Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập bởi các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân với mục tiêu chính là tương trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và chịu trách nhiệm với kết quả của mình. 1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Theo khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng nhân dân 2024 thì Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Về tính chất và mục tiêu hoạt động thì Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống. Trong đó, tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-NHNN - Quỹ tín dụng nhân dân; - Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Căn cứ Điều 26 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân như sau: - Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với thành viên là pháp nhân, khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo quy định về cho vay áp dụng đối với thành viên. - Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay hợp vốn cùng với ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật. Như vậy, hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân tập trung vào việc hỗ trợ các thành viên thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đặc biệt là về quy trình cho vay và các giới hạn trong hoạt động cho vay. Quỹ không chỉ cho vay đối với thành viên mà còn mở rộng tới các đối tượng hộ nghèo, nhưng luôn yêu cầu có sự bảo đảm và tuân thủ các điều kiện cụ thể. Điều này giúp Quỹ tín dụng nhân dân duy trì tính ổn định, bền vững và đáp ứng được nhu cầu tài chính của cộng đồng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung bởi Thông tư 06/2023/TT-NHNN) là văn bản quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đang có hiệu lực thi hành. Vậy quy định nào của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) bị ngưng hiệu lực thi hành? Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Theo Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-NHNN, từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 các quy định tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng bị ngưng hiệu lực thi hành cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định những nhu cầu vốn sau thì tổ chức tín dụng không được cho vay: - Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. - Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; + Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. Ngưng hiệu lực thi hành các nội dung quy định gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp Thông tư 10/2023/TT-NHNN ban hành ngưng hiệu lực Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) đồng nghĩa với việc nhưng nhu cầu vốn trên vẫn được tổ chức tín dụng cho vay. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Công văn 756/TTg-KTTH năm 2023 ban hành ngày 23/08/2023 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp, ngân hàng, các nội dung liên quan được báo chí, dư luận và người dân, doanh nghiệp quan tâm, phản ánh nội dung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN. Cụ thể, đại diện các Hiệp hội, trong đó có hiệp hội bất động sản, các đại diện doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định có liên quan tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN, trong đó có nêu các vướng mắc doanh nghiệp kiến nghị tại các khoản 8, 9, 10 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) và các điều, khoản có liên quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan, thẩm quyền quy định và tình hình thực tế để tiếp thu, khẩn trương, nhanh chóng rà soát sửa đổi, bổ sung ngay các quy định tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN, theo hướng ngưng hiệu lực thi hành các nội dung quy định gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, người dân, cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính, không để có quy định không rõ ràng, cách hiểu khác nhau cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về nội dung này như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 120/TTr-NHNN ngày 22 tháng 8 năm 2023, nhằm nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phải hoàn thành trong ngày 25 tháng 8 năm 2023. Đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để tránh các vi phạm, tiêu cực có thể xảy ra.
Từ ngày 01/9/2023 ngưng thi hành 03 quy định về nhu cầu vốn không được cho vay
Đây là nội dung chính tại Thông tư 10/2023/TT-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 29/6/2023 ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN). 03 nhu cầu vay vốn không được vay bị ngưng hiệu lực từ ngày 01/9/2023 Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 01/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. 03 nội dung bị ngưng hiệu lực từ ngày 01/9/2023 cho đến khi có văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian tới: - Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. - Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; + Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. 07 nhu cầu vay vốn không được vay vẫn tiếp tục có hiệu từ ngày 01/9/2023 - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; + Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Để gửi tiền. Xem thêm Thông tư 10/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Theo quan điểm Việt Nam: - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo quan điểm quốc tế: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng ngoài dự kiến. Hai khái niệm: tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến - Tổn thất dự kiến (EL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng được ngân hàng dự tính được trước. - Tổn thất ngoài dự kiến (UL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng không/chưa được ngân hàng dự tính được trước. EL không phải là bộ phận của rủi ro tín dụng vì nó được ngân hàng dự tính được nên đã được ngân hàng chuyển vào lãi suất cấp tín dụng. - Lãi suất cấp tín dụng = Lãi suất đầu vào + Chi phí hoạt động ngân hàng + Phần bù rủi ro + Lợi nhuận ngân hàng - Phần bù rủi ro = EL. - Ngân hàng tính được tổn thất dự kiến (EL) càng chính xác thì khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến (UL) càng nhỏ. - Nội dung nghiên cứu của Quản lý rủi ro tín dụng: Nghiên cứu khả năng xảy ra tổn thất dự kiến – Nghiên cứu EL. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: Từ Hệ thống các hoạt động cho phép Ngân hàng đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. - Quản trị rủi ro đối với 1 khoản tín dụng là một phần của quản trị rủi ro tín dụng chung của cả ngân hàng. - Quản trị rủi ro tín dụng đối với danh mục tín dụng: Hệ thống các hoạt động-> Ngân hàng nhận biết, đo lường rủi ro của cả danh mục tín dụng-> Ngân hàng xác định được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng-> chiến lược để giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng: Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khác hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp. - Sớm phát hiện được những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý những rủi ro khi mới xuất hiện. - Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. - Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.
Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân được thành lập bởi các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân với mục tiêu chính là tương trợ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống. Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ và chịu trách nhiệm với kết quả của mình. 1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì? Theo khoản 30 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng nhân dân 2024 thì Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Về tính chất và mục tiêu hoạt động thì Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống. Trong đó, tên quỹ tín dụng nhân dân phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố theo thứ tự sau đây tại Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-NHNN - Quỹ tín dụng nhân dân; - Tên riêng phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật. 2. Hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân Căn cứ Điều 26 Thông tư 29/2024/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân như sau: - Hoạt động cho vay của quỹ tín dụng nhân dân chủ yếu nhằm mục đích tương trợ giữa các thành viên để thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và cải thiện đời sống của các thành viên quỹ tín dụng nhân dân. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay bằng đồng Việt Nam theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay bảo đảm bằng Sổ góp vốn của thành viên. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay đối với thành viên là pháp nhân, khách hàng là pháp nhân, cá nhân không phải là thành viên có tiền gửi tại quỹ tín dụng nhân dân trên cơ sở bảo đảm bằng số dư tiền gửi tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó và thời hạn cho vay không được vượt quá thời hạn còn lại của hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm tại chính quỹ tín dụng nhân dân đó. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay thành viên của hộ nghèo có đăng ký thường trú trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong trường hợp hộ nghèo không phải là thành viên của quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp nhiều thành viên của hộ nghèo cùng vay vốn thì các thành viên của hộ nghèo cùng ký hoặc ủy quyền cho một thành viên của hộ nghèo đại diện ký thỏa thuận cho vay với quỹ tín dụng nhân dân. Hộ nghèo phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt. Quy trình, thủ tục, hồ sơ cho vay các thành viên hộ nghèo thực hiện theo quy định về cho vay áp dụng đối với thành viên. - Quỹ tín dụng nhân dân không được cho vay khách hàng để mua, đầu tư chứng khoán. - Quỹ tín dụng nhân dân cho vay hợp vốn cùng với ngân hàng hợp tác xã đối với thành viên của quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật. Như vậy, hoạt động cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân tập trung vào việc hỗ trợ các thành viên thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế và xã hội, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, đặc biệt là về quy trình cho vay và các giới hạn trong hoạt động cho vay. Quỹ không chỉ cho vay đối với thành viên mà còn mở rộng tới các đối tượng hộ nghèo, nhưng luôn yêu cầu có sự bảo đảm và tuân thủ các điều kiện cụ thể. Điều này giúp Quỹ tín dụng nhân dân duy trì tính ổn định, bền vững và đáp ứng được nhu cầu tài chính của cộng đồng
Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN
Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung bởi Thông tư 06/2023/TT-NHNN) là văn bản quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đang có hiệu lực thi hành. Vậy quy định nào của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) bị ngưng hiệu lực thi hành? Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Theo Điều 1 Thông tư 10/2023/TT-NHNN, từ ngày 01 tháng 9 năm 2023 các quy định tại khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng bị ngưng hiệu lực thi hành cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) quy định những nhu cầu vốn sau thì tổ chức tín dụng không được cho vay: - Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. - Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; + Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. Ngưng hiệu lực thi hành các nội dung quy định gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp Thông tư 10/2023/TT-NHNN ban hành ngưng hiệu lực Khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN) đồng nghĩa với việc nhưng nhu cầu vốn trên vẫn được tổ chức tín dụng cho vay. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ có Công văn 756/TTg-KTTH năm 2023 ban hành ngày 23/08/2023 chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng kiến nghị của các Hiệp hội, doanh nghiệp, ngân hàng, các nội dung liên quan được báo chí, dư luận và người dân, doanh nghiệp quan tâm, phản ánh nội dung tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN. Cụ thể, đại diện các Hiệp hội, trong đó có hiệp hội bất động sản, các đại diện doanh nghiệp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo thẩm quyền xem xét, sửa đổi các quy định có liên quan tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN, trong đó có nêu các vướng mắc doanh nghiệp kiến nghị tại các khoản 8, 9, 10 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 06/2023/TT-NHNN) và các điều, khoản có liên quan. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng và quy định pháp luật có liên quan, thẩm quyền quy định và tình hình thực tế để tiếp thu, khẩn trương, nhanh chóng rà soát sửa đổi, bổ sung ngay các quy định tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN, theo hướng ngưng hiệu lực thi hành các nội dung quy định gây khó khăn, cản trở cho doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, người dân, cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính, không để có quy định không rõ ràng, cách hiểu khác nhau cho đến khi có văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về nội dung này như đề xuất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Tờ trình số 120/TTr-NHNN ngày 22 tháng 8 năm 2023, nhằm nhanh chóng, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, người dân, ưu tiên hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phải hoàn thành trong ngày 25 tháng 8 năm 2023. Đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để tránh các vi phạm, tiêu cực có thể xảy ra.
