Giàn khoan HD-981: 7 chữ bất của Chính phủ Trung Quốc
>Bài viết liên quan đến Giàn khoan HD-981 Xoay quanh sự kiện giàn khoan HD-981 có thể nhận ra 7 chữ bất của Chính phủ Trung Quốc như sau: 1. Bất hiếu Năm 1999, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đề ra và Tổng bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ vàng: "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" nhưng hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã đạp đổ thành quả tốt đẹp mà thế hệ đi trước tạo lập – điều này thể hiển Chính phủ Trung Quốc biết hiếu. 2. Bất trung Nhân dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và mong muốn mối quan hệ Việt – Trung ngày một tốt đẹp hơn nhưng Chính phủ Trung Quốc đã và đang ra tay phá vỡ, họ bưng bít thông tin, ngang nhiên làm chuyện phi pháp trái với ý chí của Nhân dân mình – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất trung. 3. Bất nghĩa Tình nghĩa Việt – Trung vô cùng thân thiết, gắn bó sâu sắc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như là đồng chí tốt trong khối xã hội chủ nghĩa nhưng giờ họ cố đưa về quên lãng – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất nghĩa. 4. Bất tín Nơi cửa miệng, Trung Quốc luôn bảo: “yêu chuộng hòa bình, muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán” tuy nhiên thực tế họ ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và huy động tàu quân sự, máy bay yểm trợ ra sức gây hấn đe dọa đến hòa bình của khu vực và toàn cầu – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất tín. 5. Bất nhân Họ ngang nhiên đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đánh đập ngư dân Việt Nam một cách vô nhân đạo, phun vòi rồng và chủ ý đâm phá tàu chấp pháp của Việt Nam – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất nhân. 6. Bất tài Sống văn minh là tuân thủ luật pháp tuy nhiên Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và hành động một cách điên cuồng như kẻ vô học để rồi toàn thế giới biết đến bộ mặt thật xấu xa của họ - điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất tài. 7. Bất thành Sự tham lam muốn biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc là giấc mơ hảo huyền không những xâm phạm đến lợi ích của các quốc gia trực tiếp tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến con đường tự do hàng hải toàn cầu. Vì vậy, thế giới sẽ không ngồi yên để Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Như vậy, Chính phủ Trung Quốc sẽ bất thành.
Luật Biển Việt Nam 2012: Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
> Luật Biển Việt Nam 2012 > Trung Quốc sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn > 5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam > Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam > Thể hiện lòng yêu nước bằng việc hiến kế giải quyết tranh chấp biển Đông Chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng, mang tính tồn vong của các quốc gia. Vì vậy, ngoài luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia cũng cần có văn bản quốc nội làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước mình. Vì lẽ đó, ngày 21/06/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và ý nghĩa của Luật Biển Việt Nam Trong xu hướng hội nhập và phát triển một cách toàn diện, năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật Biển Việt Nam một cách công phu và kỹ lưỡng dựa vào cơ sở của Hiến pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tình hình thực tiễn trên Biển Đông… Đến ngày 21/06/2013, Luật Biển Việt Nam chính thức được thông qua với 495/496 phiếu tán thành. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam Luật này có hiệu lực từ 01/01/2013, bao gồm 7 chương và 55 điều, quy định các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển. Trong đó, có năm điểm đáng chú ý sau: - Tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; - Quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; - Làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam; - Dành một chương riêng về phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, công dân, các tổ chức trong và ngoài nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; - Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này.
