Có được góp vốn vào Công ty bằng Quyền sử dụng Đất?
Theo quy định tại Luật đất đai 2013: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020: - Tài sản góp vốn là tài sản góp vào công ty có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Điều kiện góp vốn vào Công ty bằng QSDĐ: Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. **Trình tự, thủ tục góp vốn: Theo điểm a khoản 1 điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Với tài sản đăng ký hoặc giá trị QSDĐ, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Định giá tài sản vốn góp QSDĐ: Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận, được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất cho công ty Lập Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất Công chứng, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đât vào công ty: theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 thông tư 33/2017/TT- BTNMT: Sau khi lập hợp đồng góp vốn tại văn phòng công chứng nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền. + Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu số 09/ĐK) + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) + Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất + Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn + Trích lục bản đồ địa chính + Văn bản ủy quyền công chứng chứng thực (nếu có) Thẩm quyền thực hiện việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty: - Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh - Đối với những nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì thực hiện tại Phòng tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp huyện.
Có thể góp vốn vào công ty TNHH bằng cổ phần của mình ở công ty CP khác không?
chào các bạn Mình có một thắc mắc nhờ các bạn giải đáp: có thể góp vốn vào công ty TNHH bằng cổ phần của mình ở công ty Cổ phần khác không
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo các hình thức: + Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phần từ công ty hoặc cổ đông + Góp vốn vào công ty TNHH thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên công ty + Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong cong ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam: + Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên + Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế, trừ các trường hợp: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các trường hợp: + Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài + Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% trở lên vốn điều lệ của công ty Việt Nam Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam: + Văn bản đăng ký góp vốn, mua cố phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. + Bản sao CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. Việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam, có thể được mở bằng đồng Việt Nam
Thủ tục góp vốn vào công ty tnhh 1 thành viên
Xin chào luật sư . Cho tôi hỏi chút. Bạn tôi thành lập công ty tnhh 1 thành viên đc 3 tháng. Được biết vốn điều lệ của cty là 1,8 tỷ bây giờ ban tôi mời tôi và 1 người nữa tạm gọi là anh B góp vốn, bạn tôi có nói số tiền bạn tôi bỏ ra, để mua trang thiết bị để phục vụ sản xuất. mất khoảng 200 triệu, và bây giờ bạn tôi bảo. tôi và anh B mỗi người góp 200 triệu. Sau đó tiền lời lãi của công ty sẻ chia đều cho cả 3 người. Vậy cho tôi hỏi thủ tục góp vốn vào như thế nào. Và góp như vậy thì tôi có quyền lợi như thế nào về mặt pháp lý. Và số vốn điều lệ 1,8 tỷ kia nó có thật hay chỉ là trên giấy tờ, Nếu như để về mặt pháp lý có quyền lợi của 3 người được bằng nhau thì tôi và anh B có phải góp vốn điều lệ đủ 1,8 tỷ không và nếu góp có cần phải chứng minh với cơ quan nhà nước nào ko. hay chỉ cần 3 người thỏa thuận với nhau rồi tăng vốn điều lệ lên để 3 người có quyền lợi như nhau
Chào Luật sư! Mong Luật sư giải đáp vướng mắc về thủ tục để góp vốn vào cty cổ phần giúp tôi, cụ thể như sau: - Tôi có tham gia góp vốn vào Cty cổ phần có tổng cộng 3 thành viên (vốn điều lệ 200 tỷ), số vốn góp như sau: Thành viên 1: 20% (Góp 2 lần: Lần 1: 10%; Lần 2: 10%) Thành viên 2: 10% (Góp 2 lần: Lần 1: 5%; Lần 2: 5%) Thành viên 3: 70% (Góp 2 lần: Lần 1: 40%; Lần 2: 30%) Vậy thủ tục góp lần 1 và lần 2 gồm những thủ tục gì và theo quy định nào? Mong nhận được hồi âm sớm từ Luật sư! Trân trọng cảm ơn!
Có được góp vốn vào Công ty bằng Quyền sử dụng Đất?
