Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại lý của hoạt động đại lý thanh toán
Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý). Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý). 1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Bên giao đại lý có các quyền sau: + Lựa chọn đối tượng để hợp tác, ký kết hợp đồng đại lý thanh toán; + Quy định và áp dụng các tiêu chí để lựa chọn đối tượng để giao đại lý; + Thỏa thuận với bên đại lý về nội dung hoạt động đại lý thanh toán và phí giao đại lý thanh toán; + Yêu cầu bên đại lý báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng đại lý thanh toán; + Yêu cầu bên đại lý thanh toán các lợi ích hợp pháp (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý thanh toán của bên đại lý; + Được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý thanh toán nếu bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán; + Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. - Bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây: + Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm toàn bộ đối với hoạt động đại lý thanh toán do bên đại lý thực hiện; + Công bố công khai danh sách các bên đại lý đã ký kết hợp đồng (bao gồm điểm đại lý thanh toán) trên trang thông tin điện tử và ứng dụng của bên giao đại lý; + Ban hành văn bản hướng dẫn, đào tạo bên đại lý về hoạt động đại lý thanh toán đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, thường xuyên cập nhật theo các quy định pháp luật có liên quan và thực tiễn hoạt động để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, hướng dẫn bên đại lý thông báo công khai các hoạt động được giao đại lý tại trụ sở chính, mạng lưới hoạt động; + Hướng dẫn bên đại lý thực hiện nhận biết khách hàng, xác minh, cập nhật thông tin khách hàng theo đúng quy trình mà bên giao đại lý đang thực hiện; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng của bên đại lý và tuân thủ quy định về nhận biết khách hàng tại Luật Phòng, chống rửa tiền; + Đánh giá rủi ro để xác định phạm vi giao dịch, hạn mức giao dịch đối với tài khoản thanh toán của khách hàng được nhận biết, xác minh thông qua bên đại lý; + Thỏa thuận với bên đại lý về việc xây dựng, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo xử lý giao dịch được thông suốt và thực hiện giám sát hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý; + Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hệ thống thông tin, bảo vệ quyền lợi khách hàng, bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; + Quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này; + Chịu trách nhiệm với khách hàng trong trường hợp bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng; + Có cơ chế, biện pháp để bảo vệ khách hàng, trong đó, phải duy trì việc tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng tại các điểm đại lý thanh toán; đồng thời thiết lập, duy trì đường dây nóng liên tục 24/7 để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin, khiếu nại của khách hàng; + Thu thập, đối chiếu và lưu trữ toàn bộ dữ liệu, chứng từ giao dịch phát sinh tại bên đại lý theo quy định của pháp luật có liên quan; + Thanh toán phí giao đại lý thanh toán cho bên đại lý theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Xây dựng, ban hành quy định nội bộ về giao đại lý thanh toán bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt đảm bảo an toàn hoạt động; + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Bên đại lý có các quyền sau: + Từ chối các yêu cầu của bên giao đại lý không được quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán hoặc không đúng quy định pháp luật; + Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung hoạt động đại lý thanh toán; + Hưởng phí giao đại lý thanh toán và lợi ích hợp pháp khác (nếu có) quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. - Bên đại lý có các nghĩa vụ sau: + Thực hiện đúng các nội dung hoạt động được giao đại lý quy định tại Điều 4 Thông tư này và thỏa thuận tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên giao đại lý về tình hình thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Thanh toán cho bên giao đại lý các lợi ích hợp pháp (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý đối với việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán; + Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong quá trình làm đại lý; + Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong trường hợp do lỗi của bên đại lý; có trách nhiệm bồi hoàn cho bên giao đại lý các khoản tiền đền bù mà bên giao đại lý đã chi trả, bồi thường cho khách hàng thay cho bên đại lý đối với các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh từ việc bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán và các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh do lỗi của bên đại lý làm lộ thông tin khách hàng, xử lý sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp; + Trong quá trình làm đại lý, bên đại lý phải thực hiện theo dõi, quản lý tiền, tài sản của bên giao đại lý (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, không được sử dụng tiền, tài sản của bên giao đại lý cho các mục đích kinh doanh khác; Như vậy, + Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với bên giao đại lý để xử lý tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được thực hiện theo quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; + Xây dựng quy trình nội bộ để quản lý rủi ro đối với từng hoạt động đại lý cụ thể, bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt; có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán hoặc theo yêu cầu của bên giao đại lý; + Thông báo cho bên giao đại lý trong trường hợp tạm ngừng giao dịch với khách hàng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ quá 04 giờ trong thời gian giao dịch hàng ngày, nêu rõ lý do và phương án xử lý để đảm bảo hoạt động đại lý thanh toán không bị gián đoạn; + Lưu trữ, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, hồ sơ, chứng từ và cung cấp cho bên giao đại lý khi có yêu cầu; + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-NHNN. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN.