Chính phủ sẽ xử lý Trung Quốc, ngư dân yên tâm bám biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công văn 1488/BNN-TCTS hướng dẫn ngư dân yên tâm bám biển sản xuất trước tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển Việt Nam. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện những nội dung sau: - Cập nhật thông tin và tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho ngư dân về diễn biến tình hình trên biển, hoạt động hỗ trợ tích cực của kiểm ngư và các lực lượng chức năng trên biển; hướng dẫn các biện pháp phòng tránh rủi ro trên biển. - Đối với các tỉnh có ngư dân khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và giữa biển Đông thì tổ chức cho ngư dân hoạt động theo mô hình tổ đội khi khai thác trên biển. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ ngư dân. - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh nắm chắc số điện thoại, tần số liên lạc của các tàu cá hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và giữa biển Đông, chủ động liên hệ với ngư dân khi cần thiết. Với nội dung này ngư dân sẽ yên tâm bám biển sản xuất và góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
giúp em với em bị bắt xe oan quá
hôm kia. em đi uống rượu với bọn bạn. thật sự là không có tâm trạng uông rượu vì ngày hôm ấy nhiều truyện quá.chúng nó cứ ép uống thế là thằng bạn ngồi cạnh em uống hộ em hết. no say quá, thấy mặt nó tái lại rồi, nó nhờ em giúp trở nó về trường. lúc đấy em cũng đang rối vì gặp nhiều truyện quá nen cũng đồng ý luôn, nghĩ chỉ lai nó có một đoạn thì giúp nó tí. đi một đoạn thấy nó phê quá sợ nó ngã ra thì khổ nên một thằng bạn khác nhảy lên ngồi để giữ nó. em đi đến chân cầu thì gặp đèn đỏ. em dừng lại và bất thình lình 2 anh cơ động từ đâu ập tới bat xe em vao lề đường. em nghi là thôi gặp công an thì có cãi đằng trời. thế la em cũng xuống xe và trình bày, xin tha. vì em thấy nhiều người bảo la nói năng tử tế, biết điều thì ng ta mới tha. nhưng mà mặt 2 ông đấy lạnh như tiền. 1 anh trèo lên xe em và lai em vao chỗ các chú công an khác đang đứng gần đó. em nghĩ la không xin được rồi, thôi thì xin các anh ấy phạt nhẹ thôi cho sinh viên, với lại em cũng định giấu bố mẹ. anh cơ động dắt xe em về phía một chú mặc áo vàng cầm tờ giấy nhỏ để ghi chép. anh cơ đông noi là anh ơi trường hợp này không có mũ đầm 3. chú ấy ghi ghi chép chép, rồi chú bảo em xuat trình giấy tờ. em đưa bằng cho chú xem. rồi chú hỏi dăng kí xe đâu. em nhớ mọi lần bố để xe trong cốp, thé nhưng bố em để nhiều giấy tờ quá. em không biết tìm ở đâu cả. lật lên lạt xuống không thấy. em rối hết lên rồi ko nghĩ được gì sáng suốt nữa. em lại quay ra xin xỏ bảo là chú ơi chú giup cháu, cho cháu xin lỗi... thế rồi chú quay ra nhin em và hỏi sao có mũ mà không đội, chắc vì nhìn thấy đầu em đội mũ. em bảo là cháu vẫn đội mũ suốt đấy chứ chỉ có 2 đứa kia ko có mũ thôi. rồi chú lại hỏi vu giấy tờ xe. em lại mở cốp ra tìm lại mà vẫn chưa thấy. chú bảo là ko có thi để xe lại đây. thế là cuối cùng em đành gọi cho mẹ. me em bảo la giấy tờ xe đẻ trong cốp xe. nhưng bố em cất kĩ quá ko tim thay được. thế là em gọi cho một chú cơ động mà em quen để xin cho.em vào ngồi cạnh anh ghi chép. anh ay hỏi em tên gì, trường nào. rồi em đưa máy cho anh ấy. nhưng anh bảo là lập biên bản rồi ko xin được đâu em ạ. thế la toi em rồi. các chú ấy đảy xe em lên thùng. em bảo anh ơi tư tư đã. vi em chả hiểu đầu cua tai nheo thế nào, chưa bị bắt xe lần nào. thấy anh ấy ghi 4 dòng. nhưng trời tối, chữ xấu khó đọc em nhìn được mỗi dòng ko co giấy tờ xe. em bảo là có mà anh. anh ấy giống mấy ng` kia. lạnh như tiền, rồi anh ấy nói nhưng mà xong rồi em ạ...thế rồi anh ấy kí. rồi đưa em, chỉ bảo là em kí vào đây. em nghĩ là thôi chả cãi được công an. thôi đành vậy. em có ngờ đâu mình từ thương người mà dẫn đến phạm rất nhiều tội. sáng hôm sau em lên ấy. phải nộp mất 800k. và cuối cùng là em đươc biết em phạm tội: dk xe ko mũ. chở quá 1 ng. ko có đăng kí xe. người ngồi sau ko có mũ. về nhà em buồn lắm. rối hết lên. em tìm đọc lại quyển luật giao thông. thay trong ấy có nói là trừ trường hợp bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng. giấy tờ xe thì hôm sau bố em đến đấy đã mở cốp xe ra trươc sự chứng kiến của công an là có giấy đăng kí xe. em nghĩ pháp luật việt nam xử tội phải đung tội và phải có tình ng chứ. thật sự em ko phục tí nào. em muốn đòi lại sự công bằng
