Thủ tục công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập mới nhất
Thủ tục công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập là thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tại Quyết định 1766/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới và được thay thế trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trình tự thực hiện công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật có liên quan. Trường hợp nhiệm kỳ của hiệu trưởng kết thúc đồng thời với nhiệm kỳ của hội đồng trường thì hiệu trưởng được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ cho đến khi cơ quan quản lý trực tiếp công nhận hiệu trưởng của nhiệm kỳ kế tiếp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp. - Sau khi quyết định nhân sự hiệu trưởng, hội đồng trường gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp; trong đó nêu rõ quy trình xác định nhân sự hiệu trưởng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và các minh chứng kèm theo; sơ yếu lý lịch, văn bản đồng ý của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường đại học; trường hợp không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Trực tiếp tại nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc tại cơ quan quản lý trực tiếp của trường đại học. - Qua bưu điện. Thành phần và số lượng hồ sơ công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Thành phần hồ sơ: + Tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp; trong đó nêu rõ quy trình xác định nhân sự hiệu trưởng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; + Các minh chứng kèm theo; + Sơ yếu lý lịch; + Văn bản đồng ý của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Hội đồng Trường đại học công lập Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; + Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học nói chung, trường đại học nói riêng cần đáp ứng các tiêu chuẩn luật định như là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học;… Và các tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học đó sau cho phù hợp với quy định pháp luật. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của trường đại học công lập ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường đại học hoặc văn bản không đồng ý và nêu rõ lý do. Trên đây là thủ tục hành chính công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập.
Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học?
Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học? Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập? Đại học và trường đại học có phải là một? 1. Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học? Căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Theo đó: - Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác; - Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học; - Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao; Như vậy, hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác. 2. Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập? Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau: - Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học. - Thành viên trong trường đại học bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học. + Thành viên đương nhiên bao gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học. + Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động. - Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. Như vậy, số lượng thành viên hội đồng trường tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học. 3. Đại học và trường đại học có phải là một? Căn cứ Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018. Theo đó, trường đại học trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định. Còn đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Như vậy, đại học và trường đại học không phải là một. Trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành. Còn đại học là cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Tóm lại, hiệu trưởng mới là người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục có quy định khác.
Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?
Thông thường người đứng đầu chỉ đạo, điều hành các hoạt động của một ngôi trường sẽ là Hiệu trưởng. Vậy tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Cơ sở giáo dục đại học là gì? Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau: - Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm: + Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; + Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, tại Việt Nam sẽ có các cơ sở giáo dục đại học là đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở này được chia thành công lập và tư thục. Trong đó có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Để thành lập cơ sở giáo dục đại học kể cả công lập hay tư thục, cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 87 và thực hiện các thủ tục tại Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học tư thục trước hết sẽ là một doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định và các doanh nghiệp này được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức giáo dục đại học tư thục. Theo đó, người đứng đầu doanh nghiệp lúc này cũng sẽ được đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tư thục, và người đứng đầu sẽ được gọi là Giám đốc. Đối với đối tượng đặc biệt là ĐHQG, theo Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau: - Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. - Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia. Theo đó, ĐHQG không chỉ là nơi đào tạo mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng với đó, Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu Hội đồng còn người đứng đầu các trường đại học thành viên sẽ được gọi là Hiệu trưởng. Chính vì vậy, ĐHQG là đại học công lập nhưng Giám đốc sẽ đứng đầu, các cơ sở giáo dục đại học công lập khác thì sẽ là Hiệu trưởng đứng đầu. Các cơ sở giáo dục tư thục thì người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư. Giám đốc ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Giám đốc ĐHQG là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền; - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia; - Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định; - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia; - Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia; - Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc ĐHQG, người đứng đầu ĐHQG cũng sẽ là người đại diện cho ĐHQG trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ĐHQG theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Cho chị hỏi Hiệu trưởng trường tiểu học có được nghỉ hè giống giáo viên không? Giáo viên ở các trường học thì được nghỉ hè bao nhiêu tuần? Chế độ nghỉ hè của giáo viên Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau: - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. => Theo đó, đối với giáo viên trường mầm non, các trường THCS, THPT, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Đối với giáo viên trường trung cấp thì thời gian nghỉ hè là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau: - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập thì được xem là viên chức quản lý. Hiệu trưởng trường học sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động. Đối với chế độ nghỉ hè của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nêu trên áp dụng đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng, giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Không có nhắc đến đối tượng là Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng. => Như vậy có thể thấy đối với Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là viên chức quản lý, không phải là đối tượng được hưởng quyền lợi như các quy định trên tức không được nghỉ hè như giáo viên mà chỉ được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm theo quy định của Luật viên chức và Bộ luật Lao động. Trong thời gian nghỉ hè của học sinh, Hiệu trưởng và Hiệu phó vẫn thực hiện các công việc thuộc công tác quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm.
Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường đại học được quy định trong văn bản nào?
Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học là gì và tiêu chuẩn này được quy định trong văn bản nào? 1. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường đại học được quy định trong văn bản nào? Trường đại học là một trong các cơ sơ giáo dục đại học hiện nay. Căn cứ theo Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định về Hiệu trưởng nói chung cho các cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau: + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; + Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học nói chung, trường đại học nói riêng cần đáp ứng các tiêu chuẩn luật định như là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học;… Và các tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học đó sau cho phù hợp với quy định pháp luật. Ví dụ như đối Trường Đại học Luật Hà Nội, tiêu chuẩn cụ thể của Hiệu trưởng trường được quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Nghị quyết 3776/NQ-HĐTĐHLHN năm 2020 của Hội đồng trường. 2. Hiệu trưởng trường đại học có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý trong trường không? Theo như nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Hiệu trưởng trường đại học được quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, thì Hiệu trưởng trường đại học có quyền đề xuất hội đồng trường xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của trường, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Như vậy, không phải chức danh quản lý nào cũng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hiệu trưởng trường đại học, mà cũng có các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của của Hội đồng trường. Đối với những chức danh này thì Hiệu trưởng trường đại học sẽ đề xuất hội đồng trường xem xét bổ nhiệm.
Nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non công lập
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập đều là các chức danh quản lý trường mầm non công lập từ đó sẽ có các nhiệm vụ, tiêu chuẩn quyền hạn khác nhau để đảm nhiệm chức danh quản lý này. Vậy những tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn đó thực hiện thế nào? Đối với hiệu trưởng trường mầm non công lập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có nêu nhiệm vụ tiêu chuẩn gồm: + Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; + Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; + Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. + Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết. - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường. - Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng. - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Đối với phó hiệu trưởng trường mầm non công lập Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có nêu nhiệm vụ, tiêu chuẩn: + Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; + Người được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; + Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định; + Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng: - Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định. - Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền . - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
TPHCM sẽ không cho phép thực hiện thu chi quỹ lớp, quỹ trường tự phát
Vừa mới đây ngày 5/10/2023, thông tin báo chí về việc lạm thu, đại diện Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sở vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thu vận động tài trợ. Đặc biệt, nội dung trọng tâm quy định các trường trên địa bàn TPHCM sẽ không có quỹ lớp, quỹ trường. Dự toán thu chi của trường phải được Sở duyệt mới được phép thu Theo đó, tất cả các hoạt động thu trong nhà trường thì hiệu trưởng phải kiểm duyệt và chịu trách nhiệm. Trước khi thực hiện thu phải có dự toán và công khai rõ ràng cho phụ huynh học sinh về mục đích thu và chi, dự toán được sở duyệt mới được phép thu. Trên thực tế, một số đơn vị đã làm không đúng quy trình, không tuân theo hướng dẫn thu,chi. Vì một số trường hợp làm không đúng mà cả ngành giáo dục thành phố bị mang tiếng là lạm thu. Từ các sai phạm vừa qua, Sở GD&ĐT TPHCM đã và đang kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở giáo dục để phát hiện sai phạm. Sở kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục nếu làm sai quy định về việc thu, chi. Sau quá trình triển khai, thanh tra sở sẽ tiến hành hậu kiểm. Những cơ sở thu, chi sai mục đích, sai quy định sẽ bị xử lý nghiêm. Qua đợt này, ngành giáo dục thành phố kiên quyết xử lý, không thể để tình trạng trong trường có nguồn thu mà hiệu trưởng không biết. Hình thức xử lý kỷ luật phải nghiêm minh ngăn chặn tái diễn Về hình thức xử lý để ngăn chặn tái diễn trong những năm tiếp theo, đại diện Sở GD&ĐT TP HCM cho biết tùy theo mức độ của vụ việc để có hình thức xử lý phù hợp. Khi xử lý cán bộ quản lý đúng quy trình, tuân thủ nội quy theo các thông tư quy định. Như trường hợp vi phạm thu, chi tại Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh), Sở GD&ĐT TPHCM đã xử lý rất nghiêm khắc với hình thức bắt buộc phải trả tiền lại cho phụ huynh, phê bình giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Khi phê bình thì việc đánh giá viên chức của giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. "Nếu đã có hướng dẫn mà lãnh đạo nhà trường, thủ trưởng đơn vị vẫn còn làm sai thì sẽ có những hình thức kỷ luật khác cao hơn”. Trước đó, tại hội nghị giao ban khối phòng GD&ĐT ngày 4/10/2023, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhắc lại việc Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định rõ về việc nhận tài trợ, thu tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các trường nhắm vào phụ huynh để thu, rồi chia trung bình trên đầu phụ huynh. Giám đốc Sở nhấn mạnh mọi vấn đề liên quan giữa ban đại diện phụ huynh lớp, trường thì hiệu trưởng đều phải nắm thông tin, bàn bạc để có sự đồng thuận. Đồng thời, người đứng đầu ngành GD&ĐT thành phố đề nghị Phòng Kế hoạch Tài chính hướng dẫn các trường về tất cả các khoản thu phải không dùng tiền mặt. Việc này giúp Sở GD&ĐT TPHCM quản lý được vấn đề thu và chi, vì các trường sẽ phải công khai mục đích thu là gì, nội dung chi là gì. Sở cũng đề nghị các phòng GD&ĐT tham mưu UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh trường hợp thu không đúng quy định. Nguồn: Báo Tiền Phong
Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức. Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây: Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 Nghị định 115/2020/NĐ-CP Định nghĩa - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019). - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008). Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010) Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Trong các đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ: - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tập sự Không phải tập sự - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Hình thức kỷ luật - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Bãi nhiệm - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Buộc thôi việc
Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiệu trưởng trường THPT được quyết định chuyển trường cho học sinh
Ngày 25/7/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT về việc phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Trước đây, việc chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tuy nhiên theo Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiệu trưởng đã được giao quyền quyết định việc chuyển trường đối với học sinh THPT. Cụ thể: Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cho Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các thủ tục hành chính sau: - Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 1 phần A mục I Phụ lục tại Quyết định 1543/QĐ-UBND); - Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 8 mục I phần A Phụ lục 2 tại Quyết định 492/QĐ-UBND). Ngoài ra, Sở GDĐT giao phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thực hiện các thủ tục đã phân cấp trên. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính đã được phân cấp theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo: Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT bao gồm: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; - Học bạ (bản chính). - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. (Khoản 1 Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) Xem chi tiết Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/7/2023.
Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Có lẽ, chủ đề đang hot dạo gần đây trong cộng đồng sinh viên là “Lễ tốt nghiệp”. Vừa qua, trên các trang mạng xã hội đang có một số ý kiến trái chiều về việc mặc lễ phục như thế nào là đúng trong ngày Lễ tốt nghiệp và nó có chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hay không? Cụ thể, việc cầm quyền trượng của Hiệu trưởng đang xôn xao dư luận có vi phạm pháp luật? Lễ tốt nghiệp là kết quả gặt hái được sau nhiều năm cố gắng học tập, rèn luyện của Thầy và trò, đồng thời cũng là dịp quan trọng đối với các Tân cử nhân và gia đình. Vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, nên đòi hỏi về sự chỉn chu là điều cần thiết. Theo đó, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường. Hình ảnh minh họa Hiện nay, chưa có các văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tiêu chuẩn lễ phục của Hiệu trưởng trong buổi trao bằng. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT. Nhằm thống nhất về trang phục trong buổi lễ, thông thường Ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ mặc lễ phục để trao bằng. Vì thế, việc mặc lễ phục của Ban giám hiệu cũng sẽ phải tuân thủ theo Thông tư này: Về nguyên tắc mặc lễ phục - Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo. - Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp. - Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học. - Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tiêu chuẩn lễ phục - Áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. - Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng. - Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái. - Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ. Mặc dù vậy, tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT cũng đã quy định rõ: “Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.” Như vậy, rõ ràng pháp luật trao cho Hiệu trưởng trường đại học quyền quyết định việc mặc lễ phục, quy định kiểu dáng, màu sắc của lễ phục sao cho phù hợp nhưng vẫn dựa trên các cơ sở tiêu chuẩn mà Thông tư đưa ra. Ngoài ra, việc cầm quyền trượng trong trường hợp trên cũng không bị pháp luật điều chỉnh. Bởi lẽ, xem xét các quy định pháp luật thì không có quy định ghi nhận hiệu trưởng được cầm quyền trượng song cũng đồng thời không có quy định cấm hiệu trưởng cầm quyền trượng trong buổi lễ tốt nghiệp. Vì thế, việc mặc Lễ phục của Hiệu trưởng và cầm quyền trượng gần đây, cơ bản vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, không vi phạm pháp luật và cũng không có yếu tố trái với đạo đức xã hội, văn hóa Việt Nam.
