Sinh đủ hai con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền?
Gần đây, thông tin về việc phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được thưởng tiền đang được chia sẻ rộng rãi. Nhưng liệu thông tin này có chính xác và được áp dụng cho tất cả mọi người? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé! Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù sớm Dự kiến lương lãnh đạo DNNN cao nhất 180 triệu đồng/tháng Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ mới nhất Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc? Đã công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, có đòi lại tài sản được không? Đề xuất phương án nghỉ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ; 30/4-1/5; QUỐC KHÁNH 2025 ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI mạnh lên thành BÃO SỐ 4 với 2 kịch bản đổ bộ (1) Có phải phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được thưởng tiền không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BYT, tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện chính sách khuyến sinh như sau: Tập thể - Xã 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. - Xã 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Cá nhân Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Như vậy, pháp luật quy định, ngoài việc được khen thưởng, phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được hỗ trợ tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quy định này chỉ áp dụng đối với các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không áp dụng toàn quốc. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể mức tiền thưởng hay hiện vật được nhận cụ thể là bao nhiêu mà chỉ quy định căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương mà thôi. (2) Vùng mức sinh thấp bao gồm những tỉnh nào? Theo Quyết định 588/QĐ-TTg, vùng có mức sinh thấp bao gồm 21 tỉnh, thành phố sau đây: 1- Thành phố Hồ Chí Minh 2- Đồng Tháp 3- Hậu Giang 4- Bà Rịa - Vũng Tàu 5- Bình Dương 6- Khánh Hòa 7- Long An 8- Bạc Liêu 9- Tây Ninh 10- Sóc Trăng 11- Cà Mau 12- Đồng Nai 13- Bình Thuận 14- Tiền Giang 15- Cần Thơ 16- Vĩnh Long 17- An Giang 18- Bến Tre 19- Đà Nẵng 20- Quảng Ngãi 21- Kiên Giang Theo đó, tùy vào điều kiện thực tiễn của từng tỉnh, thành mà địa phương sẽ hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác. Do đó, việc thực hiện cũng phải căn cứ vào thực tiễn, điều kiện của từng địa phương. *Mức thưởng chi tiết: - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng 1 triệu đồng/con: Đây thường là các tỉnh thành phố có mức sinh cao, nơi cần kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng dân số bùng nổ. - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/con: Các khu vực này thường có mức sinh ở mức trung bình, cần có sự điều chỉnh nhẹ để đảm bảo duy trì tỉ lệ sinh hợp lý. - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng/con: Tại những tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chính sách thưởng cao hơn được áp dụng để khuyến khích sinh con. (3) Mục tiêu tỷ suất sinh đến năm 2030 Mục tiêu chung của nước ta hiện nay là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước. Theo khoản 2 Mục I Quyết định 588/QĐ-TTg, mục tiêu tỷ suất sinh đến năm 2030 được đề ra như sau: - Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con). - Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con). - Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con). Thông qua những mục tiêu này, Việt Nam hướng tới một sự phát triển đồng bộ và bền vững, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. (4) Mức tiền thưởng cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi tại một số tỉnh thành STT Tỉnh, thành Mức tiền thưởng Căn cứ 1 Long An Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, được Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng một lần bằng tiền, với mức thưởng là 1.000.000 đồng/phụ nữ. Điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND 2 Hậu Giang Khen thưởng cá nhân bằng hình thức tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng 2022. Nguồn kinh phí từ Quỹ Thi đua - Khen thưởng huyện. Hỗ trợ phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi như sau: - Hỗ trợ một lần chi phí khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh theo giá dịch vụ y tế hiện hành tại các cơ sở y tế công lập cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số. Nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp y tế. - Hỗ trợ một lần 1.500.000 đồng tiền viện phí cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số. Nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp y tế. Khoản 2, 3 Phụ lục Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND 3 Tiền Giang Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi được khen kèm hỗ trợ bằng tiền là 1.000.000 đồng Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 26/2021/NQ-HĐND 4 Bạc Liêu Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng tiền viện phí. Điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND 5 Kiên Giang KPhụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi (tính từ ngày 01/8/2024), chấp hành tốt chính sách dân số, được tặng giấy khen một lần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kèm tiền thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND 6 Bến Tre Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (trước 35 tuổi) sinh đủ 02 con từ 18/12/2022 (thời gian Nghị quyết có hiệu lực thi hành) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng Giấy khen một lần kèm tiền thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND ...Tiếp tục cập nhật sau... Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, mức tiền thưởng khi nhận Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: - Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở. - Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng. Như vậy, mức tiền thưởng phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi khi nhận Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện lần lượt là 351.000 đồng và 702.000 đồng.
Quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 18/1/2024 công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023). Theo Quyết định 73/QĐ-TTG, 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: (1) Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai, niên đại: 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. (2) Thạp đồng Kính Hoa II, niên đại: Khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội. (3) Sưu tập đàn đá Khánh Sơn, niên đại: Khoảng 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà. (4) Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại: Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (5) Trống đồng Sao Vàng, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (6) Sưu tập vàng lá Châu Thành, Trà Vinh, niên đại: Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn: Thế kỷ VII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh. (7) Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1, niên đại: Thế kỷ VII - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (8) Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại: Thế kỷ VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (9) Linga vàng Po Dam, niên đại: Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. (10) Bia Phước Thiện, niên đại: Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. (11) Phù điêu Nữ thần Uma, niên đại: Khoảng thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu. (12) Phù điêu Apsara Trà Kiệu, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (13) Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. (14) Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (15) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại: Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. (16) Bình gốm hoa nâu, niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (17) Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. (18) Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thời Trần, thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (19) Bia "Đại bi Diên Minh tự bi", niên đại: Thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (1327); hiện lưu giữ tại Ủy ban nhân dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. (20) Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (21) Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466); hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. (22) Lư hương gốm men lam xám, niên đại: Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (23)Tượng thờ Vua Pô Klong Garai, niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện thờ tại Tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (24) Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại: Thời Lê trung hưng; hiện thờ tại chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. (25) Mộc bản chùa Trăm Gian, Niên đại: Thế kỷ XVII - XX; hiện lưu giữ tại chùa Trăm Gian, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (26) Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa), Thời Lê trung hưng, niên đại: Năm Nhâm Tý, niên hiệu Long Đức nguyên niên (1732); hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (27) Mộc bản chùa Dâu, niên đại: Từ năm 1752 - 1859; hiện lưu giữ tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (28) Bảo kiếm an dân, niên đại: Niên hiệu Khải Định (1916-1925); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (29) Khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá năm mươi đồng, niên đại: Từ năm 1947; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo Chính phủ
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc có yếu tố nguy hiểm từ 01/3/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc như sau: Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau: Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại Theo đó, quy định về điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật là: Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau: - Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: (1) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuân, quy chuân vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế. (2) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). Ngoài ra, việc xác định 02 yếu tố này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo 04 mức bồi dưỡng sau: - Mức 1: 13.000 đồng; - Mức 2: 20.000 đồng; - Mức 3: 26.000 đồng; - Mức 4: 32.000 đồng. Đối với người lao động đủ các điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau: - Làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; - Làm việc dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; - Đối với trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 và thay thế Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Cần hiểu đúng quy định “thưởng tết có thể bằng hiện vật”
Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm mấy ngày nay đó là quy định về thưởng tết. Âu cũng bởi vì Bộ luật lao động 2019 đã được thông qua, trước hết mình sẽ điểm lại quy định về vấn đề này ở cả hai Bộ luật. Bộ luật lao động 2019 Bộ luật lao động 2012 Điều 104. Thưởng 1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Điều 103. Tiền thưởng 1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Sau khi theo dõi tin tức mấy ngày nay thì mình nhận thấy có rất rất nhiều người đang hiểu như sau: Sau khi có Luật mới (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì "vì được lựa chọn giữa thưởng bằng tiền hoặc tài sản" mà các doanh nghiệp sẽ chọn thưởng cho NLĐ hiện vật (thường là các sản phầm của nhà làm nên, công ty mình làm ra) vào dịp Tết. Hiểu như vậy là chưa đúng, bởi lẽ: - Thứ nhất, trước khi Bộ luật lao động 2019 ra đời, các doanh nghiệp áp dụng theo Bộ luật lao động 2012 vẫn được quyền thưởng tết cho NLĐ bằng hiện vật, không cần phải đợi đến 01/01/2021. Điều 103 Luật hiện hành quy định về “tiền thưởng” nên tất nhiên nó chỉ nhắc đến tiền rồi, ko nhắc đến hiện vật được. Luật mới quy định về “Thưởng” bao gồm là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức; đây được xem là quy định một cách mở rộng cũng như cụ thể hơn về các khoản thưởng của NLĐ. - Thứ hai, thưởng tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp cho dù là ở Luật mới hay luật cũ, Luật không bắt doanh nghiệp phải thưởng cho NLĐ mỗi khi tết đến xuân về, thưởng chỉ là khoản khuyến khích cho người lao động để họ tăng gia sản xuất. Nó phụ thuộc vào thỏa thuận giữa NLĐ và doanh nghiệp trong HĐLĐ, thỏa ước lao động… Nên doanh nghiệp có gì thưởng đó là chuyện hết sức bình thường, không vi phạm quy định nào cả, có nước mắm thưởng nước mắm, có gạo thưởng gạo.
Sinh đủ hai con trước 35 tuổi được thưởng bao nhiêu tiền?
Gần đây, thông tin về việc phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được thưởng tiền đang được chia sẻ rộng rãi. Nhưng liệu thông tin này có chính xác và được áp dụng cho tất cả mọi người? Cùng giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé! Xem thêm: Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù sớm Dự kiến lương lãnh đạo DNNN cao nhất 180 triệu đồng/tháng Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh cho lao động nữ mới nhất Thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản có được tính trợ cấp thôi việc? Đã công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, có đòi lại tài sản được không? Đề xuất phương án nghỉ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ; 30/4-1/5; QUỐC KHÁNH 2025 ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI mạnh lên thành BÃO SỐ 4 với 2 kịch bản đổ bộ (1) Có phải phụ nữ sinh đủ 2 con trước 35 tuổi sẽ được thưởng tiền không? Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-BYT, tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ thực hiện chính sách khuyến sinh như sau: Tập thể - Xã 03 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. - Xã 05 năm liên tục đạt và vượt tỷ lệ 60% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sinh đủ 02 (hai) con được đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng kèm theo hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật. Cá nhân Căn cứ vào thực tiễn, địa phương lựa chọn, quyết định khen thưởng, hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Như vậy, pháp luật quy định, ngoài việc được khen thưởng, phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi sẽ được hỗ trợ tiền hoặc hiện vật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quy định này chỉ áp dụng đối với các tỉnh thuộc vùng mức sinh thấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không áp dụng toàn quốc. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể mức tiền thưởng hay hiện vật được nhận cụ thể là bao nhiêu mà chỉ quy định căn cứ vào tình hình thực tiễn tại địa phương mà thôi. (2) Vùng mức sinh thấp bao gồm những tỉnh nào? Theo Quyết định 588/QĐ-TTg, vùng có mức sinh thấp bao gồm 21 tỉnh, thành phố sau đây: 1- Thành phố Hồ Chí Minh 2- Đồng Tháp 3- Hậu Giang 4- Bà Rịa - Vũng Tàu 5- Bình Dương 6- Khánh Hòa 7- Long An 8- Bạc Liêu 9- Tây Ninh 10- Sóc Trăng 11- Cà Mau 12- Đồng Nai 13- Bình Thuận 14- Tiền Giang 15- Cần Thơ 16- Vĩnh Long 17- An Giang 18- Bến Tre 19- Đà Nẵng 20- Quảng Ngãi 21- Kiên Giang Theo đó, tùy vào điều kiện thực tiễn của từng tỉnh, thành mà địa phương sẽ hỗ trợ tiền hoặc hiện vật cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi. Kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ cho lao động nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi được lấy từ nguồn ngân sách địa phương và nguồn kinh phí hợp pháp khác. Do đó, việc thực hiện cũng phải căn cứ vào thực tiễn, điều kiện của từng địa phương. *Mức thưởng chi tiết: - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng 1 triệu đồng/con: Đây thường là các tỉnh thành phố có mức sinh cao, nơi cần kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh tình trạng dân số bùng nổ. - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/con: Các khu vực này thường có mức sinh ở mức trung bình, cần có sự điều chỉnh nhẹ để đảm bảo duy trì tỉ lệ sinh hợp lý. - Các tỉnh, thành phố có mức thưởng từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng/con: Tại những tỉnh, thành phố có mức sinh thấp, chính sách thưởng cao hơn được áp dụng để khuyến khích sinh con. (3) Mục tiêu tỷ suất sinh đến năm 2030 Mục tiêu chung của nước ta hiện nay là duy trì vững chắc mức sinh thay thế trên toàn quốc, phấn đấu tăng mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh thấp, giảm mức sinh ở những địa phương đang có mức sinh cao góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến 2030, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững đất nước. Theo khoản 2 Mục I Quyết định 588/QĐ-TTg, mục tiêu tỷ suất sinh đến năm 2030 được đề ra như sau: - Tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có dưới 2,0 con). - Giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có trên 2,2 con). - Duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế (bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2,0 con đến 2,2 con). Thông qua những mục tiêu này, Việt Nam hướng tới một sự phát triển đồng bộ và bền vững, vừa bảo đảm an sinh xã hội, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. (4) Mức tiền thưởng cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi tại một số tỉnh thành STT Tỉnh, thành Mức tiền thưởng Căn cứ 1 Long An Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, được Ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng một lần bằng tiền, với mức thưởng là 1.000.000 đồng/phụ nữ. Điểm đ khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 05/2021/NQ-HĐND được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 11/2024/NQ-HĐND 2 Hậu Giang Khen thưởng cá nhân bằng hình thức tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, theo quy định của Luật Thi đua Khen thưởng 2022. Nguồn kinh phí từ Quỹ Thi đua - Khen thưởng huyện. Hỗ trợ phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi như sau: - Hỗ trợ một lần chi phí khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh theo giá dịch vụ y tế hiện hành tại các cơ sở y tế công lập cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số. Nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp y tế. - Hỗ trợ một lần 1.500.000 đồng tiền viện phí cho phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số. Nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp y tế. Khoản 2, 3 Phụ lục Nghị quyết 07/2022/NQ-HĐND 3 Tiền Giang Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi được khen kèm hỗ trợ bằng tiền là 1.000.000 đồng Khoản 3 Điều 3 Nghị quyết 26/2021/NQ-HĐND 4 Bạc Liêu Phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi, không vi phạm chính sách dân số được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng tiền viện phí. Điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 17/2022/NQ-HĐND 5 Kiên Giang KPhụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi (tính từ ngày 01/8/2024), chấp hành tốt chính sách dân số, được tặng giấy khen một lần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn kèm tiền thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND 6 Bến Tre Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (trước 35 tuổi) sinh đủ 02 con từ 18/12/2022 (thời gian Nghị quyết có hiệu lực thi hành) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng Giấy khen một lần kèm tiền thưởng theo quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 23/2022/NQ-HĐND ...Tiếp tục cập nhật sau... Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 98/2023/NĐ-CP, mức tiền thưởng khi nhận Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện như sau: - Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 75 Luật Thi đua, khen thưởng 2022 được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương cơ sở. - Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được tặng Bằng, khung và kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở. Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng. Như vậy, mức tiền thưởng phụ nữ sinh đủ 02 con trước 35 tuổi khi nhận Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện lần lượt là 351.000 đồng và 702.000 đồng.