Tranh cãi từ biển đảo: Việt Nam cần thận trọng trên mặt trận văn hóa
LƯ QUANG VINH Posted on 21/06/2011 by Civillawinfor Xem ra câu nói “nhập gia tùy tục” cũng biến thiên theo thời cuộc. Việc ăn mặc xưa nay được coi là một biểu tượng văn hóa của các quốc gia, thậm chí người ta còn nghĩ đến các cuộc bình chọn quốc phục đề tôn vinh bản sắc văn hóa riêng của quốc gia mình. Minh chứng cho điều đó là tại các kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN, APEC,… nguyên thủ quốc gia các nước bao giờ cũng có một buổi ăn mặc “tùy tục” với đầy đủ các sắc màu của nước chủ nhà. Tuy nhiên, trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” này mà diễn viên Lã Thanh Huyền mặc áo xường xám dạo chơi trên đất nước Trung Quốc lập tức bị hàng vạn cư dân mạng trên các diễn đàn mở phản ánh gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, có người còn lên tiếng đòi người đẹp này trả lại danh hiệu “Phụ nữ Thế kỷ 21”, tuy có phần hơi quá nhưng cũng dễ cảm thông cho họ. Song, nói gì đi nữa, Lã Thanh Huyền cũng chỉ là một cá thể trong một cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc như Việt Nam chúng ta thì cũng không nên can thiếp quá sâu vào thị hiếu thẩm mỹ của riêng họ. Theo thiển ý của tôi, trong thời điểm nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung quốc hay khu vực biển đông hiện nay thì mặt trận văn hóa là điều hết sức cần được phát huy và tập trung bảo vệ. Trong các phương thức truyền thông, thì phương tiện truyền thông phát sóng có một lợi thế ưu việt của riêng nó. Trong đó, phương tiện truyền hình (báo hình) là một trong những phương thức thể hiện sự tối ưu đó của sức mạnh văn hóa đối với mưu đồ xâm lược. Trước khi lên sóng truyền hình, các hình ảnh đã được sắp xếp theo một chủ đề nhất định. Được xây dựng trước theo một kịch bản nhất quán nên dễ cuốn hút khán giả nghe nhìn. Khi xây dựng kịch bản phim truyện truyền hình, các nhà biên kịch càng tối ưu hóa những hình ảnh này để thu hút khán giả nghe nhìn bằng các phân đoạn quay hình công phu và kỹ xảo hậu trường. Qua đó, ít nhiều các cung bậc tình cảm văn hóa địa phương của các quốc gia cũng được truyền tải và thẩm thấu vào khán giả nghe nhìn một cách thầm lặng và rất khó nhận diện để cưỡng lại. Điển hình là phong trào chiếu phim Hàn quốc rầm rộ vài năm trở lại đây đã tạo ra một làn sóng thời trang trong cách ăn mặc của thanh thiếu niên Việt Nam mà báo chí đã từng lên tiếng, hay các hành vi lệnh lạc do ảnh hưởng của các phim hành động,… Chính tầm quan trọng của mặt trận văn hóa và cũng là một ngành kinh doanh béo bở của phim ảnh mà một số nước đã đầu tư rất lớn vào các phim trường. Đứng đầu là Hollywood gồm các phim trường lịch sử như: Warner Bros (Time Warner), Universal Studios, Paramount, Columbia (Sony Picture Entertainment), 20th Century Fox và Walt Disney; Phim trường Cinespace Chicago ở bang lllinois; Phim trường cho bộ phim kể về nhóm vệ sỹ bảo vệ Tôn Trung Sơn Bodyguards And Assassins đã ngốn hết 43 triệu Nhân dân tệ (hơn 6 triệu USD). Trong khi “mộng” phim trường du lịch Vina Universal ở nước ta tại huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi đã phải phá sản sau ba năm “treo” dự án kể từ khi làm lễ động thổ quy hoạch. Điều đó phần nào nói lên chất lượng phim Việt không thể vươn tầm ra mặt trận văn hóa các nước mà còn phải “rước” văn hóa ngoại về. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ thành quả đạt được của nền công nghiệp điện ảnh cũng như giá trị nhân văn mà các nước mang lại như: Cuốn theo chiều gió, Chiến tranh giữa các vì sao, Bác sỹ Zhivago, Bố già, Nhật ký tình yêu, Những con chim ẩn mình chờ chết,… nhưng đó là những phim chọn lọc, đàm phán được trong thời kỳ kinh tế Việt Nam còn rất khó khăn. Còn trong hoàn cảnh hiện tại, các hãng truyền hình nước ta từ trung ương đến địa phương đều “thu hoạch” đáng kể từ nhiều nguồn, trong đó có tài trợ, quảng cáo, kể cả các khoản “lại quả” từ cách quảng cáo lồng ghép đến mức thô thiển, hợp tác sản xuất, nhập khẩu phim ảnh,… để rồi có lúc giật mình nhìn lại, khán thính giả cứ ngỡ mình là công dân Hàn, Trung! Nếu chúng ta khắc khe quy đỗ trách nhiệm cho một chiếc áo xường xám thì tôi tự hỏi trách nhiệm của các nhà đài từ trung ương đến địa phương hiện đang chiếu phim Trung Quốc nhan nhản hàng ngày tại thời điểm này thì ra sao nhỉ? Phải chăng vì một lợi ích lớn lao nào đó cho tổ quốc mà lịch phát sóng các phim của Trung Quốc buộc phải tiếp diễn theo những hợp đồng dài hạn đã ký kết trước đó. Hay các nhà đài quên bẵng sức mạnh của cái gọi là “mặt trận dân vận” qua kênh truyền thông này chăng? Một điều không thể so sánh trách nhiệm của nhà đài với chiếc áo xường xám kia nữa là: chiếc áo đó được mua bằng tiền túi của một cá nhân chứ không phải “đàm phán” bằng tiền ngân sách. Và rõ như ban ngày là tiền từ ngân sách chính là tiền thuế của mọi công dân. Bằng cách này hay cách khác, họ đã đóng góp một phần “quyền và nghĩa vụ” của người nộp thuế vào đó. Có khác chăng chỉ là sự ít nhiều do hoạt động có thu của họ mang lại nhưng chưa một lần họ nghe ngóng gì được từ phía nhà đài trong việc công bố chi tiêu tài chính! 06/21/tranh-ci-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83n-d%E1%BA%A3o-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BA%A7n-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-trn-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-van-ha/">http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/06/21/tranh-ci-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83n-d%E1%BA%A3o-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BA%A7n-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-trn-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-van-ha/ />
Giàn khoan HD-981: 7 chữ bất của Chính phủ Trung Quốc
>Bài viết liên quan đến Giàn khoan HD-981 Xoay quanh sự kiện giàn khoan HD-981 có thể nhận ra 7 chữ bất của Chính phủ Trung Quốc như sau: 1. Bất hiếu Năm 1999, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân đề ra và Tổng bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã đồng ý phương châm 16 chữ vàng: "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" nhưng hiện nay Chính phủ Trung Quốc đã đạp đổ thành quả tốt đẹp mà thế hệ đi trước tạo lập – điều này thể hiển Chính phủ Trung Quốc biết hiếu. 2. Bất trung Nhân dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và mong muốn mối quan hệ Việt – Trung ngày một tốt đẹp hơn nhưng Chính phủ Trung Quốc đã và đang ra tay phá vỡ, họ bưng bít thông tin, ngang nhiên làm chuyện phi pháp trái với ý chí của Nhân dân mình – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất trung. 3. Bất nghĩa Tình nghĩa Việt – Trung vô cùng thân thiết, gắn bó sâu sắc trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như là đồng chí tốt trong khối xã hội chủ nghĩa nhưng giờ họ cố đưa về quên lãng – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất nghĩa. 