Hiệu phó phụ trách trường có được hưởng phụ cấp chức vụ như hiệu trưởng?
Theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập và Thông tư 02/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức II. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO 1. Nguyên tắc Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. 2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo: ... d) Các trường hợp khác: d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp Hiệu phó được giao phụ trách Trường (làm công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng) thì xét theo căn cứ nguyên tắc xếp lương, phụ cấp, Hiệu phó được giao phụ trách sẽ nhận Phụ cấp chức vụ bằng với mức phụ cấp chức vụ của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng Đại học và Giám đốc Đại học có khác nhau?
Hiệu trưởng Đại học và Giám đốc Đại học Theo cách hiểu thông thường, một trường học sẽ có người đứng đầu là hiệu trưởng. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua cụm từ “Giám đốc đại học…”, vậy chức vụ Giám đốc đại học và Hiệu trưởng đại học khác nhau như thế nào? Phân loại cơ sở giáo dục đại học Để hiểu được vì sao lại có cả chức vụ Hiệu trưởng lẫn Giám đốc Đại học, trước tiên ta cần hiểu cách phân loại các trường đại học tại Việt Nam. Ở Việt Nam, cơ sở giáo dục đại học bao gồm: - Đại học, trường đại học - Cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Trong số các trường đại học, lại có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Cơ sở đại học lại bao gồm cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động, là đại diện chủ sở hữu và cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. (Khoản 1, 2 Điều 7 Luật giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung 2018) Đại học nào có giám đốc, đại học nào có hiệu trưởng? Trước hết, chúng ta đã biết đại học tư thục là những đại học do các nhà đầu tư thành lập. Để được cho phép thành lập đại học tư thục, chủ đầu tư cần đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục tại Điều 87, 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) Theo quy định tại các văn bản này, việc thành lập trường đại học tư thục có thể được hiểu là đầu tư vào ngành giáo dục. Nếu một doanh nghiệp muốn thành lập trường đại học, họ cần đáp ứng những yêu cầu quy định tại Nghị định 46, sau đó doanh nghiệp này sẽ được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức đại học tư thục. Mỗi doanh nghiệp đều có những chức vụ đứng đầu, sau khi thành lập đại học, người đứng đầu doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể trở thành người đứng đầu trường đại học đó - lúc này ta sẽ có chức vụ "Giám đốc trường đại học". Ngoài ra, trường Đại học quốc gia và Đại học vùng là những đại học đặc biệt của Nhà nước, vì vậy pháp luật dành ra những quy định riêng để điều chỉnh hoạt động của hai loại đại học này. Đối với Đại học quốc gia, tại Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc đại học là người đứng đầu của Hội đồng này. Chức vụ Hiệu trưởng sẽ dành cho người đứng đầu các đại học thành viên của Đại học quốc gia. Đối với Đại học vùng, Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT có quy định cơ cấu của Đại học này, trong đó gồm Hội đồng đại học vùng và giám đốc đại học vùng. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, Đại học Quốc gia, Đại học vùng là những Đại học công lập có Giám đốc là người đứng đầu, các trường đại học công lập khác đều có Hiệu trưởng. Đối với các trường Đại học tư thục, người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư.
Từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Em cho chị hỏi từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Hiệu trưởng buộc phải công khai kinh phí hoạt động của nhà trường
Có thể nói, ngoài những chính sách, chủ trương, nội quy, quy định của nhà trường thì Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục công lập phải kê khai những khoản và vấn đề hoạt động đó thì đòi hỏi phải kê khai các kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo việc thu chi theo đúng thẩm quyền, và mức hỗ trợ từ phía nhà nước, cụ thể: Tại Khoản 1d Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau: - Những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết: + Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục. Pháp luật quy định việc công khai kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo tính minh bạch, và số liệu rõ ràng, đặc biệt trong nền giáo dục hiện tại. Đồng thời việc công khai này có thể thông qua cách như niêm yết tại những cơ sở cũng như gửi bằng văn bản cho các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô khác trong nhà trường hoặc có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin, cồng thông tin về giáo dục. Như vậy, có thể thấy kinh phí của nhà trường bắt buộc hiệu trường phải công khai theo quy định trên.
Tổng số tiết dạy trong 01 năm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non
- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: + Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên; + Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên. - Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: + Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên; + Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên. - Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. - Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần: + Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần. + Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần. Lưu ý: - Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy/năm học); - Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: giảm 03 giờ dạy/tuần (quy ra 105 giờ dạy/năm học). - Kiêm nhiệm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 02 giờ dạy/tuần; - Kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: giảm 03 giờ dạy/tuần; (Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất). - Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống: giảm 05 giờ dạy/tuần. Căn cứ pháp lý: - Điều 4, 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011. - Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016.
Hiệu trưởng có được hưởng phụ cấp đứng lớp khi nghỉ hè?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì định mức giờ dạy đối với Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng như sau: “2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”. - Điểm c, Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập áp dụng cho cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, theo hai quy định nêu trên thì hiệu trưởng nhà trường được hưởng phụ cấp đứng lớp (kể cả trong thời gian nghỉ hè) với điều kiện có tham gia giảng dạy như định mức quy định. Trường hợp hiệu trưởng đó không tham gia giảng dạy thì không được hưởng phụ cấp đứng lớp (kể cả trong năm và nghỉ hè).
Từ ngày 1/7/2020, Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức?
Cho mình hỏi từ ngày 1/7/2020, Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức hay không?