10 Nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng đại lý thanh toán từ tháng 07/2024
Hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán đối với khách hàng cá nhân là bao nhiêu. Hợp đồng đại lý thanh toán cần có những nội dung nào? Đại lý thanh toán có được giao quyền đại lý cho bên khác không? 1.Quy định về hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán: Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định hạn mức giao dịch như sau: 1. Bên giao đại lý phải có các biện pháp quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác, gồm: - Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày; - Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý của bên đại lý mở tại bên giao đại lý theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng. 2. Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Theo đó hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán đối với khách hàng cá nhân là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày 2.Các nội dung của hợp đồng đại lý thanh toán: Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định Hợp đồng đại lý thanh toán phải có tối thiểu các nội dung sau: - Tên, địa chỉ của bên giao đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên giao đại lý; - Tên, địa chỉ của bên đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên đại lý; - Phạm vi giao đại lý, trong đó bao gồm các nội dung hoạt động được giao đại lý và hạn mức áp dụng đối với khách hàng, hạn mức áp dụng đối với bên đại lý; - Thời hạn giao đại lý; - Thời gian giao dịch hàng ngày và giờ làm việc; - Phí giao đại lý thanh toán; - Số lượng điểm đại lý hoặc danh sách điểm đại lý; - Quyền, nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại lý; - Phương thức giải quyết tranh chấp; - Chấm dứt hợp đồng đại lý thanh toán. Theo đó hợp đồng đại lý thanh toán cần có tối thiểu 10 nội dung như trên. 3. Đại lý thanh toán có được giao quyền đại lý cho bên khác không? Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán như sau: 1. Hoạt động giao đại lý thanh toán phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa bên giao đại lý và bên đại lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện các nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có) của bên giao đại lý, bên đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba. 4. Khi thực hiện nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, bên đại lý là tổ chức khác phải mở và duy trì tài khoản thanh toán tại bên giao đại lý để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý trong phạm vi số dư do bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận; tài khoản thanh toán này phải được tách biệt với các tài khoản thanh toán phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác của bên đại lý mở tại bên giao đại lý. 5. Bên giao đại lý thu phí của khách hàng thông qua bên đại lý theo mức phí do bên giao đại lý quy định trong từng thời kỳ. Bên giao đại lý và bên đại lý không được thu thêm các loại phí ngoài biểu phí do bên giao đại lý quy định và công bố. Biểu phí dịch vụ của bên giao đại lý phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật và được niêm yết công khai tại các điểm đại lý thanh toán và trên trang thông tin điện tử của bên đại lý (nếu có). 6. Bên giao đại lý và bên đại lý phải có cam kết bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan. 7. Bên giao đại lý được phép ký kết hợp đồng đại lý thanh toán với tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc. Số lượng điểm đại lý thanh toán của các tổ chức khác phải đảm bảo số lượng điểm đại lý thanh toán trên các địa bàn cấp huyện (không bao gồm quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 70% số lượng điểm đại lý thanh toán của bên giao đại lý. 8. Số lượng đại lý thanh toán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do bên giao đại lý tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của bên giao đại lý; số lượng điểm đại lý thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng quyết định trên cơ sở mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba.
Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại lý của hoạt động đại lý thanh toán
Bên giao đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là bên giao đại lý). Bên làm đại lý thanh toán bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, tổ chức khác (sau đây gọi là bên đại lý). 1. Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý Căn cứ Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Bên giao đại lý có các quyền sau: + Lựa chọn đối tượng để hợp tác, ký kết hợp đồng đại lý thanh toán; + Quy định và áp dụng các tiêu chí để lựa chọn đối tượng để giao đại lý; + Thỏa thuận với bên đại lý về nội dung hoạt động đại lý thanh toán và phí giao đại lý thanh toán; + Yêu cầu bên đại lý báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin về tình hình, kết quả thực hiện hợp đồng đại lý thanh toán; + Yêu cầu bên đại lý thanh toán các lợi ích hợp pháp (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý thanh toán của bên đại lý; + Được quyền chấm dứt hợp đồng đại lý thanh toán nếu bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán; + Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. - Bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây: + Quản lý, giám sát và chịu trách nhiệm toàn bộ đối với hoạt động đại lý thanh toán do bên đại lý thực hiện; + Công bố công khai danh sách các bên đại lý đã ký kết hợp đồng (bao gồm điểm đại lý thanh toán) trên trang thông tin điện tử và ứng dụng của bên giao đại lý; + Ban hành văn bản hướng dẫn, đào tạo bên đại lý về hoạt động đại lý thanh toán đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, thường xuyên cập nhật theo các quy định pháp luật có liên quan và thực tiễn hoạt động để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, hướng dẫn bên đại lý thông báo công khai các hoạt động được giao đại lý tại trụ sở chính, mạng lưới hoạt động; + Hướng dẫn bên đại lý thực hiện nhận biết khách hàng, xác minh, cập nhật thông tin khách hàng theo đúng quy trình mà bên giao đại lý đang thực hiện; chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng của bên đại lý và tuân thủ quy định về nhận biết khách hàng tại Luật Phòng, chống rửa tiền; + Đánh giá rủi ro để xác định phạm vi giao dịch, hạn mức giao dịch đối với tài khoản thanh toán của khách hàng được nhận biết, xác minh thông qua bên đại lý; + Thỏa thuận với bên đại lý về việc xây dựng, thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin để đảm bảo xử lý giao dịch được thông suốt và thực hiện giám sát hoạt động đại lý thanh toán của bên đại lý; + Chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật hệ thống thông tin, bảo vệ quyền lợi khách hàng, bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; + Quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này; + Chịu trách nhiệm với khách hàng trong trường hợp bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng; + Có cơ chế, biện pháp để bảo vệ khách hàng, trong đó, phải duy trì việc tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng tại các điểm đại lý thanh toán; đồng thời thiết lập, duy trì đường dây nóng liên tục 24/7 để tiếp nhận, xử lý kịp thời các thông tin, khiếu nại của khách hàng; + Thu thập, đối chiếu và lưu trữ toàn bộ dữ liệu, chứng từ giao dịch phát sinh tại bên đại lý theo quy định của pháp luật có liên quan; + Thanh toán phí giao đại lý thanh toán cho bên đại lý theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Xây dựng, ban hành quy định nội bộ về giao đại lý thanh toán bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt đảm bảo an toàn hoạt động; + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý Căn cứ Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN về hoạt động đại lý thanh toán do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: - Bên đại lý có các quyền sau: + Từ chối các yêu cầu của bên giao đại lý không được quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán hoặc không đúng quy định pháp luật; + Yêu cầu bên giao đại lý hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến nội dung hoạt động đại lý thanh toán; + Hưởng phí giao đại lý thanh toán và lợi ích hợp pháp khác (nếu có) quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Các quyền khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. - Bên đại lý có các nghĩa vụ sau: + Thực hiện đúng các nội dung hoạt động được giao đại lý quy định tại Điều 4 Thông tư này và thỏa thuận tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Thông báo kịp thời, đầy đủ cho bên giao đại lý về tình hình thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Thanh toán cho bên giao đại lý các lợi ích hợp pháp (nếu có) phát sinh từ việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán; + Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý đối với việc thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán; + Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ các thông tin, dữ liệu cá nhân của khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với việc nhận biết, xác minh thông tin khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt trong quá trình làm đại lý; + Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng trong trường hợp do lỗi của bên đại lý; có trách nhiệm bồi hoàn cho bên giao đại lý các khoản tiền đền bù mà bên giao đại lý đã chi trả, bồi thường cho khách hàng thay cho bên đại lý đối với các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh từ việc bên đại lý vi phạm hợp đồng đại lý thanh toán và các tổn thất, thiệt hại của khách hàng phát sinh do lỗi của bên đại lý làm lộ thông tin khách hàng, xử lý sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp; + Trong quá trình làm đại lý, bên đại lý phải thực hiện theo dõi, quản lý tiền, tài sản của bên giao đại lý (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật, không được sử dụng tiền, tài sản của bên giao đại lý cho các mục đích kinh doanh khác; Như vậy, + Tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của khách hàng và phối hợp với bên giao đại lý để xử lý tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại được thực hiện theo quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; + Xây dựng quy trình nội bộ để quản lý rủi ro đối với từng hoạt động đại lý cụ thể, bao gồm cả quy trình giao nhận, bảo quản tiền mặt; có cơ sở vật chất, mạng lưới và đội ngũ cán bộ có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật để đảm bảo thực hiện nội dung hoạt động đại lý thanh toán hoặc theo yêu cầu của bên giao đại lý; + Thông báo cho bên giao đại lý trong trường hợp tạm ngừng giao dịch với khách hàng hoặc ngừng cung cấp dịch vụ quá 04 giờ trong thời gian giao dịch hàng ngày, nêu rõ lý do và phương án xử lý để đảm bảo hoạt động đại lý thanh toán không bị gián đoạn; + Lưu trữ, đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu, hồ sơ, chứng từ và cung cấp cho bên giao đại lý khi có yêu cầu; + Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định tại hợp đồng đại lý thanh toán, phù hợp với quy định của pháp luật. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên giao đại lý được quy định tại Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-NHNN. Quyền và nghĩa vụ của bên đại lý được quy định tại Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-NHNN.