4. Bất tín Nơi cửa miệng, Trung Quốc luôn bảo: “yêu chuộng hòa bình, muốn giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán” tuy nhiên thực tế họ ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và huy động tàu quân sự, máy bay yểm trợ ra sức gây hấn đe dọa đến hòa bình của khu vực và toàn cầu – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất tín. 5. Bất nhân Họ ngang nhiên đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, đánh đập ngư dân Việt Nam một cách vô nhân đạo, phun vòi rồng và chủ ý đâm phá tàu chấp pháp của Việt Nam – điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất nhân. 6. Bất tài Sống văn minh là tuân thủ luật pháp tuy nhiên Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và hành động một cách điên cuồng như kẻ vô học để rồi toàn thế giới biết đến bộ mặt thật xấu xa của họ - điều này thể hiện Chính phủ Trung Quốc bất tài. 7. Bất thành Sự tham lam muốn biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc là giấc mơ hảo huyền không những xâm phạm đến lợi ích của các quốc gia trực tiếp tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến con đường tự do hàng hải toàn cầu. Vì vậy, thế giới sẽ không ngồi yên để Trung Quốc muốn làm gì thì làm. Như vậy, Chính phủ Trung Quốc sẽ bất thành.
Luật Biển Việt Nam 2012: Cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
> Luật Biển Việt Nam 2012 > Trung Quốc sẽ thất bại, đó là điều chắc chắn > 5 lý do khiến Trung Quốc sợ Việt Nam > Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam > Thể hiện lòng yêu nước bằng việc hiến kế giải quyết tranh chấp biển Đông Chủ quyền biển, đảo là vấn đề thiêng liêng, mang tính tồn vong của các quốc gia. Vì vậy, ngoài luật pháp quốc tế thì mỗi quốc gia cũng cần có văn bản quốc nội làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước mình. Vì lẽ đó, ngày 21/06/2012 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu quyết thông qua Luật Biển Việt Nam. 1. Quá trình hình thành và ý nghĩa của Luật Biển Việt Nam Trong xu hướng hội nhập và phát triển một cách toàn diện, năm 1994 Việt Nam đã phê chuẩn và chính thức trở thành thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Từ năm 1998, Quốc hội đã bắt đầu xây dựng Dự thảo Luật Biển Việt Nam một cách công phu và kỹ lưỡng dựa vào cơ sở của Hiến pháp, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tình hình thực tiễn trên Biển Đông… Đến ngày 21/06/2013, Luật Biển Việt Nam chính thức được thông qua với 495/496 phiếu tán thành. Như vậy, lần đầu tiên Việt Nam có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý của các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để phục vụ công cuộc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 2. Nội dung cơ bản của Luật Biển Việt Nam Luật này có hiệu lực từ 01/01/2013, bao gồm 7 chương và 55 điều, quy định các nội dung chủ yếu sau: nguyên tắc, chính sách quản lý và bảo vệ biển; phạm vi và quy chế các vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa; quy chế các đảo, quần đảo Việt Nam; các hoạt động trong vùng biển Việt Nam; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; phát triển kinh tế biển; tuần tra kiểm soát trên biển; hợp tác quốc tế về biển. Trong đó, có năm điểm đáng chú ý sau: - Tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam; - Quy định về việc xác định đường cơ sở, phạm vi và chế độ pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam (nội thủy, lãnh hải) và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam; - Làm rõ thêm khái niệm về đảo, quần đảo, đá… phù hợp với các quy định của Công ước Luật Biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và bảo đảm quyền lợi biển của Việt Nam; - Dành một chương riêng về phát triển kinh tế biển, huy động mọi nguồn lực của Nhà nước, công dân, các tổ chức trong và ngoài nước, trên cơ sở nguyên tắc phát triển kinh tế biển phải gắn với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn trên biển; - Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, phù hợp với Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế. Đây là chủ trương nhất quán của Nhà nước ta. Chúng ta đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện chủ trương này.