Thẩm quyền huấn luyện và cấp chững chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: "Điều 4. Giải thích từ ngữ ... 7. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch. Xem thêm tại Điều 24 Nghị định 96 này để có thông tin về thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
Thủ tục công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập mới nhất
Thủ tục công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập là thủ tục hành chính nội bộ thuộc lĩnh vực giáo dục được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố tại Quyết định 1766/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố thủ tục hành chính nội bộ mới và được thay thế trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trình tự thực hiện công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật có liên quan. Trường hợp nhiệm kỳ của hiệu trưởng kết thúc đồng thời với nhiệm kỳ của hội đồng trường thì hiệu trưởng được kéo dài thời gian thực hiện nhiệm vụ cho đến khi cơ quan quản lý trực tiếp công nhận hiệu trưởng của nhiệm kỳ kế tiếp, trên cơ sở đề nghị của hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp. - Sau khi quyết định nhân sự hiệu trưởng, hội đồng trường gửi tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp; trong đó nêu rõ quy trình xác định nhân sự hiệu trưởng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và các minh chứng kèm theo; sơ yếu lý lịch, văn bản đồng ý của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng. - Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường, thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường đại học; trường hợp không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cách thức thực hiện công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Trực tiếp tại nơi tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (Bộ phận Một cửa của Bộ Giáo dục và Đào tạo) hoặc tại cơ quan quản lý trực tiếp của trường đại học. - Qua bưu điện. Thành phần và số lượng hồ sơ công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập - Thành phần hồ sơ: + Tờ trình đề nghị công nhận hiệu trưởng tới cơ quan quản lý trực tiếp; trong đó nêu rõ quy trình xác định nhân sự hiệu trưởng theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; + Các minh chứng kèm theo; + Sơ yếu lý lịch; + Văn bản đồng ý của người được đề nghị công nhận hiệu trưởng. - Số lượng hồ sơ: 01 bộ Thời hạn giải quyết công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính Hội đồng Trường đại học công lập Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; + Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học nói chung, trường đại học nói riêng cần đáp ứng các tiêu chuẩn luật định như là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học;… Và các tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học đó sau cho phù hợp với quy định pháp luật. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp của trường đại học công lập ra quyết định công nhận hiệu trưởng trường đại học hoặc văn bản không đồng ý và nêu rõ lý do. Trên đây là thủ tục hành chính công nhận Hiệu trưởng trường đại học công lập.
Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học?
Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học? Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập? Đại học và trường đại học có phải là một? 1. Hiệu trưởng hay chủ tịch hội đồng trường là đại diện pháp luật của trường đại học? Căn cứ khoản 3 Điều 20 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học. Theo đó: - Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác; - Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học; - Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao; Như vậy, hiệu trưởng là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác. 2. Số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập? Căn cứ khoản 3 Điều 16 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, số lượng thành viên hội đồng trường của trường đại học công lập được quy định như sau: - Số lượng thành viên hội đồng trường phải là số lẻ, tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học. - Thành viên trong trường đại học bao gồm thành viên đương nhiên và thành viên bầu bởi hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học. + Thành viên đương nhiên bao gồm bí thư cấp ủy, hiệu trưởng trường đại học, chủ tịch công đoàn và đại diện Ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là người học của trường đại học. + Thành viên bầu bao gồm đại diện giảng viên chiếm tỷ lệ tối thiểu là 25% tổng số thành viên của hội đồng trường; đại diện viên chức và người lao động. - Thành viên ngoài trường đại học chiếm tỷ lệ tối thiểu là 30% tổng số thành viên của hội đồng trường, bao gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền; đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. Như vậy, số lượng thành viên hội đồng trường tối thiểu là 15 người, bao gồm các thành viên trong và ngoài trường đại học. 3. Đại học và trường đại học có phải là một? Căn cứ Điều 4 Luật giáo dục đại học 2012 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018. Theo đó, trường đại học trường đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định. Còn đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định; các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Như vậy, đại học và trường đại học không phải là một. Trường đại học là cơ sở đào tạo nhiều ngành. Còn đại học là cơ sở đào tạo trên nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Tóm lại, hiệu trưởng mới là người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục có quy định khác.
Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng?
Thông thường người đứng đầu chỉ đạo, điều hành các hoạt động của một ngôi trường sẽ là Hiệu trưởng. Vậy tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Cơ sở giáo dục đại học là gì? Theo Điều 7 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ sở giáo dục đại học như sau: - Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. - Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm: + Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu; + Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học. Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận. Như vậy, tại Việt Nam sẽ có các cơ sở giáo dục đại học là đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Các cơ sở này được chia thành công lập và tư thục. Trong đó có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Tại sao người đứng đầu ĐHQG là Giám đốc mà không phải là Hiệu trưởng? Để thành lập cơ sở giáo dục đại học kể cả công lập hay tư thục, cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 87 và thực hiện các thủ tục tại Điều 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP. Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học tư thục trước hết sẽ là một doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện theo quy định và các doanh nghiệp này được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức giáo dục đại học tư thục. Theo đó, người đứng đầu doanh nghiệp lúc này cũng sẽ được đứng đầu cơ sở giáo dục đại học tư thục, và người đứng đầu sẽ được gọi là Giám đốc. Đối với đối tượng đặc biệt là ĐHQG, theo Điều 8 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau: - Đại học quốc gia là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. - Đại học quốc gia có quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy. Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các cấp nơi đại học quốc gia đặt địa điểm, trong phạm vi chức năng theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật. Đại học quốc gia được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để giải quyết những vấn đề liên quan đến đại học quốc gia. Khi cần thiết, giám đốc đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của đại học quốc gia. Theo đó, ĐHQG không chỉ là nơi đào tạo mà còn là nơi nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Cùng với đó, Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP đã quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc ĐHQG là người đứng đầu Hội đồng còn người đứng đầu các trường đại học thành viên sẽ được gọi là Hiệu trưởng. Chính vì vậy, ĐHQG là đại học công lập nhưng Giám đốc sẽ đứng đầu, các cơ sở giáo dục đại học công lập khác thì sẽ là Hiệu trưởng đứng đầu. Các cơ sở giáo dục tư thục thì người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư. Giám đốc ĐHQG có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Theo Điều 6 Nghị định 186/2013/NĐ-CP quy định Giám đốc ĐHQG là người đại diện cho Đại học quốc gia trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật; có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Ban hành các quy định nội bộ trong Đại học quốc gia theo thẩm quyền; - Quyết định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể các tổ chức của Đại học Quốc gia theo thẩm quyền được giao trên cơ sở quyết nghị của Hội đồng Đại học quốc gia; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng Đại học quốc gia; - Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện công tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý của Đại học quốc gia; - Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học của Đại học quốc gia; - Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự giám sát, thanh tra, kiểm tra về các hoạt động của Đại học quốc gia theo quy định; - Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; tiếp thu ý kiến và chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong Đại học quốc gia; - Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Đại học quốc gia và Ban Giám đốc trước Hội đồng Đại học quốc gia; - Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Đại học quốc gia; thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm công khai, minh bạch về tài chính theo quy định của pháp luật; chấp hành các quy định về kế toán và kiểm toán; - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy, khi đảm nhiệm chức vụ Giám đốc ĐHQG, người đứng đầu ĐHQG cũng sẽ là người đại diện cho ĐHQG trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của ĐHQG theo quy định của pháp luật và có những nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định trên.
Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng cơ sở giáo cơ sở giáo dục phổ thông công lập
Cho chị hỏi Hiệu trưởng trường tiểu học có được nghỉ hè giống giáo viên không? Giáo viên ở các trường học thì được nghỉ hè bao nhiêu tuần? Chế độ nghỉ hè của giáo viên Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP quy định về thời gian nghỉ hè của nhà giáo như sau: - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt là 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên trường trung cấp và giảng viên trường cao đẳng là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. - Thời gian nghỉ hè hằng năm của giảng viên cơ sở giáo dục đại học được thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; - Trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng chống thiên tai, dịch bệnh hoặc trường hợp cấp bách, thời gian nghỉ hè của nhà giáo cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, trường trung cấp và trường cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. => Theo đó, đối với giáo viên trường mầm non, các trường THCS, THPT, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Đối với giáo viên trường trung cấp thì thời gian nghỉ hè là 06 tuần, bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Chế độ nghỉ hè của Hiệu trưởng Tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 quy định: Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Tại Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau: - Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. - Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. - Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. - Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. => Theo đó, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục công lập thì được xem là viên chức quản lý. Hiệu trưởng trường học sẽ được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động như người lao động. Đối với chế độ nghỉ hè của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 84/2020/NĐ-CP nêu trên áp dụng đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường chuyên biệt, giáo viên trường trung cấp, giảng viên trường cao đẳng, giảng viên cơ sở giáo dục đại học. Không có nhắc đến đối tượng là Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng. => Như vậy có thể thấy đối với Phó hiệu trưởng, Hiệu trưởng là viên chức quản lý, không phải là đối tượng được hưởng quyền lợi như các quy định trên tức không được nghỉ hè như giáo viên mà chỉ được nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ hàng tuần và nghỉ hàng năm theo quy định của Luật viên chức và Bộ luật Lao động. Trong thời gian nghỉ hè của học sinh, Hiệu trưởng và Hiệu phó vẫn thực hiện các công việc thuộc công tác quản lý theo thẩm quyền và trách nhiệm.
Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường đại học được quy định trong văn bản nào?
Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường. Tiêu chuẩn làm Hiệu trưởng trường đại học là gì và tiêu chuẩn này được quy định trong văn bản nào? 1. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng trường đại học được quy định trong văn bản nào? Trường đại học là một trong các cơ sơ giáo dục đại học hiện nay. Căn cứ theo Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 có quy định về Hiệu trưởng nói chung cho các cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc đại học (gọi chung là hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học) là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận; hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định bổ nhiệm. Nhiệm kỳ hoặc thời hạn bổ nhiệm của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học do hội đồng trường, hội đồng đại học quyết định trong phạm vi nhiệm kỳ của hội đồng trường, hội đồng đại học. Tiêu chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định như sau: + Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định của pháp luật; + Đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Hiệu trưởng trường đại học là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của trường đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Tiêu chuẩn Hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học nói chung, trường đại học nói riêng cần đáp ứng các tiêu chuẩn luật định như là có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có trình độ tiến sĩ, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, có uy tín khoa học và kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học;… Và các tiêu chuẩn này sẽ được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học đó sau cho phù hợp với quy định pháp luật. Ví dụ như đối Trường Đại học Luật Hà Nội, tiêu chuẩn cụ thể của Hiệu trưởng trường được quy định tại khoản 2 Điều 16 Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trường Đại học Luật Hà Nội ban hành kèm theo Nghị quyết 3776/NQ-HĐTĐHLHN năm 2020 của Hội đồng trường. 2. Hiệu trưởng trường đại học có quyền bổ nhiệm các chức danh quản lý trong trường không? Theo như nhiệm vụ cũng như quyền hạn của Hiệu trưởng trường đại học được quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, thì Hiệu trưởng trường đại học có quyền đề xuất hội đồng trường xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của trường, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của trường. Như vậy, không phải chức danh quản lý nào cũng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hiệu trưởng trường đại học, mà cũng có các chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của của Hội đồng trường. Đối với những chức danh này thì Hiệu trưởng trường đại học sẽ đề xuất hội đồng trường xem xét bổ nhiệm.
Nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền hạn của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường mầm non công lập
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường mầm non công lập đều là các chức danh quản lý trường mầm non công lập từ đó sẽ có các nhiệm vụ, tiêu chuẩn quyền hạn khác nhau để đảm nhiệm chức danh quản lý này. Vậy những tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn đó thực hiện thế nào? Đối với hiệu trưởng trường mầm non công lập Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có nêu nhiệm vụ tiêu chuẩn gồm: + Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; + Người được bổ nhiệm hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; + Hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm. Sau 05 năm, hiệu trưởng được đánh giá và có thể bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại. Hiệu trưởng công tác tại một trường công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. + Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng: - Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường; lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm giải trình khi cần thiết. - Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định. - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định; xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên, nhân viên; động viên và tạo điều kiện cho giáo viên và nhân viên tham gia các hoạt động đổi mới giáo dục; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển giáo viên, giới thiệu nhân sự để bổ nhiệm phó hiệu trưởng. - Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường. - Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; quyết định khen thưởng. - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 02 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện xã hội hoá giáo dục; phối hợp tổ chức, huy động các lực lượng xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng. Đối với phó hiệu trưởng trường mầm non công lập Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có nêu nhiệm vụ, tiêu chuẩn: + Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; + Người được bổ nhiệm phó hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn theo quy định; + Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định; + Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng: - Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định. - Điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền . - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định. - Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.
