Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào?
Hai người có được gửi chung một sổ tiết kiệm không? Đồng sở hữu sổ tiết kiệm là gì? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì việc gửi tiền, trả lãi như thế nào? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Theo Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. - Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên. Theo Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về thẻ tiết kiệm như sau: - Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. - Nội dung Thẻ tiết kiệm: + Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng; + Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; + Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi; + Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm; + Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm; + Các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng. Như vậy, sổ tiết kiệm đồng sở hữu là một chứng chỉ để xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của những người gửi tiền chung tại tổ chức tín dụng. Trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu có họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của tất cả các người gửi tiết kiệm chung. Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào? Gửi tiền vào sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng, trong đó: - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. - Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. Trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: - Xuất trình Thẻ tiết kiệm; - Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; - Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Như vậy, đối với gửi tiền sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì tất cả người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của họ. Nếu uỷ quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ. Còn đối với việc trả lãi thì tổ chức tín dụng sẽ đề nghị tất cả người gửi tiền trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
10 nhu cầu vay vốn không được ngân hàng cho vay
Đây là nội dung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 ban hành bởi Thống đốc NHNN Việt Nam sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi một số quy định mới về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng như sau: Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn (1) Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. (2) Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. (3) Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. (4) Để mua vàng miếng. (5) Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. (6) Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; - Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. (7) Để gửi tiền. (8) Đề thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. (9) Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. (10) Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. (So với hiện hành thì Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung thêm 4 trường hợp không được ngân hàng cho vay bao gồm vay để gửi tiền, để góp vốn doanh nghiệp chưa niêm yết, hợp tác kinh doanh chưa đủ điều kiện và để bù đắp tài chính). Trường hợp khách hàng được ngân hàng đánh giá có tình hình tài chính minh bạch Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: - Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; - Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn. - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn. (Các trường hợp trên đây sẽ được tổ chức tín dụng, ngân hàng xem xét là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh). Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2023 sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Một số lưu ý cho người định cư nước ngoài mua đất tại Việt Nam
Theo ước tính có hơn 5 triệu người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài, chưa kể việc một số người định cư ở nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động. Nhờ nhóm đối tượng này Việt Nam chúng ta đã thu hút nhiều đồng ngoại tệ về Việt Nam, qua đó giúp nền kinh tế được phát triển hơn. Thông thường người Việt tại nước ngoài sẽ chọn cách gửi tiền về cho người thân, bạn bè thân thích mua đất giùm, tích cóp đầu tư sau khi trở lại VIệt Nam. Tuy nhiên, lợi dụng việc đó nhiều người thường đặt sự uy tín lên hàng đầu mà không làm bất kỳ giấy tờ nào. Sau khi trở về Việt Nam thì lại mất trắng số tiền mà mình gửi, thì sau đây là một số lưu ý cho người định cư tại nước ngoài muốn mua đất ở Việt Nam. 1. Kiểm tra đất kỹ càng * Đất có nằm trong diện quy hoạch không? Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người không trực tiếp mua đất và kiểm tra các giấy tờ có liên quan. Việc quy hoạch đất ở mỗi địa phương và tùy vào từng thời điểm là khác nhau, vì thế người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lưu ý kỹ điều này. Vậy đất quy hoạch là gì? Thì theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Qua đó, đất đã nằm trong diện quy hoạch thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi để thực hiện các chính sách của nhà nước đối với khu đất đó. Để biết mảnh đất mình muốn mua có nằm trong diện quy hoạch không thì người đó phải kiểm tra mảnh đất đó như sau: - Kiểm tra quy hoạch dựa trên thông tin có ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp ở trên giấy chứng nhận quyền sử dụng. Bên cạnh đó, thông tin này sẽ nằm trong phần ghi chú. - Nhờ các công ty tư vấn dịch vụ nhà đất ở địa phương mà mình có ý định nhắm đến kiểm tra. Chỉ cần bỏ ra số ít tiền để thuê việc kiểm tra này, bạn sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai tư vấn kỹ lưỡng. - Đến Văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương để kiểm tra đất có nằm trong diện quy hoạch hay không, đây cũng là cách chính xác nhất nhưng thủ tục có thể khá lâu. *Đất chính chủ Để tránh xảy ra tranh chấp thì người chuyển nhượng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của người chuyển nhượng. Đây là một điều kiện rất quan trọng vì khi mua đất mà không xem xét trường hợp này thì có thể dẫn đến kiện tụng và hợp đồng chuyển nhượng có thể sẽ vô hiệu nếu mảnh đất này đứng tên của nhiều người. Theo đó, cần phải lưu lý việc đảm bảo rằng chủ sử dụng mảnh đất bạn muốn mua là chủ sử dụng đất hợp pháp. Đây là một trường hợp khác, nếu đất này là đất được người đang ở sử dụng bất hợp pháp mà bạn bỏ tiền ra mua thì rất có thể sẽ mất số tiền này nếu chính quyền địa phương kiểm tra. 2. Làm hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng Đây là một điểm mấu chốt trong việc gửi tiền về nước dành cho người định cư tại nước ngoài muốn mua đất ở Việt Nam. Tránh “tiền mất tật mang” dù là người thân bạn bè thì cũng nên lập một hợp đồng ủy quyền. Thì mọi quyền lợi của bạn về mảnh đất được sang nhượng vẫn thuộc về người ủy quyền còn người được ủy quyền chỉ là người thực hiện giao dịch chứ không có quyền đối với mảnh đất đó. *Điều kiện người được ủy quyền: Người được ủy quyền là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người có đầy đủ hành vi dân sự là người: - Từ 18 tuổi trở lên. - Không bị mắc chứng tâm thần và một số bệnh liên quan khác. *Thủ tục ủy quyền được thực hiện như sau: Bước 1: Bên ủy quyền liên hệ cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để công chứng hợp đồng ủy quyền (Đại sứ quán Việt Nam). Bước 2: Người ủy quyền gửi hợp đồng công chứng kèm theo giấy tờ tùy thân (bản sao Hộ chiếu, Thẻ cư trú có chứng thực) về Việt Nam cho người được ủy quyền. Bước 3: Người nhận ủy quyền mang hợp đồng ủy quyền đó đến tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam để công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy hay còn gọi là hợp đồng công chứng hai nơi. Bước 4: Người nhận ủy quyền ký tên vào bên nhận ủy quyền trong hợp đồng, tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam thực hiện công chứng hợp đồng đó. Bước 5: Người nhận ủy quyền dùng hợp đồng ủy quyền đó để thay mặt người ủy quyền đi ký hợp đồng mua đất ở Việt Nam và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tên chủ sử dụng đất từ người chuyển nhượng sang tên người ủy quyền. Nếu làm theo cách này thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài có thể yên tâm thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không phải lo phải mất trắng nếu người ủy quyền chiếm dụng mảnh đất đó. 3. Lưu giữ chứng từ giao dịch về Việt Nam Cụ thể người ủy quyền khi chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam phải lưu giữ lại các chứng từ, hóa đơn, tin nhắn email, số lần điện thoại,... Đối với người được ủy quyền mua đất, từ đó có thể làm chứng cứ tại tòa và các cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai để có lợi hơn trong việc tìm ra lẽ phải. Trên đây là một số lưu ý cơ bản dành cho người Việt tại nước ngoài muốn gửi tiền mua bất động sản ở Việt Nam, qua đó giúp họ đảm bảo tài sản một cách hợp pháp. Điều này được nhà nước khuyến khích và tạo nên dòng chảy thu hút ngoại hối cho Việt Nam.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù tối đa bao nhiêu tiền?
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, cụ thể như sau: Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm 1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định số tiền bảo hiểm được trả: 1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này. 2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau: a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm. 3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo đó: Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng). Như vậy, khi cá nhân gửi tiền tại ngân hàng nhưng ngân hàng đó bị phá sản thì cá nhân gửi tiền sẽ được bảo hiểm thanh toán chi trả tối đa là 125 triệu đồng.
Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào?