Từ ngày 01/9/2023 ngưng thi hành 03 quy định về nhu cầu vốn không được cho vay
Đây là nội dung chính tại Thông tư 10/2023/TT-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành ngày 29/6/2023 ngưng hiệu lực thi hành một số nội dung của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN). 03 nhu cầu vay vốn không được vay bị ngưng hiệu lực từ ngày 01/9/2023 Ngưng hiệu lực thi hành khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (đã được bổ sung theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN) từ ngày 01/9/2023 cho đến ngày có hiệu lực thi hành của văn bản quy phạm pháp luật mới quy định về các vấn đề này. 03 nội dung bị ngưng hiệu lực từ ngày 01/9/2023 cho đến khi có văn bản hướng dẫn thi hành trong thời gian tới: - Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. - Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay; + Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. 07 nhu cầu vay vốn không được vay vẫn tiếp tục có hiệu từ ngày 01/9/2023 - Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. - Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. - Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. - Để mua vàng miếng. - Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. - Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: + Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; + Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. - Để gửi tiền. Xem thêm Thông tư 10/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
Theo quan điểm Việt Nam: - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình theo cam kết. - Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo quan điểm quốc tế: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất về thu nhập hoặc vốn của định chế tài chính do khách hàng không thực hiện đúng các cam kết trên hợp đồng tín dụng ngoài dự kiến. Hai khái niệm: tổn thất dự kiến và tổn thất ngoài dự kiến - Tổn thất dự kiến (EL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng được ngân hàng dự tính được trước. - Tổn thất ngoài dự kiến (UL): là những tổn thất có khả năng xảy ra nhưng không/chưa được ngân hàng dự tính được trước. EL không phải là bộ phận của rủi ro tín dụng vì nó được ngân hàng dự tính được nên đã được ngân hàng chuyển vào lãi suất cấp tín dụng. - Lãi suất cấp tín dụng = Lãi suất đầu vào + Chi phí hoạt động ngân hàng + Phần bù rủi ro + Lợi nhuận ngân hàng - Phần bù rủi ro = EL. - Ngân hàng tính được tổn thất dự kiến (EL) càng chính xác thì khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến (UL) càng nhỏ. - Nội dung nghiên cứu của Quản lý rủi ro tín dụng: Nghiên cứu khả năng xảy ra tổn thất dự kiến – Nghiên cứu EL. Quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Quản trị rủi ro đối với một khoản tín dụng: Từ Hệ thống các hoạt động cho phép Ngân hàng đánh giá rủi ro cũng như lợi nhuận kỳ vọng khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. - Quản trị rủi ro đối với 1 khoản tín dụng là một phần của quản trị rủi ro tín dụng chung của cả ngân hàng. - Quản trị rủi ro tín dụng đối với danh mục tín dụng: Hệ thống các hoạt động-> Ngân hàng nhận biết, đo lường rủi ro của cả danh mục tín dụng-> Ngân hàng xác định được tương quan giữa rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận và lợi nhuận kỳ vọng-> chiến lược để giảm thiểu rủi ro. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng: Đánh giá chính xác nguy cơ gây tổn thất của khác hàng trước khi cho vay, làm cơ sở để đưa ra quyết định phù hợp. - Sớm phát hiện được những rủi ro từ những khách hàng đang vay vốn, nhanh chóng xử lý những rủi ro khi mới xuất hiện. - Đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. - Góp phần gia tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng, giảm thiểu khả năng mất vốn và lãi, nếu quản lý và đánh giá tốt rủi ro.