TPHCM sẽ không cho phép thực hiện thu chi quỹ lớp, quỹ trường tự phát
Vừa mới đây ngày 5/10/2023, thông tin báo chí về việc lạm thu, đại diện Văn phòng Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, sở vừa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thu vận động tài trợ. Đặc biệt, nội dung trọng tâm quy định các trường trên địa bàn TPHCM sẽ không có quỹ lớp, quỹ trường. Dự toán thu chi của trường phải được Sở duyệt mới được phép thu Theo đó, tất cả các hoạt động thu trong nhà trường thì hiệu trưởng phải kiểm duyệt và chịu trách nhiệm. Trước khi thực hiện thu phải có dự toán và công khai rõ ràng cho phụ huynh học sinh về mục đích thu và chi, dự toán được sở duyệt mới được phép thu. Trên thực tế, một số đơn vị đã làm không đúng quy trình, không tuân theo hướng dẫn thu,chi. Vì một số trường hợp làm không đúng mà cả ngành giáo dục thành phố bị mang tiếng là lạm thu. Từ các sai phạm vừa qua, Sở GD&ĐT TPHCM đã và đang kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở giáo dục để phát hiện sai phạm. Sở kiên quyết xử lý nghiêm đối với các cơ sở giáo dục nếu làm sai quy định về việc thu, chi. Sau quá trình triển khai, thanh tra sở sẽ tiến hành hậu kiểm. Những cơ sở thu, chi sai mục đích, sai quy định sẽ bị xử lý nghiêm. Qua đợt này, ngành giáo dục thành phố kiên quyết xử lý, không thể để tình trạng trong trường có nguồn thu mà hiệu trưởng không biết. Hình thức xử lý kỷ luật phải nghiêm minh ngăn chặn tái diễn Về hình thức xử lý để ngăn chặn tái diễn trong những năm tiếp theo, đại diện Sở GD&ĐT TP HCM cho biết tùy theo mức độ của vụ việc để có hình thức xử lý phù hợp. Khi xử lý cán bộ quản lý đúng quy trình, tuân thủ nội quy theo các thông tư quy định. Như trường hợp vi phạm thu, chi tại Trường tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh), Sở GD&ĐT TPHCM đã xử lý rất nghiêm khắc với hình thức bắt buộc phải trả tiền lại cho phụ huynh, phê bình giáo viên và lãnh đạo nhà trường. Khi phê bình thì việc đánh giá viên chức của giáo viên sẽ bị ảnh hưởng. "Nếu đã có hướng dẫn mà lãnh đạo nhà trường, thủ trưởng đơn vị vẫn còn làm sai thì sẽ có những hình thức kỷ luật khác cao hơn”. Trước đó, tại hội nghị giao ban khối phòng GD&ĐT ngày 4/10/2023, Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM nhắc lại việc Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định rõ về việc nhận tài trợ, thu tài trợ. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng các trường nhắm vào phụ huynh để thu, rồi chia trung bình trên đầu phụ huynh. Giám đốc Sở nhấn mạnh mọi vấn đề liên quan giữa ban đại diện phụ huynh lớp, trường thì hiệu trưởng đều phải nắm thông tin, bàn bạc để có sự đồng thuận. Đồng thời, người đứng đầu ngành GD&ĐT thành phố đề nghị Phòng Kế hoạch Tài chính hướng dẫn các trường về tất cả các khoản thu phải không dùng tiền mặt. Việc này giúp Sở GD&ĐT TPHCM quản lý được vấn đề thu và chi, vì các trường sẽ phải công khai mục đích thu là gì, nội dung chi là gì. Sở cũng đề nghị các phòng GD&ĐT tham mưu UBND các quận, huyện kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh trường hợp thu không đúng quy định. Nguồn: Báo Tiền Phong
Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức
Công chức, viên chức là cụm từ khá quen thuộc, vậy công chức và viên chức khác nhau như thế nào? Hiệu trưởng trường công lập là viên chức hay công chức? Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến vấn đề này và phân biệt công chức, viên chức. Hiệu trưởng trường công lập là công chức hay viên chức? Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Song, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 3 Luật Viên chức 2010 một số cụm từ bị bãi bỏ bởi Điểm a khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 thì quy định về viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. Như vậy, hiệu trưởng trường công lập là viên chức quản lý, không phải công chức theo phân tích trên. Phân biệt cán bộ, công chức, viên chức qua các tiêu chí dưới đây: Tiêu chí Cán bộ Công chức Viên chức Căn cứ Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Luật Viên chức năm 2010 sửa đổi năm 2019 Nghị định 115/2020/NĐ-CP Định nghĩa - Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. (căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008) - Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức, chính trị xã hội (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008). - Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước trong: + Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; + Cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; + Cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an. (căn cứ Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức 2019). - Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, thuộc biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (theo khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ,công chức năm 2008). Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc. (căn cứ Điều 2 Luật Viên chức 2010) Nơi công tác Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); - Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an). Trong các đơn vị sự nghiệp công lập Nguồn gốc Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, trong biên chế. Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong biên chế. Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp đồng. Biên chế Trong biên chế Trong biên chế Không còn biên chế suốt đời nếu được tuyển dụng sau ngày 01/7/2020 trừ: - Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01/7/2020 đáp ứng điều kiện; - Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức; - Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Tập sự Không phải tập sự - 12 tháng với công chức loại C. - 06 tháng với công chức loại D. - 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng; - 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng; - 06 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp. Hợp đồng làm việc Không làm việc theo chế độ hợp đồng Không làm việc theo chế độ hợp đồng Làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc Tiền lương Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp Hình thức kỷ luật - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Bãi nhiệm - Khiển trách - Cảnh cáo - Hạ bậc lương - Giáng chức - Cách chức - Buộc thôi việc - Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Buộc thôi việc
Sở GD&ĐT Hà Nội: Hiệu trưởng trường THPT được quyết định chuyển trường cho học sinh
Ngày 25/7/2023, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT về việc phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội. Trước đây, việc chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (THPT) thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Tuy nhiên theo Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, hiệu trưởng đã được giao quyền quyết định việc chuyển trường đối với học sinh THPT. Cụ thể: Phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính cho Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các thủ tục hành chính sau: - Chuyển trường đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 1 phần A mục I Phụ lục tại Quyết định 1543/QĐ-UBND); - Xin học lại tại trường khác đối với học sinh trung học phổ thông (thủ tục số 8 mục I phần A Phụ lục 2 tại Quyết định 492/QĐ-UBND). Ngoài ra, Sở GDĐT giao phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm hướng dẫn trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông thực hiện các thủ tục đã phân cấp trên. Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó cấp học cao nhất là trung học phổ thông có trách nhiệm thực hiện các thủ tục hành chính đã được phân cấp theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Tham khảo: Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT Hồ sơ chuyển trường của học sinh THPT bao gồm: - Đơn xin chuyển trường do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ ký; - Học bạ (bản chính). - Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp đầu cấp trung học phổ thông quy định cụ thể loại hình trường được tuyển. - Giấy giới thiệu chuyển trường do Hiệu trưởng nhà trường nơi đi cấp. (Khoản 1 Điều 5 Quyết định 51/2002/QĐ-BGDĐT sửa đổi bởi Thông tư 50/2021/TT-BGDĐT) Xem chi tiết Quyết định 1257/QĐ-SGDĐT có hiệu lực từ ngày 25/7/2023.