Quyết định công nhận 29 bảo vật quốc gia
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 73/QĐ-TTg ngày 18/1/2024 công nhận 29 bảo vật quốc gia (đợt 12, năm 2023). Theo Quyết định 73/QĐ-TTG, 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận bảo vật quốc gia gồm: (1) Sưu tập mũi khoan đá Thác Hai, niên đại: 4.000 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk. (2) Thạp đồng Kính Hoa II, niên đại: Khoảng Thế kỷ III - II trước Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Kính, thành phố Hà Nội. (3) Sưu tập đàn đá Khánh Sơn, niên đại: Khoảng 2.500 - 3.000 năm cách ngày nay; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Khánh Hoà. (4) Bình đồng Đông Sơn (An Biên), niên đại: Văn hóa Đông Sơn, Thế kỷ II - I trước sau Công nguyên; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (5) Trống đồng Sao Vàng, niên đại: Văn hóa Đông Sơn (khoảng 2.000 năm cách ngày nay); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (6) Sưu tập vàng lá Châu Thành, Trà Vinh, niên đại: Văn hóa Óc Eo giai đoạn muộn: Thế kỷ VII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Trà Vinh. (7) Phù điêu Đản sinh Brahma Mỹ Sơn E1, niên đại: Thế kỷ VII - VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (8) Tượng Shiva Mỹ Sơn C1, niên đại: Thế kỷ VIII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (9) Linga vàng Po Dam, niên đại: Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. (10) Bia Phước Thiện, niên đại: Cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận. (11) Phù điêu Nữ thần Uma, niên đại: Khoảng thế kỷ IX - X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu. (12) Phù điêu Apsara Trà Kiệu, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. (13) Sưu tập cột kinh Phật thời Đinh, niên đại: Thế kỷ X; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Ninh Bình. (14) Lá đề trang trí chim phượng đất nung thời Lý, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XI; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (15) Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn, niên đại: Cuối thế kỷ XI - đầu thế kỷ XII; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Định. (16) Bình gốm hoa nâu, niên đại: Thế kỷ XI - XII; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (17) Chum gốm hoa nâu Hiệp An thời Trần, niên đại: Thế kỷ XIII - XIV; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương. (18) Đao cẩn tam khí, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thời Trần, thế kỷ XIV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (19) Bia "Đại bi Diên Minh tự bi", niên đại: Thời Trần, năm Đinh Mão, niên hiệu Khai Thái thứ 4 (1327); hiện lưu giữ tại Ủy ban nhân dân xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. (20) Mô hình đất nung kiến trúc thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Thế kỷ XV; hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (21) Thẻ bài cung nữ ra vào nội cung thời Lê sơ, Hoàng thành Thăng Long, niên đại: Tháng 4, năm Quang Thuận thứ 7, đời vua Lê Thánh Tông (1466); hiện lưu giữ tại Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội. (22) Lư hương gốm men lam xám, niên đại: Khoảng niên hiệu Hưng Trị (1588 - 1591), đời vua Mạc Mậu Hợp; hiện lưu giữ tại Sưu tập tư nhân An Biên, thành phố Hải Phòng. (23)Tượng thờ Vua Pô Klong Garai, niên đại: Thế kỷ XVI - XVII; hiện thờ tại Tháp Pô Klong Garai, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. (24) Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại: Thời Lê trung hưng; hiện thờ tại chùa Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. (25) Mộc bản chùa Trăm Gian, Niên đại: Thế kỷ XVII - XX; hiện lưu giữ tại chùa Trăm Gian, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. (26) Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng (Cổ Loa), Thời Lê trung hưng, niên đại: Năm Nhâm Tý, niên hiệu Long Đức nguyên niên (1732); hiện lưu giữ tại Khu di tích Cổ Loa, thuộc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội. (27) Mộc bản chùa Dâu, niên đại: Từ năm 1752 - 1859; hiện lưu giữ tại chùa Dâu, phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. (28) Bảo kiếm an dân, niên đại: Niên hiệu Khải Định (1916-1925); hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. (29) Khuôn in tín phiếu mệnh giá một đồng và khuôn in tín phiếu mệnh giá năm mươi đồng, niên đại: Từ năm 1947; hiện lưu giữ tại Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có bảo vật quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, người đứng đầu ngành, tổ chức được giao quản lý bảo vật quốc gia được công nhận nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý đối với bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Theo Chính phủ
Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật với công việc có yếu tố nguy hiểm từ 01/3/2023
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại. Yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc là gì? Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc như sau: Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con người trong quá trình lao động. Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 định nghĩa yếu tố có hại tại nơi làm việc như sau: Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động. Điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc có yếu tố nguy hiểm, có hại Theo đó, quy định về điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật là: Người lao động được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ hai điều kiện sau: - Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. - Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất 01 trong 02 yếu tố sau đây: (1) Có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại không bảo đảm tiêu chuân, quy chuân vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế. (2) Tiếp xúc với ít nhất 01 yếu tố được xếp từ 4 điểm trở lên thuộc nhóm chỉ tiêu “Tiếp xúc các nguồn gây bệnh truyền nhiễm theo Luật phòng, chống các bệnh truyền nhiễm” (số thứ tự 10.1 Mục A, Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động). Ngoài ra, việc xác định 02 yếu tố này phải được thực hiện bởi tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật. Mức bồi dưỡng bằng hiện vật Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền theo 04 mức bồi dưỡng sau: - Mức 1: 13.000 đồng; - Mức 2: 20.000 đồng; - Mức 3: 26.000 đồng; - Mức 4: 32.000 đồng. Đối với người lao động đủ các điều kiện được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật, mức bồi dưỡng cụ thể theo từng nghề, công việc được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và được áp dụng theo thời gian làm việc tương ứng như sau: - Làm việc từ 50% thời giờ làm việc bình thường trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng; - Làm việc dưới 50% thời giờ làm việc bình thường của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng; - Đối với trường hợp người lao động làm thêm giờ, định suất bồi dưỡng bằng hiện vật được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm theo nguyên tắc trên. Xem chi tiết tại Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 01/3/2023 và thay thế Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Cần hiểu đúng quy định “thưởng tết có thể bằng hiện vật”
Một trong những nội dung được nhiều người quan tâm mấy ngày nay đó là quy định về thưởng tết. Âu cũng bởi vì Bộ luật lao động 2019 đã được thông qua, trước hết mình sẽ điểm lại quy định về vấn đề này ở cả hai Bộ luật. Bộ luật lao động 2019 Bộ luật lao động 2012 Điều 104. Thưởng 1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Điều 103. Tiền thưởng 1. Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Sau khi theo dõi tin tức mấy ngày nay thì mình nhận thấy có rất rất nhiều người đang hiểu như sau: Sau khi có Luật mới (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) thì "vì được lựa chọn giữa thưởng bằng tiền hoặc tài sản" mà các doanh nghiệp sẽ chọn thưởng cho NLĐ hiện vật (thường là các sản phầm của nhà làm nên, công ty mình làm ra) vào dịp Tết. Hiểu như vậy là chưa đúng, bởi lẽ: - Thứ nhất, trước khi Bộ luật lao động 2019 ra đời, các doanh nghiệp áp dụng theo Bộ luật lao động 2012 vẫn được quyền thưởng tết cho NLĐ bằng hiện vật, không cần phải đợi đến 01/01/2021. Điều 103 Luật hiện hành quy định về “tiền thưởng” nên tất nhiên nó chỉ nhắc đến tiền rồi, ko nhắc đến hiện vật được. Luật mới quy định về “Thưởng” bao gồm là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức; đây được xem là quy định một cách mở rộng cũng như cụ thể hơn về các khoản thưởng của NLĐ. - Thứ hai, thưởng tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp cho dù là ở Luật mới hay luật cũ, Luật không bắt doanh nghiệp phải thưởng cho NLĐ mỗi khi tết đến xuân về, thưởng chỉ là khoản khuyến khích cho người lao động để họ tăng gia sản xuất. Nó phụ thuộc vào thỏa thuận giữa NLĐ và doanh nghiệp trong HĐLĐ, thỏa ước lao động… Nên doanh nghiệp có gì thưởng đó là chuyện hết sức bình thường, không vi phạm quy định nào cả, có nước mắm thưởng nước mắm, có gạo thưởng gạo.