Chính phủ sẽ xử lý Trung Quốc, ngư dân yên tâm bám biển
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công văn 1488/BNN-TCTS hướng dẫn ngư dân yên tâm bám biển sản xuất trước tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan HD-981 trái phép trong vùng biển Việt Nam. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ven biển chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện những nội dung sau: - Cập nhật thông tin và tổ chức tuyên truyền hướng dẫn cho ngư dân về diễn biến tình hình trên biển, hoạt động hỗ trợ tích cực của kiểm ngư và các lực lượng chức năng trên biển; hướng dẫn các biện pháp phòng tránh rủi ro trên biển. - Đối với các tỉnh có ngư dân khai thác tại vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và giữa biển Đông thì tổ chức cho ngư dân hoạt động theo mô hình tổ đội khi khai thác trên biển. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp bảo vệ ngư dân. - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh nắm chắc số điện thoại, tần số liên lạc của các tàu cá hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa và giữa biển Đông, chủ động liên hệ với ngư dân khi cần thiết. Với nội dung này ngư dân sẽ yên tâm bám biển sản xuất và góp phần vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia.
giúp em với em bị bắt xe oan quá
hôm kia. em đi uống rượu với bọn bạn. thật sự là không có tâm trạng uông rượu vì ngày hôm ấy nhiều truyện quá.chúng nó cứ ép uống thế là thằng bạn ngồi cạnh em uống hộ em hết. no say quá, thấy mặt nó tái lại rồi, nó nhờ em giúp trở nó về trường. lúc đấy em cũng đang rối vì gặp nhiều truyện quá nen cũng đồng ý luôn, nghĩ chỉ lai nó có một đoạn thì giúp nó tí. đi một đoạn thấy nó phê quá sợ nó ngã ra thì khổ nên một thằng bạn khác nhảy lên ngồi để giữ nó. em đi đến chân cầu thì gặp đèn đỏ. em dừng lại và bất thình lình 2 anh cơ động từ đâu ập tới bat xe em vao lề đường. em nghi là thôi gặp công an thì có cãi đằng trời. thế la em cũng xuống xe và trình bày, xin tha. vì em thấy nhiều người bảo la nói năng tử tế, biết điều thì ng ta mới tha. nhưng mà mặt 2 ông đấy lạnh như tiền. 1 anh trèo lên xe em và lai em vao chỗ các chú công an khác đang đứng gần đó. em nghĩ la không xin được rồi, thôi thì xin các anh ấy phạt nhẹ thôi cho sinh viên, với lại em cũng định giấu bố mẹ. anh cơ động dắt xe em về phía một chú mặc áo vàng cầm tờ giấy nhỏ để ghi chép. anh cơ đông noi là anh ơi trường hợp này không có mũ đầm 3. chú ấy ghi ghi chép chép, rồi chú bảo em xuat trình giấy tờ. em đưa bằng cho chú xem. rồi chú hỏi dăng kí xe đâu. em nhớ mọi lần bố để xe trong cốp, thé nhưng bố em để nhiều giấy tờ quá. em không biết tìm ở đâu cả. lật lên lạt xuống không thấy. em rối hết lên rồi ko nghĩ được gì sáng suốt nữa. em lại quay ra xin xỏ bảo là chú ơi chú giup cháu, cho cháu xin lỗi... thế rồi chú quay ra nhin em và hỏi sao có mũ mà không đội, chắc vì nhìn thấy đầu em đội mũ. em bảo là cháu vẫn đội mũ suốt đấy chứ chỉ có 2 đứa kia ko có mũ thôi. rồi chú lại hỏi vu giấy tờ xe. em lại mở cốp ra tìm lại mà vẫn chưa thấy. chú bảo là ko có thi để xe lại đây. thế là cuối cùng em đành gọi cho mẹ. me em bảo la giấy tờ xe đẻ trong cốp xe. nhưng bố em cất kĩ quá ko tim thay được. thế là em gọi cho một chú cơ động mà em quen để xin cho.em vào ngồi cạnh anh ghi chép. anh ay hỏi em tên gì, trường nào. rồi