Lễ phục tốt nghiệp được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào?
Có lẽ, chủ đề đang hot dạo gần đây trong cộng đồng sinh viên là “Lễ tốt nghiệp”. Vừa qua, trên các trang mạng xã hội đang có một số ý kiến trái chiều về việc mặc lễ phục như thế nào là đúng trong ngày Lễ tốt nghiệp và nó có chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam hay không? Cụ thể, việc cầm quyền trượng của Hiệu trưởng đang xôn xao dư luận có vi phạm pháp luật? Lễ tốt nghiệp là kết quả gặt hái được sau nhiều năm cố gắng học tập, rèn luyện của Thầy và trò, đồng thời cũng là dịp quan trọng đối với các Tân cử nhân và gia đình. Vì sức ảnh hưởng mạnh mẽ như thế, nên đòi hỏi về sự chỉn chu là điều cần thiết. Theo đó, lễ phục là trang phục được sử dụng cho học sinh, sinh viên của một trường (hoặc một ngành) mặc trong buổi lễ nhận bằng tốt nghiệp của các cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp, tạo sự trang trọng, nâng cao tinh thần trách nhiệm, danh dự, lòng tự hào của người học, tôn vinh nghề nghiệp, thể hiện nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam. Lễ phục bao gồm: áo, mũ và biểu trưng (logo) của trường. Hình ảnh minh họa Hiện nay, chưa có các văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tiêu chuẩn lễ phục của Hiệu trưởng trong buổi trao bằng. Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc mặc đồng phục và lễ phục tốt nghiệp của học sinh, sinh viên tại Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT. Nhằm thống nhất về trang phục trong buổi lễ, thông thường Ban giám hiệu nhà trường cũng sẽ mặc lễ phục để trao bằng. Vì thế, việc mặc lễ phục của Ban giám hiệu cũng sẽ phải tuân thủ theo Thông tư này: Về nguyên tắc mặc lễ phục - Bảo đảm tính thống nhất trong từng trường hoặc từng ngành đào tạo. - Đảm bảo tính thẩm mỹ, tính giáo dục trong các buổi lễ trao bằng tốt nghiệp. - Đảm bảo phân biệt người tốt nghiệp các trình độ được đào tạo: trung cấp, đại học. - Đảm bảo tính khoa học, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tiêu chuẩn lễ phục - Áo: áo khoác ngoài nhẹ, rộng, dài quá đầu gối, chất liệu vải thoáng, mát, trang trí lịch sự, trang trọng thích hợp cho dùng cả mùa hè và mùa đông, thể hiện tính hiện đại và nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. - Mũ: màu của mũ phù hợp với màu của áo, đảm bảo tính thẩm mỹ, trang trọng. - Biểu trưng (logo) của trường được gắn ở ngực áo bên trái. - Khi nhà trường chưa quy định được lễ phục riêng, có thể sử dụng: bộ comple màu sẫm, áo sơ mi, cravat đối với nam; bộ comple hoặc bộ áo dài truyền thống đối với nữ. Mặc dù vậy, tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT cũng đã quy định rõ: “Tùy theo khí hậu, thời tiết các vùng, miền, căn cứ vào điều kiện của nhà trường, được sự đồng thuận về chủ trương của Hội đồng trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên nhà trường (nếu có), Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp quyết định việc mặc đồng phục, lễ phục, quy định về kiểu dáng, màu sắc và chỉ đạo tổ chức mặc lễ phục của học sinh, sinh viên tốt nghiệp.” Như vậy, rõ ràng pháp luật trao cho Hiệu trưởng trường đại học quyền quyết định việc mặc lễ phục, quy định kiểu dáng, màu sắc của lễ phục sao cho phù hợp nhưng vẫn dựa trên các cơ sở tiêu chuẩn mà Thông tư đưa ra. Ngoài ra, việc cầm quyền trượng trong trường hợp trên cũng không bị pháp luật điều chỉnh. Bởi lẽ, xem xét các quy định pháp luật thì không có quy định ghi nhận hiệu trưởng được cầm quyền trượng song cũng đồng thời không có quy định cấm hiệu trưởng cầm quyền trượng trong buổi lễ tốt nghiệp. Vì thế, việc mặc Lễ phục của Hiệu trưởng và cầm quyền trượng gần đây, cơ bản vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định, không vi phạm pháp luật và cũng không có yếu tố trái với đạo đức xã hội, văn hóa Việt Nam.
Hiệu phó phụ trách trường có được hưởng phụ cấp chức vụ như hiệu trưởng?
Theo Thông tư 33/2005/TT-BGDĐT hướng dẫn tạm thời chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập và Thông tư 02/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức II. NGUYÊN TẮC VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HƯỞNG, THÔI HƯỞNG PHỤ CẤP CHỨC VỤ LÃNH ĐẠO 1. Nguyên tắc Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó; nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. 2. Các trường hợp được hưởng và thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo: ... d) Các trường hợp khác: d1) Nếu cơ quan, đơn vị chưa có cấp trưởng hoặc có cấp trưởng nhưng cấp trưởng không trực tiếp điều hành (do đi học, ốm đau và các nguyên nhân khác), thì người có quyết định (bằng văn bản) của cơ quan có thẩm quyền giao phụ trách hoặc giao quyền cấp trưởng (chưa phải là quyết định phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo) được hưởng mức phụ cấp chức vụ bằng mức phụ cấp chức vụ của cấp trưởng. Khi có quyết định thôi giao phụ trách hoặc thôi giao quyền cấp trưởng thì thôi hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của cấp trưởng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Trường hợp Hiệu phó được giao phụ trách Trường (làm công việc thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng) thì xét theo căn cứ nguyên tắc xếp lương, phụ cấp, Hiệu phó được giao phụ trách sẽ nhận Phụ cấp chức vụ bằng với mức phụ cấp chức vụ của Hiệu trưởng.
Hiệu trưởng Đại học và Giám đốc Đại học có khác nhau?