Hai người có được gửi chung một sổ tiết kiệm không? Đồng sở hữu sổ tiết kiệm là gì? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì việc gửi tiền, trả lãi như thế nào? Sổ tiết kiệm đồng sở hữu là gì? Theo Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định: - Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng. - Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên. Theo Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về thẻ tiết kiệm như sau: - Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng. - Nội dung Thẻ tiết kiệm: + Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng; + Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật; + Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi; + Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm; + Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm; + Các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng. Như vậy, sổ tiết kiệm đồng sở hữu là một chứng chỉ để xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của những người gửi tiền chung tại tổ chức tín dụng. Trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu có họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của tất cả các người gửi tiết kiệm chung. Gửi tiền, trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu thế nào? Gửi tiền vào sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng, trong đó: - Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình. - Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền. Trả lãi sổ tiết kiệm đồng sở hữu Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau: - Xuất trình Thẻ tiết kiệm; - Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; - Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng. Như vậy, đối với gửi tiền sổ tiết kiệm đồng sở hữu thì tất cả người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng và xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của họ. Nếu uỷ quyền thì phải có đầy đủ giấy tờ. Còn đối với việc trả lãi thì tổ chức tín dụng sẽ đề nghị tất cả người gửi tiền trong sổ tiết kiệm đồng sở hữu xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của mình.
10 nhu cầu vay vốn không được ngân hàng cho vay
Đây là nội dung tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN ngày 28/6/2023 ban hành bởi Thống đốc NHNN Việt Nam sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi một số quy định mới về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng như sau: Tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn (1) Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. (2) Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm. (3) Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư 2020. (4) Để mua vàng miếng. (5) Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. (6) Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; - Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ. (7) Để gửi tiền. (8) Đề thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. (9) Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. (10) Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. - Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó. (So với hiện hành thì Thông tư 06/2023/TT-NHNN đã bổ sung thêm 4 trường hợp không được ngân hàng cho vay bao gồm vay để gửi tiền, để góp vốn doanh nghiệp chưa niêm yết, hợp tác kinh doanh chưa đủ điều kiện và để bù đắp tài chính). Trường hợp khách hàng được ngân hàng đánh giá có tình hình tài chính minh bạch Trường hợp khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc NHNN Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn: - Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; - Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định của Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn. - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 và quy định của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. - Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ. - Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao ưu tiên đầu tư phát triển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, doanh nghiệp công nghệ cao theo quy định của Luật Công nghệ cao 2008 và các văn bản hướng dẫn. (Các trường hợp trên đây sẽ được tổ chức tín dụng, ngân hàng xem xét là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh). Xem thêm Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/9/2023 sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN.
Một số lưu ý cho người định cư nước ngoài mua đất tại Việt Nam
Theo ước tính có hơn 5 triệu người Việt sinh sống và làm việc tại nước ngoài, chưa kể việc một số người định cư ở nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động. Nhờ nhóm đối tượng này Việt Nam chúng ta đã thu hút nhiều đồng ngoại tệ về Việt Nam, qua đó giúp nền kinh tế được phát triển hơn. Thông thường người Việt tại nước ngoài sẽ chọn cách gửi tiền về cho người thân, bạn bè thân thích mua đất giùm, tích cóp đầu tư sau khi trở lại VIệt Nam. Tuy nhiên, lợi dụng việc đó nhiều người thường đặt sự uy tín lên hàng đầu mà không làm bất kỳ giấy tờ nào. Sau khi trở về Việt Nam thì lại mất trắng số tiền mà mình gửi, thì sau đây là một số lưu ý cho người định cư tại nước ngoài muốn mua đất ở Việt Nam. 1. Kiểm tra đất kỹ càng * Đất có nằm trong diện quy hoạch không? Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với người không trực tiếp mua đất và kiểm tra các giấy tờ có liên quan. Việc quy hoạch đất ở mỗi địa phương và tùy vào từng thời điểm là khác nhau, vì thế người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần lưu ý kỹ điều này. Vậy đất quy hoạch là gì? Thì theo khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định. Qua đó, đất đã nằm trong diện quy hoạch thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi để thực hiện các chính sách của nhà nước đối với khu đất đó. Để biết mảnh đất mình muốn mua có nằm trong diện quy hoạch không thì người đó phải kiểm tra mảnh đất đó như sau: - Kiểm tra quy hoạch dựa trên thông tin có ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp ở trên giấy chứng nhận quyền sử dụng. Bên cạnh đó, thông tin này sẽ nằm trong phần ghi chú. - Nhờ các công ty tư vấn dịch vụ nhà đất ở địa phương mà mình có ý định nhắm đến kiểm tra. Chỉ cần bỏ ra số ít tiền để thuê việc kiểm tra này, bạn sẽ được các chuyên gia trong lĩnh vực đất đai tư vấn kỹ lưỡng. - Đến Văn phòng đăng ký đất đai ở địa phương để kiểm tra đất có nằm trong diện quy hoạch hay không, đây cũng là cách chính xác nhất nhưng thủ tục có thể khá lâu. *Đất chính chủ Để tránh xảy ra tranh chấp thì người chuyển nhượng đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên của người chuyển nhượng. Đây là một điều kiện rất quan trọng vì khi mua đất mà không xem xét trường hợp này thì có thể dẫn đến kiện tụng và hợp đồng chuyển nhượng có thể sẽ vô hiệu nếu mảnh đất này đứng tên của nhiều người. Theo đó, cần phải lưu lý việc đảm bảo rằng chủ sử dụng mảnh đất bạn muốn mua là chủ sử dụng đất hợp pháp. Đây là một trường hợp khác, nếu đất này là đất được người đang ở sử dụng bất hợp pháp mà bạn bỏ tiền ra mua thì rất có thể sẽ mất số tiền này nếu chính quyền địa phương kiểm tra. 2. Làm hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng Đây là một điểm mấu chốt trong việc gửi tiền về nước dành cho người định cư tại nước ngoài muốn mua đất ở Việt Nam. Tránh “tiền mất tật mang” dù là người thân bạn bè thì cũng nên lập một hợp đồng ủy quyền. Thì mọi quyền lợi của bạn về mảnh đất được sang nhượng vẫn thuộc về người ủy quyền còn người được ủy quyền chỉ là người thực hiện giao dịch chứ không có quyền đối với mảnh đất đó. *Điều kiện người được ủy quyền: Người được ủy quyền là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015, người có đầy đủ hành vi dân sự là người: - Từ 18 tuổi trở lên. - Không bị mắc chứng tâm thần và một số bệnh liên quan khác. *Thủ tục ủy quyền được thực hiện như sau: Bước 1: Bên ủy quyền liên hệ cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để công chứng hợp đồng ủy quyền (Đại sứ quán Việt Nam). Bước 2: Người ủy quyền gửi hợp đồng công chứng kèm theo giấy tờ tùy thân (bản sao Hộ chiếu, Thẻ cư trú có chứng thực) về Việt Nam cho người được ủy quyền. Bước 3: Người nhận ủy quyền mang hợp đồng ủy quyền đó đến tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam để công chứng hợp đồng ủy quyền thụ ủy hay còn gọi là hợp đồng công chứng hai nơi. Bước 4: Người nhận ủy quyền ký tên vào bên nhận ủy quyền trong hợp đồng, tổ chức hành nghề công chứng tại Việt Nam thực hiện công chứng hợp đồng đó. Bước 5: Người nhận ủy quyền dùng hợp đồng ủy quyền đó để thay mặt người ủy quyền đi ký hợp đồng mua đất ở Việt Nam và thực hiện các thủ tục chuyển nhượng tên chủ sử dụng đất từ người chuyển nhượng sang tên người ủy quyền. Nếu làm theo cách này thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài có thể yên tâm thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không phải lo phải mất trắng nếu người ủy quyền chiếm dụng mảnh đất đó. 3. Lưu giữ chứng từ giao dịch về Việt Nam Cụ thể người ủy quyền khi chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam phải lưu giữ lại các chứng từ, hóa đơn, tin nhắn email, số lần điện thoại,... Đối với người được ủy quyền mua đất, từ đó có thể làm chứng cứ tại tòa và các cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai để có lợi hơn trong việc tìm ra lẽ phải. Trên đây là một số lưu ý cơ bản dành cho người Việt tại nước ngoài muốn gửi tiền mua bất động sản ở Việt Nam, qua đó giúp họ đảm bảo tài sản một cách hợp pháp. Điều này được nhà nước khuyến khích và tạo nên dòng chảy thu hút ngoại hối cho Việt Nam.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiền được đền bù tối đa bao nhiêu tiền?
Tại Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, cụ thể như sau: Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền. Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm 1. Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm. 2. Thủ tướng Chính phủ quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 quy định số tiền bảo hiểm được trả: 1. Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 24 của Luật này. 2. Số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi được quy định như sau: a) Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người quy định tại Điều 24 của Luật này. Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật; b) Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm. 3. Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó. Tại Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định hạn mức trả tiền bảo hiểm, theo đó: Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng). Như vậy, khi cá nhân gửi tiền tại ngân hàng nhưng ngân hàng đó bị phá sản thì cá nhân gửi tiền sẽ được bảo hiểm thanh toán chi trả tối đa là 125 triệu đồng.