10 Nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng đại lý thanh toán từ tháng 07/2024
Hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán đối với khách hàng cá nhân là bao nhiêu. Hợp đồng đại lý thanh toán cần có những nội dung nào? Đại lý thanh toán có được giao quyền đại lý cho bên khác không? 1.Quy định về hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán: Căn cứ Điều 5 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định hạn mức giao dịch như sau: 1. Bên giao đại lý phải có các biện pháp quản lý số dư, hạn mức giao dịch của bên đại lý là tổ chức khác, gồm: - Hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch nộp và rút tiền mặt) đối với khách hàng cá nhân, tối đa là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày; - Bên đại lý chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng trong phạm vi số dư tài khoản thanh toán để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý của bên đại lý mở tại bên giao đại lý theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư này và mỗi một điểm đại lý thanh toán được giao dịch không quá 200 triệu đồng/ngày và tối đa 05 tỷ đồng/tháng. 2. Hạn mức giao dịch của bên đại lý là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô theo thỏa thuận giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Theo đó hạn mức giao dịch của đại lý thanh toán đối với khách hàng cá nhân là 20 triệu đồng/khách hàng/ngày 2.Các nội dung của hợp đồng đại lý thanh toán: Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định Hợp đồng đại lý thanh toán phải có tối thiểu các nội dung sau: - Tên, địa chỉ của bên giao đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên giao đại lý; - Tên, địa chỉ của bên đại lý, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của bên đại lý; - Phạm vi giao đại lý, trong đó bao gồm các nội dung hoạt động được giao đại lý và hạn mức áp dụng đối với khách hàng, hạn mức áp dụng đối với bên đại lý; - Thời hạn giao đại lý; - Thời gian giao dịch hàng ngày và giờ làm việc; - Phí giao đại lý thanh toán; - Số lượng điểm đại lý hoặc danh sách điểm đại lý; - Quyền, nghĩa vụ của bên giao đại lý, bên đại lý; - Phương thức giải quyết tranh chấp; - Chấm dứt hợp đồng đại lý thanh toán. Theo đó hợp đồng đại lý thanh toán cần có tối thiểu 10 nội dung như trên. 3. Đại lý thanh toán có được giao quyền đại lý cho bên khác không? Căn cứ Điều 7 Thông tư 07/2024/TT-NHNN quy định nguyên tắc thực hiện hoạt động đại lý thanh toán như sau: 1. Hoạt động giao đại lý thanh toán phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản giữa bên giao đại lý và bên đại lý theo quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2. Bên giao đại lý được giao cho bên đại lý thực hiện các nghiệp vụ quy định tại Điều 4 Thông tư này và phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép thành lập hoặc Quyết định quy định về tổ chức và hoạt động của cấp có thẩm quyền quyết định và văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép, Quyết định (nếu có) của bên giao đại lý, bên đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. 3. Bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba. 4. Khi thực hiện nghiệp vụ quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này, bên đại lý là tổ chức khác phải mở và duy trì tài khoản thanh toán tại bên giao đại lý để thực hiện các nghiệp vụ được giao đại lý trong phạm vi số dư do bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận; tài khoản thanh toán này phải được tách biệt với các tài khoản thanh toán phục vụ cho các hoạt động, mục đích khác của bên đại lý mở tại bên giao đại lý. 5. Bên giao đại lý thu phí của khách hàng thông qua bên đại lý theo mức phí do bên giao đại lý quy định trong từng thời kỳ. Bên giao đại lý và bên đại lý không được thu thêm các loại phí ngoài biểu phí do bên giao đại lý quy định và công bố. Biểu phí dịch vụ của bên giao đại lý phải nêu rõ các loại phí, mức phí áp dụng cho từng loại dịch vụ, phù hợp với quy định của pháp luật và được niêm yết công khai tại các điểm đại lý thanh toán và trên trang thông tin điện tử của bên đại lý (nếu có). 6. Bên giao đại lý và bên đại lý phải có cam kết bảo mật thông tin khách hàng phù hợp với quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định của pháp luật có liên quan. 7. Bên giao đại lý được phép ký kết hợp đồng đại lý thanh toán với tổ chức khác trên phạm vi toàn quốc. Số lượng điểm đại lý thanh toán của các tổ chức khác phải đảm bảo số lượng điểm đại lý thanh toán trên các địa bàn cấp huyện (không bao gồm quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chiếm trên 70% số lượng điểm đại lý thanh toán của bên giao đại lý. 8. Số lượng đại lý thanh toán là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do bên giao đại lý tự quyết định phù hợp với năng lực quản lý của bên giao đại lý; số lượng điểm đại lý thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng quyết định trên cơ sở mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó bên đại lý không được phép giao đại lý lại cho bên thứ ba.