Theo quy định tại Luật đất đai 2013: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020: - Tài sản góp vốn là tài sản góp vào công ty có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Điều kiện góp vốn vào Công ty bằng QSDĐ: Căn cứ theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai năm 2013: - Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. **Trình tự, thủ tục góp vốn: Theo điểm a khoản 1 điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020: Với tài sản đăng ký hoặc giá trị QSDĐ, người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Định giá tài sản vốn góp QSDĐ: Theo Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận, được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất cho công ty Lập Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất Công chứng, chứng thực Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013. Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đât vào công ty: theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 thông tư 33/2017/TT- BTNMT: Sau khi lập hợp đồng góp vốn tại văn phòng công chứng nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền. + Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu số 09/ĐK) + Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc) + Hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất + Văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý việc góp vốn + Trích lục bản đồ địa chính + Văn bản ủy quyền công chứng chứng thực (nếu có) Thẩm quyền thực hiện việc đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất vào công ty: - Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh - Đối với những nơi chưa có văn phòng đăng ký đất đai, hoặc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thì thực hiện tại Phòng tài nguyên và môi trường thuộc UBND cấp huyện.
Có thể góp vốn vào công ty TNHH bằng cổ phần của mình ở công ty CP khác không?
chào các bạn Mình có một thắc mắc nhờ các bạn giải đáp: có thể góp vốn vào công ty TNHH bằng cổ phần của mình ở công ty Cổ phần khác không
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam theo các hình thức: + Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phần từ công ty hoặc cổ đông + Góp vốn vào công ty TNHH thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH để trở thành thành viên công ty + Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong cong ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam: + Nhà đầu tư nước ngoài phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là nước thành viên + Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế, trừ các trường hợp: Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các trường hợp: + Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài + Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% trở lên vốn điều lệ của công ty Việt Nam Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam: + Văn bản đăng ký góp vốn, mua cố phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. + Bản sao CMND, thẻ CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức. Việc thanh toán cho các giao dịch chuyển nhượng vốn đầu tư trong doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải được thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đó. Do đó, khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một ngân hàng tại Việt Nam, có thể được mở bằng đồng Việt Nam
Thủ tục góp vốn vào công ty tnhh 1 thành viên
Xin chào luật sư . Cho tôi hỏi chút. Bạn tôi thành lập công ty tnhh 1 thành viên đc 3 tháng. Được biết vốn điều lệ của cty là 1,8 tỷ bây giờ ban tôi mời tôi và 1 người nữa tạm gọi là anh B góp vốn, bạn tôi có nói số tiền bạn tôi bỏ ra, để mua trang thiết bị để phục vụ sản xuất. mất khoảng 200 triệu, và bây giờ bạn tôi bảo. tôi và anh B mỗi người góp 200 triệu. Sau đó tiền lời lãi của công ty sẻ chia đều cho cả 3 người. Vậy cho tôi hỏi thủ tục góp vốn vào như thế nào. Và góp như vậy thì tôi có quyền lợi như thế nào về mặt pháp lý. Và số vốn điều lệ 1,8 tỷ kia nó có thật hay chỉ là trên giấy tờ, Nếu như để về mặt pháp lý có quyền lợi của 3 người được bằng nhau thì tôi và anh B có phải góp vốn điều lệ đủ 1,8 tỷ không và nếu góp có cần phải chứng minh với cơ quan nhà nước nào ko. hay chỉ cần 3 người thỏa thuận với nhau rồi tăng vốn điều lệ lên để 3 người có quyền lợi như nhau
Chào Luật sư! Mong Luật sư giải đáp vướng mắc về thủ tục để góp vốn vào cty cổ phần giúp tôi, cụ thể như sau: - Tôi có tham gia góp vốn vào Cty cổ phần có tổng cộng 3 thành viên (vốn điều lệ 200 tỷ), số vốn góp như sau: Thành viên 1: 20% (Góp 2 lần: Lần 1: 10%; Lần 2: 10%) Thành viên 2: 10% (Góp 2 lần: Lần 1: 5%; Lần 2: 5%) Thành viên 3: 70% (Góp 2 lần: Lần 1: 40%; Lần 2: 30%) Vậy thủ tục góp lần 1 và lần 2 gồm những thủ tục gì và theo quy định nào? Mong nhận được hồi âm sớm từ Luật sư! Trân trọng cảm ơn!