em đưa máy cho anh ấy. nhưng anh bảo là lập biên bản rồi ko xin được đâu em ạ. thế la toi em rồi. các chú ấy đảy xe em lên thùng. em bảo anh ơi tư tư đã. vi em chả hiểu đầu cua tai nheo thế nào, chưa bị bắt xe lần nào. thấy anh ấy ghi 4 dòng. nhưng trời tối, chữ xấu khó đọc em nhìn được mỗi dòng ko co giấy tờ xe. em bảo là có mà anh. anh ấy giống mấy ng` kia. lạnh như tiền, rồi anh ấy nói nhưng mà xong rồi em ạ...thế rồi anh ấy kí. rồi đưa em, chỉ bảo là em kí vào đây. em nghĩ là thôi chả cãi được công an. thôi đành vậy. em có ngờ đâu mình từ thương người mà dẫn đến phạm rất nhiều tội. sáng hôm sau em lên ấy. phải nộp mất 800k. và cuối cùng là em đươc biết em phạm tội: dk xe ko mũ. chở quá 1 ng. ko có đăng kí xe. người ngồi sau ko có mũ. về nhà em buồn lắm. rối hết lên. em tìm đọc lại quyển luật giao thông. thay trong ấy có nói là trừ trường hợp bệnh hoặc trường hợp bất khả kháng. giấy tờ xe thì hôm sau bố em đến đấy đã mở cốp xe ra trươc sự chứng kiến của công an là có giấy đăng kí xe. em nghĩ pháp luật việt nam xử tội phải đung tội và phải có tình ng chứ. thật sự em ko phục tí nào. em muốn đòi lại sự công bằng
Tranh cãi từ biển đảo: Việt Nam cần thận trọng trên mặt trận văn hóa
LƯ QUANG VINH Posted on 21/06/2011 by Civillawinfor Xem ra câu nói “nhập gia tùy tục” cũng biến thiên theo thời cuộc. Việc ăn mặc xưa nay được coi là một biểu tượng văn hóa của các quốc gia, thậm chí người ta còn nghĩ đến các cuộc bình chọn quốc phục đề tôn vinh bản sắc văn hóa riêng của quốc gia mình. Minh chứng cho điều đó là tại các kỳ hội nghị thượng đỉnh ASEAN, APEC,… nguyên thủ quốc gia các nước bao giờ cũng có một buổi ăn mặc “tùy tục” với đầy đủ các sắc màu của nước chủ nhà. Tuy nhiên, trong lúc “dầu sôi lửa bỏng” này mà diễn viên Lã Thanh Huyền mặc áo xường xám dạo chơi trên đất nước Trung Quốc lập tức bị hàng vạn cư dân mạng trên các diễn đàn mở phản ánh gay gắt là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, có người còn lên tiếng đòi người đẹp này trả lại danh hiệu “Phụ nữ Thế kỷ 21”, tuy có phần hơi quá nhưng cũng dễ cảm thông cho họ. Song, nói gì đi nữa, Lã Thanh Huyền cũng chỉ là một cá thể trong một cộng đồng quốc gia nhiều dân tộc như Việt Nam chúng ta thì cũng không nên can thiếp quá sâu vào thị hiếu thẩm mỹ của riêng họ. Theo thiển ý của tôi, trong thời điểm nhạy cảm giữa Việt Nam và Trung quốc hay khu vực biển đông hiện nay thì mặt trận văn hóa là điều hết sức cần được phát huy và tập trung bảo vệ. Trong các phương thức truyền thông, thì phương tiện truyền thông phát sóng có một lợi thế ưu việt của riêng nó. Trong đó, phương tiện truyền hình (báo hình) là một trong những phương thức thể hiện sự tối ưu đó của sức mạnh văn hóa đối với mưu đồ xâm lược. Trước khi lên sóng truyền hình, các hình ảnh đã được sắp xếp theo một chủ đề nhất định. Được xây dựng trước theo một kịch bản nhất quán nên dễ cuốn hút khán giả nghe nhìn. Khi xây dựng kịch bản phim truyện truyền hình, các nhà biên kịch càng tối ưu hóa những hình ảnh này để thu hút khán giả nghe nhìn bằng các phân đoạn quay hình công phu và kỹ xảo hậu trường. Qua đó, ít nhiều các cung bậc tình cảm văn hóa địa phương của các quốc gia cũng được truyền tải và thẩm thấu vào khán giả nghe nhìn một cách thầm lặng và rất khó nhận diện để cưỡng lại. Điển hình là phong trào chiếu phim Hàn quốc rầm rộ vài