Hiệu trưởng Đại học và Giám đốc Đại học Theo cách hiểu thông thường, một trường học sẽ có người đứng đầu là hiệu trưởng. Tuy nhiên, chắc hẳn nhiều người đã từng nghe qua cụm từ “Giám đốc đại học…”, vậy chức vụ Giám đốc đại học và Hiệu trưởng đại học khác nhau như thế nào? Phân loại cơ sở giáo dục đại học Để hiểu được vì sao lại có cả chức vụ Hiệu trưởng lẫn Giám đốc Đại học, trước tiên ta cần hiểu cách phân loại các trường đại học tại Việt Nam. Ở Việt Nam, cơ sở giáo dục đại học bao gồm: - Đại học, trường đại học - Cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật. Trong số các trường đại học, lại có 2 đối tượng đặc biệt khác là Đại học quốc gia và Đại học vùng, có chức năng thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Cơ sở đại học lại bao gồm cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, đảm bảo điều kiện hoạt động, là đại diện chủ sở hữu và cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động. (Khoản 1, 2 Điều 7 Luật giáo dục đại học 2012, sửa đổi, bổ sung 2018) Đại học nào có giám đốc, đại học nào có hiệu trưởng? Trước hết, chúng ta đã biết đại học tư thục là những đại học do các nhà đầu tư thành lập. Để được cho phép thành lập đại học tư thục, chủ đầu tư cần đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục tại Điều 87, 88 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư hoạt động trong lĩnh vực giáo dục (sửa đổi bởi Nghị định 135/2018/NĐ-CP) Theo quy định tại các văn bản này, việc thành lập trường đại học tư thục có thể được hiểu là đầu tư vào ngành giáo dục. Nếu một doanh nghiệp muốn thành lập trường đại học, họ cần đáp ứng những yêu cầu quy định tại Nghị định 46, sau đó doanh nghiệp này sẽ được phép mở thêm một hoạt động kinh doanh dưới hình thức đại học tư thục. Mỗi doanh nghiệp đều có những chức vụ đứng đầu, sau khi thành lập đại học, người đứng đầu doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể trở thành người đứng đầu trường đại học đó - lúc này ta sẽ có chức vụ "Giám đốc trường đại học". Ngoài ra, trường Đại học quốc gia và Đại học vùng là những đại học đặc biệt của Nhà nước, vì vậy pháp luật dành ra những quy định riêng để điều chỉnh hoạt động của hai loại đại học này. Đối với Đại học quốc gia, tại Điều 5 Nghị định 186/2013/NĐ-CP có quy định chi tiết các thành viên của Hội đồng Đại học Quốc gia, trong đó Giám đốc đại học là người đứng đầu của Hội đồng này. Chức vụ Hiệu trưởng sẽ dành cho người đứng đầu các đại học thành viên của Đại học quốc gia. Đối với Đại học vùng, Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BGDĐT có quy định cơ cấu của Đại học này, trong đó gồm Hội đồng đại học vùng và giám đốc đại học vùng. Như vậy, có thể hiểu đơn giản, Đại học Quốc gia, Đại học vùng là những Đại học công lập có Giám đốc là người đứng đầu, các trường đại học công lập khác đều có Hiệu trưởng. Đối với các trường Đại học tư thục, người đứng đầu có thể là Hiệu trưởng hoặc Giám đốc tùy vào quy định của chủ đầu tư.
Từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Em cho chị hỏi từ ngày 1/7/2020 Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức nữa không?
Hiệu trưởng buộc phải công khai kinh phí hoạt động của nhà trường
Có thể nói, ngoài những chính sách, chủ trương, nội quy, quy định của nhà trường thì Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục công lập phải kê khai những khoản và vấn đề hoạt động đó thì đòi hỏi phải kê khai các kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo việc thu chi theo đúng thẩm quyền, và mức hỗ trợ từ phía nhà nước, cụ thể: Tại Khoản 1d Điều 9 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định như sau: - Những việc phải công khai để nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động biết: + Kinh phí hoạt động hằng năm, bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn tài chính khác; quyết toán kinh phí hằng năm; tài sản, trang thiết bị; kết quả kiểm toán của cơ sở giáo dục. Pháp luật quy định việc công khai kinh phí hoạt động hằng năm nhằm đảm bảo tính minh bạch, và số liệu rõ ràng, đặc biệt trong nền giáo dục hiện tại. Đồng thời việc công khai này có thể thông qua cách như niêm yết tại những cơ sở cũng như gửi bằng văn bản cho các bậc phụ huynh cũng như các thầy cô khác trong nhà trường hoặc có thể đăng tải trên các phương tiện thông tin, cồng thông tin về giáo dục. Như vậy, có thể thấy kinh phí của nhà trường bắt buộc hiệu trường phải công khai theo quy định trên.
Tổng số tiết dạy trong 01 năm của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non
- Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: + Dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày/01 giáo viên; + Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên. - Đối với các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: + Dạy trên lớp đủ 4 giờ/ngày/01 giáo viên; + Thực hiện các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để đảm bảo làm việc đủ 40 giờ/tuần/01 giáo viên. - Đối với lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập thì cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày. - Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thì ngoài công tác quản lý, cần: + Hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 02 giờ/tuần. + Phó hiệu trưởng trực tiếp dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ 04 giờ/tuần. Lưu ý: - Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy/năm học); - Giáo viên làm ủy viên BCH công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: giảm 03 giờ dạy/tuần (quy ra 105 giờ dạy/năm học). - Kiêm nhiệm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 02 giờ dạy/tuần; - Kiêm nhiệm tổ trưởng chuyên môn: giảm 03 giờ dạy/tuần; (Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất). - Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống: giảm 05 giờ dạy/tuần. Căn cứ pháp lý: - Điều 4, 5 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011. - Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016.
Hiệu trưởng có được hưởng phụ cấp đứng lớp khi nghỉ hè?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT thì định mức giờ dạy đối với Hiệu trưởng/ phó hiệu trưởng như sau: “2. Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”. - Điểm c, Khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập áp dụng cho cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Khoản 1 Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC thì phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Như vậy, theo hai quy định nêu trên thì hiệu trưởng nhà trường được hưởng phụ cấp đứng lớp (kể cả trong thời gian nghỉ hè) với điều kiện có tham gia giảng dạy như định mức quy định. Trường hợp hiệu trưởng đó không tham gia giảng dạy thì không được hưởng phụ cấp đứng lớp (kể cả trong năm và nghỉ hè).
Từ ngày 1/7/2020, Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức?
Cho mình hỏi từ ngày 1/7/2020, Hiệu trưởng trường công lập có còn là công chức hay không?
Thẩm quyền huấn luyện và cấp chững chỉ nghiệp vụ bảo vệ
Theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện: "Điều 4. Giải thích từ ngữ ... 7. Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ là văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch. Xem thêm tại Điều 24 Nghị định 96 này để có thông tin về thẩm quyền cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.