - Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác. - Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo. Như vậy, mọi người đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và có quyền bày tỏ niềm tin về tín ngưỡng, tôn giáo đó.
Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu
Theo quan niệm dân gian, ngũ hành bao gồm 5 yếu tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, là những thành phần tạo nên tất cả mọi vật trên Trái Đất. Mỗi người sẽ thuộc một cung mệnh gắn liền với vận mệnh cũng như tính cách của người đó. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh. Xem thêm: Cách tính mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh mới nhất 2025? Cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu Để biết năm sinh của mình thuộc mệnh nào thì ta tính theo công thức: Can + Chi = Mệnh. Trong đó: - Can ứng với 10 can khác nhau. Theo thứ tự gồm : Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Cụ thể: Giáp, Ất = 1; Bính, Đinh = 2; Mậu, Kỷ = 3; Canh, Tân = 4; Nhâm, Quý = 5 - Chi tức là 12 con giáp. Các con giáp lần lượt là: Tý (chuột) – Sửu (trâu) – Dần (hổ) – Mão (mèo, hoặc thỏ ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản) – Thìn (rồng) – Tỵ (rắn) – Ngọ (ngựa) – Mùi (dê) – Thân (khỉ) – Dậu (gà) – Tuất (chó) – Hợi (lợn). Cụ thể: + Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0 + Dần, Mão, Thân, Dậu = 1 + Thìn, Tỵ, Tuất, Hợi = 2 - Giá trị ứng với các Mệnh như sau: Kim = 1, Thủy =2, Hỏa = 3, Thổ = 4, Mộc = 5. Nếu kết quả > 5 thì trừ đi 5 để ra mệnh. Theo đó, để xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh ta chỉ cần lấy Can + Chi và đối chiếu giá trị tương ứng với các mệnh. Ví dụ: Tuổi nhâm ngọ (2002): Có Can là 5 + Chi là 0 = 5. Theo đó, người sinh năm 2002 (nhâm ngọ) sẽ có mệnh Mộc. Tham khảo bảng thống kê mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh Dưới đây là một số mệnh theo năm sinh đã được tính sẵn, người đọc có thể tham khảo: 1948, 1949, 2008, 2009: Tích Lịch Hỏa (Lửa sấm sét) 1950, 1951, 2010, 2011: Tùng bách mộc (Cây tùng bách) 1952, 1953, 2012, 2013: Trường lưu thủy (Giòng nước lớn) 1954, 1955, 2014, 2015: Sa trung kim (Vàng trong cát) 1956, 1957, 2016, 2017: Sơn hạ hỏa (Lửa dưới chân núi) 1958, 1959, 2018, 2019: Bình địa mộc (Cây ở đồng bằng) 1960, 1961, 2020, 2021: Bích thượng thổ (Đất trên vách) 1962, 1963, 2022, 2023: Kim bạch kim (Vàng pha bạch kim) 1964, 1965, 2024, 2025: Phú đăng hỏa (Lửa đèn dầu) 1966, 1967, 2026, 2027: Thiên hà thủy (Nước trên trời) 1968, 1969, 2028, 2029: Đại dịch thổ (Đất thuộc 1 khu lớn) 1970, 1971, 2030, 2031: Thoa xuyến kim (Vàng trang sức) 1972, 1973, 2032, 2033: Tang đố mộc (Gỗ cây dâu) 1974, 1975, 2034, 2035: Đại khê thủy (Nước dưới khe lớn) 1976, 1977, 2036, 2037: Sa trung thổ (Đất lẫn trong cát) 1978, 1979, 2038, 2039: Thiên thượng hỏa (Lửa trên trời) 1980, 1981, 2040, 2041: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu) 1982, 1983, 2042, 2043: Đại hải thủy (Nước đại dương) 1984, 1985, 2044, 2045: Hải trung kim (Vàng dưới biển) 1986, 1987, 2046, 2047: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò) 1988, 1989, 2048, 2049: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn) 1990, 1991, 2050, 2051, 1930, 1931: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường) 1992, 1993, 2052, 2053, 1932, 1933: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm) 1994, 1995, 2054, 2055, 1934, 1935: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi) 1996, 1997, 2056, 2057, 1936, 1937: Giản hạ thủy (Nước dưới khe) 1998, 1999, 2058, 2059, 1938, 1939: Thành đầu thổ (Đất trên thành) 2000, 2001, 2060, 2061, 1940, 1941: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn) 2002, 2003, 2062, 2063, 1942, 1943: Dương liễu mộc (Cây dương liễu) 2004, 2005, 2064, 2065, 1944, 1945: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối) 2006, 2007, 2066, 2067, 1946, 1947: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà) Theo đó, bài viết trên đây đã hướng dẫn cách xem mệnh kim, mộc, thủy, hỏa, thổ theo năm sinh dễ hiểu, người đọc có thể ứng dụng để xem mệnh của mình. Việc xem mệnh có thể coi là một tín ngưỡng dân gian, là một niềm tin để người dân có thể dựa vào đó để đưa ra những quyết định phù hợp, xác định con đường thuận lợi hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý không lạm dụng tín ngưỡng này để trục lợi cá nhân, khi tín ngưỡng bị lợi dụng sẽ trở thành mê tín dị đoan, và người có hành vi lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi sẽ bị xử lý theo quy định. Lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân có bị ở tù không? Theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau: - Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: + Làm chết người; + Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên; + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Như vậy, người nào hành nghề mê tín dị đoan mà làm chết người, thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì sẽ bị phạt tù cao nhất là 10 năm. Ngoài ra, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người lợi dụng mê tín dị đoan để trục lợi cá nhân có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 4 Điều 14, khoản 6 Điều 20 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.