năm trở lại đây đã tạo ra một làn sóng thời trang trong cách ăn mặc của thanh thiếu niên Việt Nam mà báo chí đã từng lên tiếng, hay các hành vi lệnh lạc do ảnh hưởng của các phim hành động,… Chính tầm quan trọng của mặt trận văn hóa và cũng là một ngành kinh doanh béo bở của phim ảnh mà một số nước đã đầu tư rất lớn vào các phim trường. Đứng đầu là Hollywood gồm các phim trường lịch sử như: Warner Bros (Time Warner), Universal Studios, Paramount, Columbia (Sony Picture Entertainment), 20th Century Fox và Walt Disney; Phim trường Cinespace Chicago ở bang lllinois; Phim trường cho bộ phim kể về nhóm vệ sỹ bảo vệ Tôn Trung Sơn Bodyguards And Assassins đã ngốn hết 43 triệu Nhân dân tệ (hơn 6 triệu USD). Trong khi “mộng” phim trường du lịch Vina Universal ở nước ta tại huyện Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi đã phải phá sản sau ba năm “treo” dự án kể từ khi làm lễ động thổ quy hoạch. Điều đó phần nào nói lên chất lượng phim Việt không thể vươn tầm ra mặt trận văn hóa các nước mà còn phải “rước” văn hóa ngoại về. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận toàn bộ thành quả đạt được của nền công nghiệp điện ảnh cũng như giá trị nhân văn mà các nước mang lại như: Cuốn theo chiều gió, Chiến tranh giữa các vì sao, Bác sỹ Zhivago, Bố già, Nhật ký tình yêu, Những con chim ẩn mình chờ chết,… nhưng đó là những phim chọn lọc, đàm phán được trong thời kỳ kinh tế Việt Nam còn rất khó khăn. Còn trong hoàn cảnh hiện tại, các hãng truyền hình nước ta từ trung ương đến địa phương đều “thu hoạch” đáng kể từ nhiều nguồn, trong đó có tài trợ, quảng cáo, kể cả các khoản “lại quả” từ cách quảng cáo lồng ghép đến mức thô thiển, hợp tác sản xuất, nhập khẩu phim ảnh,… để rồi có lúc giật mình nhìn lại, khán thính giả cứ ngỡ mình là công dân Hàn, Trung! Nếu chúng ta khắc khe quy đỗ trách nhiệm cho một chiếc áo xường xám thì tôi tự hỏi trách nhiệm của các nhà đài từ trung ương đến địa phương hiện đang chiếu phim Trung Quốc nhan nhản hàng ngày tại thời điểm này thì ra sao nhỉ? Phải chăng vì một lợi ích lớn lao nào đó cho tổ quốc mà lịch phát sóng các phim của Trung Quốc buộc phải tiếp diễn theo những hợp đồng dài hạn đã ký kết trước đó. Hay các nhà đài quên bẵng sức mạnh của cái gọi là “mặt trận dân vận” qua kênh truyền thông này chăng? Một điều không thể so sánh trách nhiệm của nhà đài với chiếc áo xường xám kia nữa là: chiếc áo đó được mua bằng tiền túi của một cá nhân chứ không phải “đàm phán” bằng tiền ngân sách. Và rõ như ban ngày là tiền từ ngân sách chính là tiền thuế của mọi công dân. Bằng cách này hay cách khác, họ đã đóng góp một phần “quyền và nghĩa vụ” của người nộp thuế vào đó. Có khác chăng chỉ là sự ít nhiều do hoạt động có thu của họ mang lại nhưng chưa một lần họ nghe ngóng gì được từ phía nhà đài trong việc công bố chi tiêu tài chính! 06/21/tranh-ci-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83n-d%E1%BA%A3o-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BA%A7n-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-trn-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-van-ha/">http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/06/21/tranh-ci-t%E1%BB%AB-bi%E1%BB%83n-d%E1%BA%A3o-vi%E1%BB%87t-nam-c%E1%BA%A7n-th%E1%BA%ADn-tr%E1%BB%8Dng-trn-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BA%ADn-van-ha/ />